Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 6: 53-56)
53 Khi qua biển rồi, Đức Giê-su và các môn đệ ghé vào đất liền tại Ghen-nê-xa-rét và lên bờ.54 Thầy trò vừa ra khỏi thuyền, thì lập tức người ta nhận ra Đức Giê-su.55 Họ rảo khắp vùng ấy và nghe tin Người ở đâu, thì bắt đầu cáng bệnh nhân đến đó.56
Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta
cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ, và xin Người cho họ ít là
được chạm đến tua áo choàng của Người; và bất cứ ai chạm đến, thì đều
được khỏi.
SUY NIỆM 1
Thánh
Marcô diễn tả thật đẹp về Chúa Giêsu. Chúa rảo bước khắp mọi nơi. Thành
thị, làng mạc, thôn xóm đều có dấu chân của Chúa. Chúa tới đâu, người ta
đều cố gắng tìm cách đưa kẻ đau ốm đến gặp Chúa tới đó, dù ở ngoài
đường hay ở làng mạc, hay trên biển, trên cánh đồng.
Nếu chúng ta đặt mình là người được theo sát Chúa Giêsu và phụ giúp công việc cho Chúa, chắc sẽ được chứng kiến nhiều điều rất tuyệt vời. Bởi biết bao nhiêu người mù được sáng mắt. Biết bao nhiêu người què, người hành khất đứng thẳng dậy và thẳng tiến. Biết bao nhiêu người bị thần ô uế ám và bị mọi người xa lánh, lại trở nên sạch sẽ và được trở về cùng gia đình, làng xóm và xã hội.
Trong niềm tin tưởng vào quyền năng và lòng nhân từ của Chúa Giêsu, người ta xin Chúa cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người.
Theo Pohl, giáo sư môn linh đạo thì việc sờ vào, đụng vào Chúa là một thái độ của việc cầu nguyện. Còn Chúa Giêsu, Người chấp nhận để người bệnh sờ vào tua áo Người, là thái độ đón nhận bệnh nhân. Người muốn nhậm lời họ.
Một thái độ chủ động và một thái độ bị động gặp nhau tại một điểm tương đồng thật hay: Cùng muốn xua đuổi bệnh tật, xua đuổi nỗi khổ đau của con người.
Thái độ chạm vào tua áo của con người và thái độ chấp nhận để con người chạm vào mình, chính là niềm tin tưởng của cõi trần giơ tay đụng vào lòng nhân ái của cõi Thiên.
Và như thế, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người là một cuộc gặp gỡ thật gần gũi, chứa chan tình yêu thương. Trong đó, tình yêu thương của Thiên Chúa là một tình yêu luôn chờ đợi con người để được trao ban chính mình cho họ.
Như vậy, tình yêu thương của Thiên Chúa như là bảo chứng cho điều mà thánh Marcô ghi nhận: “Bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi”.
Lạy Chúa, xin chữa lành tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con luôn biết tin tưởng nơi tình yêu của Chúa để luôn chạm đến Chúa bằng lòng tin tưởng, lòng yêu mến và siêng năng cầu nguyện suốt đời chúng con. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Nếu chúng ta đặt mình là người được theo sát Chúa Giêsu và phụ giúp công việc cho Chúa, chắc sẽ được chứng kiến nhiều điều rất tuyệt vời. Bởi biết bao nhiêu người mù được sáng mắt. Biết bao nhiêu người què, người hành khất đứng thẳng dậy và thẳng tiến. Biết bao nhiêu người bị thần ô uế ám và bị mọi người xa lánh, lại trở nên sạch sẽ và được trở về cùng gia đình, làng xóm và xã hội.
Trong niềm tin tưởng vào quyền năng và lòng nhân từ của Chúa Giêsu, người ta xin Chúa cho họ ít là được chạm đến tua áo choàng của Người.
Theo Pohl, giáo sư môn linh đạo thì việc sờ vào, đụng vào Chúa là một thái độ của việc cầu nguyện. Còn Chúa Giêsu, Người chấp nhận để người bệnh sờ vào tua áo Người, là thái độ đón nhận bệnh nhân. Người muốn nhậm lời họ.
Một thái độ chủ động và một thái độ bị động gặp nhau tại một điểm tương đồng thật hay: Cùng muốn xua đuổi bệnh tật, xua đuổi nỗi khổ đau của con người.
Thái độ chạm vào tua áo của con người và thái độ chấp nhận để con người chạm vào mình, chính là niềm tin tưởng của cõi trần giơ tay đụng vào lòng nhân ái của cõi Thiên.
Và như thế, cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người là một cuộc gặp gỡ thật gần gũi, chứa chan tình yêu thương. Trong đó, tình yêu thương của Thiên Chúa là một tình yêu luôn chờ đợi con người để được trao ban chính mình cho họ.
Như vậy, tình yêu thương của Thiên Chúa như là bảo chứng cho điều mà thánh Marcô ghi nhận: “Bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi”.
Lạy Chúa, xin chữa lành tâm hồn chúng con. Xin cho chúng con luôn biết tin tưởng nơi tình yêu của Chúa để luôn chạm đến Chúa bằng lòng tin tưởng, lòng yêu mến và siêng năng cầu nguyện suốt đời chúng con. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
- Bệnh tật
Người đi tới đâu, vào làng mạc, thành thị hay thôn xóm nào, người ta cũng đặt kẻ ốm đau ở ngoài đường ngoài chợ.
(c. 56)
Hình ảnh ngoài đường ngoài chợ, đầy các bệnh nhân, diễn tả thân phận loài người chúng ta thuộc mọi thời, bởi vì không ai trong chúng ta có thế tránh được bệnh tật. Ngày nay, chúng ta không còn thấy các bệnh nhân ngoài đường ngoài chợ như thế, nhưng không vì thế mà không còn các bệnh nhân. Ngược lại, các bệnh nhân có thể có nhiều hơn xưa, chẳng hạn ở các trung tâm hành hương và trong các bệnh viện, vì có những căn bệnh mới, thậm chí bệnh nan. Và trong số những người bệnh, chắc chắn cũng có những người thân yêu của chúng ta, những người bạn, và những người chúng ta quen biết.
- « Chạm đến tua áo choàng của Người »
Bất cứ ai chạm đến, thì đều được khỏi.
(c. 56)
Ngài cảm thương người bệnh một cách nhưng không, vô điều kiện, Ngài cảm thương thân phận loài người chúng ta biết bao. Và chắc chắn, Ngài vẫn còn cảm thương hôm nay và mỗi ngày, bởi vì không phải chúng ta cố đụng vào Người, nhưng chính Người đích đến đụng vào chúng ta, như lời Thánh Vịnh diễn tả : « Bàn tay của Ngài, Ngài đặt lên con » (Tv 139, 5), và trở nên một với chúng ta trong bí tích Thánh Thể :
Hãy ở lại trong Thầy,
như Thầy ở lại trong anh em.
(Ga 15, 4)
- Chữa lành bằng Thập Giá
Ngài làm thế, để mời gọi chúng ta tín thác vào tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, dù thân phận và nỗi đau của mỗi người có như thế nào ; vì chính Ngài cũng đã đón nhận thân phận bi đát nhất và nỗi đau lớn nhất của con người : thân xác Người nát tan trong cuộc Thương Khó và nhất là trên Thập Giá, như một người bệnh và còn đau đớn hơn người bệnh ; và Người không chỉ đau đớn trong thân xác, nhưng cả mang cả vào mình nỗi đau bị bỏ rơi :
Thiên Chúa của con, Thiên Chúa của con,
tại sao Ngài đã bỏ rơi con ?
(Tv 22, 2)
Nhưng với mầu nhiệm Phục Sinh, Đức Giê-su mặc khải cho loài người chúng ta rằng, thân phận con người, dù có như thế nào, không phải là ngõ cụt, nhưng là con đường dẫn đến sự sống viên mãn nơi Thiên Chúa. Và sự sống viên mãn này đã được gieo và lớn lên rồi, nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Ki-tô, ngay trong cuộc sống hôm nay, ngay giữa lòng đau khổ và bệnh tật, khi chúng ta sống không chỉ bởi sức khỏe và tất cả những gì liên quan đến sức khỏe, nghĩa là các phương tiện, nhưng còn bởi và mãi mãi bởi Lời và Mình Thánh của Người.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc