MUỐN LÀ MEN TIN MỪNG
“Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê.” (Mc 8,15)
Suy niệm: Có thứ men là men Tin Mừng làm cho hũ bột nhân loại dậy lên. Hũ bột có bị hư thối cũng là vì men, nhưng ở đây là “men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê”. Men Pha-ri-sêu là lối sống giả hình, chuộng hư danh: giữ luật bề ngoài thật chi li nhưng lại không sống đạo đức, công bằng, nhân ái thật lòng (Mt 23,1-36). Men Hê-rô-đê là lối sống xảo trá, chạy theo quyền thế, danh vọng, hưởng thụ khoái lạc, chà đạp lên các giá trị đạo đức và phẩm giá con người. Có vẻ như hai thứ men ấy không đội trời chung với nhau, nhưng thực tế cho thấy những người Pha-ri-sêu đã cộng tác với phe Hê-rô-đê để giăng bẫy hại Chúa Giê-su - trong vấn đề nộp thuế cho Xê-da (x. Mt 22,15-22). Nguy hiểm biết bao khi chúng phối hợp với nhau để làm hư hỏng con dân Nước Trời!
Mời Bạn: Sự thâm nhập và tác hại của những loại ‘men thối’ này thường âm thầm và tiệm tiến nên khó nhận biết. Bạn có nhận thấy lối sống giả hình, tôn sùng vật chất, óc hưởng thụ ích kỷ đang len lỏi, thấm nhiễm vào lối sống, não trạng các ki-tô hữu ngày nay không?
Chia sẻ: Thảo luận để cả cộng đoàn có một ý niệm rõ ràng về tính chất và mối nguy hiểm của tinh thần Pha-ri-sêu và Hê-rô-đê.
Sống Lời Chúa: Biện pháp phòng chống ‘men thối’: - thường xuyên kiểm điểm đời sống cách riêng về cách mua sắm, sử dụng của cải xem có đúng tinh thần Tin Mừng không; - tích cực làm dậy men Tin Mừng bằng cách thực hiện những hành vi công bình, bác ái một cách có ý thức.
Cầu nguyện: Hát: “Vì con muốn là men…”
THÁNH CYRILLÔ VÀ MÊTHÔĐIÔ
GIÁM MỤC HIỂN TU
(869 - 885)
Byzanciô là một giáo đô có tiếng khô chồi và vẫn được coi như một đô
thị của tĩnh mạc, thế mà từ đầu thế kỷ IX đã sản xuất được hai nhà
truyền giáo gương mẫu: Cyrillôâ và Mêthôđiô. Xuất thân từ một giai cấp
trung lưu, Contantinô mà sau này được gọi là Cyrillôâ và người anh là
Mêthôđiô, đã làm cho Têxalonica quê hương của các ngài được hãnh diện
với các giáo đoàn khác. Với lòng tận tụy hy sinh thêm vào một tài trí
lanh lợi và một cách tiếp nhân xử thế tế nhị, hai anh em Cyrillôâ và
Mêthôđiô đã mang về cho Chúa bao nhiêu chiên lạc. Các ngài cũng đã là
những nhịp cầu thông cảm giữa Giáo hội Đông và Tây trong những hoàn cảnh
cam go, chia rẽ. Các ngài cũng đã lấp đầy được cái hố ngăn cách giữa
hai giáo đô Byzanciô và Rôma.GIÁM MỤC HIỂN TU
(869 - 885)
Contantinô con người lanh lợi sắc sảo với cặp mắt trong sáng nằm dưới vầng trán rộng, lại là con người hào hoa phong nhã. Tài hoa và đức hạnh của Contantinô lúc đó đã làm cho triều đình phải để ý và trầm trồ khen ngợi. Nhưng Contantinô lại được Chúa quan phòng trưng dụng gọt đẽo để trở nên một tay thợ lành nghề gặt hái trong cánh đồng lúa chín của Người.
Sinh trưởng trong một gia đình công chức, nên trước khi được kêu gọi đi giảng Phúc âm, Contantinô đã được hấp thụ một nền giáo dục kiện toàn. Sau khi theo học ở Côntantinôpôli, Côntantinô đã sung ghế giáo sư triết học ở nhiều trường danh tiếng và giữ chức ngoại giao bên cạnh những người Ả rập.
Nhưng tất cả những chức tước danh vọng ấy cũng không làm cho Côntantinô hãnh diện tự đắc, ngài còn ước ao một cái gì quý báu hơn nữa. Côntantinô nhất quyết từ bỏ những chức tước kia để dâng mình cho Chúa và ngài hết sức vui mừng khi được gọi lên chịu chức thánh. Ngày lãnh nhạân chức thánh, Côntantinô đã bắt đầu gánh lấy trách nhiệm và thánh giá Chúa trao phó. Dần dà Côntantinô đã cảm thấy như có một sức mạnh linh thiêng nào thôi thúc để bước ra khỏi cái mức sống bình thường và làm một việc gì mới mẻ. Ơn Chúa xuống dần và đốt nóng ý chí của Côntantinô. Tuy nhiên ngài vẫn chờ đợi trong yên lặng và cầu nguyện.
Còn Mêthôđiô luôn luôn yêu mến và giúp đỡ em thi hành ý định. Con người Mêthôđiô luôn luôn sống giữa hai thái cực, vui thì như tết nhưng nóng lại nóng như lửa. Có khi hoà nhã êm đềm, cũng có lúc lại nổi xung đến hung bạo, đanh thép nhưng lại biết nhẫn nại và thích nghi tính tình với những hoàn cảnh phức tạp để bênh vực chân lý. Thêm vào đó, Mêthôđiô còn có một sức chịu đựng dẻo dai và không bao giờ chịu lui bước khi phải làm chứng cho sự thật. Đã mấy lần Mêthôđiô dám nói thẳng vào mặt đối phương muốn dùng lối ngụy biện trí trá để xuyên tạc những chân lý của đạo Chúa: "Các anh định chọi nhau với sắt ư! Được, sợ các anh sẽ vỡ tan tành". Nhiều lần Mêthôđiô đã phải đổ mồ hôi trán để tranh luận với những hạng người cố chấp, ngoan cố đối với lời giảng dậy của các vị chúa chiên. Với những đặc tính đó, người ta nhận thấy ở Mêthôđiô đã có đủ những yếu tố cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo sáng suốt lành nghề.
Đời sống của hai anh em Mêthôđiô và Cyrillôâ bị đảo lộn khi kinh thành Côntantinôpôli bị quân thù hãm hại: Côntantinô được cử làm sứ giả đến với những người Thổ Nhĩ Kỳ đã tòng giáo Do Thái. Năm 833 Hoàng đế thành Côntantinôpôli sai một đạo quân ra áng ngữ quân đội Thổ. Lúc này hai anh em Mêthôđiô và Cyrillôâ có nhiệm vụ phải giải quyết, dàn xếp những cuộc tranh chấp chính trị giữa quân đội của Côntantinôpôli và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Bực mình vì phải tranh luận với những người ngoại bang mà không biết nói tiếng của họ, Contantinô đã nỗ lực học tiếng Do Thái và ngài đã thành công mỹ mãn.
Trong thời gian phải va chạm với những cuộc tranh luận gay go như thế, anh em Mêthôđiô và Cyrillôâ đã luyện cho mình những đức tính cần thiết để găïp dịp là mang ra thi hành trong việc rao truyền Phúc âm. Ước vọng của các ngài được thực hiện sau khi Hoàng đế dân Môravia là Rađila (Rasdelaw) sai sứ giả đến Côntantinôpôli xin Hoàng đế Micae III cử người đến giảng Phúc âm cho dân Môravia.
Hai anh em Mêthôđiô và Cyrillôâ vì đã am hiểu phong tục và tiùnh tình của dân miền đó nên đã được Đức Giáo chủ Phôxiô (Photius) tín nhiệm giao trách vụ đó. Hai nhà truyền giáo không do dự, đã nhẹ bước lên đường mang theo những lo sợ. Đến nơi, các ngài gặp phải những giây phút cực khổ đến chảy nước mắt: lạ người lạ cảnh, khốn hơn cả là các ngài không biết nói tiếng miền ấy nên không làm thế nào cho dân chúng hiểu được điều mình nói. Nhưng có khó mới có khôn: sau một thời gian mò mẫm tìm cách phát minh ra một bản mẫu tự cho dân Môravia để làm thành một thứ ngôn ngữ mới. Thế là những khó khăn về tiếng nói dần dần giảm bớt và Phúc âm được truyền bá khắp đó đây. Hai nhà truyền giáo bắt đầu dùng tiếng nói mà các ngài đã lập ra để cử hành phụng vụ và dịch Sách Thánh. Phương pháp truyền giáo đó lẽ tất nhiên gặp phải những phản đối của các linh mục khác. Các linh mục ấy lầm tưởng rằng Môravia là tiếng man di mọi rợ không đủ để diễn tả những giáo lý công giáo. Nhưng dù bị gièm pha, công việc bị phá hoại, hai nhà truyền giáo vẫn nhất định dùng tiếng bản xứ để truyền đạo. Các ngài nghĩ rằng phải giảng đạo bằng tiếng của địa phương thì họ mới hiểu được tường tận lời Chúa và giáo lý của đạo. Bị phản đối, có khi được nghe cả những lời chửi bới, nhưng các ngài nhất định không muốn tranh luận với những người không có thẩm quyền để giải quyết. Các ngài nhất định tìm dịp về trình bầy sự thể với Đức Giáo Hoàng và lĩnh ý của Vị chăn chiên tối cao.
Sau ba năm làm việc vất vả với những khó khăn do anh em đồng nghiệp gây nên, hai nhà truyền giáo lên đường trở về Venise xin Đức Giáo Hoàng Nicôla I can thiệp để cho những cuộc tranh luận kia được yên đi. Nhưng rủi cho các ngài, khi về tới nơi thì Đức Giáo Hoàng Nicôla I đã băng hà. Đức Hađrinô lên ngôi kế vị đã tiếp đón hai nhà truyền giáo rất nồng hậu. Dịp này các ngài đã dâng lên Đức Thánh Cha hài cốt thánh Clêmentê mà các ngài đã kiếm được khi mới lên đường truyền giáo. Báu vật đó làm cho Đức Giáo Hoàng rất hài lòng.
Các ngài trình bầy công việc với Đức Hađrianô; Đức Giáo Hoàng rất tán thành và hài lòng về công việc cũng như phương pháp truyền giáo của Mêthôđiô và Cyrillôậ Đức Giáo Hoàng cũng hết sức khuyến khích các ngài và long trọng cho phép dùng tiếng Môravia cả trong địa hạt Rôma nữa. Để thưởng công, ngài truyền chức Giám mục cho Mêthôđiô. Thế là những người phản đối các ngài hết đường chỉ trích. Sau bao nhiêu ngày gian lao vất vả xin cho được cử hành phụng vụ bằng tiếng Môravia, tới khi được thành công thì Cyrillôâ lại đã vội về nơi an nghỉ, ngày 14-02-869 tại giáo đô Rôma. Cyrillôâ đã để lại cho giáo dân một cái tang đau đớn. Thánh nhân ra đi, đã để thương tiếc cho bao nhiêu người nhất là những người Môravia. Thánh nhân ra đi, Giáo hội mất một cán bộ lành nghề, nhưng công phúc của ngài sẽ làm cho Lời Chúa được truyền đi muôn nơi. Xác thánh nhân được chôn cất tại nhà thờ thánh Clêmentê.
Mất Cyrillô là Mêthôđiô đã mất một cánh tay đắc lực cho công cuộc truyền giáo. Tuy nhiên Mêthôđiô vẫn hiên ngang và vui vẻ trở về Môravia tiếp tục công việc đang còn dở dang, sau đó ngài đã được phong chức Tổng Giám mục toà hiệu Sirmium. Do lời thỉnh cầu của một vị cao cấp Môravia, Mêthôđiô được cử làm đại sứ Toà thánh tại nước Ngạ Nhưng đời Mêthôđiô nào đã hết thánh giá. Trong khi làm đại sứ Tòa thánh, ngài đã gặp phải một thảm cảnh vô cùng éo le. Số là Vatila quốc vương Môravia bị một người cháu nộp cho Calôman Bavie (Carloman de Bavière). Như thế là Môravia bị lọt vào tay người Đức. Lúc ấy Mêthôđiô đã ngoài sáu mươi, tuy nhiên ngài cũng truy tố trước toà án các Giám mục; sau đó ngài bị phát lưu đến một miền hẻo lánh phủ đầy băng tuyết và giá lạnh. Mãi tới năm 873, nhờ sự can thiệp của Đức Giáo Hoàng Gioan VIII ngài mới được trở về. Nhưng đau đớn thay! Đức Gioan lại cấm ngài không được cử hành phụng vụ bằng tiếng bản quốc nữa mà chỉ cho dùng để giảng dậy thôi. Mêthôđiô tuyệt đối vâng phục mệnh lệnh của Đức Giáo Hoàng. Tuy nhiên những thù địch của ngài vẫn ton hót về Rôma rằng Mêthôđiô không vâng phục và vẫn dùng tiếng Nga trong khi cử hành phụng vụ. Tố cáo như thế họ đinh ninh rằng Đức Giáo Hoàng sẽ cảnh cáo và phạt Mêthôđiô. Nhưng khi Mêthôđiô trở về Rôma lại được Đức Gioan VIII ưng chuẩn cho dùng tiếng Nga trong phụng vụ và đồng thời nâng Mêthôđiô lên chức Tổng Giám mục Môravia.
Nghe tiếng Mêthôđiô vang lừng đó đây, năm 881 Hoàng đế Basiliô thỉnh mời Mêthôđiô về Côntantinôpôli và Mêthôđiô đã được đón tiếp vô cùng nồng hậu. Đức Giáo chủ Côntantinôpôli, lúc này đã giao hảo với Tòa thánh Rôma, cũng tiếp đón Mêthôđiô nồng nhiệt hiếm có. Hoàng đế Basiliô rất thích phương pháp truyền giáo của Mêthôđiô nên đã áp dụng phương pháp đó vào việc giảng tin lành ở Nga, Bulgarie và Croatia.
Trước khi nhắm mắt về quê trời, Mêthôđiô còn phải nỗ lực dịch Kinh thánh và những sách giáo phụ sang tiếng Nga. Và ngày 06-04-885 thánh nhân phó linh hồn trong tay Chúa. Trong đám tang của thánh nhân, người ta nhận thấy cả một biển người, đủ các tuổi, đủ các cấp bậc trong xã hội. Từ những cô nhi quả phụ đến cả những người già nua tàn tật cũng như những người giầu có sang trọng chức quyền, đều sụt sùi mến tiếc thánh nhân. Quả thực ngài là người của hết mọi người và là ân nhân của hết thảy.
Hạt Thóc Dâng Tặng Ðức Vua
Có
lẽ chúng ta đã có dịp đọc bài thơ sau đây của đại thi hào Tagore: "Có
một người hành khất ngồi bên vệ đường. Hôm đó, Ðức Vua sẽ ngự giá đi qua
ngôi làng. Người hành khất cố gắng lê lết đến trước cổng làng, lòng nhủ
thầm: "Ðây là dịp may duy nhất đời tôi". Từ đằng xa, khi vừa thấy xa
giá xuất hiện, anh đã cố gắng đưa tay lên vẫy chàọ Có ngờ đâu, trước sự
sửng sốt của mọi người, khi xa giá vừa đến trước cổng làng, Ðức Vua đã
cho dừng xe lại và chính ông là người đưa tay ra để xin hành khất bố
thí.
Người
hành khất bèn đưa tay vào trong chiếc bị cũ kỹ nhơ bẩn của mình để kéo
ra một hạt thóc. Anh trịnh trọng đặt hạt thóc vào trong tay Ðức Vuạ Ðức
Vua tiếp nhận món quà từ tay người hành khất và biến đi giữa cát bụi mịt
mù.
Chiều
đến, khi về tới nhà, người hành khất mới mở chiếc bị của mình rạ Lạ
lùng thay, giữa muôn hạt thóc, anh nhận ra một hạt vàng óng ánh. Lúc bấy
giờ, người hành khất mới khốc nức nở hối tiếc: "Phải chi ta đã cho Ðức
Vua tất cả những gì ta có..."
Thiên
Chúa đối xử với chúng ta cũng giống như vị Vua đối xử với người hành
khất. Ngài muốn trao ban cho chúng ta tất cả kho báu trên Thiên Ðàng.
Qua người con một của Ngài là Ðức Giêsu Kitô, Thiên Chúa muốn trao ban
cho chúng ta chính Sự Sống của Ngàị Qua Sự Sống chúng ta đã lãnh nhận,
qua sự hiện diện của những người anh em chúng ta, qua ngay cả những thất
bại và tội lỗi của chúng ta, Thiên Chúa vẫn luôn nhắc đến với từng
người chúng ta như một người hành khất. Chúng ta tưởng chúng ta đang
chìa tay van xin trước. Kỳ thực, chính Ngài mới là kẻ không ngừng đưa
tay ra để xin chúng ta mở rộng đôi tay và quả tim của chúng tạ Tạo dựng
chúng ta theo hình ảnh của Ngài, nghĩa là như những con người có tự do,
Thiên Chúa vẫn tiếp tục tôn trọng chúng tạ Ngài muốn trao ban tất cả cho
chúng ta vì yêu thương. Nhưng cũng chính vì yêu thương, cho nên Ngài
không làm cách nào khác hơn là van lơn, kêu mời chúng tạ Ngài chờ đợi
nơi chúng ta một cái gật đầu, một hạt thóc nhỏ rút từ trong chiếc bị
khốn cùng của chúng tạ Một nghĩa cử nhỏ mọn làm cho người anh em, một
chút tin yêu hy vọng giữa bao nhiêu thử thách khó khăn của cuộc sống,
một chút khiêm tốn và sám hối sau những lần vấp nga: đó là những hạt
thóc bé nhỏ mà chúng ta có thể trao tặng cho Chúa để từ đó lãnh nhận trở
lại tất cả kho tàng Yêu Thương của Ngài.