Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Lược Truyện Thánh Vinh Sơn

Filled under:

 (1350 – 1419)

Đã hai lần tôi được nghe nói và cầu khẩn ngài nhưng không biết rõ ngài là ai, mãi đến lần thứ ba, mới đầu kỳ hè năm 2006 một hôm có chị hỏi tôi đọc truyện thánh Vincent Fêrrêr bao giờ chưa, nghe tên thấy quen quen, nên tôi tìm sách đọc mới biết gốc tích của ngài, thì ra ngài là vị thánh thuộc Dòng Đa Minh quen thuộc với người việt nam (cũng như thánh Martinô đen vậy), người ta thường nhận làm bổn mạng tiếng việt gọi là thánh Vinh Sơn.  Xin chia sẻ cùng quý vị Hè Kỳ Ngộ với thánh Vinhsơn.
Hồi ấy, lúc tôi lên 7-8 tuổi gì đó, vào một buổi chiều tối mùa hè khi nàng nắng chói chang phai lạt dần dần  lịm tắt để nhường chỗ cho chàng đêm, thì ông bà nóng nực mùa hè mới chịu thay đổi một chút …ở phía bên kia đường cho chị biển đang lăn tăn gợn sóng …quạt gió nhè nhẹ vào đất liền … ánh hoàng hôn bắt đầu nhô lên tạo thành khung trời màu tím thơ mộng và tuyệt diệu …khiến người dân miền núi và xứ biển tạm gác qua và quên đi cái lao nhọc của một ngày, còn chị em tôi, dưới mái hiên nhà vừa ăn trái Sản luộc (1) vừa nghe má tôi bắt đầu kể loáng thoáng không đầu không đuôi cho mấy chị em tôi nghe câu chuyện có ông thánh hay làm phép lạ má tôi được nghe kể hồi nhỏ. 
Chị em chúng tôi nghe chiều say mê và thích thú lắm, nhưng chẳng biết ông thánh đó là ai và xuất xứ từ đâu vì má tôi cũng không nhớ tên mà chỉ nhớ cốt truyện ráp nối. Rồi tôi lớn lên theo ngày tháng câu chuyện cũng rơi vào quên lãng, cho tới một hôm vào một buổi trưa hè oi bức tại Việtnam.  Má tôi nói đi với má tôi tới đền ông thánh Vicentê ở Hố Nai để khấn cho được đậu phỏng vấn đi Mỹ.  Đền ông thánh đó thuộc Giáo Xứ Bắc Hải, Hố Nai Biên Hòa (chứ không phải thuộc xứ Hải Dương như tôi đã lầm).   Bởi má tôi nghe người ta mách bảo rằng đền ông thánh ấy linh lắm, ai xin gì cũng được, gặp thời gian lúc này người ta đang rầm rộ đi Mỹ theo các diện “ODP”, “Con Lai” và nhất là “H0”, nên đền ông thánh đó lúc nào cũng đắt hàng và có người tới lui khấn vái tấp nập luôn. 
Hơn nữa, họ còn dặn má tôi có vẻ rất kỳ dị rằng để ý nhìn cây nến lúc mà mình đốt để khấn thì nó phải cháy từ đầu cho đến hết.  Hễ cây nến nó cháy thẳng tắp lúc mình khấn nguyện nghĩa là phỏng vấn đậu, hễ nó cháy cong có nghĩa là phỏng vấn rớt.  Hai má con tôi vào đền khấn khoảng chừng 5 -10 phút, má tôi xướng kinh, còn tôi thì đáp lại nhưng mắt cứ đăm đăm nhìn chằm chặp vào cây nến xem nó cháy cong hay cháy thẳng, rồi lại nữa, hết nhìn cây nến tôi đưa mắt ngó pho tượng ông thánh to thật to.  
Tôi thắc mắc ông thánh gì mà vừa là người lại còn có đôi cánh mọc bên trên vai trông ngồ ngộ.  phút khẩu nguyện của má con tôi chấm dứt và thêm một ít phút ngồi thinh lặng …có ý dòm kỹ cây nến thêm một lần nữa mà lòng mừng thầm và yên trí lắm vì nó cháy thẳng chứ không cong.    
Quả là một sự trùng hợp ngẫu  nhiên, ngày hôm sau khi mấy má con tôi đi phỏng vấn …thật là hồi hộp căng thẳng vì gặp phải bà trưởng đoàn phỏng vấn khó tính, người ta bảo rằng ai gặp bà này thì kể như tiêu và hiếm có người đậu phỏng vấn lắm, thường thì hay gặp rắc rối và rớt nhiều hơn là đậu, mà ngày hôm đó lại thêm người thông ngôn làm khó dễ với gia đình tôi nữa (tôi nghĩ có lẽ vì hôm đó má tôi đã không bỏ ra cho anh ta một ít tiền). 
Thế nhưng gia đình tôi qua một hồi hạch hỏi thật hóc búa, khi má tôi trả lời bất cứ câu hỏi gì của bà, nhìn nét mặt bà hầu như không ưng ý gì mấy,  nhưng tay của bà thì cứ đóng dấu lia lịa vào hết mọi hồ sơ - giấy tờ của gia đình tôi.  Chị em chúng tôi ai nấy nín thở theo dõi tưởng bà cho rớt.  Nhưng khi phỏng vấn xong bà tuyên bố một câu chúc mừng gia đình tôi đủ điều kiện để được đi định cư tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,  cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Riêng hai má con tôi tuy lúc ấy không ai nói ai nhưng quay lại nhìn nhau ngầm hiểu rằng ấy là do ông thánh Vicentê cầu bầu cho. Thật là Cám Đội Ơn Chúa – Cám ơn Ông Thánh Vicentê nhiều. 
<Sóng Biển>
(1) Trái Sản: có màu xanh loại trái rất mỏng, hạt nhỏ như hạt trái dưa hấu, hoặc hạt mè hoặc to hơn hạt mè một chút, hình giống hệt như quả  đậu ván .  Đám con nít chúng tôi thì trái gì cũng ăn được hết …ăn cả hoa, cả nụ và cả hột. Ba Má tôi nói ăn hột của trái sản là để trị bệnh sán lãi và giun kim ở trẻ con …ăn vào để tống tụi nó ra ngoài …nên cứ đến mùa trái sản là chị em chúng tôi đi sang bên ngôi chùa hàng xóm hỏi xin các Ni-cô am và vị Sư bà trụ trì ngôi chùa,  tha hồ chui vào mấy cây bụi sản để hái …vì nhà Chùa trồng để làm dậu hàng rào. 
Mời đón đọc lược truyện Thánh Vinh Sơn (Vincent Fêrrêr)

Vincent Ferre  (1350 – 1419)

Lễ Kính Ngày 5 Tháng 4


L
ời Tiên Tri
Thánh Vincent Ferrer (Vinh Sơn / Vicentê) sinh tại Valencia, nước Tây-ban-nha (Spain) vào ngày 23 Tháng giêng Năm 1350, là con thứ ba của ông William Fêrrêr và bà Cônstânce Mìguêl là con gái của chính khách naval, có họ hàng với Giám Mục của Valencia lúc bấy giờ, một gia đình Công giáo đạo đức truyền thống. Vào một đêm kia, ông William nằm mơ thấy mình đi vào nhà thờ thánh Đaminh tại Valencia, bỗng có một vị thuộc phần tử Dòng Thuyết Giáo từ trên bục giảng phía trên cung thánh, xoay nhìn ông nói rằng, “Cha chào mừng con, William.  Trong mấy ngày nữa con sẽ sinh một cháu  trai, trẻ này sau sẽ được phúc học hành uyên thông và thánh thiện.  Cháu sẽ thành đại sự làm rạng danh nhà con.  Thế gian sẽ vang vọng âm thanh huy hoàng của cháu; cháu sẽ được ngập tràn phúc sủng thiên đàng còn địa ngục phải khiếp run.  Cháu sẽ mang tu phục như cha đang mặc đây, và sẽ được tiếp nhận vào Hội Thánh với niềm vui của toàn thể vũ hoàn như đối với một vị tông đồ tiên khởi .” 
Những người nghe biết chuyện đều hết thảy lớn tiếng chúc tụng – cám đội ơn Chúa với tin mừng bất ngờ này.  Riêng ông William vui khôn xiết tả, liền đi thuật lại đầu đuôi câu chuyện với vị giám mục họ hàng.   Bà Cônstânce kể thêm, lúc có thai Vincent thì có hai điềm lạ xảy ra; bà không hề đau đớn khi mang thai Vincent so với những lần mang thai bình thường khác; và gần đến ngày sinh trẻ Vincent, thì bà nghe trong bào thai phát ra tiếng khóc như tiếng sủa của một con chó con - gần giống như giấc mơ của chân phước Jane de Aza Mẹ thánh Đaminh vậy (Bà Aza mơ thấy mình sanh ra một con chó ngậm bó đuốc chạy đi thiêu đốt khắp các thành thị).  Vị giám mục ngầm hiểu rõ ngay đây là một dấu chỉ màu nhiệm và nói với họ rằng, “Anh chị hãy vui mừng Trong Thiên Chúa; đứa trẻ mà anh chị đang mang vào thế gian đây, sẽ trở nên người con xứng đáng của thánh Đaminh, cháu sẽ là một trong số những người được kêu gọi để làm nhiều điều thiện lành vô kể bằng vào sự giảng truyền của cháu.  Hãy chăm sóc cháu cách đặc biệt cẩn thận và giáo dục cháu nên người thánh thiện, để mai ngày cháu không phụ tình Thiên Chúa đối với các tặng sủng mà Ngài đã ban cho cháu .”
Vincent được Thiên Chúa phú bẩm cho ơn làm phép lạ ngay từ khi chưa lọt lòng mẹ.  Một buổi nọ, bà Cônstânce đi thăm một phụ nữ mù theo thói quen đi làm việc bác ái - bố thí hàng tháng, và bà nói với chị ấy, “Con ơi, hãy cầu xin Chúa cho thai nhi mà mẹ đang cưu mang đến ngày sinh được bằng an nhé.”  Người phụ nữ mù liền cúi áp đầu vào bụng bà Cônstânce rồi nói với thai nhi, “Xin Thiên Chúa chúc banphúc lành cho em .”  Lập tức, chị được khỏi mù, và lòng trí trở nên minh mẫn sáng láng, liền thốt lời tiên tri rằng, “Thưa bà, quả là một thiên thần bà đang cưu mang, bởi chính em đã chữa lành nỗi khổ đau cho con .”  Giống như một thai nhi Gioan Tẩy-giả khác, thai nhi Vincent tỏ ý bằng lòng với lời cầu chúc từ miệng người phụ nữ nghèo, đến nỗi nhảy mừng trong lòng mẹ bằng dấu lạ chữa chị khỏi mù.
<Sóng Biển Lược Dịch>
 
2.02. Ấu Thơ
Ấu Thơ
Khi trẻ Vincent chào đời, được ba mẹ ẵm lên nhà thờ để chịu Phép Rửa Tội, thì những người bà con họ hàng ai cũng muốn lấy tên mình mà đặt cho, khiến vị linh mục chủ sự phải can thiệp mà đặt tên là Vincent, có nghĩa là kẻ thắng trận, một cái tên chưa hề có trong dòng họ bao giờ. Trẻ Vincent rất dễ tính, đặt đâu nằm đó, không có quấy khóc như mọi trẻ khác, với miệng cười tươi, cặp mắt tròn to mở lớn, khiến ai nấy cũng đem lòng thương mến.
Lên năm tuổi, Vincent, đă chữa lành một đứa trẻ hàng xóm đau nặng được khỏi bệnh.  Trong đám trẻ nhỏ hàng xóm, bạn Vincent có một đứa lười học lắm, một hôm, cậu tới rủ nó đi học thì nó đã chết.  Mẹ nó đang vật vã khóc lóc cách thảm thiết.  Thấy thế, Vincent nói, “Con bác không chết đâu, nó lười học nên mê ngủ đó .”  Nói đặng, Vincent cầm lấy tay bạn bảo: “Dậy đi học với tôi mau, kẻo trễ rồi .”  Đứa trẻ đã chết liền bật mình sống dậy đi học với Vincent.  Một lần khác, khi cậu đang chơi bên cạnh giếng nhà mình thì đánh rơi giầy, cậu liền quỳ xuống bờ giếng mà cầu nguyện, thì liền đó nước giếng dâng lên vừa đúng tầm tay đặng cậu có thể lấy lại giầy. Không những thế, Vincent còn thường xuyên hội tụ các bạn nhỏ lại, rồi tự mình đi tìm các chỗ cao đứng giảng cho chúng nghe những gì cậu đã được nghe cha xứ giảng vào ngày Chúa Nhật vừa qua ở nhà thờ. Có một hôm, thấy người đầy tớ đang định chặt một trong các cây ở trong vườn, Vincent liền tới cản lại bảo, “xin khoan đã, đừng chặt cây đó!  Vì mai mốt người ta sẽ dùng cây này mà khắc tượng cháu đó .”  Cậu còn làm nhiều điều lạ khác nữa.
Vincent bắt đầu đi học vào năm tám tuổi.  Cậu thuộc làu các kinh sử, học hành xuất sắc, năm 12 tuổi cậu đã sớm biết ăn chay vào các ngày thứ tư vào thứ sáu trong tuần chỉ bằng bánh mì và nước lãMười bốn tuổi Vincent học thần học, cậu năng nguyện gẫm, nhất là rất sùng kính cuộc khổ hình – thương khó của Chúa Giêsu và có lòng biệt kính Mẹ Maria cách riêng, và sống bác ái với mọi người.  Nên xóm giềng ai cũng đem lòng thương mến cậu và thường gọi là “Vị thánh tý hon .”  
<Sóng Biển Lược Dịch>
2.03. Thiếu Niên Dũng Trí
Thiếu Niên Dũng Trí
Mười tám tuổi, Vincent xin vào “Dòng Thuyết Giáo Thánh Đaminh - Dominican Order of Preacher (O.P)” nơi thành phố cậu đang cư ngụ. Từ khi chọn sống đời tu, thầy Vincent quyết chí noi gương thánh Đaminh để tiến tới đường trọn lành.  Thầy siêng năng đọc Thánh Kinh - suy gẫm Lời Chúa tựa như cơ thể sống động không thể thiếu các mạch máu chính và li-ti vậy. Thầy sống khổ chế và thánh thiện trong mọi lời nói cũng như hành động.  Do đó, quỷ dữ căm ghét và thường xuyên quấy phá – cám dỗ và gây đau khổ cho thầy đủ điều.  Đến độ cha mẹ của thầy khuyên nên bỏ nhà dòng trở về làm một cha xứ (linh mục triều) bình thường thôi.  Nhưng thầy Vincent vẫn vững một lòng trông cậy Chúa, ra sức cầu nguyện nhiều hơn, đặc biệt là thầy van nài - khẩn nguyện với Mẹ Maria và thiên thần bổn mạng cứu giúp.  Sau bao nhiêu khốn khó, thầy Vincent đã vượt thắng tất cả mọi cam go và hoàn tất giai đoạn tập sinh.
Thầy Vincent lãnh mặc tu phục dòng Đaminh ngày 2 tháng 2 Năm 1363, và khấn trọn đời năm 1368.  Tiếp theo sau đó, thầy Vincent tiếp tục 18 năm theo học các; khoa Thánh Kinh, học tiếng Dothái và học rất nhanh.  Trong ba năm đầu, thầy Vincent chỉ đọc Sách Thánh Kinh và sách của các Thánh Giáo-phụ đến độ thuộc lòng, đồng thời thông hiểu hết toàn bộ Sách Thánh.  Sau đó không lâu, thầy được chỉ định học Triết học, mãn khóa học, Vincent cho trình làng cuốn “KhảoLuận về Giả Thuyết Biện Chứng Pháp ...” (Treatise Dialectic Suppositions), lúc ấy thầy chưa tròn hai mươi bốn tuổi. Sau đó, Vincent được gửi đến Bárcêlôna tiếp tục học chuyên khoa Thánh Kinh.  Tuy bận rộn với việc học hành, nhưng cùng thời gian đó, thầy không ngừng rao giảng Lời Chúa và đã mang lại nhiều kết quả lạ thường tuyệt vời không ngờ. Thầy giống hệt như thánh Đaminh vừa là học trò, đồng thời vừa là giáo sư, và vừa là nhà thuyết pháp tài ba vậy.  
Vào năm 1378, ở tuổi hai mươi tám, chính tay Đức HồngY Peter De Luna trao bằng tiến sĩ thần học cho thầy Vincent,  Hồng Y Peter lúc ấy đại diện cho Đức Giáo hoàng Clêment VII, đang ngự điện tại Avignon, bên Phápđồng thời cũng là người thụ phong linh mục cho Vicent tại Bárcêlôna năm 1379.  Không bao lâu sau khi chịu chức linh mục, cha Vincent liền được chọn làm bề trên tu viện Thánh Đaminh tại Valencia. 
[Hồng Y Phêrô De Luna - người sau này trở thành Giáo hoàng Bênêđíctô thứ XIII, nhưng không chính thức giữa thời kỳ Giáo hội có cuộc “Đại Ly Giáo” bị hủng hoảng và phân rẽ vì chiến tranh lan rộng khắp Tây Âu, mới đầu chỉ có hai rồi có tới ba Đức Giáo hoàng: Đức Urban VI ngự điện tại Rôma, Đức Clêmentê VII ngự điện tại Avignon, Pháp Quốc. Thánh Catherine thành Siena ủng hộ Đức Urban VI ở Rôma, còn thánh Vincent thì cho ngài là bất hợp pháp …trong lúc phụng sự Hồng Y Peter De Luna, Vincent cùng lúc tích cực thuyết phục dân Tây Ban Nha theo Đức Clêmentê, sau khi Đức Clementê băng hà, thì Hồng Y Luna được bầu làm Giáo Hoàng ti Avignon, lấy hiệu là Đức Bênêđíctô thứ XIII ]  
Đức Bênêđíctô XIII triệu Cha Vincent về làm việc trong bộ xá giải tông truyền và như là một Trưởng Điện Tông Tòa. Nhưng tân giáo hoàng không chịu từ chức trong khi tất cả các ứng viên hồng y trong mật nghị viện đều nhất loạt truất phế.  Thế nhưng dẫu cho hầu hết các hồng y và vua nướp Pháp phế bỏ, ngài vẫn ngoan cố bất chấp không chịu từ chức. Nên cha Vincent vỡ mộng trở bệnh nặng, nhưng sau cùng ngài đảm nhận việc “rao giảng Chúa Kitô cho thế giới .”
Vào những năm 1408 đến 1415, cha Vincent cố gắng thuyết phục người bạn cũ (Beneđíctô 13) từ chức nhưng bất thành. Sau cùng ngài kết luận rằng Bênêđíctô không phải là đức giáo hoàng thật. Mặc dầu đang lâm bệnh nặng, ngài cũng ráng hết sức lên tòa giảng ngay trước mặt giáo đoàn mà Bênêđíctô đang chủ sự mạnh mẽ tố giác người đã tấn phong linh mục cho ngài. Bênêđíctô vội vã bỏ trốn khỏi những người trước đây đã từng hỗ trợ mình.  Có điều kỳ lạ, là cha Vincent không phải thuộc phần tử của Công Đồng Constance, thế mà đã góp phần chấm dứt cuộc ly giáo, bất kể thời ấy trải qua cuộc canh tân nào trong Giáo Hội đều tùy thuộc vào sự hàn gắn ly giáo. Cha Vincent sống cho tới ngày chứng kiến bầu chọn Đức tân giáo hoàng Martin V.

(Công Đồng Constance năm 1414 đến năm 1418 do Hoàng đế Segismunđô triệu tập: nhằm bãi nhiệm 3 Đức Giáo Hoàng đang tranh chấp nhau, chấm dứt tình trạng ly giáo ở Tây Phương, lên án Wiclef và Huss. Công Đồng bầu chọn Tân Giáo Hoàng Martinô V.)
<Sóng Biển Lược Dịch>
2.04. Đời Linh Mục
Đời Linh Mục
Vincent là một nhà thuyết giảng hăng say và tài ba, suốt 20 năm cuối đời, ngài giảng truyền Tin Mừng Phúc Âm khắp cõi Miền Nam Âu Châu; Tây ban nha, Pháp, Ý, Đức, Belgium, Úc, Thụy điển, Lombardy và các vùng phụ cận. Giống như một Gioan Tẩy Giả khác được mệnh danh là một thiên sứ thần thông lướt băng qua hoang địa tội lỗi, kêu gọi người ta ăn năn sám hối, run sợ ngày công phán, dọn đường ngay thẳng để đón Chúa, nếu không có lý do nào khác, hầu hết các tội nhân mới đầu lắng nghe các bài ngài giảng đều thống hối từ bỏ tội lỗi và yêu mến Thiên Chúa.  Ngài còn xác nhận rằng ngài chính là “Thẩm Phán Thiên Thần – Angel of the Judgment,” được nhắc tới trong Sách Khải Huyền của Thánh GioanTông Đồ (Kh 14:6-7), nếu dân chúng không chịu ăn năn cải thiện đời sống thì cuộc chung thẩm sắp xảy ra tới nơi.Việc thuyết giảng của ngài thực lạ lùng nhưng sinh hiệu quả kỳ diệu đến độ mỗi lần thánh Vincent lui tới đâu thuyết giảng, lập tức thu hút khá đông dân chúng hàng vạn, hàng ngàn, và ít nhất có tới 10,000 người, 50 linh mục lũ lượt di hành theo từ nơi này qua nơi khác, thậm chí ngay cả những người ở cách xa đó cả hàng ngàn dặm hay tin cũng tấp nập rủ nhau tới nghe ngài giảng, đến nỗi các nhà thờ chưa kịp mở cửa đã có sẵn đám đông dân chúng túc trực chật ních ở ngoài từ bao giờ rồi, dẫu nhà thờ có rộng lớn bao nhiêu mấy cũng không đủ chỗ chứa họ. Cộng đoàn linh mục hát Kinh Thần Vụ, hát Lễ hằng ngày, và cử hành các bí tích cho những người đã hoán cải nhờ nghe cha Vincent thuyết giảng. 
Từng đoàn người nam - nữ khác biệt từ khắp nơi vừa di hành chân không vừa đánh tội cầu nguyện râm ran hết thành phố này qua thành phố khác. Họ dạy giáo lý khi cần thiết, thành lập các nhà thương - bệnh xá, và làm sống lại một đức tin vốn có trước kia nhưng đã bị tắt rụi vào thời kỳ nổ ra dịch bệnh. Tương tự như Tiên Tri Giôna cảnh báo thành Ninivê thế nào, thì dân chúng cũng liền cải thiện đời sống như vậy, và thế giới được tha rồi lại được phục hồi cho tồn tại đến ngày nay ra sao - phần lớn cũng nhờ vào một trong những vị ngôn sứ này! Thế nhưng, ngày nay ít có mấy người biết đến hoặc chưa hề nghe nói tới thánh Vicentê Fêrrê!
Thể theo sự thỉnh cầu của hàng giáo mục, giáo sĩ và dân chúng Valencia, ngài hồi hương về cố quốc, để tiếp tục đôi việc của ngài là giảng dạy và thuyết pháp với danh tiếng lẫy lừng như thế, chứng tỏ cho thấy người tham dự cùng được chung hưởng phép lành của Đấng Toàn Năng, mà ngài tôn thờ khắp đất nước vượt trên những gì có thể tưởng tượng ra được. Để thử đức khiêm nhượng, Thiên Chúa cho phép một đồng bọn của satan đến quấy phá cám dỗ ngài phạm tội nhục thể, và vây phủ lấy ngài mớm cho những tư tưởng xấu xa nhơ nhuốc dơ bẩn bất chính.Những vũ khí mà thánh nhân chống lại quỷ dữ là ăn chay, cầu nguyện và ngài tỉnh thức không ngừng mỗi khi bốc cơn mê dục.  Phải nói là một khi càng thăng tiến trong nhân cách thì trông ngài càng đẹp và rạng rỡ thêm ra, phản ánh vẻ đẹp của một tâm hồn ngập lút tình thương Thiên Chúa. Cả khi về già vẻ đẹp rạng rỡ này cũng không hề tàn phai.  Tuy vậy, mỗi khi ngài thuyết giảng về Mẹ Thiên Chúa hay các niềm vui Thiên Đàng.  Ngài đặc biệt tỏ ra Say mê và hoan hỷ như một trẻ thơ biệt sùng Mẹ Maria vậy, nhất là vào lúc mà các tín hữu nguyện kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.  Tâm hồn của ngài luôn luôn hướng về Thiên Chúa và cầu nguyện liên lỉ trong công việc bổn phận, trong lao nhọc, và trong mọi hành động. Những thao tác của ngài tương tự như trong tập sách để lại cho mọi Kitô Hữu với nhan đề, Khảo Luận về Đời Sống Thiêng Liêng, ngài viết như sau: “Con có muốn học hỏi để có lợi cho con không? Con hãy tôn vinh Chúa khi học hỏi và nên học ít đi để nên thánh chứ không phải học để thành người uyên bác. .”
Thử suy gẫm một số câu văn (tư tưởng) trong tập sách tuyệt diệu này. “Công đức không phải vì con người nghèo khổ nhưng một khi họ (ở trạng thái) nghèo khổ mà lại yêu mến đức khó nghèo “Một câu hỏi vô bổ chỉ nên đáp lại bằng yên lặng … Cho nên con hãy học yên lặng một thời gian; anh em con sẽ cảm phục con và sự yên lặng sẽ dạy con lên tiếng khi cần phải lên tiếng.” “Con hãy tự coi mình là dơ bẩn và hèn hạ trước mặt Chúa vì tội lỗi của con hơn bất cứ người tội lỗi nào, bất kể tội của họ là gì đi nữa ... và hãy suy nghĩ thật kỹ càng rằng bất cứ một ân sủng hay một khuynh hướng tốt lành nào hoặc một sự ham muốn sống nhân đức, thì đó không phải là do tự con mà có mà do lòng thương xót duy nhất của Chúa Kitô mà thôi .” “Con nên nhìn nhận rằng bất cứ một tội nhân nào đã phạm những tội tầy đình cũng có thể phụng sự Chúa tốt hơn con nếu họ cũng nhận được những ân sủng như con.” “Một khi thủ đắc được khiêm nhượng, thì đời sống bác ái sẽ đến - lửa sốt mến sẽ thiêu đốt hết những thói hư tật xấu và tâm hồn con sẽ đầy trànđức mến chẳng còn chỗ cho phù vân giả trá .”
<Sóng Biển Lược Dịch>
 
2.05. Đời Mục Vụ Đó Đây
Đời Mục Vụ Đó Đây

Cuối năm 1392, Thánh Vincente lúc ấy bốn mươi hai tuổi đời, rời Avignon đến Valencia.  Ngài đi thuyết pháp khắp mọi phố phường với kết quả thực tuyệt vời; và một khi dân chúng đánh hơi biết ngài ở đâu thì liền rủ nhau kéo theo tới đó.  Những chủ nợ chuyên cho vay nặng lãi, quân nhạo báng, hạng phụ nữ mất nết, và các tội nhân ngoan cố cứng lòng khác ở khắp mọi nơi đã được các bài giảng của ngài đánh động đến độ hoán cải sống đời đền tội.  Có rất đông người Hồi, người Do Thái, kẻ dị giáo và lạc giáo đã được ngài hoán cải. Đến độ khắp mọi tỉnh thành của Tây Ban Nha đều được ngài lui gót tới, ngoại trừ tỉnh Provence và Dauphine.  Ngài thuyết pháp men theo miền duyên hải Genoa, rồi từ đó vào Ý (Italy), thuyết pháp ở Lombardy, Piedmont, và Savoy, cũng giống như ngài từng đến Đức (Germany) thuyết pháp, dọc theo thượng nguồn sông Rhine xuyên qua đến Flanders vậy.  Những cuộc chiến triền miên và cuộc đại ly giáo bất hạnh trong Giáo Hội đã làm cho các cộng đồng Kitô giáo phát sinh hỗn loạn vô kể; đa số thiếu hiểu biết và sửng sốt trước cách hành sử thối nát của các chức sắc chiếm ưu thế ở nhiều nơi, hễ ở đâu có vị tông đồ nhiệt thành này giảng dạy, thì ở đó, giống như có Thiên Lôi "Boanerges" vậy, tiếng ngài thuyết pháp vang rền như  sấm, thành ra không những chỉ mưu ích và trợ giúp kẻ yếu đuối nhưng thậm chí còn tuyệt đối cần thiết, để  báo thức kẻ có tội nữa. 

[Boanerges: biệt danh Chúa Giêsu đặt cho hai anh em Giacôbê và Gioan là sấm sét hay con của thiên lôi].  

Chủ đề của các bài ngài giảng thường là tội lỗi, sự chết, Chúa phán xét, hỏa ngục và sự vĩnh cửu đời sau. Ngài hùng hồn thuyết pháp rất hăng say đầy nhiệt huyết hầu như không biết sợ.  Đại đa số các bài ngài giảng trút xuống chúng tôi, có lúc bằng tiếng Latinh và có lúc thì bằng nhiều thứ tiếng bản xứ.  Đua nhau bổ nhào tới tóm bắt ai để biến đời họ nên thánh.  Quả là những tuyệt tác trời phú, thông minh, mỹ miều, và đầy thi vị trong mọi lúc.  Không có gì hảo hạng hơn. Và tất cả đều bộc phát cùng một chủ đề.

Bài giảng trước hết là, theo như ngài được biết thì thế gian bị bảy mối tội đầu khống chế, gieo vãi hết mọi sự dối trá và hứa hẹn hết mọi vui thú trần tục giả tạo.  Chỉ khi nào chúng ta chịu ăn năn chừa cải, thì mới có thể dũ bỏ tội khiên, hoặc ít ra trí óc cũng bớt ngu đần mù tối đi, thêm sức cho chúng ta chống cự lại tội lỗi tấn chiếm và được thông hiệp với Bửu Huyết Chúa Kitô cùng van xin cho chúng ta trước Ngai Tòa Thiên Chúa.  Đối với kẻ xấu xa gian ác cuối cùng sẽ bị kết án hoặc nơi Luyện Ngục hoặc sa Hỏa Ngục.  Ai nấy không thể nào thoát khỏi phán xét đang rình chờ mỗi người lúc lâm chung, các bài ngài giảng đã làm cô đọng và gây ấn tượng sâu sắc nơi người nghe giảng, bởi chúng hun đúc thành một thứ hình ảnh rùng rợn khủng khiếp của ngày Chung Thẩm, ngày Phán Xét Thế Gian, khi mà Chúa Kitô xuất hiện trên đám mây tập trung kẻ sống và kẻ chết để tuyên phán cho kẻ này người nọ vào thiên đàng chung hưởng vinh quang vĩnh phúc hay bị kết án đời đời.  Người phô bày cho thấy hết mọi điều vinh quang và mọi điều quái gở - lồ lộ dưới nguồn sáng đó là phúc hay họa, làm linh hồn mê ly hay bị thiêu đốt chẳng bao giờ cùng.  Bị phạt là cái chắc; vì sự trừng phạt đang đến gần rồi. Nó đang nhào tới gần chúng ta chẳng hề ngừng nghỉ. Mỗi một ngày chúng ta sống thì lại càng đưa nó đến gần hơn.  Có lẽ nó sẽ tới trong vòng một tiếng đồng hồ nữa, hoặc ngay trong giây phút tích tắc thôi. Ngài có cảm giác như vậy và đã làm cho tội nhân run bắn lên bần bật vì khiếp sợ. 

Có lẽ các văn gia viết về Thánh Vinh Sơn đã phóng đại con số các bài giảng của ngài khi khai triển chủ đề này; nhưng, dẫu sao đi nữa, ngài vẫn luôn nắm bắt lấy cơ hội thuận tiện để tái thuyết giảng lại đề tài này.  "Chắc hẳn", quý vị sẽ nói là, "ngài muốn dọa họ" đúng không. Ngài quả thực muốn dọa cho họ sợ để lo hối cải đấy, vì bản thân ngài thực khiếp sợ cùng.  Dường như bản thân ngài run sợ thì ít, mà lo sợ cho họ thì nhiều. Than ôi, đâu có phải, ngài cho rằng chỉ có mình ngài biết run sợ thôi đâu.   Ngài chỉ mong sao vẫn còn sống trước khi họ gục ngã để 
còn  cơ may  tận sức giúp họ? Còn nếu như họ gục ngã trước ngày đó thì sao? Liệu Thiên Chúa có trách phạt ngài phải chịu trách nhiệm vì những tội lỗi của người anh em được giao cho ngài dạy dỗ mà ngài lại chưa có hoàn thành trách nhiệm cứu họ và củng cố nhân đức của họ chăng?

Trong lúc thuyết giảng ngài hay buộc phải ngừng lại để cho những ai đang sụt sùi nức nở và đang não nùng than thở trong cộng đồng được thư giãn.  Các bài ngài giảng không những chỉ thống thiết, nhưng còn nhắm tới sự thông tri [tư tưởng] hiểu biết và là nguồn trợ lực tuyệt diệu cho những lý lẽ của các giáo phụ và thuyết gia có thẩm quyền để giảng dạy Thánh Kinh, mà ngài thấu hiểu và ứng dụng khi có dịp cần đến.  Ơn làm phép lạ và sự thánh thiện về việc ngài sống đời đền tội đã tiêm nhiễm cho lời giảng của ngài có sức thuyết phục lớn lao.  Trải qua bao chặng đường di hành mệt nhọc như vậy mà ngài chẳng hề ăn thịt bao giờ; ngài ăn chay hằng ngày ngoại trừ Chúa Nhật, còn riêng ngày Thứ Tư và Thứ Sáu chỉ ăn bánh mì với nước lã; ngài nằm nghỉ trên cỏ gai đay ngứa và sống ròng rã suốt bốn mươi năm như vậy.  Ngài dành phần lớn thời giờ trong ngày chỉ để giải tội, cùng với sự nhẫn nại đáng khâm phục, và sau khi giải tội xong thì lại bắt đầu lên tòa giảng. Chúng tôi có lời chứng của anh Gioan quê ở Plascenia, là người đã từng thỉnh thoảng ở với Cha Vinh Sơn, anh ta nói rằng, cha có thể đọc thấu tâm hồn người ta như mở một cuốn sách.

Ngài có tới năm cha cùng Dòng anh em thuyết giáo và một ít linh mục trợ tá ngài.  Nhờ các bài ngài giảng mà có đến cả hàng trăm ngàn người bị đánh động đem của cải mình phân phát cho kẻ khó, ngài không bao giờ nhận bất cứ tặng vật hay quà cáp gì cho riêng mình và cũng cẩn thận không kém trong việc vun trồng nhân đức và tinh thần vâng phục cho tâm hồn hơn là để ý đến sự thiếu thốn, lý do ngài từ chối không chịu nhận bất cứ thứ quà gì người ta biếu tặng, là vì ngài có lòng tự trọng không muốn Hội Thánh hay Dòng của ngài bị thiệt hại mất thanh danh.  Ngài lao nhọc như vậy ngót gần 20 năm tại Tây Ban Nha, Majoca, Ý và Pháp, cho tới năm 1417. Suốt khoảng thời gian này, ngài thuyết pháp ở Catalonia, với hàng bao phép lạ, trong số những phép lạ đó ngài phục hồi chân tay bị tàn phế cho một bé trai tên Gioan Soler, mà các bác sĩ đã bất lực không thể chữa được nữa, bé trai đó sau này trở thành Giám Mục thành Barcelona rất nổi tiếng ai cũng biết.  Vào năm 1400 ngài ngụ tại Aix, thành Provence, và tới năm 1401, ngài ở Piedmont thuộc một trong những phần lãnh thổ lân bang Ý, ngài  vinh dự được chấp thuận cho ở dưới quyền tuân phục của mỗi giáo hoàng mà thôi.  Trở về thành Savoy và Dauphine, ngài khám phá ra có một thung lũng gọi là Valpute, hay còn gọi là thung lũng hư nát hoặc thung lũng đồi bại, dân cư ở trong đó đã bị bỏ rơi đến độ độc ác và dâm đãng đáng xấu hổ.  Ngài vui vẻ xông pha vào sống giữa những người khốn cùng bị bỏ rơi này, hoán cải họ khỏi mọi hư tục đồi bại và lầm lỗi, và thay đổi tên thung lũng hư nát ra thành thung lũng Thanh Sạch, mà tên đó vẫn còn tồn tại đến mãi tận về sau.


Ngài thuyết pháp ngày hai ba lần, soạn bài giảng suốt lúc đi đường.  Ngài làm công việc này suốt ba tháng, di hành từ làng này qua làng khác, từ phố nọ qua phố kia ở Dauphine để rao truyền lời Chúa, ngài ở lại vùng ba thung lũng thuộc địa phận Embrun lâu hơn, tam vùng ấy là, Lucerna, Argenteya và Valpute, hoán cải hầu hết các cư dân rối đạo - dị giáo ở tam vùng này.  Ngài được mời khẩn cấp đến đến Piedmont, mười ba tháng, để thuyết giảng và huấn dạy dân cư ở đó, tại các vùng thung lũng và miền Montserrat, ngài đã mang Đức Tin đến cho vô số dân lạc giáo và dân thuộc phái Vaudois khác nữa

[người theo phái Valđô chủ trương chỉ sống theo có mỗi Thánh Kinh, sống nghèo khó, bất bạo động  v ...v, phái này xuất hiện hồi thế kỷ thứ 12, bị vạ tuyệt thông năm 1184 và sát nhập theo phái Tin Lành khoảng từ năm 1532.]

 Ngài bảo rằng, nguồn gốc của dân lạc giáo n
ói chung là đa số do họ thiếu hiểu biết và mong có người chỉ dẫn, để gióng tiếng tới giới giáo sĩ - tu sĩ hủ hóa và phá giới như sau, "tôi rất lấy làm xấu hổ và run sợ mỗi khi nghĩ đến ngày phán xét đang lơ lửng ở trên đầu quý vị bề trên hàng giáo sĩ - tu sĩ trong giáo hội, là những người đang thụ hưởng một cuộc sống thoải mái giàu sang, ở trong các dinh thự sang trọng, ngự trong các lâu đài kiên cố tráng lệ, trong khi rất nhiều linh hồn đã được Máu Châu Báu Chúa Kitô đổ ra để cứu chuộc họ lại đang trên đà hư mất.  Tôi không ngừng cầu xin Thiên Chúa là Chúa tể mùa gặt sai những thợ gặt tốt lành của Người ra gặt lúa về ."  

Ngài nói thêm rằng, trong một buổi hội thảo ngài đã hoán cải một giám mục lạc giáo ở vùng thung lũng Luferia, khai trừ được một phái lạc giáo khét tiếng nhất ở vùng thung lũng Pontia, hoán cải một đất nước mà trong đó bao gồm có cả 
thánh tử đạo, các tín hữu hầm trú, và những kẻ đã giết Thánh Phêrô nữa, ngài đã hòa giải hai nhà [hay nhóm phe phái?] Guelphs và Gibelins, và ổn định cuộc sống chung hòa bình tại vùng Lombardy.  Do vì các vị giám mục và các lãnh chúa tại Piedmont mời ngài trở lại, nên ngài đã trở lại đó năm tháng rảo qua các giáo phận Aoust, Tarentaise, Gioan thành Morienne và Grenoble.  Thế rồi, ngài nói sau đó tại Geneve, ngài đã dẹp bỏ được một lễ hội đã có từ lâu đời rất mê tín dị đoan - một việc mà bấy lâu các giám mục ngần ngại - rồi tiếp tục đến Lausane, các giám mục cho vời ngài đến để thuyết pháp cho nhiều kẻ lạc giáo, tôn thờ ngẫu tượng, và thờ lạy thần mặt trời, đều là những kẻ gan lì, cố chấp, và đa số ở các miền biên giới nước Đức.
<Sóng Biển Lược Dịch>
 
2.06. Hoán Cải Dân Do Thái và Moor
Hoán Cải Dân Do Thái và Dân Moor
Nhờ miệt mài sưu khảo học hỏi Thánh Kinh và tiếng Do Thái, nên cha Vinh Sơn đã trang bị cho mình đầy đủ vốn liếng để thuyết giáo cho người Do Thái. Có khá nhiều người Do Thái lưu vong cư trú ở Tây ban nha lúc bấy giờ.  Trong những năm ngài thuyết giáo, có hơn ba mươi ngàn người Do Thái và dân Moor cải đạo sang Kitô Giáo.
Thánh Vinh Sơn được vinh dự có ơn nói tiếng lạ. Mặc dù, ngài chỉ giảng dạy bằng ngôn ngữ bản xứ của mình, nhưng ai nấy đều nghe ra tiếng bản xứ của họ, chẳng hạn như có anh Lanzano quả quyết rằng, những người nói tiếng Hy Lạp, Đức, Hungaria, và các sắc dân thuộc các quốc gia khác đều tuyên bố là họ hiểu hết từng lời từng chữ ngài giảng, dẫu cho ngài có giảng lúc thì bằng tiếng Latin hay lúc thì bằng tiếng mẹ đẻ đi nữa, cứ y như lúc ngài giảng khi ở quê nhà Valencia vậy.  Quả thực là điều kỳ diệu lạ thường không sao giải thích nổi.  Dẫu người ta có ở cách xa đó mấy đi chăng nữa, ai nấy cũng đều nghe được rất rõ hết mọi lời ngài giảng.  Nếu như có những chuyện hệ trọng buộc ngài phải nghe, thì chính ngài cũng có thể nghe được hết mọi âm thanh đó lúc còn ở mãi tít tận đằng xa cách khoảng ba dặm đường.  Ngài còn làm biết bao nhiêu chuyện tuyệt vời hơn nữa nhờ làm Dấu Thánh Giá và kêu cầu Thánh Danh Chúa Giêsu.  Ngài còn cảnh cáo những Tín Hữu nào làm Dấu Thánh Giá cẩu thả có nghĩa là họ đang thế vào dấu ma quỷ!  [người việt mình gọi là "vẽ bùa" í ...]
Vua Moor khi nghe biết tiếng ngài; và biết bao nhiêu phép lạ và những công việc tốt lành ngài làm cho người Hồi giáo, thì bồn chồn thấp thỏm không yên.  Nhà vua không thể nào gạt đuổi cái tên Vinh Sơn cút khỏi tâm trí được.  Cuối cùng vua quyết định phải tìm gặp cho được cái con người hay làm phép lạ ấy. Nhà vua liền phái người đi mời tìm ngài.   Vị thánh khập khiễng với đôi chân đang bị ghẻ lở thấy gớm cưỡi lão lừa già yếu bon bon băng qua hết mọi kinh thành tráng lệ xứ Alhambra trước những con mắt soi mói dồn dập của đám lân đá.  Nhà Vua muốn nghe ngài thuyết giáo.  Quả là một cuộc cách mạng của dân nước ấy. Họ lắng nghe, rồi họ rì rào bàn tán xôn xao, họ hiểu hết ngài nói gì và cũng không nghi ngờ gì mặc dù ngài đâu có biết nói tiếng Ảrậb.  Thế mà, chỉ sau ba bài giảng thôi, có đến tám ngàn người Marốc xin rửa tội.  Khiến không ít giới hoàng gia vọng tộc, lo sợ dân chúng bỏ đạo của họ mà theo đạo của Vinh Sơn hết, nên buộc nhà vua phải tiễn ngài đi.  Rời khỏi đó, ngài tới vương quốc xứ Aragon rồi lại đến Catalonial, đặc biệt là ở tại giáo phận Gironne và Vich; thuộc một trong những tỉnh thành mà sau này, ngài đã tái làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều, và có mối liên hệ khá lâu đến đời sống của ngài. Lúc ở Barcelona vào năm 1409, ngài đã báo trước với Vua Martin xứ Aragon về, cái chết của con trai nhà vua là, Vua Martin xứ Sicily, sẽ bị đột tử giữa lúc dành lấy chiến thắng vào tháng Bảy.  Vinh Sơn đã an ủi vua cha bị hủng hoảng trầm trọng và thuyết phục ông tái giá - kết hôn lần thứ hai để có người nối ngôi và để bảo vệ cho nền hoà bình chung.
Ngài chữa lành không biết bao nhiêu là kẻ bệnh hoạn tật nguyền đau ốm khắp nơi, và tại Valencia, ngài làm cho một bà câm nói được nhưng bảo bà suốt đời vẫn phải bị câm vì phần rỗi linh hồn của bà, dặn bà phải luôn luôn sống trong tinh thần chúc tụng và cám đội ơn Chúa, và bà hứa vâng lời những gì cha vinh sơn truyền dạy.  Ngài cải đạo rất đông người Do Thái thuộc giáo phận Valencia, tại vương quốc xứ Leon, cũng như Mariana đều nhập cuộc. Thực khó mà đếm được con số người hoán cải. Các sử gia thì hầu hết thận trọng cho rằng có tới hai mươi lăm ngàn người trong số dân chúng Do Thái và tám ngàn người trong số dân chúng Marốc cải đạo.  Từ trên bục giảng cha Vincent tuyên bố, "Quý vị biết không, chúng ta có tin vui đấy. Tất cả mọi người Do Thái và nhiều người Marốc ở Valladolid đã được ơn trở lại đạo ."  Ngài cũng báo tin vui giống y hệt như vậy ở Toledo, Huesca, Saragossa ...sau khi Hội đồng thành phố Tortosa để cho dân Israel cải đạo, do vì có lời đề nghị của một cựu giáo sĩ Do Thái tên Josua Holuorqui,  người đã trở thành phần tử dòng thuyết giáo với tên Jerome của Niềm Tin Thánh Thiêng.  Đó là kết quả nhân dịp hội ngộ vào năm 1414 đã xảy ra cuộc tranh luận dai vô cùng - có đến 67 buổi hội thảo - giữa các tôn giáo và các giáo sĩ Do Thái giáo.  Cha Vinh Sơn, cũng thuộc một trong số những người tham dự Hội nghị, cùng tác động Thảo Luận về dân Do Thái với tư cách như là một lao công phục vụ ở giữa họ; mà trong đó tất cả mọi bằng chứng thuộc về giáo huấn của Tín Điều Ngôi Lời Nhập Thể đều được đưa ra tranh luận.  Đức Giáo Hoàng làm chủ sự. Đa số đông đảo dân chúng thì tụ họp dọc theo bờ sông; còn Thầy Cả Vinh Sơn leo lên đứng trên nóc nhà của một căn nhà có cây cối rậm rạp bao quanh phía bên kia sông Ebro để giảng.  Vào một ngày kia đang lúc thuyết giảng thì cha đột ngột ngừng lại. Dân chúng ai nấy nhốn nháo hoảng hốt.  Cha nói, "Đừng có hủng hoảng lúc ngừng nghỉ này, tôi phải đợi ơn trên đã ."  Lúc ấy họ mới bật cười ầm lên, có một nhóm người Do thái tận mắt chứng kiến đã được đánh động tiến về:  Ân Sủng đang xâm nhập họ.  Thế là có tới mười sáu giáo sĩ và mười 14 người Do Thái trở lại đạo. Cha Vinh Sơn thương mến những người con mới của ngài biết dường nào; ngài ưa nhắn nhủ với Giáo Dân là những kẻ hay quên mất sự thực này, đó là Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria đều là người Do Thái.
Cha được mời đến Pisa, Sienna, Florence và Lucca năm 1409, nghe đâu, sau khi hòa giải xong những xung đột liên miên ở các xứ đó, ngài được Quốc Vương xứ Castille, là Gioan đệ II gọi về.  Năm 1411, ngài đến thăm vương quốc Castille, Leon, Murcia, Andalusia, Asturias và một số nước khác nữa; hết mọi nơi này Thiên Chúa đã thể hiện quyền năng qua Cha, ban cho ngài ơn làm phép lạ để tác động khối lượng đáng kinh ngạc người Do Thái và kẻ có tội ăn năn trở lại đạo.  Người Do Thái xứ Toledo, ôm ấp lấy đức tin, và biến hội đường của họ thành nhà thờ mang Danh Thánh Đức Bà.  Từ Valadolid, thánh nhân đến Salamanca vào đầu năm 1412, ngay nơi có tử thi của một ông nọ mới bị người ta sát hại, và cái thây đó đã được đặt vào trong quan tài rồi, trước sự hiện diện của vô số dân chúng, ngài ra lệnh cho cái thây ma kia phải trỗi dậy và người chết lập tức hồi sinh sống lại.  Để ghi nhớ phép lạ này, dân chúng đã dựng một cây thánh giá gỗ ngay tại chỗ đã xảy ra phép lạ.  Với thánh giá trên tay, Thánh nhân tiến thẳng vào hội đường của người Do Thái ở trong cùng thành phố đó, cùng tràn ngập Thánh Thần, ngài bắt đầu thuyết giáo cho người Do Thái, lần đầu tiên ai nấy nghe giảng đều kinh ngạc, và hết thảy đều muốn được rửa tội ngay sau khi ngài giảng xong và biến ngay hội đường của họ thành nhà thờ mang danh Thánh Giá Chúa.
<Sóng Biển Lược dịch>
 
2.07. Ơn Làm Phép Lạ
Ơn Làm Phép Lạ

Thánh Vinh Sơn được ơn làm nhiều phép lạ phi thường cả thể, mà Giáo Hội thời bấy giờ chuẩn xác thực sự.  Nhiều phép lạ vẫn còn được ghi nhớ trong châm ngôn của các nước cho đến hôm nay. Một trong số các sách của ngài có nhan đề, “Khảo Luận về Đời sống Thiêng liêng” vẫn còn có giá trị sinh ích nơi nhiều linh hồn.

Giọng nói hùng hồn và thanh tao, cùng sự giảng dạy giáo lý trong sáng và rành mạch, kết hợp cùng với nhiều phép lạ của ngài, đã nhất loạt làm ngài thuyết giáo thêm đạt hiệu quả, tựa như nó đã được dựa trên một nền tảng vững chắc của sự cầu nguyện.

Vào thời của Thánh Vinh Sơn, có hai điều tệ hại nảy sinh kêu réo đòi cứu chữa vấn đề như sau: thứ nhất là nổ ra tình trạng sống buông thả luân thường đạo lý còn sót lại qua trận đại dịch, và thứ hai là vụ bê bối ly gián ngai giáo hoàng.  Để giải quyết vấn đề đầu tiên là, thánh Vinh Sơn đã bất chấp mệt mỏi lao vào thuyết giáo chống lại các tệ nạn thời đại, khiến cho cả hàng ngàn người lo cải thiện đời sống sao cho tốt hơn.  Việc ngài chọn theo vì nhầm người trong ngôi vị giáo hoàng bất hợp thức thì đâu cần bàn cãi đề phòng tính thánh thiêng của vị ấy; vì vào thời điểm đó, nếu ở vào giữa hoàn cảnh nhầm lẫn như vậy, thì hầu như điều đó không thể nói được là ai đúng ai sai. Điều đáng ghi nhớ là ngài đã lao nhọc, cùng với hết khả năng ngài có thể chế ngự, để ổn định trật tự trong lúc biến loạn mà chẳng bao giờ có được sự công bằng trong lịch sử của Kitô Giáo. Ngài đã làm việc cật lực, trên cả thực tế, để rồi ngã bệnh nặng, và chỉ có một lần duy nhất xảy ra phép lạ là Thánh Phanxico và Đaminh đến chữa ngài khỏi bệnh. Nhân cơ hội này, ngài gia tăng việc thuyết pháp bất cứ khi nào và ở bất cứ nơi đâu khi cần.

[Thời thánh Vicentê, chiến tranh dai dẳng lan rộng khắp Châu Âu, cho nên Giáo Hội cũng bị ảnh hưởng,  khủng hoảng và phân rẽ, rồi ly giáo, ngai giáo hoàng cũng bị phân ly, giáo hội có tới ba đức giáo hoàng, thánh Vicentê cũng không thoát khỏi sự nhầm lẫn chân giả bất hợp thức giữa ba vị.  Ngài theo phe giáo hoàng bất hợp thức của một trong ba vị, tức là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ XIII, tên là De Luna, mà khi còn làm Hồng Y đã phong linh mục cho ngài, không những thế ngài còn thuyết phục dân chúng Spain vâng theo ĐGH không chính thức này.  Sau này, khi hiểu ra cớ sự, ngài bị sốc rồi lâm bệnh nặng tưởng chết, và hai thánh Đaminh và Phan Sinh đã hiển linh chữa ngài khỏi bệnh.  Sau vụ khỏi bệnh đó, ngài lấy lại tinh thần và thẳng thừng tố cáo Giáo Hoàng giả này trước giáo dân, khiến vị này phải chạy trốn luôn.  Sau có Thánh Nữ Catarina ở Siêna, là một giáo dân của huynh đoàn Dòng Ba Đaminh (thất học không biết chữ, không phải nữ tu như nhiều người lầm tưởng), được Chúa soi sáng đứng lên ổn định tình hình Giáo Hội, và ủng hộ Giáo Hoàng chính thức ngự điện tại Roma, tức là ĐứcUrban VI, loại bỏ hai giáo hoàng không chính thức, chấm dứt thời kỳ ly gián ngai tòa Phêrô có tam vị giáo hoàng.]
Cũng như Cha Thánh Đaminh, Thầy Vicentê yêu thích việc rao giảng về quyền năng của Kinh Môi Khôi. Ngài nói, "Những ai tuân giữ việc thực hành này", "là tránh khỏi hết mọi rủi ro bất hạnh/nghịch cảnh ." Ngài kể về trường hợp của một thương gia rất đạo đức nọ có lòng sùng nguyện chuỗi Môi Khôi từ sáng tới tối, đến độ sao lãng cả công việc của ông.  Có một ngày ông bị rơi vào tay bọn cướp và, biết rằng giờ chết của ông đã gần kề, ông khiêm tốn xin bọn cướp cho ông cầu nguyện một chút.  Lúc ông vừa mới bắt đầu thì Đức Trinh Nữ Rất Thánh hiện đến với ông ta, đi cùng với Thánh Catarina mang theo một khay bông hồng và Thánh Agnes (Annê) với một cây kim và một cuộn chỉ.  Bọn cướp, yêu cầu tôi kể với quý vị, là họ đã trợn tròn mắt. Vì mỗi lần ông tù nguyện câu Ave, thì Đức Trinh Nữ Rất Thánh lấy một bông hồng trên khay, rồi lấy kim xỏ nó vào sợi chỉ. Cứ như thế, Bà đã làm thành được một triều thiên hoa hồng đội lên vòng trán của ông tù.  Lúc xảy ra chuyện lạ ấy thì ông tù đang nhắm mắt cầu nguyện, nên không thấy được vòng hoa, nhưng ông ngửi thấy mùi hương hoa. Sau khi Đức Trinh Nữ và hai vị Thánh đi rồi, Ông tù thương gia mới giơ cổ ra cho họ, và nói, “bây giờ thì tụi bay có thể bóp chết tao được rồi đấy .”“Bóp chết ông hả?”  Bọn cướp nói.  "Các Đức Nữ đẹp tuyệt vời kia là ai vậy? Chắc hẳn ông là một người thánh thiện lắm; xin nhớ đến chúng tôi cùng trong kinh nguyện của ông ."  Sau đó họ trả lại hết hàng hóa cho ông rồi ăn năn hoán cải bỏ đi biệt tích.
Khi nhắc tới Người Mẹ của Nhân Loại, Vicente bỗng biến đổi hình dạng. Ngài thường hay kể về trường hợp của một cậu học trò, muốn được nhìn thấy Mẹ bằng mọi giá.  Có một thiên thần đã cảnh cáo cậu ấy là nếu cứ khăng khăng đòi cho được như vậy, cậu có thể sẽ bị mù một con mắt.  Cậu học trò chấp nhận luôn và thế là cậu bị mù mất một con mắt. Thế rồi, cậu lại xin được thấy Mẹ nữa, như vậy có nghĩa là cậu sẽ bị mù luôn cả con mắt kia, và đã xảy ra như vậy.  Nhưng lúc cậu bị mù hết cả hai mắt, thì Đức Trinh Nữ Rất Thánh hồi phục lại hết cả hai mắt cho cậu.
Người ta cậy nhờ đến ngài đủ mọi thứ chuyện khó khăn: Có không ít các làng xã đã ẩu đả nhau giành giật để sở hữu ngài cho bằng được. Có nơi họ lấy mất mũ của ngài, để bảo đảm sẽ có thai, được sinh nở an toàn và dễ dàng; chỗ khác, ngài bị đám đông vây kín như đàn châu chấu và còn có cả một đội quân nhà họ bọ cam - bọ quít - bọ xít bu theo xịt nước phép nữa. Một khi ngài đi đến đâu là biến thành điểm thu hút tới đấy.  Ngài không thể đi đâu xa hơn được. Và ngài đã phải cậy đến thiên đình trợ giúp. Thế là bỗng đâu có một khách sạn không biết từ đâu tới xuất hiện lù lù giữa rừng hoang để cho ngài trú ngụ; rồi hôm sau biến đâu mất, chuyện xảy ra là vì ngài bỏ quên mất mũ.  Một trong số những kẻ đền tội trở lại chỗ trọ để tìm, nhưng không thấy nhà trọ đâu, mà chỉ thấy có chiếc mũ đang treo ở trên cành cây ngay tại nơi đã có nhà trọ.  Năm sau ngài đến Murcia. Theo sự báo cáo của Giám Mục, Thánh Thần đã ngự đến với chúng tôi, hầu hết không ai bị bỏ chừa lại không được chạm đến ân sủng Chúa Thánh Thần tràn ngập cả bầu khí quyển.  Trong tỉnh ấy có nạn cờ bạc, ăn chơi trụy lạc, mưu ma chước dối, ẩu đả tranh chấp, và giết người. Ai đời lại đi sa ngã theo gương của dân Moor, dân mà đã hứa giữ vững lấy đức tin nếu như giàn hỏa thiêu đốt ngài ở quảng trường chính bị tắt lúc Vinh Sơn cầu nguyện? Vinh Sơn đã cầu nguyện; làm ngọn lửa tắt ngúm.
"Đó là một việc làm mạo hiểm vô cùng", như có một nhà sử học đã ghi, "để viết về sự sống mà mỗi đời người vốn gắn liền với một phép lạ ." Quả đúng thế, tất cả mọi sự đều quy về sự sống ấy, cả những sự bình thường cũng như bất thường, đều có dính béng đến phép lạ, và phép lạ tuyệt vời nhất trong đời ngài ấy là cách thức sắp đặt đời sống riêng tư thường nhật của mình. Đó quả là một gánh nặng, đầy vất vả cực nhọc, đủ thứ chuyện, đã thế lại còn bị khiêu khích liên miên, ở giữa thời kỳ ly giáo, đầy biến loạn, sặc mùi lưu huỳnh của ngày Chung Thẩm, mà bi kịch đã xảy đến với chính đời sống của ngài có lẽ rất nhiều đã ghìm hãm ngài lại, nhưng ngài rất vững vàng và không lệch hướng.  Hãy coi khuôn khổ thường nhật của ngài xem. Ngài thường thức dậy vào lúc 2 giờ sáng để nguyện Kinh Thần Vụ ban đêm, nguyện Thánh Vịnh, cầu nguyện, suy gẫm, rồi đi xưng tội - mỗi sáng - tự quất phạt chính mình, để thanh tẩy linh hồn ngài và trừng phạt thân xác của ngài.   Ngài dâng Lễ vào lúc 6 giờ, rồi sau đó thuyết giáo 3 tiếng, đi thăm viếng bệnh nhân, đi hòa giải chuyện tranh chấp kiện cáo mâu thuẫn giữa các gia đình đôi bên, sau cùng là khuyên bảo các linh hồn mà ngài mới vừa hoán cải hoặc mang họ trở lại với ân sủng: Rồi lên đường lần nữa.  Hãy hình dung ngài ở trên đường đi thuyết giáo xem: Dù mưa hay nắng, đôi chân của ngài xỏ trong chiếc kiềng gỗ gắn liền với yên ngựa cột bằng những sợi giây thừng luôn khứa vào chân ngài, bụi đất bám khắp cùng mình không dứt vì đám đông giẫm đạp, miệng lẩm bẩm nguyện Thánh Vịnh còn đôi bàn chân thì bị giây cột yên ngựa nghiến răng rắc liên miên, và cả những chuyện rắc rối bất ngờ xảy ra rồi cả tai nạn và sự chăm sóc ngài phải có cho hết cả bầu đoàn quảng đại cùng đi chung của ngài.  Ngài chỉ ăn mỗi ngày có một bữa - với súp và mấy miếng cá tí xíu, đã rửa với rượu nhúng nước. Ngài không bao giờ ăn tối.  Rồi ngài tới làng bên cạnh để đoạt giải cho Chúa chúng ta, rồi lại đi tiếp đến các làng bên cạnh được sắp đặt theo thứ tự. Tiếng ồn ào náo động thường lệ cùng với lời tâng bốc và những câu hỏi vớ vẩn vô duyên bủa vây quấy nhiễu ngài - đến độ cả áo dòng của ngài cũng bị cắt xén tơi bời luôn, họ hôn cả đôi tay của ngài - và ai cũng muốn chiếm đoạt ngài hết - nếu có một trăm người thì cả trăm cùng đua nhau, nếu có một ngàn người thì cả ngàn đua nhau, càng có nhiều bao nhiêu thì càng đua nhau chiếm cho được ngài bấy nhiêu, nếu như họ có thể chiếm được.  Rồi có một cái bục giảng ngài thường dùng để giảng vào ban tối những gì mà ngài đã giảng ban sáng, tuy chẳng có gì khác nhưng cứ y như mới vậy và có sức thuyết phục dân chúng, và các phép lạ mà ngài thường  phải nài nỉ cầu xin Chúa là đừng để cho sự thuyếp pháp của ngài biến thành vô ích chẳng còn đọng lại điều gì hữu ích sau bài giảng hoặc chưa giảng đủ - trừ phi nó đạt được hết mọi sự, và bài giảng phải luôn cô đọng được điều gì đó mưu ích cho dân chúng: Thiên Chúa chắc chắn phải có can dự vào - và đấy có nghĩa là phép lạ. Đám đông cuối cùng cũng rời khỏi, nếu không, trước khi đi ngủ - ngài chỉ ngủ có năm tiếng, không bao giờ ngủ hơn, và không ngủ trưa, ngay cả khi ở Tây Ban Nha (Spain) cũng vậy -  vì ngài còn phải bận việc suy gẫm của ngài, người đại diện của ngài cho biết như thế, ngài trực tiếp chỉ giáo và hướng dẫn cộng đoàn cùng đồng hành của ngài, chuẩn bị bài giảng cho ngày mai, đối phó với những tình huống bất ngờ trong sứ vụ ngài gặp khi phải đối đáp các giám mục, vua chúa, quan quyền thành phố, hội đồng tu sĩ các cấp, bề trên các tu viện, đích thân Giáo Hoàng, và bất cứ đám nào chất vấn - về đủ mọi đề tài mà họ có thể nghĩ hay tưởng tượng ra được, mà sự chất vấn đó không hẳn lúc nào cũng liên quan đến đạo giáo. Và, thêm vào đó, quý vị nên tính cả thời gian ngài cẩn thận cử hành các nghi lễ trong đạo nữa - vì ngài là một chuyên gia phụng vụ nên nghi lễ ngài cử hành theo đúng với nghi thức phụng vụ truyền thống của Hội Thánh thật là huy hoàng lộng lẫy mà quý vị có thể cảm nhận được.  Việc này làm nảy sinh cho ngài một ít ý niệm trong thói quen sinh hoạt thường ngày - cứ thế, hết tuần này đến tuần khác, tháng này qua tháng nọ, ngót hai mươi năm trường đằng đẵng. Ngài cử hành như vậy không ngừng nghỉ. Có một ngày, ngài tâm sự với một nhóm các linh mục như sau: “Lúc con vừa thức, để làm việc Chúa! Hãy đồng hóa mình với Chúa Kitô. Như đang vào lúc, Người bị điệu đến trước mặt quan Philatô, như đang vào  lúc Người bị dân Giudêu (Jews) la hét phản đối, như đang vào lúc Người trút linh hồn vậy .”
Đấy quả thực là bí mật chịu đựng của chính ngài. Chúng tôi cho là đích xác ngài đã theo đuổi bức thư khuyên bảo quý giá ngài đã gởi đi các nơi, ngài đã theo đuổi nó hàng giờ chính xác, nhiệt tình và hồn nhiên. Sống cuộc thương khó của Chúa Kitô với hết tâm hồn và hết trí khôn trong tấm thân ngài, Ngài thấy ở mọi chuyện xảy ra thiệt đơn giản, thiệt dễ chịu.  Chúa Kitô quả đang hiện thân trong ngài: những lời nói, việc làm, đau khổ của ngài, cũng như phép lạ của ngài cứ tự nhiên như tuôn chảy từ chính Chúa Kitô vậy. Từ đấy đức khiêm nhượng sinh sôi nảy nở trong sự nhận thức lớn lao của ngài; kể từ đấy đức nhẫn nại phản bác lại hết mọi khó khăn trong đời ngài, phản bác lại mọi thử thách về đức tin, và mọi thất bại về Đức Mến; từ đấy tặng sủng dồi dào dự định cho con người đã tuôn trào trong sự hoàn thành và tràn lan trên dự định cháy bỏng của thần linh đến độ hóa thành các phép lạ.
Có lần ngài đến bên giường của một tội nhân, để giúp ông ta trong cơn hấp hối.  Tội nhân liền níu chặt lấy thánh nhân; ngài có cảm giác hối nhân đã trễ, và ăn năn tội chẳng nên, ông ta ăn năn tội qua loa như vậy, chưa đủ để được cứu rỗi trừ phi Thánh Vinh Sơn ra sức dấn thân vào cuộc làm áp lực.  Ông ta nài xin Vinh Sơn san sẻ cho ông nhiều hơn một phần kho tàng ân sủng quý báu ngài sẵn có. Thánh nhân động lòng thương cho sự tuyệt vọng của ông. Ngài nói: “Tôi xin kính dâng lên Thiên Chúa mọi công nghiệp việc lành phúc đức của tôi để nhượng lại cho ông .” “Có thật không?” Hối nhân ngờ vực thốt lên: Ông ta không hiểu những gì thánh nhân nói đó là câu xác nhận thực sự. “Vậy xin ngài viết nó ra giấy cho tôi được không .”Thánh nhân liền vui vẻ viết ngay như ông cầu xin và ông ta qua đời mà tay vẫn còn nắm chặt tờ giấy giao kèo quý báu.  Nếu theo lý mà nói, sau khi Vinh Sơn đã cho đi hết mọi công nghiệp việc lành phúc đức của ngài rồi thì chẳng còn lại gì cả - ngài phải bắt đầu để dành lại ơn cho mình từ đầu. Nhưng mấy ngày sau, trong lúc ngài đang thuyết giáo, bỗng có một tờ giấy bay xoáy trên đầu đám đông, tựa như một chiếc lá rơi bị cuốn theo chiều gió.  Cuối cùng đậu xuống ngay trên áo choàng của vị thuyết giáo. Tôi khỏi cần phải nói chuyện gì đã xảy ra.  Thiên Chúa đã quyết định đền trả một đồng xu khác cho kẻ có tội được ơn cứu rỗi. Người đã trả lại hết cho Vinh Sơn mọi công nghiệp việc lành phúc đức cùng với dấu ấn kiểm soát của ngài. Vậy quý vị chẳng hề bị mất hết những gì đã cho đi trừ phi quý vị cho đi mới có một nửa.
(Còn tiếp ...)