Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

5 Phút cho Lời Chúa 9/2/2017

Filled under:

SỨC MẠNH TÌNH YÊU

Chúa Giê-su nói với bà: “Phải để cho con cái ăn nó trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con.” Bà ấy đáp: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con.” (Mc 7,27-28)

Suy niệm: Thật khó mà hiểu tại sao người đàn bà Hy-lạp này có thể chịu đựng được câu nói của Chúa nghe như thể xúc phạm đến bà, nếu không biết rằng bà đến gặp Chúa với mục đích xin Chúa cứu lấy đứa con bị quỷ ám của bà. Tình yêu đối với con của bà lớn hơn thử thách trong câu nói bà nghe và bà biết rõ chỉ nơi Chúa Giê-su bà và con gái của bà mới tìm được ơn lành. Có những người mẹ ngày nay sống như thế. Chị Nguyễn Thị Yên ở thôn Đông Lao, ngoại thành Hà Nội, tuy bị ung thư giai đoạn cuối, đã khước từ phác đồ điều trị để sinh con, chấp nhận khả năng tử vong. Tương tự, thánh Gianna cũng từ chối chữa trị ung thư để cứu lấy sinh mạng của người con trong bào thai. Tất cả họ đặt niềm tin vào Chúa cách tuyệt đối, tin rằng Chúa luôn dủ lòng xót thương, xin Chúa thương đến con của họ. Tình yêu dành cho con cái khiến họ bất chấp mọi nghi nan và càng gia tăng lòng tín thác vào Chúa hơn.

Mời Bạn: Tình thương của bạn dành cho người thân trong gia đình thế nào? Có thúc đẩy bạn đến một hành động tín thác vào Chúa không?

Sống Lời Chúa: Dâng lên Chúa lời nguyện cầu cho một người thân trong gia đình đang cần đến ơn Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, vì yêu thương chúng con, Chúa không quản ngại tự hủy chính mình trên thánh giá. Xin cho con theo gương Chúa, biết chấp nhận mọi khốn khó và kiên trì cầu nguyện cho người thân của con được ơn Chúa.


 THÁNH GIOAN MATHA
SÁNG LẬP DÒNG CHÚA BA NGÔI
(1160-1218)
Giữa một xã hội đảo điên vô nhân đạo, ai nấy chỉ trọng tài khinh nghĩa mà coi rẻ nhân vị con người, thánh Gioan Matha đã xuất hiện như một vì sao, sáng ngời đức bác ái để soi cho muôn người tinh thần bác ái của Chúa Kitô. Quả thế, ngài không những là vị sáng lập dòng Thiên Chúa Ba Ngôi chuyên việc chuộc lại những tù nhân và nô lệ, thánh nhân còn là một vị tông đồ đem hết cả đời sống phục vụ nhân loại với tinh thần bác ái của Chúa Kitô.
Hôm ấy ngày 23-6-1160, cả miền Prôvăng (Provence) tươi cười trong bầu không khí tiễn xuân đón hè. Nhưng trong xóm nhỏ Phôcông (Faucon) người ta còn thấy một quang cảnh nhộn nhịp khác thường, dân trong xóm vừa thêm một xuất nhân danh, con trẻ Gioan chào đời.
Sinh ra trong một gia đình giầu lòng đạo hạnh, Gioan được rửa tội rất sớm, tức là ngay ngày hôm sau khi sinh ra, nhằm ngày lễ sinh nhật thánh Gioan Tiền hô. Nhất nữa cậu lại được bà mẹ nhân đức mau biết dâng con cho vị Hiền Mẫu Thiên Quốc. Người ta còn kể lại chính bà thân mẫu Gioan như linh cảm thấy cậu nhỏ sau này sẽ là người cứu chuộc nhiều kẻ tù tội, nên bà đã chăm lo huấn luyện cho cậu nhỏ Gioan có một lòng thương người đặc biệt. Lần kia cả gia đình đi Mạcxây, bà đã dẫn Gioan lại thăm một nhà tù và dậy cậu an ủi những con người xấu số đáng thương kia. Tuy còn nhỏ bé Gioan đã biết những lời lẽ thơ ngây sẽ làm vui lòng những tù nhân đáng thương đó.
Lớn lên, Gioan được gửi học tại E (Aix). Từ giáo sư cho đến các bạn học ai ai cũng đều cảm phục vì thấy Gioan rất mực chăm lo học hành và cố gắng tiến tới trên đường nhân đức một cách khác thường. Những chiều nghỉ học, cậu tự ý đi tới các nhà thương thăm viếng các bệnh nhân và giúp đỡ họ khi có thể. Được mẹ cẩn thận dặn dò, cậu lại sớm biết thể hiện trung thành tinh thần tận hiến cho Đức Mẹ, xin Người giúp đỡ và gìn giữ hồn trong sạch.
Sau mấy năm theo học, Gioan trở về gia đình, nơi đây Gioan cảm thấy ơn kêu gọi sống cuộc đời chiêm niệm. Ngài xin phép cha mẹ đi sống ẩn tu ở một làng gần đó để ở đấy một thời gian đợi ánh sáng Thiên Chúa soi cho biết phải sống bậc nào. Sau một thời gian triền miên trong lời nguyện, Gioan trở về tiếp tục công việc đèn sách để mở rộng nền học vấn, tại đại học đường Paris. Có một ngày Gioan đến cầu nguyện trong nhà thờ và được nghe tiếng Chúa phán bảo và khuyến khích Gioan trau dồi kiến thức hơn, để làm sáng danh và vui lòng Người. Coi đó là tiếng Chúa gọi, thánh nhân đi gặp Đức Giám mục giáo phận là Môríc Suynly (Maurice de Sully) để xin ngài hướng dẫn đường thiêng liêng. Và từ đó Gioan càng nỗ lực miệt mài trên con đường học vấn. Chẳng bao lâu sự thông thái và quảng bác của ngài làm cho tất cả các giáo sư đại học bỡ ngỡ và cảm phục. Chỉ trong mấy năm, ngài đã lần lượt giật được những văn bằng tú tài rồi tiếp đó cử nhân và sau cùng là văn bằng tiến sĩ.
Tuy chưa phải là linh mục, nhưng với tư cách và tài đức thật xứng đáng làm một linh mục. Vì thế, Đức Giám mục giáo phận Paris và cũng là cha thiêng liêng của ngài đã tỏ ý muốn cho Gioan hiến thân làm việc cho Chúa. Vì vâng lời, Gioan Mattha nhận chịu chức linh mục. Cũng từ giờ phút đó ngài dọn mình sốt sắng bằng cách tăng cường lòng đạo đức, gia tăng các việc mộ đạo để chuẩn bị dâng thánh lễ đầu tiên.
Ngày cha Gioan dâng lễ mở tay cũng là ngày Chúa tỏ rõ cho ngài biết sứ mệnh phải chu toàn. Trước một số đông giáo hữu và hàng đạo đức tới dự lễ mở tay của tân linh mục trong đó dĩ nhiên có Giám mục Suynly, cha Gioan tiến lên bàn thánh với vẻ trang nghiêm sốt sắng của một thiên thần. Tới khi vừa dâng Mình Thánh xong, trong khi mọi người sốt sắng cầu nguyện, bỗng dưng cha đứng ngây người, vẻ mặt sáng hẳn lên, đôi mắt đăm chiêu như chăm chú vào một vật gì vô hình ở phía trên bàn thờ.
Cơn ngất trí kéo dài trong một lúc. Sau đó nét mặt cha trở lại bình tĩnh như thường và cha tiếp tục hành lễ. Lễ xong Giám mục Suynly hỏi lại đầu đuôi câu truyện và cha buộc phải thuật lại vì vâng lời.
Ngài nói: "Khi con dâng Mình Thánh lên, con thấy một thiên thần mặc áo trắng toát, trên ngực mang một thánh giá xanh biếc, hai tay ngài bắt chéo nhau như để giao hoà hai người tù nhân đáng thương quỳ dưới chân dáng điệu khẩn khoản, một người là tín hữu còn người kia là một thổ dân ở Phi Châụ" Đức Giám mục và mọi người dự lễ đều được diễm phúc nhìn thấy sự lạ. Vì không hiểu ý nghĩa ra sao, nên ai nấy đồng thanh xin cha Gioan đi Rôma yết kiến Đức Giáo Hoàng.
Cha vâng lời, nhưng ngài nghĩ rằng sự kiện xẩy ra càng khiến mình phải xa thế gian và đề phòng quỷ kiêu ngạo. Vì thế ngài đợi Chúa làm dấu khác rõ rệt hơn rồi mới đi. Trong khi chờ đợi ngài nghe biết có một ẩn sĩ thánh đức tên là Phêlích Valoa hiện đang sống gần Găngđơluy (Gandelu) thuộc giáo phận Mô (Meaux), ngài liền đi tìm vị ẩn sĩ ấy để xin thụ huấn đường trọn lành.
Hai người thành đôi bạn rất tri kỷ, ngày ngày hằng đàm đạo với nhau về những câu chuyện lành thánh. Ngày kia hai thánh nhân đang ngồi đàm đạo với nhau trên bờ suối, bỗng thấy một nai trắng ở đâu hiện ra; trên đầu giữa hai sừng con vật có cắm một thánh giá mầu xanh biếc. Sự kiện này gợi lại cho cha Gioan tất cả những hình ảnh và cảm tưởng của điềm lạ trước. Ngài liền kể lại cho thầy Phêlích và cả hai cùng kết luận đó là thánh ý Chúa muốn truyền dậy một điều gì. Để xin Chúa soi sáng cho biết, cả hai cùng chung sức cầu nguyện và ăn chay suốt tuần. Kết quả là cả hai đều được ba lần báo mộng là phải đến Rôma yết kiến Đức Giáo Hoàng và xin Người dậy điều phải làm. Lập tức các ngài lên đường đi Rôma xin yết kiến Đức Giáo Hoàng Cêlestinôâ III, nhưng chưa đến nơi các ngài đã lại được tin Đức Thánh Cha băng hà và Đức Inôxentê III, bạn cũ của cha Gioan, lên kế vị. Đến Rôma hai người được Đức Giáo Hoàng đón tiếp nồng hậu và coi như những vị sứ giả của trời. Sau những cuộc đàm thoại thân mật tỏ rõ tình yêu thương của vị cha chung, Đức Giáo Hoàng dậy các ngài phải lập một dòng chuyên lo việc chuộc lại những tù nhân. Dự án này được đề ra trong phiên hội các Hồng Y và các Giám mục tại đền thánh Latêranộ Đức Giáo Hoàng cũng dậy mọi người phải thêm lời cầu nguyện và ăn chay suốt một tuần lễ để được biết rõ thánh ý Chúa hơn.
Ngày 28-01-1198, Đức Thánh Cha dâng lễ tại đại giáo đường Latêranô với ý đó. Khi Ngài dâng Mình Thánh lên, mọi người lại thấy xuất hiện cùng một sự kiện như hôm lễ mở tay của cha Gioan. Không còn nghi nan, Đức Thánh Cha ban sắc thực hành dự án lập dòng mới, dòng Chúa Ba Ngôi, mà vị sáng lập là cha Gioan và cha Phêlích. Ngày 02-02-1198, Đức Thánh Cha chủ toạ lễ mặc áo cho các ngài. Y phục dòng là áo dài trắng với cây thánh giá mầu xanh biếc trên ngực. Dòng nhằm mục đích tìm mọi phương tiện bác ái chuộc lại các tù nhân và nô lệ dưới sự phù trợ của Đức Mẹ. Xong việc, theo lời dậy của Đức Thánh Cha, các ngài trở về Paris làm việc dưới quyền cố vấn của Đức Giám mục và các cha dòng Víctô (Victor).
Về tới Paris, các ngài xin vào yết kiến Hoàng đế Philipê Augustô trình bầy công việc và xin phép lập dòng. Được vua chấp nhận, các ngài còn được đại tướng Gôchiê Săngchiông (Gautier de Chantion) dâng đất xây nhà dòng tại nơi con nai lạ hiện hình. Ngôi nhà dòng mới mang tên là tu viện: "Miền Nai lạ ".
Nhờ sự giáo huấn của thánh nhân, nhiều cha dòng đầu tiên đã thành những nhà truyền giáo thời danh, làm ích nhiều cho Giáo hội và nhà dòng. Song song với đức vâng lời tuyệt đối, dòng phát triển mau lẹ sang Phi châu và nhiều nơi khác. Và kết quả bao công lao vất vả là năm 1200, cha Gioan Angiêlic và Guliêmô Scôn đã vận động cho 146 tín hữu và các nô lệ được phóng thích. Cha thánh Gioan còn hoạt động rất đắc lực tại Tây Ban Nha, làm cho nhiều nô lệ được phóng thích. Trên đường hoạt động, thánh nhân cùng với 110 nô lệ phải vượt nhiều nguy hiểm: Dân ngoại không muốn giải phóng nô lệ, mà họ coi như những miếng mồi ngon, nên lập mưu dùng mảng không buồm buông thánh nhân và đám nô lệ ra khơi, hy vọng sẽ giết được tất cả. Không để lộ một chút lo sợ, thánh nhân giục mọi người trên mảng cầu nguyện, và cởi áo ngoài khâu lại làm buồm. Ngài quỳ xuống hai tay giang cầu nguyện suốt đêm ngày. Nhờ ơn Chúa, hôm sau, mảng ngài cập bến yên hàn, trước sự bỡ ngỡ của mọi người bản xứ. Trong thời gian cha Gioan hoạt động tại Tây Ban Nha và Phi Châu, thì cha Phêlích lo phát triển dòng tại Pháp. Nhiều nhà dòng được thiết lập thêm, đáng kể nhất là nhà chính dòng tại Paris. Cha Phêlích qua đời ngày 20-11-1212.
Hai năm cuối đời, thánh Gioan trở về Rôma với mục đích thăm viếng tù phạm, yên ủi bệnh nhân, giúp đỡ dân nghèo và rao giảng Phúc âm. Từ khi cha Phêlích tạ thế, thánh nhân hằng được ơn ngất trí, như để cùng hiệp thông với người bạn cũ đã về trời. Hình như ngài được Chúa cho biết ngày về trời sắp tới, vì thế ngài hết sức củng cố nhà dòng, tăng cường đời sống nội tâm, mặc cho những cơn sốt rét phá hoại sinh lực. Ngày 17-11-1218 ngài hội các tu sĩ và các tù nhân đã được trả tự do, khuyên nhủ và chúc lành lần sau cùng, rồi êm ái trút hơi thở cuối cùng.
Được tin thánh Gioan Mattha qua đời, bổn đạo từng đoàn lũ kéo đến kính viếng xác ngài. Vì thế xác ngài phải đặt ở nhà thờ thánh Tôma bốn ngày, nơi đây Chúa làm nhiều phép lạ vì lời bầu cử của thánh nhân: một người bại tay được khỏi, bốn người mù được sáng…
Đầu tiên, hai vị sáng lập dòng được Giáo hội cho lập lễ kính trong dòng, nhưng sau Đức Giáo Hoàng Ubanô IV điều tra lại và chính thức ghi tên các đấng vào số các bậc hiển thánh. Năm 1679, Đức Giáo Hoàng Inôxentê IX ấn định lại lễ thánh Gioan Matha vào ngày 08-02 và thánh Phêlích vào ngày 20-11. 


Khi Yêu Trái Ấu Cũng Tròn

Ignacy Paderewski là một chính trị gia kiêm nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng của Balan. Ông đã từng là chủ tịch Hội Ðồng Nhà Nước năm 1919.
Một hôm, ông đến thăm một người bạn. Do sự yêu cầu của gia đình người bạn, ông đã ngồi vào đàn dương cầm để biểu diễn một vài bản nhạc do chính ông sáng tác. Tiếng đàn vang lên trong cả khu phố. Từ phòng bên cạnh, một người đàn bà đang chăm chú dọn dẹp và sắp đặt lại trật tự trong nhà. Tiếng đàn du dương của nhà nhạc sĩ đại tài, thay vì làm vui tai bà, lại làm cho bà khó chịụ Người đàn bà đã nhắc điện thoại lên yêu cầu người bạn cho nhạc sĩ Paderewski ngưng chơi đàn, vì bà không chịu nổi tiếng ồn àọ Nhưng người bạn của nhà nhạc sĩ mới giải thích: "Thưa bà, người đang chơi đàn chính là nhạc sĩ Paderewski đại tài của chúng ta đó".
Vừa nghe nhắc đến tên của nhạc sĩ, người đàn bà láng giềng khó tính bỗng đổi giọng tức khắc. Những âm thanh trước kia bà nghe như tiếng ồn ào, nay được bà đón nhận như những âm thanh tuyệt mỹ. Người đàn bà bèn gọi điện thoại mời bà con và bạn bè đến thưởng thức những tấu khúc của Paderewski.
Cũng một âm thanh, nhưng có lúc người đàn bà nghe như những tiếng ồn ào khó chịu, có lúc lại được bà đón nhận như khúc nhạc tuyệt mỹ. Ðó cũng là phản ứng thường tình của chúng tạ Khi chúng ta mang sẵn thành kiến đối với người nào đó, thì dường như tất cả những gì người đó nói hay làm đều được chúng ta đón nhận một cách tiêu cực. Yêu nhau thì trái ấu cùng tròn, mà ghét nhau thì cau bảy cũng bổ ra làm mườị Thái độ của chúng ta đối với người khác tùy thuộc ở cái nhìn của chúng ta về người đó. Nếu chúng ta chỉ nhìn người đó bằng lăng kính của thành kiến có sẵn, thì dĩ nhiên, chúng ta không thể yêu thích được bất cứ điều gì người đó nói hay làm.
Chúa Giêsu đã không nhìn người bằng thành kiến. Ngài tiếp đón tất cả mọi ngườị Ngài làm bạn với mọi ngườị Ngài ngồi đồng bàn với mọi ngườị Người biệt phái cũng có thể đến với Ngàị Ngài không nhìn người với những nhãn hiệu, mà chỉ bằng đôi mắt của Yêu Thương. Ngài không lắng nghe bằng những tiếng đồn đãi, bằng những định kiến, mà bằng sự cảm thông. Ngài không đo lường lầm lỗi bằng những thước đo của công lý mà chỉ xử lý bằng sự tha thứ.