Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Thánh Thể- Thánh Lễ Cao Quý Tuyệt Vời Cho Ơn Cứu Độ

Filled under:

Sự kiện sau đây xảy ra vào khoảng năm 303 C.N.
Tại thành phố Aluta bên Châu Phi, tất cả các nhà thờ Công Giáo đều bị phá hủy và việc thờ phượng Kitô Giáo bị nghiêm cấm theo sắc chỉ của Hoàng Đế. Nhưng bất chấp lệnh cấm này, một số Kitô hữu cả nam lẫn nữ đã tụ tập tại một nhà riêng để dự Thánh Lễ.
Họ bị người ngoại đột kích, bị bắt và lôi đến trước quan tòa tại nơi phố chợ. Sách Lễ cùng với những sách khác của các tù nhân bị quẳng vào đống lửa ở chợ trước sự chế nhạo của mọi người. Tuy nhiên các sách ấy vẫn không bị cháy, vì trước khi lửa kịp bùng lên, một trận mưa rào lạ thường đổ xuống và lửa bị tắt ngúm. Quan tòa bị ấn tượng quá mạnh trước sự kiện này, ông đã ra lệnh đem các tù nhân gồm 34 đàn ông và 27 phụ nữ đến trình diện trước Hoàng Đế.
Những người Kitô hữu này hân hoan lên đường, vừa đi vừa hát thánh ca và thánh vịnh để thời gian qua nhanh. Khi họ được đưa tới trước mặt Hoàng Đế, quan cai tù tâu:
“Tâu Hoàng Đế, những người Kitô hữu quấy rối này bị chúng tôi bắt tại thành Aluta, nơi họ coi thường lệnh Hoàng Đế và đang thờ cúng các thần giả trá .”
Hoàng Đế liền bắt một người tù trong số này, lột hết quần áo, đặt lên giàn và lấy móc sắt lóc hết thịt người này. Lúc ấy một người tù khác tên là Telica liền lên tiếng:
“Này bạo chúa, tại sao ông lại tra tấn một người thôi? Chúng tôi đây tất cả đều là Kitô hữu, tất cả chúng tôi đều đã dự thánh Lễ giống như người này”.
Hoàng Đế liền bắt người này chịu cùng một cảnh tra tấn như người kia. Rồi ông hỏi:
"Ai chịu trách nhiệm về cuộc tụ tập này?”
“Đó là linh mục Saturninus, và tất cả chúng tôi .” Họ đáp, “nhưng ông nên biết rằng ông đang hành động rất bất công về chuyện này .”
“Các ngươi phải tuân lệnh của ta và từ bỏ thờ Thánh cúng các thần giả trá này .” Hoàng Đế nói.
Nhưng Telica trả lời:
“Chúng tôi không phải vâng lệnh nào ngược với các điều răn của Thiên Chúa tôi, và tôi sẵn sàng chết về Người .”
Thế là Hoàng Đế ra lệnh cởi trói cho các tù nhân và ném họ vào tù, không cho đồ ăn thức uống gì cả.
Trong khi ấy, người anh ngoại đạo của một tù nhân đến và tố cáo một nghị sĩ tên là Dativus là đã dụ dỗ em gái ông tên là Victoria đi dự lễ. Nhưng Victoria tự mình lên tiếng:
“Chẳng có ai dụ dỗ tôi cả, chính tôi tự ý đến nhà ấy để dự Thánh Lễ, vì tôi là người Kitô hữu, và tội của tôi là vâng theo Luật Chúa Kitô .”
Anh cô trả lời:
“Mày mất trí rồi, và mày nói giống nhƣ một con điên .”
“Tôi không phải là con điên, mà là Kitô hữu .” cô đáp.
Bấy giờ Hoàng Đế hỏi cô có muốn trở về nhà với anh cô không, cô đáp cô coi những người đang chịu cực hình nhân danh Đức Kitô là những anh chị em thực sự của cô; cô cũng không muốn rời bỏ họ, vì cô cũng đã đến dự Thánh Lễ và rước lễ cùng với họ.
Hoàng Đế thúc giục cô hãy nghe lời khuyên của anh mà cứu lấy thân; chính Hoàng Đế rất muốn cứu cô vì cô là một phụ nữ có nhan sắc tuyệt trần và là thành viên của một gia đình quyền quý trong thành phố. Nhưng thấy rằng mọi lời thuyết phục đều vô ích. Hoàng Đế ra lệnh giam cô lại và vẫn tìm hết cách để dụ cô bỏ đức tin. Cha mẹ cô gái này ép cô lấy chồng, nhưng thay vì chịu ép buộc, cô nhảy qua cửa sổ sang phòng giam của linh mục Saturninus và nài xin vị này nhận cô vào hàng ngũ các trinh nữ thánh hiến.
Cuối cùng, tên bạo chúa nói chuyện trực tiếp với linh mục Saturninus và hỏi có phải ông đã tụ tập những ngƣời này để thờ cúng chống lại sắc chỉ của vua không. Saturninus đáp:
“Tôi tụ tập họ theo lệnh của Thiên Chúa để phụng sự Người”
“Tại sao ngươi làm điều đó?” hoàng đế hỏi.
“Vì chúng tôi có bổn phận dâng Hy Tế Thánh .” linh mục này đáp.
Và khi hoàng đế hỏi có phải chính ông đã xúi dục và thuyết phục mấy ngƣời này tụ tập với nhau để làm việc đó không, vị linh mục nhin nhận đúng như vậy và chính ông đã cử hành Thánh Lễ. Thế là quan tòa xử ông phải bị lột hết quần áo và lóc hết thịt cho tới khi lòi ruột ra và bị ném vào ngục tối cùng với các tù nhân khác.
Một tù nhân khác tên là Emericus (sau này được phong thánh) cũng bị dẫn đến trước Hoàng Đế. Khi người ta hỏi ông là ai, ông nói ông chính là người đã tổ chức cuộc hội họp này, vì Thánh Lễ đã được cử hành tại nhà chính ông và ông đã tổ chức Thánh Lễ vì lợi ích của các anh chị em; họ không thể thiếu Thánh Lễ. Vì vậy ông cũng bị phạt như những người khác.
Sau đó Hoàng Đế nói với những tù nhân còn lại:
“Ta mong các ngừơi hãy xem gương của những người đồng đạo của các ngừơi đã chịu cực hình, để các ngƣơi không vứt bỏ mạng sống mình giống như họ.zz'
Nhưng tất cả họ đều trả lời:
“Chúng tôi là Kitô hữu, chúng tôi quyết tâm tuân giữ Luật Chúa Kitô dù có phải đổ máu .”
Hoàng Đế chỉ tay về một tù nhân trước mặt ông tên là Felix và hỏi:
“Ta không hỏi ngươi có phải là Kitô hữu hay không, nhưng ta muốn biết ngừơi có tham dự Thánh Lễ ấy không?”
Felix đáp:
“Câu hỏi này thừa. Một Kitô hữu không thể sống nếu không có Thánh Lễ cũng như không thể có Thánh Lễ nếu không có người Kitô hữu. Tôi mạnh bạo tuyên bố rằng chúng tôi tụ tập nhau lại với lòng đạo đức sốt sắng và đọc kinh cầu nguyện đang khi cử hành Thánh Lễ .”
Nghe nói thế, Hoàng Đế giận điên lên và truyền đánh đòn vị thánh tử đạo này cho đến chết. Sau sự việc này, tất cả các tù nhân còn lại đều bị tra tấn dã man và ném vào một ngục lớn và không được ăn uống gì cả. Những người bà con đem thức ăn đến cho họ nhưng bị cai ngục lấy sạch. Các Tôi Tớ Đức Kitô bị bỏ đói và khát cho đến chết.
Câu chuyện này được ông Baronius kể lại từ các sự tích xưa, nó chứng minh rõ ràng rằng trong Hội Thánh Kitô giáo thời kỳ đầu, Thánh Lễ được cử hành và có các tín hữu tham dự.
Từ câu truyện này, chúng ta cũng biết được rằng các Kitô hữu có lòng sùng mộ Thánh Lễ biết chừng nào. Họ sẵn sàng chịu tra tấn và chết hơn bỏ Thánh Lễ. Tại sao có sự sốt sắng phi thường đến thế. Họ đánh giá cao sức mạnh siêu vời của Thánh Lễ và hăng hái ước ao chia sẻ những hoa qủa của Thánh Lễ.
Ước gì gương sáng của họ là bài học cho chúng ta để biết tham dự Thánh Lễ một cách hết sức sốt sắng và lãnh nhận được nhiều ơn lành hơn cho linh hồn chúng ta và tất cả những người chúng ta yêu mến.
Trích từ  tác phẩm "HY TẾ THÁNH LỄ Dẫn Giải. Tác giả cuốn sách này, cha Martin Von Cochem, dòng Phanxicô, cũng là tác giả của một số khả luận thiêng liêng khác rất uyên thâm, cả bằng tiếng Latinh và tiếng Đức. Tuy nhiên, theo ý kiến của các Bề Trên của Ngài vào thời ấy, không một sách nào của Ngài sánh được về mức độ thông thái và hữu ích bằng cuốn  “HY TẾ THÁNH LỄ Dẫn Giải”