Ở LẠI VỚI CHÚA
Ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Lạy Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, Thầy một cái, ông Mô-sê một cái và ông Ê-li-a một cái.” (Mc 9,5)
Suy niệm: Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an vừa hãi hùng vừa quá đỗi hân hoan khi được chứng kiến cảnh Chúa Giê-su biến hình và đàm đạo với Môi-sen, Ê-li-a. Vượt qua nỗi sợ hãi vì thấy vinh quang Thiên Chúa, các ông cảm thấy hạnh phúc bởi được ở gần và nhận biết rõ thầy mình. Chính kinh nghiệm quý báu này đã nâng đỡ, động viên các ngài trong đời sống rất nhiều. Các ông muốn sống mãi giây phút này, muốn được kinh nghiệm như Mô-sê từng trải qua trong Lều Hội Ngộ khi đàm đạo với Thiên Chúa (Xh 33,9). Niềm vui và lòng ao ước sống gần Chúa phát sinh trong các ông sáng kiến dựng lều để giữ Chúa ở luôn với các ông. Nhưng, ơn cứu độ không dành riêng cho các ông hay một dân tộc nào, mà cho tất cả. Các ông không thể giữ riêng Chúa cho mình. Vì thế, Chúa Giê-su dẫn các ông xuống núi, để như các ông, mọi người cũng được gần gũi và trò chuyện với Ngài. Nói cách khác, Chúa Giê-su đã xuống núi để dựng lều và ở lại với mọi người.
Mời Bạn: Tâm tình mến Chúa sau khi rước Chúa hoặc cầu nguyện là động lực giúp bạn thêm hăng hái truyền giáo. Chúa Giê-su mời bạn đồng hành với Ngài trong hành trình truyền giáo.
Chia sẻ: Làm thế nào để ở lại trong Chúa?
Sống Lời Chúa: Nhắc lại lời Chúa sau đây nhiều lần trong ngày, “Lạy Thầy, chúng con ở đây, thật là hay,” để luôn biết sống giây phút hiện tại với Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, được ở lại bên Chúa là điều con hằng mơ ước. Xin cho con nhận ra Chúa trong mọi hoàn cảnh.
THÁNH FLAVIANÔ
GIÁM MỤC HIỂN TU
(+ kh 449)
Ngày sinh và cả thời niên thiếu của thánh nhân, tuyệt nhiên không một
tài liệu nào ghi lại. Người ta chỉ biết ngài là một linh mục coi nhà
thờ chính tòa thành Côntantinôpôli. Ngài sống giữa nhân loại như một
ngôi sao sáng ngời nhân đức, phản chiếu hình ảnh Chúa Kitô. Nơi thánh
nhân, chúng ta thấy sự điều hòa đúng mục, đức tính nhún nhường và cương
trực. Vì thế, Ngài là một chúa chiên hiền hậu, một chiến sĩ đắc lực của
Phúc âm. Những người đồng thời với thánh nhân như Thêôđô và Đức Giáo
Hoàng Lêô Cả đã không ngớt lời khen ngợi.GIÁM MỤC HIỂN TU
(+ kh 449)
Ngày 12-07-446, Đức Procôlô, thượng phụ thành Côntantinôpôli tạ thế và cha Flavianô (Flavianus) được cử lên kế vị. Mọi người đều thoả mãn cuộc tuyển lựa này trừ ông quận công Risap (R.ChRisaphe). Ông này lấy lòng vua, nói xấu và vu oan cho Đức tân thượng phụ. Vua bèn lợi dụng thời cơ làm tiền Đức Tổng giám mục. Theo thủ tục, Đức Flavianô gửi dâng vua tấm bánh làm phép, nhưng vua từ chối với thái độ khinh bỉ và đòi phải dâng lễ bằng tiền bạc. Đức Flavianô trả lời cương quyết: "Lễ vật bằng vàng, chúng tôi không có, chúng tôi chỉ có các bình Thánh, nhưng vật đó là của Thiên Chúa và của dân nghèo ".
Nhân cơ hội đó, Risáp tìm mọi cách làm hại Đức Tổng giám mục. Y tâng bốc Nétôriô và Êutikhê, những con người chủ trương sai lầm về bản tính Chúa Giêsu (họ cho Chúa Giêsu chỉ có một bản tính) mà công đồng Êphêsô đã lên án. Y muốn nhờ thế lực để tranh tòa của Giáo chủ Flavianô.
Vậy ngày 08-11-448 tại Côntantinôpôli một công đồng giáo phận được tổ chức với mục đích để Đức Cha Êusêbiô, Giám mục thành Đôribê trình bầy tín lý và nêu lên những điểm sai lầm của Êutikhệ Đức giáo phụ Flavianô cũng đăng đàn cảnh cáo và kêu gọi bè rối hãy mau hồi tâm nhận lời dậy của Giáo hội…
Mấy hôm sau, một công đồng khác được nhóm hợp (ngày 12-11) tiếp tục chương trình đã vạch định từ công đồng trước…
Lần này, bầu khí cộng đồng trở nên căng thẳng và quyết liệt hơn… Êutikhê hết sức tìm lẽ để tự bào chữa một cách ngoan cố… Hơn thế, y còn chạy nhờ quan thầy là Risap biện hộ và được nhà vua chuẩn thuận… Dầu vậy, sau bài công bố đức tin của thánh Flavianô, Êutikhê bị kết án và loại trừ khỏi công đồng. Ngoài Risap không một ai trong công đồng ủng hộ ông. Ngày hội bế mạc, Đức Flavianô làm biên bản đệ sang Đức Giáo Hoàng để tường trình lên ngài về những việc xẩy ra…
Bị loại khỏi công đồng Êutikhê gửi thư khiếu nại sang tận Rôma và tới Đức thánh giám mục Phêrô Krsolô (Cheysikigne) tại Ravenna. Đức Giáo Hoàng Lêô phúc đáp cho Đức Flavianô hai lá thư. Trong đó, (thư 21-06-449)
Người chấp nhận chức vị và quyền quản trị của thánh nhân, Người tỏ ý bằng lòng những giáo lý Đức Flavianô đã nêu lên (thư 13-06), những giáo lý mà sau này công đồng Canđê chuẩn nhận. Đối với Toà Thánh, những lá thư của Êutikhê không đưa lại một tiếng vang nào, nhưng với nhà vua, nhờ sự nâng đỡ của Risáp, nó đã gây được nhiều kết quả. Ngày 30-03-449, một công đồng các Giám mục được triệu tập tại Êphêsô nhằm mục đích duyệt lại bản án Êutikhê. Tại đây, Êutikhê được nhà vua và một số đông các giám mục thiên Nestoriô ủng hộ. Vì thế, công đồng hầu như ở trong một bầu khí ngộp thở vì áp lực của nhà vua… Không xét đến sự kháng cáo và trình bầy của Đức Giám mục Flavianô, và hai vị đại diện Đức Giáo Hoàng, ông Điôtcôrê, đại diện Hoàng đế kiêm chủ tọa công đồng, hằn học đọc bức thư của Hoàng đế và lên án cất chức Đức Tổng giám mục Flavianô và Êusép. Để tránh mọi lời thanh minh hợp lý, ông truyền cho quân sĩ mở cửa phòng và tuyên bố bế mạc công đồng…
Tiếp bản án là những hành động dã man và bất công của quan lãnh sự bản xứ. Họ dùng mọi cách, thậm chí tàn nhẫn và vô nhân đạo, để xử đãi và trục xuất thánh nhân. Đồng thời Điôtcôrê và Juvénal lợi dụng thời cơ làm khó dễ những giám mục trung thành với đức tin. Các giáo hữu bấy giờ thật vô cùng hoang mang… Nhưng may thay, lá thư hiệu triệu của Đức Tổng giám mục Flavianô đã xoa dịu kịp thời những hoang mang và lo buồn của giáo hữu.
Dầu vậy, quân thù của Giáo hội vẫn ngoan cố, vẫn khát máu… Chúng hết sức vận động triệt hại Đức Flavianô. Và kết quả âm mưu thâm độc của chúng là thánh nhân bị nhà vua cho lính đuổi bắt và lên án lưu đầy… Cũng như buổi đầu, thánh Tổng Giám mục luôn kiên gan chịu mọi khổ nhục hầu chứng minh đức tin của người công chính. Người quả xứng đáng là tôi trung, là sĩ quan anh dũng của Vua trên trời. Nhưng tuổi già sức yếu, thánh nhân đã ngã bệnh ngay trên đường lưu đày, và chỉ sau mấy ngày vì không chịu nổi những hành hạ của cơn sốt rét, thánh nhân đã trút hơi thở nhẹ nhàng. Suốt những ngày chịu bệnh và cả trong giờ hấp hối, thánh Flavianô luôn miệng ca tụng Thiên Chúa và cầu cho mọi người. Tinh thần bác ái của con tim say mê chân lý được biểu lộ khá đầy đủ trong nụ cười duyên dáng còn để lại trên cặp môi sau khi tắt thở.
Sửng sốt vì cái chết bất ngờ của thánh nhân, nhiều chính khách đã đặt nghi vấn. Cho rằng có lẽ chính Điotcôrêâ đã thủ mưu hãm giết Đức Tổng Giám mục.
"Hữu xạ tự nhiên hương", khi vừa chết, thánh Flavianô đã được mọi người khâm phục và kính như một vị thánh đổ máu vì đức tin. Nhiều thượng phụ, kể cả Đức Thánh Giáo Hoàng Lêô, đã không ngớt lời ca tụng đức khiêm nhường và lòng dũng cảm của thánh Tổng Giám mục… Liền đó, một công đồng khác được tổ chức tại Canđê với mục đích huỷ bỏ bản án bất hợp lệ tại công đồng Êphêsô (449), thu phục danh dự và giáo lý hợp đức tin của thánh Flavianô đồng thời cương quyết lên án bè rối Êutikhê. Công đồng này đã đem lại sự ổn thỏa cho mọi người kể cả Hoàng đế. Hơn thế, Hoàng đế còn truyền rước di hài thánh Flavianô về nhà thờ chính toà Côntantinôpôli.
Theo dòng thời gian, lòng tôn kính thánh Flavianô dần phổ cập trong các giáo đoàn, nhất là với những phép lạ Chúa làm vì công nghiệp của ngài kể từ ngày đem xác ngài về thành Côntantinôpôli (18-02). Để ghi nhớ lịch sử này, Giáo hội Latinh đã chọn ngày 18-02 dâng lễ kính ngài khắp năm châu.
Hai Biển Hồ
Palestina
có tới hai biển hồ... Hai biển hồ này hoàn toàn khác nhaụ Một biển hồ
thường được gọi là biển hồ Galilêạ Ðây là một biển hồ rộng lớn với nước
trong xanh mà người ta có thể uống và cá cũng có thể sống trong đó. Xung
quanh hồ này là những vườn cây và thảm cỏ xanh tươị Nhà cửa cũng mọc
lên rất nhiều xung quanh biển hồ này... Chúa Giêsu đã gặp gỡ với những
người môn đệ đầu tiên của Ngài tại đây và Ngài cũng nhiều lần đi thuyền
xuyên qua biển hồ này.
Biển
hồ thứ hai tại Palestina là Biển Chết. Ðúng như tên gọi của nó, không
có sự sống nào trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước mặn đến nỗi
mà người cũng có thể trở thành bệnh hoạn nếu uống phảị Mùi hôi thối từ
Biển Chết xông lên khiến không ai muốn sống gần đó.
Có
điều kỳ lạ là hai biển hồ này đều nhận nước từ cùng một nguồn là sông
Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển hồ Galilêa rồi từ đó tràn qua các
hồ nhỏ và sông lạch khác. Hồ Galilêa nhận lãnh để rồi chia sẻ cho những
hồ khác, nhờ đó nước của nó luôn luôn trong sạch và mang lại sức sống
cho cây cỏ, muôn thú cũng như con người.
Biển Chết cũng nhận nước từ sông Jordan, nhưng nó giữ lấy riêng cho nó do đó nước của nó trở thành mặn chát và hôi thối.
Thánh
Phaolô đãghi lại lời vàng ngọc của Chúa Giesu như sau: "Cho thì có phúc
hơn nhận lãnh". Thật ra, càng trao ban, người ta càng nhận lãnh trở lại
nhiều hơn.
Một
đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợị Một ánh lửa chia sẻ là
một ánh lửa tỏa lan. Một vết dầu thả lỏng là một vết dầu loang. Ðôi môi
có hé mở mới thu nhận được nhiều nụ cườị Bàn tay có mở rộng trao ban,
tâm hồn mới tràn ngập vui sướng...
Càng
trao ban, càng được nhận lãnh: đó là một định luật sống của con người
trong mọi lĩnh vức. Tất cả con người chúng ta, tất cả sự sống của chúng
ta, tất cả tài năng của chúng ta, tất cả những gì chúng ta có: tất cả
đều do Chúa ban tặng. Thiên Chúa ban tặng tất cả cho chúng ta để chúng
ta trao ban cho người khác và như vậy, chúng ta mới cảm nhận được hạnh
phúc đích thực... Cũng như biển hồ Galilêa tiếp nhận nước từ dòng sông
Jordan để rồi ban tặng cho những sông lạch xung quanh và nhờ đó, trở
thành trong xanh tươi tốt, cũng thế, sự sống chúng ta lãnh nhận từ Thiên
Chúa chỉ trở thành tươi tốt nếu nó được chia sẻ và trao ban cho người
khác. Càng giữ lấy riêng cho mình, sự sống trong chúng ta sẽ héo tàn và
chết dần chết mòn.