Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Tốt nghiệp Đại học Harvard, anh đi rao giảng Phúc Âm trước khi đi làm việc!

Filled under:

Rao giảng Phúc Âm cho người trẻ bởi người trẻ 
 

Eli-Missionnaire-Harvard.jpg
Lên đường đi Washington trên chiếc xe buýt của sinh viên để tham dự ngày “March for Life”, chúng tôi làm quen với một nhóm trẻ mà chiếc áo ấm của họ có chữ “FOCUS”. Chúng tôi hiểu đây là một phong trào công giáo không lẫn tránh đi đâu được, một phong trào có mặt trong nhiều trường đại học Mỹ. Trong khi ở Mỹ có khoảng 80 % thanh niên bỏ đức tin công giáo ở độ tuổi 23 thì phong trào FOCUS mang sứ vụ giúp các sinh viên đào sâu đức tin của mình. Các sứ vụ viên trẻ được gởi đến các khuôn viên trường đại học để sống giữa môi trường sinh viên, giới thiệu họ một thời gian cầu nguyện và đào tạo họ. Một kiểu mẫu rao giảng Tin Mừng rất đơn giản để giới thiệu với họ đời sống Chúa Kitô, một trong các sứ vụ viên này giải thích cho chúng tôi: “Chúa Kitô đã sống giữa con người, Ngài chia sẻ đời sống của Ngài trong ba mươi ba năm và đã dệt được tình bạn. Sau đó Ngài thành lập một nhóm môn đệ và gởi họ đi khắp nơi trên thế giới.”

Gặp anh Eli, một sứ vụ viên trẻ

Ai là các sứ vụ viên được gởi đến các khuôn viên trường đại học? Chúng tôi nói chuyện với anh Eli, anh chia sẻ với chúng tôi quá trình của anh. Tốt nghiệp trường Đại học Harvard môn sinh lý học, anh tham gia vào phong trào FOCUS hai năm: “Sau khi học xong, tôi mong đi dạy môn sinh học. Nhưng tôi hoãn dự định này một thời gian… Một ngày nọ, tôi về nhà nhân ngày lễ Tạ Ơn. Tôi đi lễ và tôi bàng hoàng khi thấy một nửa băng ghế trống, nửa kia gần như không có ai trẻ của thế hệ tôi… Tôi nghĩ đến các bạn trẻ cùng tuổi tôi không được biết Chúa Kitô, hoặc đã buông bỏ khi đi học, vì họ đơn độc một mình trong đức tin. Tôi có nghe nói đến chương trình FOCUS, và tôi xin vào chương trình này! Tôi được đào tạo trong vòng năm tuần và tôi lên đường thi hành sứ vụ của mình…”

Eli cùng sống chung với các sinh viên ở Seton Hall University, bang New Jersey. Trên khuôn viên trường đại học có ba sứ vụ viên của chương trình  FOCUS cũng có mặt.

Sứ vụ của anh?

Tôi điều hành hai nhóm cầu nguyện và học hỏi Kinh Thánh mỗi tuần với 14 sinh viên. Cùng với ban tuyên úy của trường Đại học, tôi tổ chức hoặc đề nghị các khóa tĩnh tâm, các buổi đi hành hương hoặc các buổi nói chuyện. Tôi sống theo nhịp sống của sinh viên! Các người chung phòng với tôi và tôi thường xuyên mời các bạn về ăn cơm tối, chúng tôi đi chơi, chúng tôi tham gia vào các sinh hoạt thể thao… Như tất cả các sinh viên khác!”

Để tài trợ cho hai năm này, mỗi mùa hè Eli về nhà và tổ chức gây quỹ trong vùng của mình: “Có khoảng năm mươi ân nhân ủng hộ tôi. Một vài người cho tôi tiền một lần, nhiều người khác cho tôi tiền từng tháng.”

Một phong trào có tầm mức rộng lớn

Được thành lập cách đây 20 năm trong một khuôn viên một trường đại học đầu tiên, hiện nay chương trình FOCUS có mặt trong 125 trường đại học và tiếp xúc với gần 20 000 sinh viên. 550 sứ vụ viên trẻ như anh Eli làm việc trong các khuôn viên này, họ đảm bảo sự có mặt của đạo công giáo ở đây và họ tổ chức các buổi gặp gỡ khác nhau.

Khí cụ chính của phong trào FOCUS là tạo các nhóm học Kinh Thánh, và các thành viên gặp nhau mỗi tuần để cùng nhau đào sâu đức tin. Anh Eli giải thích cho chúng tôi biết làm thế nào mà các sứ vụ viên dành ưu tiên cho việc trải rộng ra các nhóm này: “Năm nay tôi đào tạo ba sinh viên, chính họ sẽ điều hành các nhóm học Kinh Thánh ở khuôn viên trường. Và đến lượt họ, họ sẽ đào tạo các lãnh đạo khác! Nếu mỗi người đào tạo ba người lãnh đạo thì các bạn hình dung xem tác động sẽ lớn như thế nào!”. Chúng tôi làm con tính trên 550 sứ vụ viên, và đến lượt bạn…




Hạn hán nghiêm trọng ở Mexico hé lộ nhà thờ 400 năm tuổi còn gần như nguyên vẹn.
Nhà thờ 400 tuổi bất ngờ nổi lên mặt nước sau trận hạn hán
Nhà thờ 400 tuổi bất ngờ nổi lên mặt nước sau trận hạn hán
Theo tờ RT (Nga), hình ảnh từ máy bay không người lái cho thấy nhà thờ thế kỷ 16 nằm giữa đập Benito Juarez ở Jalapa del Marquez, Oaxaca, Mexico nổi lên sau trận hạn hán kéo dài.

Miguel Oliveira, một người dân địa phương cho biết nhà thờ được xây dựng để thờ Đức mẹ đồng trinh Mary vào những năm cuối thế kỷ 16.
​​​​​
Nhà thờ từ thế kỷ 16 nổi lên sau trận hạn hán nghiêm trọng ở Mexico

Miguel Oliveira nói: "Đền thờ ra đời vào khoảng năm 1550 - 1600, dùng để tôn thờ Đức mẹ đồng trinh Mary, vị thánh bảo vệ thành phố Santa María Jalapa de Márquez".

Theo các chuyên gia đền thờ có thể bị ngập vào khoảng năm 1962. Năm 2008, một trận hạn hán kéo dài khiến nhà thờ nổi lên một phần lần đầu tiên sau gần 50 năm chìm dưới nước.

Tuy nhiên, trong năm nay, khi Mexico trải qua đợt nắng nóng đỉnh điểm, mực nước đập giảm xuống chỉ còn 156 triệu m3, bằng 16% so với lượng nước thông thường, khiến toàn bộ nhà thờ nhô lên mặt nước.



Ấn Độ: 1,5 triệu người hành hương dưới chân Đức Mẹ

Từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 2, tín hữu kitô giáo và hinđu đi hành hương Đức Mẹ Gunadala.
Ấn Độ 1,5 triệu người hành hương dưới chân Đức Mẹ
Ấn Độ 1,5 triệu người hành hương dưới chân Đức Mẹ
Từ ngày 9 tháng 2, từ hừng đông tín hữu hành hương kéo nhau về dự thánh lễ đầu tiên trong ngày kính Đức Mẹ Gunadala, một nơi ở miền Nam nước Ấn. Các gia đình nhồi nhét nhau ngồi trong các chiếc xe tải trang hoàng hình Đức Mẹ trong dịp này.
Hành hương theo kiểu Ấn Độ
Rất nhiều tín hữu hinđu ở trong đoàn rước Đức Mẹ. Theo giáo phận Vijayawada, miền Đông nước Ấn, thì chỉ có 60 % người tham dự là tín hữu kitô. Đối với người hinđu, Đức Mẹ là nữ thần Mahadevi, họ không lạ lẫm với cách biểu lộ đức tin của tín hữu kitô, một cách biểu lộ tôn giáo cũng giống như họ. Các thánh lễ được cử hành ở các đền thờ lớn, được bày biện trang trí theo nghệ thuật Ấn Độ. Theo truyền thống, tín hữu kitô và hinđu mang hoa đến đặt dưới tượng Đức Mẹ, họ đập vỡ trái dừa ra trước Đức Mẹ. Bên ngoài đền thờ, các người thợ cắt tóc hành nghề vì theo người Ấn Độ, xuống tóc là dấu chỉ tuân phục, ăn năn và tỏ lòng biết ơn, trống kèn vang dội cả một vùng, làm tăng bầu khí nhộn nhịp cho ba ngày lễ này.
Nối kết giữa Lộ Đức và Gunadala
Bức tượng Đức Mẹ người Ấn Độ tôn kính có một hành trình dài. Bức tượng được khắc ở Ý, được Viện giáo hoàng truyền giáo nước ngoài dựng lên năm 1925, bức tượng là nối kết liên tục của các đền thờ tôn kính Đức Mẹ như ở Fatima hay Lộ Đức. Kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với Thánh Bernadette Soubirous ngày 11 tháng 2-1858 được cử hành trọng thể ở  Gunadala, một nơi ở cách xa Lộ Đức 7000 cây số! Theo tương truyền vẫn còn lưu hành, nhưng không được Giáo hội công giáo xác nhận, thì cùng một lúc Đức Mẹ hiện ra với Thánh Bernadette Soubirous, Đức Mẹ cũng hiện ra trên đồi, nơi được xây đền thờ bây giờ.
“Mẹ che chở tôi trong 25 năm”
Linh mục Udumala Showry Bala Reddy, giám đốc đài truyền hình công giáo Divya Vani, giảng trong thánh lễ đầu tiên của ba ngày dâng kính Đức Mẹ này. Linh mục cho biết, Đức Mẹ được người Ấn Độ gọi là “Đức Mẹ bảo vệ sức khỏe” đã che chở cho cha trong 25 năm chức thánh của mình.
Đền thánh quá tải
Về phần mình, Đức Giám mục Telagathoti Raja Rao của địa phận Vijayawada cho biết, trước số lượng quá đông tín hữu về dự đại hội, đã đến lúc phải tìm cách làm sao để đón tiếp chu đáo số khách hành hương này. Giám mục đã gởi một nhóm các linh mục đi viếng thăm các đền thánh Đức Mẹ lớn ở Rôma, Lộ Đức, Fatima và Częstochowa để học hỏi thêm về cách tổ chức đón tiếp.



 (Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 16.02.2017/



Trung quốc trục xuất những nhà truyền giáo Đại Hàn

Trung quốc đã trục xuất 32 nhà truyền giáo Kitô giáo Đại Hàn, một quan chức chính phủ Nam Hàn cho biết hôm thứ Bảy, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia về việc triển khai kế hoạch hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ ở miền Nam.
Trung quốc trục xuất những nhà truyền giáo Đại Hàn
Trung quốc trục xuất những nhà truyền giáo Đại Hàn
Các nhà truyền giáo này có trụ sở tại Yanji, và nhiều người trong số họ đã làm việc tại Trung quốc hơn một thập kỷ qua, theo tường thuật của Reuters, đổ cho việc trục xuất do quyết định của Nam Quốc là nơi đặt hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn



Logo Quả tim và tràng chuỗi, biểu trưng chuyến đi Fatima của Đức Giáo hoàng

Biểu trưng (logo) chuyến đi Fatima vào các ngày 12 và 13 tháng 5-2017 đã được công bố từ ba tháng trước đây. Biểu trưng mang hình ảnh tiêu biểu cho năm kỷ niệm 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Bồ Đào Nha: Quả tim và tràng chuỗi.
Logo Quả tim và tràng chuỗi, biểu trưng chuyến đi Fatima của Đức Giáo hoàng
Logo Quả tim và tràng chuỗi, biểu trưng chuyến đi Fatima của Đức Giáo hoàng

Trong một thông tin của Tòa Thánh, nhà thiết kế Francisco Providence giải thích, ông mong muốn qua “hình ảnh, ông thể hiện được lòng thương xót và mong ước hòa bình mà Đức Giáo hoàng là sứ giả, đơn sơ và dễ gần như vị thánh mà ngài đã chọn làm tên cho mình”.

Hình ảnh nêu lên nét “đơn sơ và trong sáng của Đức Giáo hoàng”,  cũng như nói lên “văn hóa Bồ Đào Nha” qua nét chữ sáng nhẹ do nhà thiết kế Dino Santos tạo ra năm 2008.


Ông Francisco Providence cho biết thêm, chủ đề trọng tâm của chuyến đi hành hương của Đức Phanxicô là “Trái tim Vô nhiễm Maria: các hạt của tràng chuỗi vẽ trái tim là sự trong sáng của Mẹ, Mẹ trút hết tấm lòng mình để lấp đầy tình yêu của Chúa. Tâm hồn nào đặt lòng thương xót của Chúa Cha lên hàng đầu thì bao gồm cả thập giá của tràng chuỗi, để không bỏ qua sự đau khổ cứu thế của Con Thiên Chúa”.

Ngày 13 tháng 5-1917, trong lúc thế giới đang trải qua Thế chiến Thứ nhất, Đức Mẹ Maria hiện ra dưới hình ảnh “Mẹ mặc áo mặt trời” ở Cova da Iria gần Fatima với ba em: Lucia dos Santos, Jacinta và Phanxicô Marto. Đức Mẹ xin các em liên lỉ cầu nguyện nhất là lần tràng hạt để cho những người tội lỗi được trở lại.

Biểu trưng chuyến đi cũng là hình ảnh tượng trưng cho 100 năm ngày Đức Mẹ hiện ra với hàng chữ: “Với Maria, hành hương trong hy vọng và trong hòa bình”. Còn về bức áp-phích chính thức thì có hình Đức Giáo hoàng tươi cười đưa tay chào và ban phép lành.