HÔN NHÂN BÍ TÍCH
“Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” (Mc 10,9)
Suy niệm: Hôn nhân Công giáo xưa nay vẫn được tiếng tốt, vì các cặp vợ chồng tín hữu đã nỗ lực sống lòng chung thủy theo luật một vợ một chồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời đại, nét son ấy đang dần dần bị mai một. Ở Việt Nam, ta chưa có con số thống kê chính thức, nhưng chắc hẳn tỉ lệ ly dị của các cặp đôi Công giáo không phải là ít trong thời đại hôm nay. Đó là dấu chỉ cho thấy người ta mất dần ý thức về sự thánh thiêng của bí tích hôn phối, cũng như sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống hôn nhân. Thiên Chúa đã nâng hôn nhân lên hàng bí tích, cho thấy đời sống vợ chồng là chuyện linh thiêng, cũng như qua đó, ban đặc sủng cho người sống đời gia đình. Thế nhưng, con người lại thích ra luật hôn nhân riêng cho mình, và vì thế, mới có đổ vỡ, ly dị, con cái mất cha thiếu mẹ. Cần lắm thay cho sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống gia đình!
Mời Bạn: Giáo Hội Việt Nam đề xướng kế hoạch ba năm chuẩn bị cho hôn nhân và củng cố đời sống gia đình. Bạn có quan tâm, tìm cách đưa vào đời sống gia đình, giáo xứ, giáo phận không, hay chỉ coi đó là công việc của các vị chủ chăn chứ chẳng ăn nhập gì đến mình?
Chia sẻ: Bạn làm gì để vượt qua những thách đố trong bậc sống của mình?
Sống Lời Chúa: Duy trì sự hiện diện của Thiên Chúa trong gia đình bằng những giờ cầu nguyện chung với nhau.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã có một gia đình như chúng con; Chúa, Mẹ Ma-ri-a, thánh cả Giu-se đã sống thánh thiện trong gia đình ấy. Xin cho chúng con luôn biết mời Chúa đến ở cùng, để chúng con cũng được thánh hóa như Thánh Gia. Amen.
THÁNH NẾ MAGARITA CÔTÔNA
(+ 1297)
Thánh nữ Magarita sinh ra tại làng nhỏ Lavianô thuộc miền Côtôna. Lọt
lòng mẹ, Magarita như bông hoa tươi đẹp mắt mọi người. Nhưng buồn thay,
sinh ra chưa đầy hai tuổi, Magarita đã mang số phận mồ côi mẹ, để rồi
khi đoạn tang, tiếp tục sống với người dì ghẻ tàn nhẫn. Bà cay nghiệt và
hành hạ trẻ Magarita nhiều cách, đến nỗi ai nghe biết cũng phải mủi
lòng… Sống trong gia đình đầy oán giận, Magarita chán nản, mất cả những
tính tốt của bà mẹ hiền đã quá cố. Cô không còn kính sợ Thiên Chúa,
nhưng mỗi ngày một thêm bướng bỉnh và liều lĩnh. Hơn thế, cậy vào sắc
đẹp kiều diễm, cô buông mình sống lả lơi theo đà dục vọng, và sau cùng
theo một gã công tử miền Monte-pulchriano…(+ 1297)
… Sau những ngày chung sống thỏa mãn mọi dục vọng và tham ước xa hoa, Magarita sinh hạ một con trai. Người con đó về sau đã vào tu trong Dòng Anh Em Hèn Mọn…
Chín năm qua đi trong tội lỗi, Magarita lúc ấy mới bừng mắt tỉnh giấc mê: nàng nghĩ chỉ có thể làm dịu những tiếng trách móc ấy bằng sự thực hành việc bác ái, như viếng thăm bệnh nhân và giúp đỡ người nghèo khổ. Những công việc từ thiện trung thành ấy dần dà gợi lên và nuôi lớn trong lòng nàng một nguyện ước tuy thầm kín nhưng rất mãnh liệt: nàng muốn sống đời tịch liêu để đền tội. Thế rồi Magarita giam mình trong phòng kín ăn năn vì những tội đã phạm.
Một việc xẩy đến càng làm cho nàng đau khổ và thống hối hơn nữa. Số là, ngày kia, người yêu của nàng đi ra đồng sớm để thăm những khu đất mới tậu. Trên đường đi, chàng bị kẻ lạ mặt giết chết. Ngày tháng trôi qua, không một tin tức về nhà… Magarita, sau nhiều công tìm kiếm vô ích, đành bó tay ôm chặt nỗi lòng chán chường đắng cay. Trong những ngày đơn chiếc, bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu kỷ niệm quá khứ thi nhau sống lại dằn vật linh hồn nặng trĩu những đau khổ… Cho tới một hôm, con chó nhỏ đi theo chàng tiu nghỉu trở về. Với dáng điệu buồn bã, nó đến nằm dưới chân Magarita, gầm gừ vài tiếng thiểu não. Rồi vùng dậy, nó cắn tà áo thánh nữ như muốn giục đi đâu. Như người mất hồn, Magarita lững thững đi theo con chó đáng thương. Nàng lội qua những con đường ruộng quanh co trơ trụi những gốc cỏ cuối mùa vàng úa… Nàng cảm thấy mệt lả, muốn quay gót trở về nhưng tiếng sủa bất ngờ của con chó khiến nàng ngẩng nhìn về đường xa. Thì trời ơi! Xác người yêu, chương lên nằm xóng xoài trên vũng máu! Ơn Chúa thúc đẩy lại gặp cảnh đau thương, Magarita xúc động đến ngã quị với hai dòng lệ thống hối.
Lo liệu cho người yêu xong, Magarita lập tức cắp gói trở về nhà cha. Như người con hoang tàn trong Phúc Âm, nàng quỳ dưới chân cha tha thiết xin ơn tha thứ vì tội bất hiếu khinh quyền làm ô nhục cho gia đình bấy lâu. Và xin cha thương cho ở lại trong gia đình, hứa quyết từ bỏ đời sống phóng đãng. Người cũng khiêm nhường thú tội chung trước mặt dân làng Lavianô và hứa sẽ thành thực hối cải, xin mọi người thứ tha vì những gương xấu đã làm. Hơn thế, nàng còn buộc giây vào cổ tiến đến nhà thờ họ xin ơn thông công với mọi người…
Thái độ cao quý ấy làm phật lòng bà dì ghẻ. Bà vẫn đinh ninh Magarita sẽ suốt đời vùi đầu trong cảnh sống sa đoạ vô phương cứu vãn. Bà đã tự hào đuổi được Magarita khỏi nhà mà không tốn một lời yêu cầu… Bây giờ câu truyện xẩy ra lại khác! Càng thấy mình thất bại, bà càng tức tối và nhục mạ Magarita hơn… Vì thế, nàng lại một phen lâm vào cảnh sống đầy đoạ, bị dì ghẻ hành hạ hết mức, đến nỗi nhiều lúc ngã lòng, nàng muốn liều thân đi theo con đường cũ… Nhưng ơn Chúa đủ cho những ai thực lòng trông cậy! Ơn Chúa đến để khuyến khích và giúp Magarita chịu đựng mọi thử thách. Được ơn Chúa soi sáng, thánh nữ xin phép cha cho lên nhập dòng ba các cha dòng Phanxicô tại Côtôna.
Được cha đồng ý, Magarita vui như con trẻ thơ ngây, chứng tỏ một tâm hồn đã được thanh luyện…
Đến nơi, ngài sấp mình xuống dưới chân cha giải tội, trình bầy cặn kẽ tình trạng tối tăm của linh hồn, và xin mặc áo dòng ba để đền tội. Nhưng trước khi nhận lời, để chứng tỏ một sự trở lại chân thực, các cha dòng đòi Magarita phải qua ba năm dọn mình. Hoàn toàn vâng lời đấng thay mặt Chúa, Magarita bắt đầu khép mình vào đời sống khắc khổ, ngày đêm thống hối bằng lời nguyện hòa trong hai dòng lệ. Thấy ngài sốt sắng trở nên hoàn thiện ma quỷ dùng nhiều chước cám dỗ ngài, nhất là về lòng khiêm nhường và đức trông cậy. Ngài ghét tội quá, đến nỗi mỗi khi nhớ đến đời sống quá khứ, ngài buộc thừng vào cổ, chạy ra phố khóc lóc xin dân thành hãy giầy đạp nguyền rủa mình vì tội đã làm ô danh dân thành. Ngài còn làm nhiều việc đền tội kỳ lạ khác cho dù cha giải tội không đòi buộc.
Nhận lòng thống hối của thánh nữ, Thiên Chúa tỏ nhiều dấu yên ủi và tưởng lệ Magarita: cho thánh nữ làm nhiều phép lạ, hưởng nhiều thị kiến và được diễm phúc đàm đạo thân mật với Chúa nhiều lần. Thánh nữ kính riêng sự thương khó Chúa. Hằng ngày năng suy ngắm sự đau khổ Chúa Kitô đã chịu vì kẻ có tội, hầu để giục lòng sống khắc khổ và thi hành bác ái, cầu nguyện cho phần rỗi nhân loại. Gương sáng đời sống thống hối của thánh Magarita đã đánh động và cải hóa được nhiều linh hồn. Ngài cũng mộ mến các đẳng linh hồn luyện tội. Lần kia đang cầu nguyện, ngài được Chúa cho biết, bà thân mẫu đã khỏi luyện tội sau 10 năm thanh tẩy, còn cha ngài, hiện đang bị giam với một thời hạn lâu dài. Ngày lễ Đức Mẹ dâng Chúa trong đền thờ năm ấy, Chúa Giêsu nói với ngài khi rước lễ: "Ba linh hồn quá cố mà sáng nay con đã cầu nguyện cho không bị luận phạt. Họ phải đau khổ vì cứ tưởng bị luận phạt như đã đáng. Nhưng sứ thần Cha đã đến yên ủi chúng."
Trên đường trọn lành, Chúa Thánh Thần không dẫn các linh hồn đi theo cùng một con đường. Thánh nữ Magarita quả là một tấm gương thống hối, một đường trọn lành hiếm có… Sau 23 năm sống đời khắc khổ, thống hối khiêm nhường và bác ái như thế, thánh nữ được Chúa soi sáng cho biết ngày về trời sắp tới. Từ đó ngài càng tăng thêm lời nguyện cho các linh hồn luyện tội… Sinh lực kiệt quệ, ngày 22-02-1297 ngài êm ái trút hơi thở cuối cùng.
Xác ngài được táng trong nhà thờ các cha dòng họ Phan, nơi đây Chúa làm nhiều phép lạ vì lời bầu cử của thánh nữ.
Thánh nữ Magarita quả là một gương sống động cho mọi tâm hồn tội lỗi muốn trở về với Cha Cực Thánh. Năm 1728, ngài được Đức Giáo Hoàng Biển đức XIII phong bậc hiển thánh.
Không Khí
Trong
kho tàng văn chương Ấn giáo, có ghi lại câu chuyện như sau: Có một đệ
tử đến thưa với vị linh đạo của mình: "Thưa thầy, con muốn gặp Chúa". Vị
linh đạo chỉ đáp trả bằng một cái mỉm cười thinh lặng.
Ngày
hôm sau, người môn sinh trở lại và bày tỏ cũng một ước muốn. Vị linh
đạo vẫn mỉm cười và tiếp tục giữ thinh lặng cố hữu của ông. Một ngày đẹp
trời nọ, ông đưa người thanh niên đến một dòng sông. Thầy trò cùng trầm
mình xuống nước. Chờ cho người đệ tử cảm thấy hoàn toàn thoải mái trong
dòng nước mát, bất thần vị linh đạo túm lấy anh và dìm xuống nước một
hồi lâụ Người thanh niên cố gắng vùng vẫy để trồi lên mặt nước. Lúc bấy
giờ vị linh đạo mới hỏi anh: "Khi bị dìm xuống nước như thế, con cảm
thấy cần điều gì nhất?". Không một chút suy nghĩ, người đệ tử đáp:
"Thưa, con cần có không khí để thở".
Lúc
bấy giờ vị linh đạo mới dẫn giải: "Con có cảm thấy ước ao gặp gỡ Thiên
Chúa như vậy không? Nếu con khao khát như thế, con sẽ gặp được Ngài tức
khắc. Ngược lại, nếu con không hề có ước muốn ấy, thì dù con có vận dụng
tất cả tài trí và cố gắng, con cũng sẽ không bao giờ gặp được Ngài".
Chúng
ta thánh thiện không phải vì chúng ta đã làm việc thiện. Chúng ta thánh
thiện không phải vì chúng ta đã tránh được điều xấụ Chúng ta thánh
thiện không phải vì chúng ta đã cầu nguyện. Chúng ta thánh thiện không
phải vì chúng ta đã sống tử tế. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng
ta can đảm. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta cố gắng rèn
luyện ý chí. Chúng ta thánh thiện không phải vì chúng ta hy sinh phục
vụ...
Sự
thánh thiện của chúng ta chính là Thiên Chúạ Chính nhờ tham dự vào sự
sống của Ngài mà chúng ta mới có thể làm việc thiện, mới có thể tránh
được điều xấu, mới có thể cầu nguyện, mới có thể can đảm, vui tươi.
Cũng
như người đệ tử khao khát gặp Chúa, chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng
ta được thông dự vào sự sống của Ngài, để nhờ đó chúng ta mới có thể
mang lại hoa trái của sự thánh thiện.