LUẬT BAO DUNG CỦA CHÚA
“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.” (Mt 5,43-44)
Suy niệm: Báo chí mới đưa tin một vụ án mạng kinh hoàng vừa xảy ra, lập tức hàng trăm, có khi hàng ngàn “còm sĩ” anh hùng bàn phím lao lên mạng “ném đá” đòi xử thật nặng; có người còn tiếc rẻ vì hung thủ chưa đủ 18 tuổi để lãnh án tử hình. Đành rằng tội phạm thì phải xét xử theo pháp luật đúng người đúng tội, thế nhưng hiện tượng trên đây tố giác rằng vẫn tồn tại trong con người thời nay một não trạng bất nhẫn và bất khoan dung đối với đồng loại. Luật Mô-sê được kể là khá khoan dung: trong một xã hội mà người ta đòi trả thù gấp 7 lần (St 4,15) thì Luật chỉ đòi “mắt đền răng”. Nhưng như thế vẫn còn là lạc hậu so với luật Tân Ước của Chúa Ki-tô. Ngài dạy “yêu kẻ thù” và “cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em”. Có như thế, chúng ta mới trở nên hoàn thiện giống như Cha chúng ta là Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời.
Mời Bạn: Lấy oán báo oán chỉ khơi sâu thêm vực thẳm hận thù. Chỉ có tình yêu mới có thể lấp đầy “hố tử thần” của hận thù đó. Lý thuyết là như vậy, các nhà hiền triết, các vị sáng lập các tôn giáo đều đồng ý như thế. Thế nhưng tội ác loài người quá lớn, sự thù hận đã ăn rễ quá sâu trong con tim con người, nên chỉ có tình yêu vô cùng lớn của Thiên Chúa và cái chết của Đức Ki-tô, vị Thiên Chúa làm người, mới đủ sức đền bù mọi thứ oán thù đó.
Sống Lời Chúa: Kết hợp với Chúa Ki-tô luôn tha thứ cho kẻ xúc phạm bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, vì Chúa đã tha thứ tội nợ của chúng con, chúng con cũng tha cho kẻ xúc phạm chúng con.
THÁNH ALGINBÊTÔ LINH MỤC DÒNG THÁNH RIKIÊ
(750-814)
Dưới thời vua Carôlô Cả xã hội Âu Châu còn sót lại nhiều tàn tích mọi
rợ, và vô nhân đạo. Vì thế, dùng ảnh hưởng của mình, Giáo hội nỗ lực
cải hoá xã hội bằng cách làm phát triển những thói tục lành mạnh và phổ
biến sâu rộng tinh thần Phúc âm trong hết mọi tầng lớp, mọi hoạt động
của mọi dân tộc. Sự cố gắng ấy chúng ta thấy kết tinh khá đầy đủ trong
đời sống thánh Alginbêtô: ngài là ngôi sao bất diệt phản chiếu một trật
tinh thần Chúa Kitô và chủ trương xã hội của Giáo hội.(750-814)
"Theo nhiều sử gia thì thánh Alginbêtô sinh ra quãng năm 750. Tuy nhiên không một văn liệu nào cho ta biết đích xác về ngày sinh, hoàn cảnh gia đình và tuổi thiếu thời của thánh nhân. Một điều chắc chắn là thánh nhân thuộc dòng tộc quý phái ở thời Pêpinô. Ngài có hai anh là Mađengôn và Risa (Madelgaul; Richard), cả hai cùng làm quan trong triều vua Carôlô Cả.
"Sau những năm học tập, Alginbêtô xin nhập hàng Giáo sĩ và được chịu phép cắt tóc. Ngài được cử giúp các cha tuyên úy trong triều vua Pêpinô; ở đây ngài sống như một vị thánh và được vua yêu chuộng cách riêng. Vua trao cho ngài nhiều trách vụ trọng đại và hay gọi ngài là "quý tử". Theo tu sĩ Hariun (Hariulfe) thì Alginbêtô là người thông minh lỗi lạc, và có nhiều đức tính kiện toàn, đáng được mọi người cảm phục và tín nhiệm.
"Thật vậy, khi chưa đầy 28 tuổi, Alginbêtô đã lần lượt giữ chức cố vấn và nhiếp chính trong triều vua. Số là, năm 768, Pêpinô Brevi tạ thế để lại hai con trai là Carlôman và Carôlô. Mấy tháng sau Carlôman cũng theo chân cha về mồ, để ngôi báu lại cho người em trẻ dại. Nhưng may thay, trong nhiệm vụ cao trọng và trách nhiệm nặng nề, ông hoàng trẻ tuổi được một vị cố vấn cũng trẻ tuổi nhưng sáng suốt và tận tình giúp đỡ trên mọi phương diện: đó là thầy bốn Alginbêtô.
"Năm 781, khi Hoàng đế Carôlô phong cho con trai cũng tên là Carlôman làm vua nước Ý và lập đô tại Pavia, thầy Alginbêtô cũng được triệu về làm nhiếp chính. Trong khi tận tụy với nhiệm vụ, thánh nhân đã thể hiện nhiều công việc cải tiến xã hội theo tinh thần công giáo, như bãi bỏ chế đệ nô lệ, hạn chế quyền chủ ông, và bảo vệ nềøn móng gia đình… Nhờ ơn Chúa và tinh thần phục vụ khôn ngoan hiếm có của thánh nhân, công việc đã mang lại nhiều kết quả mong muốn. Nhưng chúng ta đừng vội tưởng đời sống thánh Alginbêtô toàn dệt bằng hoa! Trong triều cũng như ngoài đời, nhiều kẻ vì ghen tương đã dựng đứng hoăïc thổi phồng nhiều câu truyện không hay cho thánh nhân… Trước những oan ức ấy, thánh nhân không chán nản cũng không phản kháng, ngài vui chịu và coi đó như món quà yêu Chúa gửi đến khích lệ tinh thần truyền giáo và hoàn hảo hóa đời sống tận hiến. Quả có lý, lời một sử gia đã chép về thánh nhân:
"Alginbêtô con người nhún nhường chịu đựng và cương quyết làm việc". Sau chín năm sống trong cung điện, thánh Alginbêtô vì muốn rảnh việc hoạt động bên ngoài để hoàn toàn sống đời tận hiến cho Thiên Chúa, đã xin từ chức trở về sống ẩn dật trong một tu viện gần miền Abbavilla. Tại đây ngài nhận áo dòng và chịu chức linh mục.
"Nhưng với sự tín nhiệm có thể nói vô bờ bến, Hoàng đế không để cha Alginbêtô được nghỉ lâu. Hai năm sau vua lại cử ngài giữ chức sứ thần bên cạnh Toà thánh dưới nhiều đời Giáo Hoàng. Vì thế ngài lại một thời vang danh: vang danh vì là nhà cự phách, và có nhiều thế lực đạo đời. Hơn nữa, thánh nhân còn chiếm một chỗ ngồi xứng đáng trên văn đàn và giữ vai trò quan trọng trong hàn lâm viện…
"Nhưng rồi, theo dòng thời gian, cảnh sống quá nhung lụa và danh vọng ấy dần dần đã làm u ám linh hồn Alginbêtô: ngài mất hết đức tính tốt thời niên thiếu: cương quyết trở nên nhu nhược và vô tư thành vị lợi, kiêu ngạo ích kỷ đến thay thế cho khiêm nhường và vị tha… Hầu hết những người quen thuộc đều nhìn Alginbêtô với con mắt thất vọng đến khinh bỉ. Dẫu vậy, Alginbêtô vẫn giữ vững lòng tín nhiệm của vua. Vua vẫn tin tưởng và nể vì ngài không kể chi những thái độ và hành động bất xứng của vị đại sứ. Còn cha Alginbêtô, dù có nhiều hành động không phù hợp với tinh thần Phúc âm, cha cũng cố làm một vài việc có lợi cho Giáo hội. Cha đã cổ động xin Hoàng đế và vài nhà quý phái dâng tiền của giúp Giáo hội trùng tu nhiều cơ sở và nhiều thánh đường. Đáng chú ý nhất là thánh đường Latêranộ
Nhiều tư liệu cho rằng Chúa muốn dùng việc đáng kể này để cải thiện đời sống của thánh nhân, hầu dọn đường cho người trở lại sống đời sống nội tâm hoàn hảo. Ơn Chúa đến giúp cha Alginbêtô cởi con người cũ, con người say mê tiền của và địa vị, mặc lấy con người mới, con người tận hiến sống đời hy sinh khắc khổ trong tu viện các tu sĩ thánh Rikiê tại Centule (798).
"Sống trong tu viện cha Alginbêtô cảm thấy vô cùng hạnh phúc, khác nào nai kia gặp suối nước trong và chim nhạn được chiều thanh mát tung cánh trên tận trời xanh. Còn gì thích thú hơn nếp sống trầm lặng dịu dàng trôi qua trong lời nguyện và tinh thần chay tịnh… Vì thế, cộng tác với ơn Chúa, chả mấy năm cha Alginbêtô nổi tiếng nhân đức. Đời tận hiến của ngài nổi bật hai nhân đức: vâng lời và khiêm tốn. Ngài làm việc không ngừng. Ngoài những giờ đọc kinh nguyện ngắm và làm việc xác, cha còn xin bề trên dành giờ sáng tác nhiều áng văn, nhiều tác phẩm chuyên môn về nghệ thuật. Chính ngài được bề trên uỷ thác việc nghiên cứu xây ba nhà thờ đứng bao quát cả địa điểm nhà dòng: một dâng kính Chúa Cứu Thế, một dâng kính Nữ Vương các tông đồ và một dâng kính thánh Rikiê (Riquier), bổn mạng nhà dòng.
"Theo tư liệu tu sĩ Hariun còn để lại, thì trong dịp này Chúa đã làm một phép lạ tỏ dấu bằng lòng với việc làm của thánh nhân. Chúa đã sai sứ thần đến làm lành lại cây cột đá trọng yếu nhất chống đỡ đền thờ Chúa Cứu Thế đã đổ vỡ. Cây cột mà theo lẽ tự nhiên không ai hy vọng có thể hàn gắn hoặc thay thế bằng một cây khác. Và đó là kết quả nhiều ngày cầu nguyện đầy tin tưởng của cha Alginbêtô. Cha cầu nguyện vì thông cảm sự thất vọng chua cay của các thầy cộng sự, vì biết chỉ có quyền phép và lòng từ bi của Chúa mới yên ủi và khích lệ các thầy… Nhờ ơn đặc biệt Chúa ban, nhà thờ được hoàn thành mau lẹ và kết thúc bằng buổi lễ khánh thành long trọng trước sự hiện diện của nhiều vị cao cấp đạo đời.
"Công việc thiết lập tu viện tạm xong, cha Alginbêtô cộng tác với cha bề trên lo phát triển dòng về mọi phương diện: về kinh tế, đó là một tu viện sung túc nhất, với những ngôi nhà vừa chắc chắn, vừa lộng lẫy và hợp thời trang, với nhiều đồng ruộng tốt mùa hoa lợi. Về đời sống đạo đức, ngoài những công việc theo quy luật vẫn có, các tu sĩ còn chia thành đội để thay phiên nhau viếng Thánh Thể đại diện cho Giáo hội và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Về phương diện văn hoá, thánh nhân vâng lời bề trên giúp anh em học hỏi về mọi môn… Ngài lại được phép mở trường đảm nhiệm việc giáo huấn con em các gia đình quý phái. Đời sống và khoa sư phạm của cha Alginbêtô đã mang lại nhiều ảnh hưởng tốt đẹp…
"Năm 800 cha Alginbêtô cùng đi với Hoàng đế Carôlô Cả về Rôma. Cha được Đức Giáo Hoàng niềm nở đón tiếp và ban"nhiều đặc ân vì huân công cha đã làm cho Giáo hội và nhà dòng Centulê. Sau đó cha lại trở về tu viện tiếp tục nhiệm vụ. Cha tận tụy làm việc cho tới năm 814 thì được Chúa gọi về trời cách lành thánh, trước số đông các linh mục, các anh em dòng và người góa bụa nghèo khó… Xác cha được mai táng trọng thể trong đền thờ Chúa Cứu Thế. Cho tới nay, cha Alginbêtô vẫn được coi như vị sáng lập viện Centulê.
"Chứng kiến nhiều phép lạ Chúa làm vì lời bầu cử của cha Alginbêtô, anh em dòng và giáo dân thi nhau kính ngài như vị thánh. Lòng sùng kính ấy mỗi ngày một lan rộng. Thế kỷ XII cha bề trên dòng là Anxe (Ancher) phát động một phong trào mạnh mẽ hơn với mục đích xin Đức Giáo Hoàng Pascal II cho phép điều tra và cổ động việc phong cha Alginbêtô lên bậc hiển thánh. Nhân dịp này người ta cho xuất bản một cuốn sách nói về đời sống cha, trong đó đan cử hơn 1.000 phép lạ. Nhờ Chúa quan phòng, công việc đã thành đạt và cha Alginbêtô đã được Giáo hội truy phong bậc hiển thánh. Giáo hội khắp năm châu đều kính nhớ ngài vào ngày 19-02 mỗi năm. "
Thiên Chúa Quan Phòng
Người
Do Thái thường nói đến sự Quan Phòng của Thiên Chúa bằng mẩu chuyện như
sau: Có hai người bộ hành đi lên đường đi đến một phương xạ Họ dùng một
con lừa để chuyên chở hành lý. Ðể cho con lừa có bạn, họ mang theo một
chú gà cồ. Và đêm đến họ đốt đuốc để soi đường.
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúạ Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Một người bộ hành là một tín hữu rất đạo đức. Trên miệng ông lúc nào cũng có câu nói: "Thiên Chúa là Ðấng tốt lành trong tất cả mọi sự". Người bạn đồng hành của ông thì lại là một người rất cứng lòng tin. Ông rất bực mình mỗi khi ông nghe người bạn ông thốt lên những lời ca tụng lòng thiện hảo của Thiên Chúạ Lên đường chừng vài phút đồng hồ, ông đã cảnh cáo người bạn có lòng tin như sau: "Rồi đây anh sẽ thấy anh tin Chúa đến độ nào".
Trước
khi mặt trời lặn, họ đến một ngôi làng nhỏ. Họ tìm một nơi để qua đêm.
Họ gõ cửa khắp nơi, nhưng không có ai đón tiếp họ. Cuối cùng họ đành
phải ra khỏi làng và tìm đến bìa rừng để qua đêm. Trong cảnh màn trời
chiếu đất, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa của anh có
tốt không?". Người bạn đồng hành luôn tin tưởng ở Chúa quan phòng bình
tĩnh đáp lại: "Ðây là chỗ tốt nhất Chúa dành cho chúng ta ngủ qua đêm
này". Ðêm đó, họ nằm ngủ dưới một gốc cây lớn nằm sát bìa rừng. Họ cột
chú lừa vào một gốc cây gần đó. Họ chưa kịp đốt lên ngọn đuốc thì một
tiếng mạnh từ xa vang lạị Thì ra, chỉ trong chớp nhoáng, một chú sư tử
đã đến cắn xé con lừa và mang đị Vừa thương tiếc cho chú lừa, vừa lo sợ
cho thân phận của mình, hai người bộ hành chỉ còn biết leo lên cây để
tránh tai họa.
Vừa
tức giận, vừa mỉa mai, người bạn cứng lòng tin mới thốt lên: "Nào, Chúa
của anh còn tốt nữa không?". Người tín hữu ngoan đạo dõng dạc tuyên bố:
"Nếu con sư tử không bắt gặp con lừa trước, thì chắc chắn nó đã bổ nhào
trên chúng ta rồị Chúa là Ðấng tốt lành".
Một
vài phút sau, con gà cồ bỗng kêu la thất thanh. Hai người bộ hành mới
trèo cao hơn. Họ nhận ra con gà cồ đang nằm trong nanh vuốt của một chú
mèo rừng. Người bạn cứng lòng tin chưa kịp thốt ra một lời cay đắng nào,
thì người tín hữu ngoan đạo đã chúc tụng như sau: "Tiếng kêu thất thanh
của con gà cồ lại một lần nữa giúp chúng ta thoát nguy hiểm. Cám ơn
Chúa là Ðấng tốt lành".
Họa
vô đơn chí. Chỉ vài phút sau đó, một cơn gió mạnh ùa đến, ngọn đuốc
bỗng tắt ngụm đưa hai người vào trong cảnh tối tăm ghê rợn. Lần này con
người cứng lòng tin lại lên tiếng mỉa mai như sau: "Xem chừng như Chúa
của anh làm việc phụ trội trong đêm nay". Lần này, người tín hữu ngoan
đạo chỉ biết giữ thing lặng.
Sáng
hôm sau, hai người mon men trở lại làng để mua thức ăn. Họ mới hay biết
rằng đêm hôm đó một băng cướp đã vào làng và họ đã vơ vét tất cả tài
sản của dân làng. Nhìn cảnh tượng hoang tàn của ngôi làng và nhìn lại sự
toàn vẹn của mình, người tín hữu ngoan đạo mới đắc thắng giải thích cho
người bạn như sau: "Anh đã chứng kiến từ đầu đến cuốị Giá như đêm hôm
qua, chúng ta thuê được một chỗ trọ trong làng, thì có lẽ chúng ta cũng
không thoát khỏi tay của bọn cướp. Nếu cơn gió lớn không làm tắt ngọn
đuốc của chúng ta, thì hẳn bọn chúng đã nhìn thấy chúng tạ Bạn thấy
chưa, trong tất cả mọi sự, Thiên Chúa là Ðấng thiện hảo".
Tin
ở Thiên Chúa quan phòng không có nghĩa là bảo rằng tất cả mọi tai họa
rủi ro xảy đến trong cuộc sống đều do Chúa gửi đến, nhưng có nghĩa là,
khi đứng trước một bất hạnh mà mình không thể tránh khỏi, chúng ta phải
tin rằng Thiên Chúa thiện hảo và quyền năng đến độ có thể biến sự bất
hạnh ấy thành khởi điểm của một hồng ân cao cả hơn.
Trong
ánh sáng Phục Sinh của Ðức Kitô, chúng ta được mời gọi để nhìn vào biến
cố trong cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan và tin tưởng ấy. Cái chết ô
nhục của Ðức Kitô trên thập giá quả là một bất hạnh và là một tội ác,
nhưng Thiên Chúa quyền năng và yêu thương đã biến thành khởi điểm của
nguồn ơn cứu thoát.
Giữa
muôn nghìn thử thách và đớn đau của cuộc sống, chúng ta hãy tin tưởng
rằng Thiên Chúa đang dành cho chúng ta một ân huệ cao cả hơn ngoài sự
chờ đợi của chúng tạ Chúng ta hãy xưng tụng tình yêu quan phòng của
Ngài.