Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 8: 22-26)
22 Đức Giê-su và các môn đệ đến Bết-xai-đa. Người ta dẫn một người mù đến và nài xin Đức Giê-su sờ vào anh ta.23 Người cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng, rồi nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh và hỏi: "Anh có thấy gì không? "24 Anh ngước mắt lên và thưa: "Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại."25 Rồi Người lại đặt tay trên mắt anh, anh trông rõ và khỏi hẳn; anh thấy tỏ tường mọi sự.26 Người cho anh về nhà và dặn: "Anh đừng có vào làng."
SUY NIỆM 1
Phần lớn
các phép lạ được thuật lại trong các sách Tin Mừng đều xảy ra ngay tức
khắc. Nhưng qua đoạn Tin Mừng này thì nội dung lại nhấn mạnh đến vẻ từ
từ và tiệm tiến của việc làm cho anh mù được sáng mắt.
Không giống những lần thực hiện phép lạ chữa lành bệnh khác, cách thức mà Chúa Giêsu chữa lành cho anh mù này rất đặc biệt: đưa anh ra khỏi làng, rồi bôi nước miếng vào mắt anh và đặt tay trên mắt anh.
Chắc hẳn, qua hành động như thế, chúng ta sẽ thắc mắc: mục đích của việc Chúa Giêsu làm là gì? Các nhà chú giải Kinh thánh cho rằng thánh sử Marcô có ý miêu tả khía cạnh bí tích của biến cố, nghĩa là Chúa Giêsu dùng yếu tố chất thể và hữu hình để mở mắt cho anh mù.
Quả thật, sự thánh hóa được thực hiện một cách từ từ. Điều đó diễn tả cho chúng ta thấy rằng con người không nhìn thấy hệ quả mầu nhiệm của Chúa ngay từ đầu, nhưng phải tiệm tiến qua từng giai đoạn. Và tính chất tiệm tiến đó được thể hiện rõ nét nơi các môn đệ. Các ông đã thấy những phép lạ Chúa Giêsu thực hiện, nhưng các ông vẫn chậm hiểu hoặc không hiểu gì, đến độ Chúa đã trách các ông: "Các con cũng chưa hiểu gì sao?". Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn kiên trì từng bước để hướng dẫn và dạy dỗ các ông, nhờ đó mà đức tin của các môn đệ ngày càng được cũng cố và lớn mạnh.
Hành trình đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu đó là một hành trình dài mà từng người cần phải kiên trì tiến bước. Bởi vì, đức tin là một hồng ân, là một kho tàng quí giá, nhưng chúng ta không chỉ lãnh nhận một lần, mà phải kiên trì lãnh nhận và cố gắng nuôi dưỡng.
Vì thế, chúng ta tiếp tục cùng nhau xin cho đức tin của mỗi người luôn được triển nở và vững mạnh hơn trong việc khám phá mầu nhiệm của Chúa. Để nhờ đó, chúng ta ngày càng gắn bó và sống mật thiết hơn với Chúa. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Không giống những lần thực hiện phép lạ chữa lành bệnh khác, cách thức mà Chúa Giêsu chữa lành cho anh mù này rất đặc biệt: đưa anh ra khỏi làng, rồi bôi nước miếng vào mắt anh và đặt tay trên mắt anh.
Chắc hẳn, qua hành động như thế, chúng ta sẽ thắc mắc: mục đích của việc Chúa Giêsu làm là gì? Các nhà chú giải Kinh thánh cho rằng thánh sử Marcô có ý miêu tả khía cạnh bí tích của biến cố, nghĩa là Chúa Giêsu dùng yếu tố chất thể và hữu hình để mở mắt cho anh mù.
Quả thật, sự thánh hóa được thực hiện một cách từ từ. Điều đó diễn tả cho chúng ta thấy rằng con người không nhìn thấy hệ quả mầu nhiệm của Chúa ngay từ đầu, nhưng phải tiệm tiến qua từng giai đoạn. Và tính chất tiệm tiến đó được thể hiện rõ nét nơi các môn đệ. Các ông đã thấy những phép lạ Chúa Giêsu thực hiện, nhưng các ông vẫn chậm hiểu hoặc không hiểu gì, đến độ Chúa đã trách các ông: "Các con cũng chưa hiểu gì sao?". Tuy nhiên, Chúa Giêsu vẫn kiên trì từng bước để hướng dẫn và dạy dỗ các ông, nhờ đó mà đức tin của các môn đệ ngày càng được cũng cố và lớn mạnh.
Hành trình đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu đó là một hành trình dài mà từng người cần phải kiên trì tiến bước. Bởi vì, đức tin là một hồng ân, là một kho tàng quí giá, nhưng chúng ta không chỉ lãnh nhận một lần, mà phải kiên trì lãnh nhận và cố gắng nuôi dưỡng.
Vì thế, chúng ta tiếp tục cùng nhau xin cho đức tin của mỗi người luôn được triển nở và vững mạnh hơn trong việc khám phá mầu nhiệm của Chúa. Để nhờ đó, chúng ta ngày càng gắn bó và sống mật thiết hơn với Chúa. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
Lời Chúa trong bài Tin Mừng hôm nay nói cho chúng ta về đôi mắt. Chúng ta tạ ơn Chúa, vì đã ban cho chúng ta đôi mắt sáng.Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho đôi mắt của chúng ta, nhờ lòng tin, không chỉ nhìn mọi sự như những sự vật để hưởng thụ, nhìn người ta không như “cây cối đi đi lại lại”, nhưng như những dấu chỉ nói cho chúng ta về những kì công của Thiên Chúa, về sự hiện diện của Thiên Chúa, về tình yêu và lòng thương xót của Chúa, và nhìn người khác như anh chị em của mình, vì tất cả chúng ta đều là con của Cha trên trời, như chúng ta cầu nguyện mỗi ngày: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…”
- “Người cầm lấy tay anh mù…”
- Ngài cầm lấy tay anh mù, đưa ra khỏi làng. Chúng ta nên hình dung ra hình ảnh này, vì vừa đẹp và vừa giàu ý nghĩa, vì Người ước ao chữa lành anh trong mối tương quan liên vị và thiết thân.
- Sau đó, Ngài nhổ nước miếng vào mắt anh, đặt tay trên anh. Mắt anh thấy được, nhưng chưa được tỏ tường, như anh nói : « Tôi thấy người ta, trông họ như cây cối, họ đi đi lại lại »
- Và sau cùng, Ngài lại đặt tay trên anh một lần nữa, nhưng lần này trên chính đôi mắt của anh. Và kết quả là anh thấy tỏ tường mọi sự.
- Bệnh mùa quáng
Chúng ta được Chúa ban cho đôi mắt sáng, nhưng chúng ta vẫn mù quáng, khi chúng ta nhìn người khác chỉ theo vẻ bề ngoài, chỉ theo ngoại hình, nhìn người khác như “cây cối đi đi lại lại”, như đối tượng để thỏa mãn nhu cầu và lòng ham muốn, chứ không như những ngôi vị tự do, có lòng ước ao và có ơn gọi riêng cần tôn trọng, có quá khứ và những vấn đề riêng cần cảm thông. Và chúng ta còn mù quáng hơn nữa, khi không nhìn nhận người khác là anh chị em của mình, vì tất cả chúng ta đều là con của Cha trên trời, như chính lời ánh sáng của Đức Giê-su mặc khải cho chúng ta. Xin Chúa chữa lành đôi mắt của chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta được Chúa ban cho đôi mắt sáng, nhưng chúng ta mù quáng, khi chúng ta sống trong đêm đen sự chết, chúng ta đi trong bóng tối sự dữ, thay vì đi trên con đường vĩnh hằng của Chúa (x. Tv 139, 24). Người mù sáng mắt rồi, nhưng đâu phải để đứng đó mà nhìn, nhưng còn phải bước đi nữa, còn phải lựa chọn đường đi nữa. Và anh sẽ phải lựa chọn và bước đi trên con đường nào : con đường của Chúa dẫn đến sự sống hay những con đường khác, dẫn đến đau khổ cho mình và cho ngưới khác, và cuối cùng là sự chết đời đời ? Sáng mắt rồi, nhưng đôi mắt sáng của anh có đi tìm Chân, Thiện, Mỹ là chính Chúa hay không, có nhận ra Đức Ki-tô là Ánh Sáng hay không, hay lại đi tìm những điều gì khác chóng qua, gian dối, sự dữ, sự xấu, làm cho mình trở nên mù quáng?
- Đức Ki-tô là Ánh Sáng
Nhờ ánh sáng của Ngài,
chúng con được nhìn thấy ánh sáng.
(Tv 36, 10)
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc