Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 9: 30-37)
30 Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết,31
vì Người đang dạy các môn đệ rằng: "Con Người sẽ bị nộp vào tay người
đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ
sống lại."32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.33
Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới
nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: "Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? "34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả.35
Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: "Ai muốn làm
người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi
người."36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói:37
"Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính
Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là
tiếp đón Đấng đã sai Thầy."
SUY NIỆM 1
Trên cùng
một con đường, nhưng suy nghĩ, tâm trạng, đích đến, lại khác nhau.
Chúa Giêsu đang tiến về Giêrusalem, thập giá đang chờ Ngài phía trước.
Trong khi đó, các tông đồ tranh luận xem ai là lớn nhỏ, thắng thua. Khi
Chúa Giêsu hỏi các môn đệ đang cãi nhau về chuyện gì, thì các môn đệ
chẳng trả lời. Đó là sự im lặng vì xấu hổ. Họ không có lý do gì để bào
chữa. Thật lạ lùng khi một việc được bày tỏ dưới mắt Chúa Giêsu thì sẽ
khác, đồng thời cũng bộc lộ rõ tính chất của chúng. Bao lâu các tông đồ
nghĩ Chúa Giêsu chẳng lắng nghe, chẳng nhìn thấy thì cuộc cãi nhau về
việc ai lớn nhất có vẻ hay ho, nhưng khi phải tranh luận trước mặt Ngài,
họ thấy mọi sự đều vô nghĩa. Nếu chúng ta đem đặt mọi sự dưới mắt Chúa
Giêsu, đời sống trên thế gian này sẽ trở thành khác hẳn. Nếu trong mọi
việc chúng ta đều đặt câu hỏi : "Tôi có thể làm việc này dưới đôi mắt
theo dõi của Chúa Giêsu không?" Nếu trong mọi lời nói, chúng ta đều đặt
câu hỏi "tôi có thể tiếp tục nói thế này nếu Chúa Giêsu đang lắng tai
nghe tôi không?" Hẳn chúng ta sẽ tránh được vô số việc làm, nhiều lời
nói đáng tiếc. Vì thế, mọi việc trong đời sống của chúng ta làm, mọi lời
chúng ta nói, đều cần được phơi bày trước mặt Chúa Giêsu, sẽ luôn luôn
tốt đẹp.
Người Hi lạp có một câu chuyện về một người ở Sparta tên gọi Paedaretos. Người ta chọn và bầu ra 300 người để cai trị xứ Sparta, Paedaretos là một ứng cử viên. Khi danh sách những người trúng cử được công bố, không có tên ông. Một bạn thân của ông ta nói "Tiếc thật, người ta đã không bầu cho anh, thiên hạ không biết nếu bầu cho anh, anh sẽ là một chính khách lỗi lạc đến thế nào". Nhưng Paedatores thản nhiên đáp "trái lại, tôi rất vui vì trong xứ Sparta này còn có 300 người có tài, có đức hơn tôi". Đây là một người vĩ đại vì sẵn sàng nhường cho kẻ khác ngôi vị hàng đầu mà không hề tỏ ra cay đắng. Đó là cách mà người ta đã suy nghĩ, nhận định vấn đề, chọn một thái độ dưới ánh mắt của Chúa.
Lạy Chúa, ánh mắt Chúa nhìn thấu tâm tư con. Nhờ ánh sáng của Ngài con mới nhìn thấy ánh sáng. Xin cho chúng biết tìm đến Chúa nhiều hơn trong cầu nguyện, trong tính thác, để chúng con luôn được Chúa sưởi ấm, và dẫn đường. Amen
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Người Hi lạp có một câu chuyện về một người ở Sparta tên gọi Paedaretos. Người ta chọn và bầu ra 300 người để cai trị xứ Sparta, Paedaretos là một ứng cử viên. Khi danh sách những người trúng cử được công bố, không có tên ông. Một bạn thân của ông ta nói "Tiếc thật, người ta đã không bầu cho anh, thiên hạ không biết nếu bầu cho anh, anh sẽ là một chính khách lỗi lạc đến thế nào". Nhưng Paedatores thản nhiên đáp "trái lại, tôi rất vui vì trong xứ Sparta này còn có 300 người có tài, có đức hơn tôi". Đây là một người vĩ đại vì sẵn sàng nhường cho kẻ khác ngôi vị hàng đầu mà không hề tỏ ra cay đắng. Đó là cách mà người ta đã suy nghĩ, nhận định vấn đề, chọn một thái độ dưới ánh mắt của Chúa.
Lạy Chúa, ánh mắt Chúa nhìn thấu tâm tư con. Nhờ ánh sáng của Ngài con mới nhìn thấy ánh sáng. Xin cho chúng biết tìm đến Chúa nhiều hơn trong cầu nguyện, trong tính thác, để chúng con luôn được Chúa sưởi ấm, và dẫn đường. Amen
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
- Ai lớn nhất ?
Lược qua một chút bối cảnh và cách ba Tin Mừng Nhất Lãm tường thuật, như thế là quá đủ để chúng ta nhận ra rằng đây là một « căn bệnh » nghiêm trọng của các môn đệ thời Đức Giê-su. Bệnh nghiêm trọng, vì đó là một thứ bệnh ung thư gây mất hiệp nhất, vì sẽ phải tranh cãi với nhau, ganh tị nhau, loại trừ nhau; ngoài ra, đó là một căn bệnh nghiêm trọng, còn là vì bệnh này là bệnh “mãn tính” và lây lan, có mặt ở mọi nơi và mọi thời.
Thật vậy, con người luôn muốn hơn và muốn đứng đầu trong mọi lãnh vực, thậm chí trong các nhân đức, trong đó có nhân đức khiêm nhường, vì người ta cũng phân chia nhân đức khiêm nhường ra thành bậc! Con người khổ sở vì sự thua thiệt về ngoại hình, vì thua kém trong thân phận và trong ganh đua; tự xếp loại mình và tự xếp loại nhau; từ đó không chấp mình không chấp nhận nhau trong trong thâm tâm. Rộng hơn nữa, đó còn là cách sống, cách làm việc và cách tổ chức của con người ngoài đời cũng như trong đạo: thi đua, thi tuyển, phân cấp, xếp bậc, xếp loại…. Kết quả là “những người bé nhỏ” theo nghĩa rộng và ở nhiều bình diện khác nhau, vốn chiếm đa số, bị khinh chê, thậm chí bị loại trừ, hay ít nhất tạo ra nơi họ mặc cảm thua kém rất tai hại và chết chóc. Hơn nữa, tranh đua dựa trên qui luật “mạnh được yếu thua”, vốn qui luật ít nhân tính nhất, nếu không muốn nói, thuộc bình diện thú tính!
- Cách Đức Giêsu « chữa lành »
- Đảo lộn hoàn toàn quan niệm lớn-bé của các môn đệ và của loài người chúng ta : muốn làm lớn phải không ? Ai là người nhỏ nhất trong nhóm, thì là người lớn nhất (theo Tin Mừng Luca)! Hãy thay đổi và trở nên như trẻ con (theo Tin Mừng Mát-thêu). Hãy trở nên người rốt hết và trở nên người phục vụ mọi người.
- Để các môn đệ đừng hiểu mơ hồ những khái niệm « nhỏ nhất », « trẻ con », « người rốt hết và người phục vụ », Đức Giêsu đem một em bé tới đặt giữa họ.
- Cuối cùng, giảng giải bằng lời và bằng minh họa vẫn chưa đủ, Đức Giêsu đi đến cùng bằng cách đồng hóa mình với em nhỏ : « Ai tiếp đón em nhỏ này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy ».
Đó là vì, lời Đức Giê-su không phải là lí thuyết, thúc đẩy người ta phải đưa ra định nghĩa chính xác về khái niệm « nhỏ nhất » ; hơn nữa, điều mà Đức Giê-su muốn diễn tả, cũng không thể định nghĩa được. Thật vậy, « nhỏ nhất là gì », phải chăng là tuổi tác, là vóc dáng, là chức vụ, là trình độ học vấn, mức độ thánh thiện hay tội lỗi ? Lời của Đức Giê-su không đưa ra một tiêu chuẩn khác, để xếp loại hay một mô hình thứ bậc khác, nhưng là một tinh thần khác, một năng động khác, một con đường khác.
Vì thế, thay vì định nghĩa hay tranh cãi, lời của Đức Giê-su mời gọi chúng ta đưa ra một lựa chọn của con tim. Một khi con tim được Đức Giê-su chữa lành khỏi căn bệnh quyền bính, căn bệnh hơn người, căn bệnh vẻ bề ngoài, sẽ tìm được cách diễn tả tốt nhất trong cộng đoàn, dù mình là ai, có trách nhiệm hay nhiệm vụ gì.
- Đức Giê-su ôm em bé
Thật vậy, nơi Thập Giá, Ngài sống như một em bé: yếu đuối, bất lực và tự đặt mình vào vị trí tận cùng của bậc thang xã hội: tử tội và chết treo trên Thập Giá! Bởi vì, trẻ em và những người bé nhỏ, giới hạn yếu đuối là “nơi” bày tỏ tốt nhất sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa, như lời Thánh Vịnh loan báo (Tv 8, 3):
Ngài cho miệng con thơ trẻ nhỏ
cất tiếng ngợi khen đối lại địch thù,
khiến kẻ thù quân nghịch phải tiêu tan.
cất tiếng ngợi khen đối lại địch thù,
khiến kẻ thù quân nghịch phải tiêu tan.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc