ROMA. Sáng ngày 17-2-2017, ĐTC Phanxicô đã viếng thăm Đại học
Roma 3 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập. Đây là lần đầu tiên ngài viếng
thăm một đại học đời ở Roma.
Roma
3 là đại học trẻ nhất nhưng lớn thứ 2 tại thủ đô Italia với 40 ngàn
sinh viên, tọa lạc gần Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành. Đại học có 12
khoa gồm kinh tế, triết học, truyền thông và kịch nghệ, luật khoa, kỹ
sư, ngôn ngữ, văn chương và văn hóa nước ngoài, toán và vật lý, khoa
học; khoa đào đạo, khoa chính trị, điều khiển xí nghiệp, và sau cùng là
nhân văn. Ngoài ra Đại học có hai trường là kinh tế và nghiên cứu xí
nghiệp; Văn chương triết học ngôn ngữ.
Đến
nơi vào lúc 10 giờ, ĐTC đã được Giáo sư Viện trưởng, và ban lãnh đạo
đại học, các giáo sư tiếp đón cùng với đông đảo sinh viên. Ngài đã chào
thăm các sinh viên và nhân viên đứng dọc theo các lối đi.
Tại
khuôn viên Đại học, sau lời chào mừng của Giáo sư viện trưởng, Ông
Mario Panizza, có 4 sinh viên đặt câu hỏi với ĐTC trong đó có bà Nour
Essa, 31 tuổi, người Siria, cùng với chồng con tị nạn tới đảo Lesbo, Hy
Lạp, nơi ĐTC đã viếng thăm hồi tháng 4 năm ngoái, 2016. Bà thuộc vào số
12 người tị nạn được ĐTC đưa về Italia trên cùng chuyến bay. Bà Nour
Essa đã tốt nghiệp canh nông ở Siria và cao học về tiểu sinh vật học
(Microbiologa) ở Pháp. Bà đã được học bổng của nội vụ Italia, và đang
học năm thứ 3 về sinh vật học tại đại học Roma 3.
ĐTC
đã ứng khẩu trả lời câu hỏi của các sinh viên, nhưng ngài vẫn cho công
bố bài diễn văn đã suy nghĩ và dọn sẵn để trả lời thắc mắc được nêu lên,
trong đó ngài nhắc đến những vấn đề do các sinh viên nêu lên, đặc biệt
là bạo lực lan tràn trong thế giới ngày ngày nay: với những cuộc xung
đột tại nhiều miền trên thế giới, đe dọa tương lai của toàn thể các thế
hệ.
Trong
bối cảnh này, ĐTC tố giác công nghệ sản xuất khí giới. Ngài nói ”Từ
nhiều thập niên, người ta nói về giải trừ võ trang, và đề ra những tiến
trình quan trọng theo chiều hướng này, nhưng tiếc là mặc dù bao nhiêu
diễn văn và cam kết, nhiều nước đang gia tăng chi phí cho việc trang bị
võ khí. Đó thực là một sự mâu thuẫn gương mù, trong một thế giới đang
còn chiến đấu chống nạn nói và bệnh tật.
Tuy
nhiên, ĐTC kêu gọi các sinh viên đừng nản chí và mất tin tưởng. Ngài
nói: ”Đặc biệt các bạn là những người trẻ, các bạn không thể để cho mình
thiếu hy vọng, hy vọng là thành phần của chính các bạn. Khi thiếu hy
vọng, thì thực tế là thiếu sự sống, và lúc đó nhiều người đi tìm cuộc
sống lừa đảo do những kẻ bán hư vô đề ra. Những kẻ ấy bán những thứ chỉ
tạo nên hạnh phúc nhất thời và chỉ có vẻ bề ngoài, nhưng thực tế chúng
dẫn vào những ngõ cụt, không có tương lai. Bom đạn phá hủy thân xác, sự
nghiện ngập phá hủy tâm trí, linh hồn và cả thân xác nữa”. ĐTC cũng
nói đến kỹ nghệ cờ bạc lan tràn và ngài xác tín rằng các đại học có thể
đóng góp nhiều vào việc nghiên cứu để phòng ngừa và chống lại nạn mê cờ
bạc”
Cuộc viếng thăm của ĐTC tại đại học Roma kéo dài gần hai tiếng đồng hồ. (SD 17-2-2017)
Bên trong Máy bay Đức Giáo Hoàng có những gì?
Tình hình việc cải tổ hệ thống truyền thông của Tòa Thánh
Việc cải tổ hệ thống truyền thông của
Vatican đang diễn tiến tốt đẹp nhờ diễn trình tái tổ chức, hợp lý hóa
và hiện đại hóa. Theo Đức Ông Dario Edoardo Viganò, Văn Phòng Trưởng Văn
Phòng Thư Ký Truyền Thông, nó sẽ đạt đến một mốc quan trọng vào năm
2018, khi đơn vị cuối cùng của các đơn vị truyền thông khác nhau của
Vatican được hội nhập vào văn phòng thư ký.
Đức Ông người Ý, 54 tuổi, người thân thiện và năng động, sinh ra và sống 10 năm đầu đời ở Rio de Janeiro này đã thảo luận việc cải tổ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ America. Nhu cầu suy xét lại toàn bộ hệ thống truyền thông của Vatican và phát triển một cách tiếp cận có tính chiến lược hơn đã được nhận diện trong thập niên 1990, nhưng việc này không bao giờ diễn ra vì Đại Năm Thánh vào năm 2000, bệnh tình của Đức Gioan Phaolô II và "mối liên hệ khá phức tạp của đức Bênêđíctô XVI với giới truyền thông, mà đỉnh điểm là các vụ rì rỏ Vatileaks ".
Đức ông thừa nhận rằng "việc hiện đại hóa này diễn ra hơi muộn. Chúng tôi không xây dựng một nghiệp vụ lý tưởng; chúng tôi khởi đầu từ các cơ cấu hiện có, từng hoạt động dựa trên các mô hình có niên đại ít nhất 30 năm trước, và chúng tôi đang nhắm các kết quả có thể có, chứ không phải các kết quả tối ưu".
Đức Ông Viganò nói rằng “Đó là việc bắt đầu từ đầu; một điều nữa là tái cơ cấu những gì đã có". Kế hoạch hiện đại hóa của ngài dành cho việc hiện đại hóa ngành truyền thông Vatican sẽ "giảm số lượng các cơ cấu nhưng duy trì các dịch vụ." Một phương thức cải tổ tiệm tiến đã được chấp nhận vì số lượng các đơn vị cần được hội nhập vào cơ cấu truyền thông hồi sinh này.
Đức Ông Viganò đã là C.E.O. (tổng giám đốc) của Trung Tâm Truyền Hình Vatican (CTV) trong ba năm khi Đức Phanxicô chọn ngài đứng đầu văn phòng thư ký mới hồi tháng Sáu năm 2015.
Đứng đầu văn phòng thư ký, ngài chịu trách nhiệm đối với 650 nhân viên làm việc trong các cơ cấu khác nhau của hệ thống truyền thông đang trong diễn trình hợp nhất hóa vào văn phòng thư ký. Hơn một nửa các nhân viên này không phải là người Ý nhưng đến từ 40 quốc gia khác. Nhiều người đã kết hôn, có gia đình. Phần lớn làm việc ở Đài Phát Thanh Vatican. Vì việc tái tổ chức và thống nhất với Trung Tâm Truyền Hình Vatican, việc huấn luyện lại để đảm nhiệm các vai trò mới và việc huấn luyện để nâng cao chất lượng việc làm đã bắt đầu.
Ngài cho biết "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo con đường này vì con người là điều thiện vĩ đại nhất, là các tài nguyên lớn lao nhất chúng tôi có. Việc huấn luyện họ rất quan trọng."
Đức Ông coi là một dấu hiệu tích cực khi nhiều nhân viên đang yêu cầu có các khóa đào tạo, nhưng thừa nhận "không phải ai cũng nhiệt tình. Có một số lo lắng về các thay đổi, và cũng có một số đề kháng, mặc dù đã có hàng trăm giờ dành cho các cuộc họp để cố gắng giải thích những gì đang xảy ra". Một số lo lắng này nên được lắng dịu vì sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng cho biết: sẽ không có nhân viên nào bị sa thải trong diễn trình tái tổ chức.
Văn phòng thư ký mới được phát động hồi tháng Sáu năm 2015. Trong sáu tháng tới, Phòng báo chí Vatican, Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội và Vụ Thông Tin Vatican sẽ được hội nhập vào nó.
Đài Phát Thanh Vatican và Trung tâm Truyền Hình Vatican kế đó sẽ được hội nhập vào Văn phòng thư ký, và tới năm 2018 bốn đơn vị truyền thông còn lại của Tòa Thánh sẽ được đưa vào: L'Osservatore Romano và sở nhiếp ảnh của Vatican, nhà in và nhà xuất bản. Văn phòng thư ký cũng chịu trách nhiệm đối với trang mạng của Tòa Thánh và chương mục Twitter của Đức Giáo Hoàng, @Pontifex.
Những thay đổi nói trên là kết quả cuối cùng của một thời gian dài nghiên cứu nhằm mục đích hiện đại hóa cơ cấu và chiến lược truyền thông của Vatican.
Ngay sau khi được bầu lãnh đạo Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tìm các nhập lượng bên trong và bên ngoài từ các bộ sở của Vatican, từ các tham vấn truyền thông và từ một ủy ban do Ngài Christopher Patten (cựu thống đốc của BBC) để bắt đầu diễn trình cải tổ ngành truyền thông của Vatican. Sau đó, ngài đã thành lập một nhóm khác trực thuộc Đức Ông Viganò để đưa ra một kế hoạch thi hành dựa vào các nhập lượng này, được Hội đồng chín Hồng Y cố vấn chấp thuận.
Đức Ông cho biết: các cải tổ đang diễn ra dựa trên kế hoạch trên và được hướng dẫn bởi ba nguyên tắc. Đầu tiên, là nguyên tắc "thần học mục vụ": "Kitô giáo không phải là một ý niệm", Đức Ông Viganò nói thế. "Đây là một kinh nghiệm của một dân tộc tại một lãnh thổ nhất định và có liên quan đến bối cảnh văn hóa, xã hội và truyền thông, trong đó nó hiện hữu. Và vì ngày nay, hệ thống truyền thông mang tính kỹ thuật số rất nặng, nên nó phải nối kết với kỹ thuật này".
Nguyên tắc thứ hai hướng dẫn Văn phòng thư ký mới là tông truyền và đơn giản: "Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn đem Tin Mừng đến toàn thế giới". Nguyên tắc thứ ba đòi phải "hết sức thận trọng trong việc quản lý các tài nguyên kinh tế".
Đức Ông Viganò nhấn mạnh rằng văn phòng thư ký đặc biệt chú ý tới cách tiền bạc được quản lý và đã tiết kiệm cho Tòa Thánh 3.000.000 euros. Nó thực hiện được một sự tiết kiệm đáng kể (với lợi ích phụ về sinh thái) bằng cách chấm dứt thói quen in các bản tin báo chí hàng ngày, thay vào đó, đã gửi bản tin cho các nhà báo bằng email. Đức Ông cho hay "Đây không phải chỉ là trường hợp giảm chi phí mà thôi mà còn là tôn trọng khái niệm phụ đới, vốn là một thành phần trong học thuyết xã hội của Giáo Hội".
Ngài cho hay trong mấy thập niên gần đây, "các Giáo Hội địa phương đã phát triển các cơ cấu truyền thông của riêng mình, và chúng ta phải tương tác với họ theo tinh thần phụ đới chứ không bao giờ thay thế họ. Chúng ta phải hỗ trợ họ bất cứ cách nào chúng ta có thể để họ có thể làm tốt công việc của họ".
Đức Ông Viganò chịu trách nhiệm trực tiếp đối với bộ phận biên tập của Văn phòng thư ký, nơi theo ngài, "chúng tôi đang xây dựng một cơ sở tạo nội dung tập trung" theo "mô hình kinh doanh của Disney", nghĩa là sản xuất các nội dung có thể được chia sẻ bởi các cơ sở truyền thông khác nhau và được cung cấp qua nhiều diễn đàn đa dạng. Ngài nói rằng "Một số người cười mỉm đối với ý tưởng của mô hình này, nhưng chúng tôi tin rằng nó cung cấp một cách thế hoạt động rất hữu ích và thiết thực, có thể thi hành được ở đây".
Cơ sở tạo nội dung này sẽ giám sát việc sản xuất chung các tin tức tổng quát và nội dung cho các phương tiện truyền thông và hoạt động biên tập cho các ngôn ngữ chính. “Chúng tôi hy vọng rằng tới Lễ Phục Sinh, chúng tôi sẽ có một cổng thông tin mới cho tất cả các hoạt động khác nhau, với phần mềm mới cho diễn đàn đa truyền thông gồm bản văn, hình ảnh, video và tin tức [kỹ thuật số âm thanh (digital audio)], cũng như podcast".
Một đơn vị dịch thuật thống nhất hiện chưa có trên nghị trình của Văn phòng thư ký, nhưng các tài nguyên của nó sẽ được gộp vào trong cơ cấu thống nhất mới để đảm bảo việc dịch thuật nhanh chóng mọi tài liệu chính. Ngài nói thêm rằng các bản dịch nhanh chóng sẽ bao gồm tiếng Trung Hoa và tiếng Ả Rập, vì tầm quan trọng ngày càng tăng của các ngôn ngữ này đối với sứ mệnh của Giáo Hội.
Ngài nhấn mạnh rằng chỉ có "các bản dịch chính thức" các diễn văn của Đức Giáo Hoàng là sẽ được phát hành từ Phủ Quốc Vụ Khanh mà thôi.
Bộ phận kỹ thuật của Văn phòng thư ký chịu trách nhiệm việc quản lý tổng hợp các diễn đàn và các dịch vụ kỹ thuật cần thiết cho các hoạt động truyền thông. Nó cũng được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển các dịch vụ mới và theo kịp các cập nhật kỹ thuật hoàn cầu. Nó cũng sẽ chịu trách nhiệm các cuộc phát sóng phát hình trực tiếp mọi biến cố về Đức Giáo Hoàng từ lãnh thổ Vatican.
Đây là "độc quyền" của Đài Phát Thanh và và Đài Truyền Hình Vatican, nhưng một ấn bản (feed) sẽ được cung cấp cho các phương tiện truyền thông quốc tế, Đức Ông Viganò nói thế. Ngài biết nhiều về nỗ lực này từ ngày còn đứng đầu Trung Tâm Truyền Hình Vatican. Lúc ấy, ngài đã có tiếng quốc tế trong vụ đạo diễn việc quay phim cảnh Đức Bênêđíctô XVI rời khỏi Vatican hồi tháng Hai năm 2013.
Phòng báo chí của Văn phòng thư ký là bộ mặt công cộng của Vatican đối với thế giới, chịu trách nhiệm phân phối các thông tin chính thức liên quan đến Đức Giáo Hoàng và các hoạt động của Tòa Thánh.
Theo Đức Ông Viganò, người phát ngôn của Vatican, Ông Greg Burke, và vị phó của ông, là Paloma Garcia Ovejero, "luôn luôn sẵn sàng có mặt". Ngài cho biết việc bổ nhiệm một giáo dân và, lần đầu tiên trong lịch sử, một nữ giáo dân như là người phát ngôn của Tòa Thánh quả là "một bước nhảy vọt có phẩm chất".
Cả hai nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, tiếng nói của 80 phần trăm thế giới Công Giáo.
Tìm cách đẩy mạnh khả năng của nó, Đức Ông Viganò đã tăng thêm nhân viên cho phòng báo chí; bây giờ nó có 22 nhân viên. Phòng này, thường đóng cửa lúc 2 giờ chiều, giờ Roma, đã tăng giờ làm việc thêm 5 tiếng nữa để trả lời các thắc mắc của giới truyền thông. Ngài hy vọng cuối cùng dịch vụ này sẽ còn làm việc tới tận 10 giờ đêm, giờ Rome, “để đáp ứng nhu cầu của những người ở bên kia đại dương".
Nhưng ngài không dự tính việc phủ sóng 24 tiếng và 7 ngày. Điều này "là lý tưởng, nhưng hiện nay, không thể có được vì tài nguyên có giới hạn".
(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 17.02.2017)