Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 2: 22-32)
22
Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Mô-sê, bà Ma-ri-a
và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa,23 như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa",24 và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.25
Hồi ấy ở Giê-ru-sa-lem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công
chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ít-ra-en, và Thánh
Thần hằng ngự trên ông.26 Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Ki-tô của Đức Chúa.27
Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su
đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người,28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
29 "Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài."
29 "Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Ít-ra-en Dân Ngài."
SUY NIỆM 1
Ngày Lễ
Nến, hay Lễ Dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, theo truyền thống, các em
nhỏ, con cái trong gia đình chúng ta cũng được đem đến để dâng hiến cho
Chúa. Việc này lặp lại truyền thống cổ xưa của người Do Thái, như gia
đình Nazareth xưa đã thực hiện, Dâng Chúa trong đền thờ, đồng thời cũng
mời gọi các gia đình suy nghĩ về chính sự thánh hiến con cái chúng ta
cho chương trình của Thiên Chúa.
Thánh Kinh thuật lại, khi Chúa được dâng trong đền thờ, thì ông Simeon và bà Anna đều nói tiên tri về Người. Lời tiên tri ấy dự báo về một tương lai bất trắc cho Maria, tâm hồn mẹ sẽ đau đớn như một lưỡi gươm đâm thấu. Còn Chúa Giêsu sẽ bị người đời chống báng.
Chúng ta dâng con cái chúng ta cho Chúa, nghĩa là thánh hiến con cái chúng ta cho Ngài. Vậy chúng ta ước mong gì?
Ơn Thánh Hiến là ơn đến từ Thiên Chúa. Ngài thánh hiến những ai Ngài tuyển chọn. Hiểu Thánh hiến theo nghĩa hẹp, nghĩa là những người sống ơn gọi tu trì để phục vụ cho Chúa với một sứ mạng nào đó. Còn mỗi chúng ta được hiến thánh theo nghĩa rộng hơn, đó là mỗi ngày tìm ra thánh ý Thiên Chúa để thi hành trong đời sống hằng ngày. Chúng ta thường cho rằng ơn gọi tận hiến, làm linh mục hay nữ tu mới cao quý. Không phải vậy, mỗi Kitô hữu căn bản được thánh hiến qua bí tích rửa tội để nên con cái Thiên Chúa. Thế nên ước mong mỗi ngày, chúng ta đều làm sáng danh Chúa qua chính cuộc đời chúng ta, nơi chúng ta sống và làm việc, nơi mà chúng ta có thể biết chúng ta phải làm gì để sống ơn gọi đó. Một người cha mẫu mực, một người mẹ dịu hiền, một người con ngoan ngoãn, một công nhân trong xí nghiệp chăm chỉ, một người nông dân thật thà, siêng năng cày cấy… mỗi ngày chúng ta thánh hoá cuộc sống chúng ta và Thiên Chúa sẽ hiến thánh cuộc đời chúng ta nên lễ vật tươi đẹp cho Ngài.
Kitô hữu không chỉ là người sống tốt, mà là người biết hoàn thiện mình như Cha trên trời là Đấng Hoàn Thiện.
Lạy Chúa, hôm nay xin hãy thánh hiến chúng con. Để mỗi ngày chúng con biết sống đẹp lòng Chúa luôn. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Thánh Kinh thuật lại, khi Chúa được dâng trong đền thờ, thì ông Simeon và bà Anna đều nói tiên tri về Người. Lời tiên tri ấy dự báo về một tương lai bất trắc cho Maria, tâm hồn mẹ sẽ đau đớn như một lưỡi gươm đâm thấu. Còn Chúa Giêsu sẽ bị người đời chống báng.
Chúng ta dâng con cái chúng ta cho Chúa, nghĩa là thánh hiến con cái chúng ta cho Ngài. Vậy chúng ta ước mong gì?
Ơn Thánh Hiến là ơn đến từ Thiên Chúa. Ngài thánh hiến những ai Ngài tuyển chọn. Hiểu Thánh hiến theo nghĩa hẹp, nghĩa là những người sống ơn gọi tu trì để phục vụ cho Chúa với một sứ mạng nào đó. Còn mỗi chúng ta được hiến thánh theo nghĩa rộng hơn, đó là mỗi ngày tìm ra thánh ý Thiên Chúa để thi hành trong đời sống hằng ngày. Chúng ta thường cho rằng ơn gọi tận hiến, làm linh mục hay nữ tu mới cao quý. Không phải vậy, mỗi Kitô hữu căn bản được thánh hiến qua bí tích rửa tội để nên con cái Thiên Chúa. Thế nên ước mong mỗi ngày, chúng ta đều làm sáng danh Chúa qua chính cuộc đời chúng ta, nơi chúng ta sống và làm việc, nơi mà chúng ta có thể biết chúng ta phải làm gì để sống ơn gọi đó. Một người cha mẫu mực, một người mẹ dịu hiền, một người con ngoan ngoãn, một công nhân trong xí nghiệp chăm chỉ, một người nông dân thật thà, siêng năng cày cấy… mỗi ngày chúng ta thánh hoá cuộc sống chúng ta và Thiên Chúa sẽ hiến thánh cuộc đời chúng ta nên lễ vật tươi đẹp cho Ngài.
Kitô hữu không chỉ là người sống tốt, mà là người biết hoàn thiện mình như Cha trên trời là Đấng Hoàn Thiện.
Lạy Chúa, hôm nay xin hãy thánh hiến chúng con. Để mỗi ngày chúng con biết sống đẹp lòng Chúa luôn. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
Theo Luật Chúa truyền (c. 21-24)
b. Nữ ngôn sứ An-na (v. 36-38)
3. Hoàn tất Lề Luật (v. 39-40)
Trình
thuật Tin Mừng theo thánh Luca, khi kể lại mầu nhiệm Hài Nhi Giê-su
được cha mẹ đem đến Đền Thánh để dâng cho Thiên Chúa, nói đến Lề Luật
nhiều lần (c. 22, 23, 24, 27 và 39):
Bà
Ma-ri-a và ông Giu-se đem con lên Giê-ru-sa-lem, để tiến dâng cho Chúa,
như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được gọi
là của thánh, dành cho Chúa”, và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa
truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.
(c. 22-24)
Theo
Lề Luật được ghi lại trong các sách Xuất Hành, Lê-vi và Dân Số, có ba
nghi thức dành cho người mẹ sinh con trai đầu lòng: lễ cắt bì (St 17 và
Lv 12, 3), dâng của lễ thanh tẩy người mẹ (Lv 12, 6-8), và thánh hiến
cho Đức Chúa mọi con đầu lòng (Xh 13, 2). Về lễ thanh tẩy người mẹ sau
khi sinh, luật buộc phải dâng một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu,
nếu nhà nghèo thì dâng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. Như thế,
Thánh Gia thuộc diện gia đình nghèo, như thánh sử Luca kể lại: “Và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.”
Về
người con trai đầu lòng, Đức Chúa phán với ông Mô-sê: “Hãy thánh hiến
cho Ta mọi con so, mọi con đầu lòng trong số con cái Ít-ra-en, dù là
người hay là thú vật, nó thuộc về Ta” (Xh 13, 2) Tuy nhiên, vì lòng
thương cảm, ông Mô-se đã cho chuộc lại:
Mọi
con đầu lòng của giống lừa, ngươi sẽ lấy một con chiên mà chuộc lại;
nếu ngươi không chuộc lại, thì đánh gãy ót nó đi. Còn mọi con đầu lòng
của loài người trong số con cái ngươi, thì ngươi sẽ chuộc lại. Vậy mai
ngày con của ngươi có hỏi: “Điều đó nghĩa là gì?” Thì ngươi sẽ nói với
nó: “ĐỨC CHÚA đã dùng cánh tay mạnh mẽ của Người mà đưa chúng ta ra khỏi
Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ…” (Xh 13, 13-15; có thể đọc thêm Xh 34, 20 và Ds 18, 15-16)
Như
thế, Luật không buộc dâng tiến con trai cho Đức Chúa, nhưng Đức Maria
và thánh Giuse vẫn tiến dâng hài nhi Giêsu cho Đức Chúa. Như thế, các
ngài đã “hoàn tất” lề luật bằng cách “vượt qua” lề luật, nghĩa là chu
toàn lề luật bằng lòng biết ơn và lòng mến (chứ không phải vì bị ép
buộc), và được thúc đẩy bởi lòng biết ơn và lòng mến; vì thế, các ngài
đã làm hơn cả sự đòi hỏi của luật. Đó chính là cách mà sau này Đức
Giê-su mời gọi chúng ta “hoàn tất” Lề Luật (x. Mt 5, 17-48).
Trong
cuộc sống, nhất là trong đời sống dâng hiến, chúng ta luôn được mời gọi
không chỉ sống theo lề luật những còn chọn sống theo một năng động,
năng động qui về Chúa hay năng động qui về mình hoặc “những sự khác”,
bởi vì Luật không thể qui định hết mọi việc phải làm hay phải tránh. Vì
thế, trong truyền thông đời tu, ngày lễ Dâng Hài Nhi Giê-su cho Thiên
Chúa, thường được chọn để tổ chức lễ khấn; hoặc bài Tin Mừng này thường
được chọn cho ngày lễ khấn.
Trong mầu
nhiệm Truyền Tin, Đức Maria đã nói lên lời xin vâng: « Tôi đây là nữ tì
của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như như lời sứ thần nói ». Lời này
của Đức Maria phát xuất từ năng động của lòng biết ơn và yêu mến; vì
thế, Mẹ ước ao những gì xẩy ra cho mình không còn theo ý mình, chương
trình của mình nữa, nhưng là theo ý muốn của Thiên Chúa. Và chính trong
tâm tình của lời “xin vâng”, mà Mẹ được mời gọi dâng lại cho Thiên Chúa
chính người con mình sinh ra, giống như Abraham, người con từ xương thịt
máu huyết của mình, để cho người con thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa,
chứ không phải của mình; và nếu theo kế hoạch của Thiên Chúa, thì Mẹ
phải chịu thử thách và đau khổ nhiều, như cụ Si-mê-on tiên báo: “Còn
chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.” (c. 35) Như thế, Mẹ
Maria đã học biết dâng con mình cho Đức Chúa ngay lúc sinh ra. Và phải
sống điều này từng ngày (biến cố 12 tuổi là dấu chỉ). Thế mà, Đức Giêsu
đối với mẹ là yêu quí nhất, thiết thân nhất, gắn bó nhất, và như là
chính bản thân mình.
Còn chúng ta, dĩ
nhiên chúng ta không có « người con duy nhất », nhưng chúng ta luôn có
những điều yêu quí, thiết thân, gắn bó như chính bản thân mình. Luật
không buộc chúng ta phải dâng tiến đời mình trong đời tu, dâng tiến
những gì mình có và mình là, dâng tiến ý riêng, quyền làm cha làm mẹ,
quyền sở hữu. Nhưng chúng ta, giống như Đức Maria, chúng ta dâng tiến
tất cả vì lòng biết ơn và yêu mến. Nếu không có lòng biết ơn và lòng yêu
mến, chúng ta không thể sống đời tu, còn được gọi là « đời sống thánh
hiến ».
2. Ngôn sứ Si-mê-on và ngôn sứ An-na (c. 25-38)
a. Ngôn sứ Si-mê-on (c. 25-35)
Chính
trong hành động dâng tiến điều quí giá nhất, là Hài Nhi Giê-su, mà ơn
cứu độ được nhận ra và tuyên xưng bởi ngôn sứ Si-mê-on. Ông là người
công chính và sùng đạo, mong chờ niềm an ủi của Israen, và cũng là của
chính ông (được diễn tả qua lời chúc tụng). Đặc biệt « Thánh Thần ngự
trên ông » (« Thánh Thần » được nói tới 3 lần), ông là con người thiêng
liêng. Ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng :
Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi,
vì chính mắt con được nhìn thấy ơn cứu độ.
xin để tôi tớ này được an bình ra đi,
vì chính mắt con được nhìn thấy ơn cứu độ.
Chắc
chắn ông đã phải chờ đợi biến cố này rất lâu. Chúng ta cũng cần học ở
nơi ông sự kiên nhẫn chờ đợi ơn an ủi. Như chúng ta đều biết, lời chúc
tụng của ngôn sứ Si-mê-on trở thành lời kinh tối hằng ngày của chúng ta,
bởi vì mỗi tối nhắc nhớ chúng ta thời điểm cuối cùng của cuộc đời chúng
ta, tất yếu sẽ đến và không biết đến lúc nào ; và chúng ta được mời gọi
như ngôn sứ Si-mê-on, cũng nói lên niềm vui được nhìn thấy ơn cứu độ.
Khi
chúng ta cầu nguyện với Lời Chúa, lòng ước ao của chúng ta và Thánh
Thần làm cho chúng ta nhận ra, gặp gỡ, lắng nghe, học tập để hiểu biết
và yêu mến Chúa, ngang qua những gì rất « nhỏ bé và đơn sơ », đó là Lời
Kinh Thánh.
Chúng ta được mời gọi
nhận ra sự tương phản : một bên là em bé mới sinh, yếu đuối, nhỏ bé, bất
lực ; một bên là niềm tin thật lớn và niềm vui cũng thật lớn : ông nhìn
thấy ơn cứu độ nơi Đức Giêsu bé nhỏ. Ơn cứu độ mà ông nhìn tận mắt là
gì, là ai: một em bé, trong tay vợ chồng trẻ đơn sơ bình dị (bố là thợ
mộc, mẹ là nội trợ; giống như cha mẹ nhiều người trong chúng ta). Nhưng
niềm vui đến từ xác tín thật là lớn. Chúng ta chứng kiến và đón nhận
nhiều hơn thế, nhưng chúng ta ít vui bằng.
Các
mục đồng được các thiên thần loan báo tin trọng đại, nhưng điều mà họ
nhìn thấy, chỉ là một hài nhi bọc tả. Sau này, các môn đệ, và cả loài
người chúng ta được mời gọi nhìn ra ơn cứu độ nơi Đức Giêsu chịu đóng
đinh trên thập giá, cũng yếu đuối, nhỏ bé và bất lực. Nhưng điều chúng
ta tin, lại là sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa.
Vị ngôn sứ
cũng loan báo khó khăn của Đức Giêsu, nhưng đồng thời đó cũng là cuộc
“thương khó” của Đức Maria: “Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống
báng… Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà.” Con tim của
Mẹ sẽ tan nát, khi mất đi người con. Nhưng mẹ đã học để mất từ từ rồi và
ngay ở đây, khi dâng Người Con yêu dấu và duy nhất cho Đức Chúa. Nhưng
chính khi cho là lãnh nhận, lãnh nhận gấp trăm ; thực vậy, Mẹ sẽ nhận
lại Người Con rạng ngời trong mầu nhiệm Phục Sinh cùng với « một đàn con
đông đúc ».b. Nữ ngôn sứ An-na (v. 36-38)
Vị
nữ ngôn sứ ở tuổi tám mươi, không nói gì cả, chỉ sống hi sinh âm thầm
mà thôi. Trong khi đó ông Simon thì nói nhiều! Bà sống như một nữ tu kín
thật lâu: cứ cho là bà lấy chồng lúc 20 tuồi, 7 năm sau thì ở góa, và
đến nay đã ở góa được năm mươi bảy năm! Bà là hình ảnh sống động của sứ
điệp mà trình thuật Tin Mừng muốn truyền đạt cho chúng ta: đó là dâng
lại cho Đức Chúa tất cả. Thật vậy, như bài Tin Mừng diễn tả, “bà không
rời bỏ đền thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên
Chúa”. Chính vì thế mà bà cũng được ơn nhận ra ơn cứu độ nơi hài nhi
Giêsu.
Và sau khi gặp gỡ hài nhi, bà “nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem”.3. Hoàn tất Lề Luật (v. 39-40)
Sau
khi hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, Thánh Gia trở về cư ngụ ở
làng Nadarét, miền Galilê. Tiếp theo là đời sống ẩn dật kéo dài suốt 30
năm, và các Tin Mừng hầu như không kể lại gì về thời gian này. Tại sao?
Đơn giản là vì, đời sống này rất đỗi bình thường, như cuộc đời của chính
chúng ta. Chẳng có gì đặc biệt để có thể viết thành sách hồi kí với
những tình tiết và giai đoạn sóng gió, li kì.
Bình
thường, nhưng cũng rất lạ lùng, vì sự kì diệu của ngôi vị Đức Giêsu
trong lời nói và việc làm sau này được chuẩn bị từ thời gian âm thầm
này. Chẳng hạn, cách Ngài nói về Chúa Cha, cách Ngài giảng bằng các dụ
ngôn, cách Ngài tiếp xúc với những người bệnh tật, thấp hèn, tội lỗi,
nhỏ bé… chắc chắn xuất phát từ kinh nghiệm sống sâu xa và sự học hỏi bền
bỉ trong những năm tháng dài của đời sống ẩn dật. Theo gương Đức Giê-su
Hài Đồng và Niên Thiếu, chúng ta được mời gọi đón nhận tối đa thời gian
chuẩn bị, huấn luyện, học tập, thực tập… thay vì để lãng phí, và nhất
là thời gian tĩnh tâm cầu nguyện.
Và
trong thời gian này, “Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy
khôn ngoan” (c. 40). Ngài đầy khôn ngoan, nhưng là sự khôn ngoan nào?
Chúng ta được mời gọi cảm nhận nơi Ngài sự khôn ngoan thần linh, được tỏ
bày trong lời nói và việc làm của Ngài, và nhất là nơi Thập Giá. Thập
Giá dưới mắt của con người là điên rồ và sỉ nhục, nhưng đối với chúng
ta, những người được Chúa kêu gọi, lại là Khôn Ngoan thần linh (x. 1Cr
1, 24).
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc