Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 6: 30-34)
30 Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy.31
Người bảo các ông: "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh
vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các
ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa.32 Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng.33 Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài.34
Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng
thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy
dỗ họ nhiều điều
SUY NIỆM 1
Từ ngàn
đời, Thiên Chúa đã thể hiện Người chính là Thiên Chúa giàu tình yêu.
Lịch sử của ơn cứu độ còn đó như bằng chứng hết sức lớn lao về sự không
vô cảm, nhưng nghiêng mình xuống của Thiên chúa để thể hiện lòng xót
thương trên nhân loại.
Cũng vậy, Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa làm người đã thể hiện tình yêu thương không mệt mỏi của Người. Bài Tin Mừng theo thánh Marcô mà hôm nay Hội Thánh đề nghị chúng ta suy niệm là một trong những bằng chứng về lòng thương cảm của Thiên Chúa: “Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy họ nhiều điều”.
Ngoài ra, Tin Mừng còn cho thầy, vô vàn lần, Chúa xót xa những cảnh đời bế tắc khác. Người chữa lành cho phụ nữ bị loạn huyết mười hai năm, chữa cho người mù từ thuở mới sinh… Chúa xót xa trước giọt nước mắt đớn đau của người mẹ khóc con, của người chị khóc em, như trường hợp Chúa cho đứa con của bà góa thành Naim hay cho Lazarô sống lại…
Người đã chạnh lòng trước cái chết của người đầy tớ của ông đội trưởng, hay cái chết của con gái ông trưởng hội đường… Người lập tức chữa lành cho tên lính đã từng bị thánh Phêrô chém đứt tai mà không cần bất cứ một điều kiện nào, dù lúc đó, Chúa đang bị người ta lên án và sẽ giết chết Chúa ngay sau đó.
Đến giây phút cuối đời, lúc mà Chúa phải chết thảm trên thánh giá, Chúa vẫn chạnh lòng thương đối với những kẻ giết hại Chúa, khi xin ơn tha thứ cho họ. Chúa đã hứa ban phần rỗi cho người trộm cùng bị đóng đinh với Chúa…
Chúng ta không thể kể hết những lần Chúa chạnh lòng thương đối với con người. Chỉ xin được nhìn ngắm bài học chạnh lòng thương của Chúa để chúng ta cũng sống tình người bằng lòng bác ái, vị tha, đón nhận, cảm thông… giữa người cho nhau, vì nhau trong cõi đời này…
Để học tập sự chạnh lòng thương của Thiên Chúa, người Kitô hữu phải luôn luôn đinh ninh rằng: Yêu thương là hạnh phúc. Cho đi hay nhận lại đều là niềm vui. Hãy để cho niềm xót thương luôn ngự trị trong tâm hồn, để tâm hồn bình an. Hãy để cho hạnh phúc của tình yêu lên ngôi trong cõi lòng, để những ai sở hữu nó đều biết nhân rộng, làm cho niềm hạnh phúc do thái độ yêu thương sẽ lớn mãi, lớn mãi trong nhân loại này.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con không vô tâm trước những hoàn cảnh đáng thương của đồng loại xung quanh chúng con. Xin cho chúng con luốn thấm thía: Hiến thân là nhận lãnh; Quên mình là gặp lại bản thân; Thứ tha để được tha thứ; Dám hy sinh để được vui sống muôn đời. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Cũng vậy, Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa làm người đã thể hiện tình yêu thương không mệt mỏi của Người. Bài Tin Mừng theo thánh Marcô mà hôm nay Hội Thánh đề nghị chúng ta suy niệm là một trong những bằng chứng về lòng thương cảm của Thiên Chúa: “Ra khỏi thuyền, Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy họ nhiều điều”.
Ngoài ra, Tin Mừng còn cho thầy, vô vàn lần, Chúa xót xa những cảnh đời bế tắc khác. Người chữa lành cho phụ nữ bị loạn huyết mười hai năm, chữa cho người mù từ thuở mới sinh… Chúa xót xa trước giọt nước mắt đớn đau của người mẹ khóc con, của người chị khóc em, như trường hợp Chúa cho đứa con của bà góa thành Naim hay cho Lazarô sống lại…
Người đã chạnh lòng trước cái chết của người đầy tớ của ông đội trưởng, hay cái chết của con gái ông trưởng hội đường… Người lập tức chữa lành cho tên lính đã từng bị thánh Phêrô chém đứt tai mà không cần bất cứ một điều kiện nào, dù lúc đó, Chúa đang bị người ta lên án và sẽ giết chết Chúa ngay sau đó.
Đến giây phút cuối đời, lúc mà Chúa phải chết thảm trên thánh giá, Chúa vẫn chạnh lòng thương đối với những kẻ giết hại Chúa, khi xin ơn tha thứ cho họ. Chúa đã hứa ban phần rỗi cho người trộm cùng bị đóng đinh với Chúa…
Chúng ta không thể kể hết những lần Chúa chạnh lòng thương đối với con người. Chỉ xin được nhìn ngắm bài học chạnh lòng thương của Chúa để chúng ta cũng sống tình người bằng lòng bác ái, vị tha, đón nhận, cảm thông… giữa người cho nhau, vì nhau trong cõi đời này…
Để học tập sự chạnh lòng thương của Thiên Chúa, người Kitô hữu phải luôn luôn đinh ninh rằng: Yêu thương là hạnh phúc. Cho đi hay nhận lại đều là niềm vui. Hãy để cho niềm xót thương luôn ngự trị trong tâm hồn, để tâm hồn bình an. Hãy để cho hạnh phúc của tình yêu lên ngôi trong cõi lòng, để những ai sở hữu nó đều biết nhân rộng, làm cho niềm hạnh phúc do thái độ yêu thương sẽ lớn mãi, lớn mãi trong nhân loại này.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con không vô tâm trước những hoàn cảnh đáng thương của đồng loại xung quanh chúng con. Xin cho chúng con luốn thấm thía: Hiến thân là nhận lãnh; Quên mình là gặp lại bản thân; Thứ tha để được tha thứ; Dám hy sinh để được vui sống muôn đời. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
Khi cầu nguyện với bài Tin Mừng này,
chúng ta được mời gọi chiêm ngắm (nghĩa là dùng nhị quan nhìn và nghe,
và nếu có thể, áp dụng ngũ quan : nhìn, nghe, cảm, nếm và đụng) hình ảnh
các môn đệ ngồi chung quanh Đức Giê-su :
Các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su.
Ngài
sai các ông đi, và bây giờ các ông trở về tụ họp chung quanh Thầy của
mình. Hình ảnh thật đẹp của sự hiệp nhất : Thầy là điểm khởi và là điểm
tới, Thầy là trung tâm qui tụ, nghĩa là các môn đệ hiệp nhất với Thầy,
và hiệp nhất với nhau ở trong Thầy. Sự hiệp nhất mà chúng ta được gọi
kinh nghiệm và làm chứng, vì hiệp nhất là dấu chỉ của Tin Mừng, của Đức
Ki-tô đang hiện diện ; thực vậy, Đức Giê-su đã cầu nguyện với Cha :
« Xin cho họ nên một như chúng ta là một ».
Khi
chiêm ngắm, chúng ta hãy cảm nếm và để cho mình được đụng chạm bởi bầu
khi thân mật, chia sẻ và hiệp thông. Và bầu khí này cũng là mẫu mực của
bầu khí của mọi nhóm, cộng đoàn, gia đình. Đến qui tụ quanh Đức Giêsu,
sẽ làm cho chúng ta hiệp nhất với nhau. Trong đời sống cộng đoàn, và
nhất là trong thời gian tĩnh tâm, cả nhóm cầu nguyện với Lời Chúa và
chia sẻ hoa trái của kinh nghiệm lắng nghe và gặp gỡ Chúa là một dấu chỉ
của sự hiệp nhất, được tác tạo bởi chính sự hiện diện của Chúa ngang
qua Lời của Ngài.
* * *
Tiếp
đến, chúng ta hãy lắng nghe các Tông Đồ, chắc cũng « lao xao » như khi
các nhóm chia sẻ, nhận ra và cảm nếm những cảm xúc rất đa dạng diễn ra
trong lòng các ông :
Các ông kể lại cho Ngài mọi việc các ông làm và điều các ông dạy.
Khi lắng nghe, chúng ta có thể tự hỏi : các môn đệ kể lại những gì và trong tinh thần nào ?
- Chắc chắn không phải là báo cáo thành tích để được Thầy thưởng công và để được các bạn nể phục ; và chắc cũng không phải là trình bày mọi sự cho Thầy và anh em để được lượng giá và góp ý.
- Có lẽ đó là bầu khi chia sẻ, như khi chúng ta chia sẻ với nhau và tin rằng có Đức Kitô phục sinh hiện diện. Bầu khí của chia sẻ là lắng nghe, cảm thông và hiểu biết nhau trong tình mến.
- Nhưng chúng ta cũng có thể hiểu những lời của các môn đệ ở một mức độ khác : các ông trao lại cho Thầy tất cả những gì mình đã làm và đã nói, những gì thuộc về mình. Cả nhóm vây quanh Thầy với tâm tình của Kinh Dâng Hiến: « Chúa đã ban cho con tất cả, giờ đây, con xin dâng lại Chúa tất cả. Mọi sự đều là của Chúa ».
Điều
là lạ lùng là chính khi trao lại, từ bỏ quyền sở hữu, như lời Chúa nói,
chúng ta sẽ nhận lại được, và nhận lại gấp trăm. Còn khư khư giữ lấy,
thì sẽ không sinh hoa kết quả, và rốt cuộc sẽ mất luôn cái mình có.
Chúng ta được mời gọi sống mỗi ngày như thế đó ; được sai đi và đến tối
trở về bên Chúa với tâm tình của Kinh Dâng Hiến : « Chúa ban cho con tất
cả, con xin dâng lại cho Chúa tất cả ; tất cả đều là của Chúa ».
Chúa
đón nhận tất cả, vì Chúa nhìn ra chuyển động của con tim hơn là những
thành tích, những công việc được thực hiện hoàn hảo. Vì thế Ngài không
xét đoán, nhưng mời gọi các môn đệ đi nghỉ ngơi nơi thanh vắng. Chúa mời
gọi các ông đi nghỉ ngơi ngay lúc người ta lui tới tấp nập. Cảm nếm sự
dịu dàng của Chúa và cả sự tự do của Ngài nữa trước áp lực của đám đông.
* * *
Chúng
ta hãy dõi theo con thuyền vội vàng rời bến, rồi êm ả trôi trên mặt hồ,
hướng về bờ bên kia, vì ở đó có nơi thanh vắng. Nhưng rút cục, Thầy nói
các môn đệ đi nghỉ, hay ít nhất là tạm nghỉ, còn Chúa thì tiếp tục làm
việc, có thể nói, ngài « gánh » việc cho các môn đệ. Và sau này, với mầu
nhiệm Thập Giá, Người gánh hết, vác hết « nặng nợ » cho mỗi người và
loài người chúng ta ; chúng ta sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng ở nơi Đức
Giêsu là như vậy (x. Mt 11, 28-30).
Hãy chiêm ngắm đám đông tìm
cách đi theo thuyền của thầy trò Giêsu, họ từ các nơi khác nhau, đi
đường bộ, đến trước cả con thuyền, chen lấn, lộn xộn : « họ như bầy
chiên không người chăn dắt ». Họ đi tìm gì ? Nhưng dù họ đi tìm gì đi
nữa, Đức Giêsu cũng chạnh lòng thương và ban Lời Thiên Chúa cho họ.Lời Chúa vẫn được ban cho chúng ta mỗi ngày để tiếp tục sáng tạo chúng ta và nhất là tái sinh chúng ta cho sự sống mới và gia đình mới, Gia Đình Hiệp Nhất của Vị Mục Tử Nhân Lành, là Đức Ki-tô.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc