Chương trình tĩnh tâm Mùa Chay 2017 của Giáo triều Rôma
“Cuộc thương khó, tử nạn, và phục sinh của Chúa Giêsu theo Phúc
âm thánh Matthêu” sẽ là chủ đề các bài suy niệm do linh mục Dòng
Phanxicô Giulio Michelini hướng dẫn trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay 2017
của Đức Thánh Cha Phanxicô và các thành viên Giáo triều Roma.
|
Đây
là năm thứ 4 liên tiếp, tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Giáo triều được tổ
chức tại “Nhà Thầy Chí thánh, Casa Divin Maestro” - Trung tâm Hội nghị
và tĩnh tâm của các linh mục Dòng Thánh Phaolô ở Ariccia, ngoại ô Roma.
Cha
Michelini sinh tại Milano năm 1964, khấn trọng trong Dòng Anh em Hèn
mọn năm 1992 và thụ phong linh mục năm 1994. Hiện nay cha là giáo sư của
Học viện Thần học Assisi liên kết với Đại học Laterano, và là giám đốc
tạp chí Convivium Assisiense.
Tuần
tĩnh tâm bắt đầu lúc 18g Chúa nhật 05-03 với giờ chầu Thánh Thể và Kinh
Chiều. Những ngày tiếp theo, từ thứ Hai đến thứ Năm, mỗi ngày có hai
bài suy niệm lúc 9g30 và 16g00. Ngoài ra, tất nhiên mỗi ngày đều có
Thánh lễ đồng tế lúc 7g30, các Giờ kinh Phụng Vụ và chầu Thánh Thể lúc
chiều tối. Tuần tĩnh tâm kết thúc vào sáng thứ Sáu 10-03 với bài suy
niệm cuối cùng trước khi trở về Vatican.
Các
đề tài suy niệm gồm có: Lời tuyên xưng của Phêrô và Chúa Giêsu lên
đường đi Giêrusalem (Mt 16,13-21); những lời cuối cùng của Chúa Giêsu và
bắt đầu cuộc thương khó (Mt 26,1-19); bánh và thân xác, rượu và máu (Mt
26,36-46); cầu nguyện trong vườn Cây Dầu và Chúa Giêsu bị bắt (Mt
26,36-46); Giuđa và cánh đồng máu (Mt 27,1-10); toà án Roma, bà vợ của
Philatô với giấc mơ về Chúa (Mt 27,11-26); mai táng và ngày thứ bảy của
Chúa Giêsu (Mt 27,56-66); ngôi mộ trống và sự sống lại (Mt 28,1-20).
Như
thường lệ, các buổi tiếp kiến và các hoạt động của Đức Thánh Cha ở
Vatican trong tuần tĩnh tâm này sẽ tạm ngưng, trong đó có buổi tiếp kiến
chung vào ngày thứ Tư 08 tháng Ba.
Niềm hy vọng kitô dựa trên tình yêu thương của Thiên Chúa
Niềm hy vọng kitô vững vàng và không gây thất vọng, vì nó dựa
trên chính tình yêu trung thành và chắc chắn mà Thiên Chúa có đối với
từng nguời trong chúng ta, chứ không dựa trên điều chúng ta có thể làm
hay có thể là, hoặc có thể tin.
ĐTC
Phanxicô đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương tham dự
buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 15-02-2017 trong đại thính đường Phaolô
VI.
Trong
bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài niềm hy vọng không gây thất vọng,
dựa trên đoạn kinh thánh trích từ chương 5 thư thánh Phaolô gửi tín hữu
Roma, trong đó thánh nhân khẳng định là kitô hữu chúng ta tự hào về niềm
hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa, và cũng tự hào khi gặp
gian truân.
ĐTC
nói: ngay từ khi còn bé chúng ta đã được dậy rằng khoe khoang không
phải là điều tốt đẹp. Trong nước tôi những người khoe khoang người ta
goi là “các con công”. Và đúng thế, vì khoe khoang điều mình là hay có,
ngoài việc kiêu căng nó còn là việc thiếu tôn trọng đối với những người
khác, đặc biệt đối với những người kém may mắn hơn chúng ta. Tuy nhiên,
trong thư gửi tín hữu Roma Tông đồ Phaolô khiến chúng ta ngạc nhiên, vì
hai lần ngài khích lệ chúng ta khoe khoang. Như vậy, khoe khoang cái gì
là đúng? Bởi vì nếu ngài khích lệ tự hào, thì có cái gì đúng để tự hào.
Và làm sao nào làm được điều này mà không xúc phạm, không loại trừ ai
đó? ĐTC nói:
**
Trong trường hợp đầu tiên chúng ta được mời gọi khoe khoang về ơn
thánh dồi dào, trong đó chúng ta được thấm nhuần trong Đức Giêsu Kitô,
qua lòng tin. Thánh Phaolô muốn chúng ta hiểu rằng, nếu chúng ta học đọc
hiểu mọi sự với ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta nhận ra rằng tất
cả là ơn thánh! Tất cả là quà tặng. Thật vậy, nếu chúng ta chú ý hành
động – trong lịch sử cũng như trong cuộc sống chúng ta – chúng ta không
cô đơn, nhưng trước hết có Thiên Chúa hành động. Chính Ngài là nhân vật
tuyệt đối, là Đấng tạo dựng mọi sự như một ơn của tình yêu thương, là
Đấng dệt chương trình cứu độ của Ngài, và đưa nó tới chỗ thành toàn cho
chúng ta, qua Đức Giêsu Con Ngài. Chúng ta được mời gọi nhận biết tất cả
điều này, tiếp nhận nó với lòng tri ân, và biến nó trở thành lý do chúc
tụng, ngợi khen và niềm vui. Nếu chúng ta làm điều này, chúng ta ở
trong bình an với Thiên Chúa, và sống kinh nghiệm sự tự do. Và sự bình
an ấy trải dài ra trong tất cả mọi môi trường và mọi tương quan trong
cuộc sống chúng ta: chúng ta bình an với chính mình, chúng ta bình an
trong gia đình, trong cộng đoàn, trong nơi làm việc, và với những người
chúng ta gặp gỡ mỗi ngày trên đường đời.
Tiếp
tục bài huấn dụ ĐTC nói: tuy nhiên, thánh Phaolô còn khích lệ chúng ta
khoe khoang trong khốn khó nữa. Điều này không dễ mà hiểu được. Nó khó
hiểu hơn đối với chúng ta, và có thể xem ra không dính dáng gì tới điều
kiện hòa bình vừa miêu tả. Thật ra sự bình an mà Chúa cống hiến và bảo
đảm cho cho chúng ta không được hiểu như là vắng bóng lo lắng, vỡ mộng,
thiếu sót, và các lý do khổ đau. Nếu đã là như thế, thì trong trường hợp
chúng ta thành công ở trong an bình, lúc đó sẽ mau kết thúc và chúng
ta sẽ rơi vào sự chán nản không thể tránh được. ĐTC giải thích niềm an
bình như sau:
Trái
lại, niềm an bình nảy sinh từ đức tin là một ơn: nó là ơn thánh kinh
nghiệm rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và Ngài luôn luôn ở bên cạnh
chúng ta, Ngài không bỏ chúng ta cô đơn, dù chỉ một chút trong cuộc sống
chúng ta. Và điều này, như thánh Tông Đồ khẳng định, làm nảy sinh ra
lòng kiên nhẫn, bởi vì chúng ta biết rằng cả trong những lúc gay go và
đảo lộn nhất lòng thương xót và lòng lành của Chúa lớn lao hơn mọi sự,
và không gì có thể giật thoát chúng ta khỏi bàn tay của Chúa và sự hiệp
thông với Ngài.
**
Đó là lý do giải thích tại sao niềm hy vọng kitô lại vững vàng, đó là
lý do tại sao nó không gây thất vọng. Nó không bao giờ gây thất vọng.
Niềm hy vọng không gây thất vọng! Nó không dựa trên điều chúng ta có hay
chúng ta là, cũng không dựa trên điều chúng ta có thể tin. Nền tảng của
nó, nghĩa là nền tảng của niềm hy vọng kitô, là điều trung thành nhất
và chắc chắn nhất có thể có, tức là tình yêu mà chính Thiên Chúa dành để
cho từng người trong chúng ta. Thật dễ nói: Thiên Chúa yêu thương chúng
ta. Chúng ta tất cả đều nói điều này. Nhưng anh chị em hãy nghĩ coi:
mỗi người trong chúng ta có khả năng nói rằng: tôi chắc chắn rằng Thiên
Chúa yêu thương tôi không? Thật không dễ nói đâu. Nhưng mà nó đúng. Thật
là một bài tập tốt tự nói với chính mình: Thiên Chúa yêu tôi. Đó chính
là gốc rễ sự chắc chắn của chúng ta, gốc rễ niềm hy vọng của chúng ta.
Và Chúa đã đổ tràn đầy trong con tim chúng ta Thần Khí, nghĩa là tình
yêu của Thiên Chúa, như tác nhân, như người bảo đảm, chính bởi vì Ngài
có thể dưỡng nuôi trong chúng ta niềm tin và duy trì sống động niềm hy
vọng ấy. Và sự chắc chắn này: Thiên Chúa yêu thương chúng ta. “Nhưng
trong lúc xấu xa này?” – Thiên Chúa yêu thương tôi. “Và tôi là người đã
làm điều xấu xa và ác độc này?” – Thiên Chúa yêu thương tôi. Sự chắc
chắn này không ai có thể lấy mất đi khỏi chúng ta. Chúng ta phải lập lại
nó như lời cầu nguyện: Thiên Chúa yêu thương tôi. Tôi chắc chắn rằng
Thiên Chúa yêu thương tôi. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa yêu thương tôi.
Giờ
đây chúng ta hiểu tại sao Tông Đồ Phaolô khích lệ chúng ta luôn luôn
hãnh diện về điều này. Tôi tự hào về tình yêu của Thiên Chúa, bởi vì
Thiên Chúa yêu thương tôi. Niềm hy vọng đã được ban cho chúng ta không
chia rẽ chúng ta với những người khác, lại càng không đưa chúng ta tới
chỗ làm mất uy tín họ, hay gạt bỏ họ ngoài lề. Trái lại, đây là một ơn
ngoại thường mà chúng ta được mời gọi làm kênh dẫn truyền tới mọi người,
với lòng khiêm tốn và đơn sơ. Khi đó sự khoe khoang lớn nhất của chúng
ta sẽ là có một Thiên Chúa là Cha, là Đấng không có các ưu tiên, không
loại trừ ai hết, nhưng mở rộng cửa nhà cho tất cả mọi người như con cái
Ngài , bắt đầu từ những người sau cùng và xa nhất; để như là con cái
của Ngài chúng ta học an ủi và nâng đỡ nhau. Và xin anh chị em đừng
quên: niềm hy vong không gây thất vọng.
**
ĐTC đã chào các tín hữu nói tiếng Pháp, đặc biệt các người trẻ thuộc
nhiều giáo xứ Pháp và Thụy Sĩ. Ngài xin Chúa Thánh Thần mở rộng con tim
mọi người cho tình yêu, mà qua Chúa Giêsu Kitô Thiên Chúa đã đổ tràn
đầy, để trở thành các chứng nhân hy vọng cho tất cả mọi người.
Ngài
cũng chào các đoàn hành hương Anh Quốc, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha trong đó có các đại chủng sinh và ban giám đốc đại chủng
viện Orihuela Alicante do ĐC Murghi hướng dẫn.
Ngài
cũng chào các nhóm nói tiếng Đức đặc biệt là nhóm các cha sở công giáo
và mục sư tin lành vùng Kaernten do ĐGM Alois Schwarz hướng dẫn. Ngài
cầu mong các vị là các con kênh chuyển ơn thánh Chúa đến cho tất cả mọi
người.
Chào
các nhóm Ba Lan ĐTC nhắc tới lễ kính hai thánh Cirillo và Metodio đồng
Bổn Mạng Âu châu, là những người đã mang Tin Mừng tới cho các dân tộc
Slave. Các ngài nhắc nhớ chúng ta về việc cần thiết duy trì sự hiệp nhất
đức tin, truyền thống, nền văn hóa kitô và sống Tin Mừng mỗi ngày.
Trong số các nhóm Italia ĐTC chào các thành viên hiệp hội “Không ai bị loại trừ” tỉnh Taranto nam Italia. Ngài khích lệ họ luôn thăng tiến một nền văn hoá bao gồm, chú ý tới những người cô đơn và vô gia cư. ĐTC cũng chào ca đoàn Prealpi Villapedergnano- Erbusco và ca đoàn thiếu nhi Note Ascendenti. Các em đã hát lâu chào mừng ĐTC. Sau khi nghe các em hát ĐTC nói: Khi muốn một điều thì cũng phải làm như thế. Chúng ta phải làm như thế với lời cầu nguyện, khi chúng ta xin Chúa điều gì đó: năn nỉ, năn nỉ, năn nỉ, năn nỉ… đó là một thí dụ đẹp, một thí dụ đẹp của lời cầu nguyện. Xin cám ơn chúng con. Tôi cầu chúc cuộc gặp gỡ này khơi dậy nơi từng người các quyết tâm mới giúp sống chứng tá kitô trong gia đình và ngoài xã hội.
Trong số các nhóm Italia ĐTC chào các thành viên hiệp hội “Không ai bị loại trừ” tỉnh Taranto nam Italia. Ngài khích lệ họ luôn thăng tiến một nền văn hoá bao gồm, chú ý tới những người cô đơn và vô gia cư. ĐTC cũng chào ca đoàn Prealpi Villapedergnano- Erbusco và ca đoàn thiếu nhi Note Ascendenti. Các em đã hát lâu chào mừng ĐTC. Sau khi nghe các em hát ĐTC nói: Khi muốn một điều thì cũng phải làm như thế. Chúng ta phải làm như thế với lời cầu nguyện, khi chúng ta xin Chúa điều gì đó: năn nỉ, năn nỉ, năn nỉ, năn nỉ… đó là một thí dụ đẹp, một thí dụ đẹp của lời cầu nguyện. Xin cám ơn chúng con. Tôi cầu chúc cuộc gặp gỡ này khơi dậy nơi từng người các quyết tâm mới giúp sống chứng tá kitô trong gia đình và ngoài xã hội.
Chào
các bạn trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn ngài nhắc cho biết hôm
thứ ba Giáo Hội đã mừng kính lễ hai thánh Cirillo và Metodio đồng Bổn
Mạng Âu châu. Xin cho gương sáng của các ngài giúp giới trẻ trở thành
môn đệ thừa sai trong mọi môi trường; xin lòng kiên trì của các ngài
nâng đỡ các anh chị em yếu đau biết để họ biết dâng các khổ đau cho ơn
hoán cải của những ai sống xa Chúa; và xin cho tình yêu của các ngài đối
với Chúa soi sáng các cặp vợ chồng mới cưới để họ lấy Tin Mừng của
Chúa làm luật nền tảng của cuộc sống gia đình
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành toà thánh ĐTC Ban cho mọi người.
(Minh Đức, WHĐ 15.02.2017/ Vatican Radio)