VATICAN. Trong tháng hai năm 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời
gọi mọi người tiếp đón những ai đang cần trợ giúp, đặc biệt là người
nghèo, người tị nạn và những ai đang ở bên lề xã hội. Đức Thánh Cha chia
sẻ trong Video rằng:
Chúng
ta đang sống trong thành phố, với những tòa nhà cao chọc trời, với các
trung tâm mua sắm, và những sàn giao dịch bất động sản kếch xù... nhưng
lại bỏ rơi một phần của chính mình tại những vùng ngoại biên.
Các hệ quả của tình trạng này là: phần lớn người dân bị loại trừ và chịu thiệt thòi. Người dân không có công ăn việc làm, không có lựa chọn, không có lối thoát.
Đừng bỏ rơi họ!
Hãy cùng Cha cầu nguyện cho tất cả những ai đang chịu cảnh khốn khó, đặc biệt là những người nghèo, người tị nạn và những ai đang ở bên lề xã hội, để họ có thể được đón nhận và được an ủi trong các cộng đồng của chúng ta.
Các hệ quả của tình trạng này là: phần lớn người dân bị loại trừ và chịu thiệt thòi. Người dân không có công ăn việc làm, không có lựa chọn, không có lối thoát.
Đừng bỏ rơi họ!
Hãy cùng Cha cầu nguyện cho tất cả những ai đang chịu cảnh khốn khó, đặc biệt là những người nghèo, người tị nạn và những ai đang ở bên lề xã hội, để họ có thể được đón nhận và được an ủi trong các cộng đồng của chúng ta.
Kính mời quý vị cùng hiệp thông cầu nguyện với Đức Thánh Cha qua Video sau:
Giáo hội Mông cổ chuẩn bị kỷ niệm 25 năm tái sinh
Ulan bato – Hiện nay, có hơn 50 thừa sai và tu sĩ của 14 quốc gia trên thế giới đang truyền giáo tại Mông cổ.
|
Nói
với hãng tin Fides hôm 02/02, cha Prosp Mbumba, thừa sai người Congo,
đang truyền giáo tại Mông cổ, nói rằng: các thừa sai dâng tặng chính
cuộc sống của họ cho Mông cổ; họ trung thành với ơn gọi gieo trồng mối
liên hệ sâu thẳm với Chúa và trao tặng chính mình cho tha nhân. Nhờ sự
phục vụ của các thừa sai và tu sĩ, Giáo hội Mông cổ sẽ sớm có thể chính
thức có 3 giáo xứ.
Hôm
02/02, ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu trong đền thánh và cũng là ngày
Đời sống thánh hiến, Đức cha Wenceslao Padilla, giám quản Tông tòa của
Ulan bato, đã nói với các tu sĩ hiện diện tại Phủ doãn tông tòa rằng “đó
là một cơ hội để suy tư về ơn gọi thánh hiến của chúng ta, để nhìn lại
nội tâm của mình và đi lại con đường của mình.
Nữ
tu Nirmala, người Ấn độ, thuộc dòng Trái tim vô nhiễm Đức Maria, đã
hoạt động tại Mông cổ hơn 10 năm, cũng đã chia sẻ rằng: “Đời sống thánh
hiến nghĩa là có mối liên hệ với Chúa, mối liên hệ hàm ý sự dâng hiến
bản thân. Mối tương quan với Chúa, đời sống cộng đoàn và sứ vụ ở trọng
tâm của đặc sủng của chúng ta, là những yếu tố cấu tạo nên đời thánh
hiến.” Chị mời gọi các thừa sai hiện diện ở Mông cổ trung thành sống một
cuộc sống xứng đáng với ơn gọi mà chúng ta đã lãnh nhận. Chị cũng nhấn
mạnh: “Chỉ trong cách thế này, những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô có
thể tìm được âm vang trong cuộc sống chúng ta: đời tu cổ võ sự phát
triển trong Giáo hội bởi sự thu hút.”
Chị
cũng nhắc rằng năm vừa qua Giáo hội tại Mông cổ được mạnh hơn với việc
một Linh mục bản xứ được thụ phong Linh mục và năm 2017 này, Giáo hội
chuẩn bị mừng 25 năm truyền giáo. Chị cho biết Giáo hội Mông cổ hiện có
hơn một ngàn người Mông cổ được rửa tội và hàng trăm dự tòng đến từ 3
giáo xứ và 3 điểm truyền giáo. 3 điểm truyền giáo sẽ được nâng lên thành
giáo xứ trong dịp kỷ niệm 25 năm Giáo hội được tái thành lập tại đây.
Chị nhận định “đây là dấu hiệu chúc lành của Thiên Chúa, Đấng yêu thương
dân tộc Mông cổ.”
Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ Ngày Đời Sống Thánh Hiến
VATICAN. Chiều ngày, 2-2-2017, Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền
Thánh và cũng là Ngày Thế giới về đời sống thánh hiến lần thứ 31, ĐTC
đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô và kêu gọi các tu sĩ tránh
cám dỗ tìm cách ”sinh tồn”,
Đồng
tế với ĐTC có ĐHY João Aviz de Braz, người Brazil, Tổng Trưởng Bộ các
dòng tu, Đức TGM Tổng thư ký José Rodríguez Carballo, dòng Phanxicô, các
chức sắc của Bộ này, một số các cha Bề trên Tổng quyền, và các LM dòng,
trước sự hiện diện của hàng ngàn tu sĩ nam nữ và giáo dân.
Buổi
lễ bắt đầu với nghi thức làm phép nến và đi rước tiến lên bàn thờ, do
50 tu sĩ nam nữ, đại diện cho các hình thái khác nhau của đời sống Thánh
Hiến, đảm trách.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong
bài giảng, sau khi bình luận bài ca hy vọng của cụ già Simeon và nữ
ngôn sứ Anna tín thác nơi lời hứa của Thiên Chúa: Thiên Chúa không đánh
lừa, niềm hy vọng nơi Ngài không làm chúng ta thất vọng, Chúa đến gặp gỡ
dân Ngài, ĐTC nhận xét rằng:
”Thái
độ ấy làm cho chúng ta được phong phú, nhất là giữ gìn chúng ta khỏi
một cám dỗ có thể làm cho đời sống thánh hiến của chúng ta trở nên khô
cằn, son sẻ, đó là ”cám dỗ sinh tồn”. Đó là một tai ương có thể dần dần
lẻn vào và ở lại trong chúng ta. Thái độ sinh tồn làm cho chúng ta phản
ứng chống lại thay đổi, sợ sệt, dần dần âm thầm khép kín mình trong nhà,
trong các khuôn khổ của mình. Nó phóng dội chúng ta về đằng sau, vào
những cử chỉ vinh quang, nhưng thuộc về quá khứ, thay vì khơi lên tinh
thần sáng tạo ngôn sứ, xuất phát từ những giấc mơ của các vị sáng lập
dòng của chúng ta, nó làm cho chúng ta tìm những con đường tắt để trốn
chạy những thách đố đang gõ cửa nơi chúng ta”.
ĐTC
cũng cảnh giác rằng: ”Tâm lý sống còn tước đoạt sức mạnh các đoàn sủng
của chúng ta vì nó làm cho chúng ta thuần hóa các đoàn sủng ấy, làm cho
các đoàn sủng vừa tầm tay chúng ta, nhưng không còn sức mạnh sáng tạo để
chúng ta làm bùng lên.. Cám dỗ sinh tồn khiến chúng ta quên đi ơn
thánh, làm cho chúng ta trở thành những nhà chuyên nghiệp về thánh
thiêng chứ không phải là những người cha, người mẹ, người anh em của
niềm hy vọng mà chúng ta được kêu gọi loan báo”.
ĐTC
nói thêm rằng: ”Tất cả chúng ta đều ý thức về sự biến đổi đa văn hóa
chúng ta đang trải qua, không ai nghi ngờ về điều đó. Vì thế, điều quan
trọng là những người thánh hiến phải được tháp nhập với Chúa Giêsu trong
cuộc sống, trong trọng tâm của những biến đổi lớn. Sứ mạng, theo mỗi
đoàn sủng riêng, là nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta được sai đi để trở
thành men làm cho khối lượng cụ thể này được dậy men. Dĩ nhiên là có thể
có những ”bột” tốt hơn, nhưng Chúa mời gọi chúng ta hãy làm dậy men ở
đây và trong lúc này, với những thách đố được đề ra cho chúng ta. Không
phải với thái độ tự vệ, để cho sợ hãi thúc đẩy, nhưng là tra tay cầm
cầy, tìm cách làm cho hạt giống được tăng trưởng giữa những cỏ lùng cỏ
dại.. Đặt Chúa Giêsu ở giữa dân Ngài có nghĩa là có một con tim chiêm
niệm, có khả năng nhìn nhận cách thức Chúa bước đi qua những nẻo đường
trong thành thị chúng ta, nơi đất nước chúng ta, trong các khu phố của
chúng ta. Đặt Chúa Giêsu ở giữa dân ngài có nghĩa là đảm trách và muốn
giúp vác đỡ thánh giá của anh chị em chúng ta, muốn động chạm đến các
vết thương của Chúa Giêsu trong các vết thương của thế giới, đang bị
thương và khao khát, cầu mong được sống lại”.... (SD 2-2-2017)
(G. Trần Đức Anh OP, RadioVaticana 02.02.2017)
(Hồng Thủy, RadioVaticana 03.02.2017/Agenzia Fides 3/2/2017)