Hỏi: Chúa là tình thương và thông biết mọi sự. Vậy tại sao chúng ta phải cầu nguyện cho người khác? Sao không để Chúa tự ý ban ơn cho những ai cần, vì Chúa biết rõ mọi nhu cầu của con người ?
Trả lời: Đúng, Chúa là tình thương và Ngài thông biết mọi sự. Ngài biết rõ mọi nhu cầu của con người . Ngài
còn biết trước những gì chúng ta chưa mở miệng kêu xin cho mình và cho
người khác nữa. Nhưng sở dĩ ta phải cầu xin cho chính mình và cho người
khác vì những lý do sau đây:
1- Trước hết , chúng ta phải tin chắc rằng Thiên Chúa là nguồn của mọi ân sủng (gratia=grace) như Người đã tự giới thiệu Mình cho ông Môsê (Maisen) như sau: “Đức Chúa ngự xuống trong đám mây và đứng đó với ông.Người xưng danh Người là ĐỨC CHÚA .
ĐỨC CHÚA đi qua trước mặt ông và xướng : ĐỨC CHÚA, ĐỨC CHÚA ! Thiên Chúa nhân hậu và ân sủng , chậm tức giận, giầu nhân nghĩa và thành tín.” ( Xh 34:5-6)
Thiên Chúa nhân hậu và ân sủng (merciful and gracious) có nghĩa là mọi ân sủng và phúc lành (blessings) đều xuất phát từ chính Người là nguồn suối duy nhất. Thiên Chúa tạo dựng con người trên trần thế này chỉ vì tình thương vô biên và vô vị lợi của Ngài, chứ ø tuyệt đối Ngài không có lợi lộc gì mà phải làm như vậy. Với bản chất nhân hậu và giầu ân sủng đó, Thiên Chúa rất vui thích được ban mọi ơn dồi dào và nhưng không cho con người. Ta thử thoáng nhìn qua những gì con người đang được thừa hưởng nhưng không (gratuitous) vì không ai phải cầu xin mà vẫn được: đó là ánh sáng, dưỡng khí, nước, và đất phát sinh mọi nguồn lương thực, hoa trái giúp nuôi sống con người ở khắp mọi nơi, kể cả những người không biết Chúa hay đang thù ghét Chúa. Người nhân hậu đến nỗi “ cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương.” (Mt 5:45)
Nhưng sở dĩ ta phải cầu xin cho mình trước hết để nói lên niềm tin của ta vàoThiên Chúa là Đấng giầu ân sủng và nhân hậu. Thứ đến, cầu xin cũng để thú nhận sự nghèo nàn, thiếu thốn và bất lực của mình trước mọi khó khăn, thử thách, nên rất cần được trợ giúp để vượt qua. Vì chỉ có Thiên Chúa là nguồn ban phát mọi ơn và phúc lành nên Chúa Giêsu đã khuyến khích và thúc dục các môn đệ của Ngài như sau : “ Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho.” (Mt 7:7). Nói khác đi, chúng ta cần phải cầu xin để ca tụng lòng nhân hậu vô biên của Chúa và đồng thời cũng nói lên sự nghèo nàn, hư không của mình mặc dù Chúa biết rõ mọi nhu cầu cần thiết của chúng ta và rất vui sướng được ban ơn sung mãn cho những ai cầu xin Người.
2- Mặt khác, Chúng ta cũng phải cầu xin cho người khác nữa vì Chúa muốn chúng ta tỏ lòng thương xót và bác ái đúng mức với mọi người như Chúa vốn nhân hậu và đại lượng với chúng ta. Chúa có thể cứu giúp mọi người đau khổ, khốn cùng, bệnh tật mà không cần ai xin hộ hay phụ giúp. Tuy nhiên , Chúa muốn con người tích cực cộng tác với Chúa trong hai lãnh vực bác ái và cứu rỗi. Điều này thể hiện rõ qua hai sự kiện Chúa Giêsu chọn các Tông Đồ, sai đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và hỏi mượn mấy chiếc bánh và mấy con cá để làm phép lạ nuôi sống hàng ngàn người đi theo Chúa và đang đói.
Chúa cần đôi chân của chúng ta để đi đến thăm viếng và an ủi những người đau yếu ở tư gia hay bệnh viện. Chúa cần đôi tay của Chúng ta để mang lương thực, thuốc men và quần áo cho nhưng nạn nhân thiên tai, chiến tranh và bất công xã hội.Nghĩa là, Chúa muốn chúng ta cộng tác với Người để cưú giúp những ai cần được giúp đỡ về vật chất cũng như về tinh thần. Đó là lý do chúng ta phải thực thi bác ái bằng cả hành động và lời cầu nguyện cho người khác.Chính Chúa Giêsu đã nêu gương sáng về việc này khi Chúa chữa lành nhiều bệnh tật , làm phép lạ cho bánh ra nhiều cũng như đã cầu xin với Chúa Cha cho các Tông Đồ và cho những ai nghe lời rao giảng của các ngài : “ Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con..” (Ga 17:20) .
Cũng vì mưu hạnh phúc đời đời cho con người mà Chúa đã xuống trần gian chịu đau khổ để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại. Như thế, chính Chúa Giêsu đã hành động và cầu nguyện thay cho cả nhân loại khỏi phải phạt để được sống vĩnh cữu qua Hy Tế thập giá của Người, mặc dù Thiên Chúa Cha thương yêu và thấu suốt nhu cầu cần được cứu rỗi của cả loài người.
Sau hết, tầm quan trọng, giá trị và hiệu lực của sự cầu nguyện cho người khác đã được chứng minh hùng hồn qua việc ông Mô Sê van xin Thiên Chúa nguôi cơn thịnh nộ, định trút xuống dân Do Thái khi dân này nổi loạn kêu trách Chúa và ông Môsê đã để cho họ gặp phải những gian khổ trong hoang địa, sau khi thoát khỏi Ai Cập. Ông Môsê đã van xin Chúa như sau : “ Xin Chúa tha thứ lỗi lầm của dân này theo lượng cả ân nghĩa của Ngài, như Ngài đã từng chịu đựng dân này từ Ai Cập cho đến nay.”( x.Ds 14:19) Nhờ lời van xin này của ông thay cho dân mà Thiên Chúa đã đáp : “ Ta tha thứ như lời người xin .” (x, Ds 14:20).
Như thế chứng tỏ : nhờ lời cầu nguyện thay của ông Môsê màThiên Chúa đã tha phạt dân Do Thái trong sa mạc xưa kia.
Trong tinh thần đó và cao cả hơn hết là chính nhờ công nghiệp cứu chuộc và nguyện giúp cầu thay của Chúa Kitô mà Thiên Chúa Cha đã tha tội đáng phải phạt cho toàn thể nhân loại để mọi người có hy vọng được cứu rỗi nhờ Chúa Kitô.
Đó là nền tảng và cũng là lý do vì sao Giáo Hội dạy các tín hữu phải cầu xin không những cho mình và còn cho người khác nữa.Chính Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và các Thánh trên trời cũng đang nguyện giúp cầu thay cho chúng ta và cho các linh hồn trong luyện tội, mặc dù Thiên Chúa là tình thương, là ân sủng, chậm bất bình và hay tha thứ. Tóm lại, chúng ta không thể lý luận rằng: vì Chúa thương yêu và thông suốt mọi sự, nên không cần phải cầu cho ai cả, cứ để Chúa tự ý ban ơn cho những ai đang cần.
Hy vọng những lời giải thích này thoả mãn câu hỏi được đặt ra và giúp độc giả tín hữu thêm hăng hái cầu xin cho mình và cho người khác.
1- Trước hết , chúng ta phải tin chắc rằng Thiên Chúa là nguồn của mọi ân sủng (gratia=grace) như Người đã tự giới thiệu Mình cho ông Môsê (Maisen) như sau: “Đức Chúa ngự xuống trong đám mây và đứng đó với ông.Người xưng danh Người là ĐỨC CHÚA .
ĐỨC CHÚA đi qua trước mặt ông và xướng : ĐỨC CHÚA, ĐỨC CHÚA ! Thiên Chúa nhân hậu và ân sủng , chậm tức giận, giầu nhân nghĩa và thành tín.” ( Xh 34:5-6)
Thiên Chúa nhân hậu và ân sủng (merciful and gracious) có nghĩa là mọi ân sủng và phúc lành (blessings) đều xuất phát từ chính Người là nguồn suối duy nhất. Thiên Chúa tạo dựng con người trên trần thế này chỉ vì tình thương vô biên và vô vị lợi của Ngài, chứ ø tuyệt đối Ngài không có lợi lộc gì mà phải làm như vậy. Với bản chất nhân hậu và giầu ân sủng đó, Thiên Chúa rất vui thích được ban mọi ơn dồi dào và nhưng không cho con người. Ta thử thoáng nhìn qua những gì con người đang được thừa hưởng nhưng không (gratuitous) vì không ai phải cầu xin mà vẫn được: đó là ánh sáng, dưỡng khí, nước, và đất phát sinh mọi nguồn lương thực, hoa trái giúp nuôi sống con người ở khắp mọi nơi, kể cả những người không biết Chúa hay đang thù ghét Chúa. Người nhân hậu đến nỗi “ cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương.” (Mt 5:45)
Nhưng sở dĩ ta phải cầu xin cho mình trước hết để nói lên niềm tin của ta vàoThiên Chúa là Đấng giầu ân sủng và nhân hậu. Thứ đến, cầu xin cũng để thú nhận sự nghèo nàn, thiếu thốn và bất lực của mình trước mọi khó khăn, thử thách, nên rất cần được trợ giúp để vượt qua. Vì chỉ có Thiên Chúa là nguồn ban phát mọi ơn và phúc lành nên Chúa Giêsu đã khuyến khích và thúc dục các môn đệ của Ngài như sau : “ Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ được mở cho.” (Mt 7:7). Nói khác đi, chúng ta cần phải cầu xin để ca tụng lòng nhân hậu vô biên của Chúa và đồng thời cũng nói lên sự nghèo nàn, hư không của mình mặc dù Chúa biết rõ mọi nhu cầu cần thiết của chúng ta và rất vui sướng được ban ơn sung mãn cho những ai cầu xin Người.
2- Mặt khác, Chúng ta cũng phải cầu xin cho người khác nữa vì Chúa muốn chúng ta tỏ lòng thương xót và bác ái đúng mức với mọi người như Chúa vốn nhân hậu và đại lượng với chúng ta. Chúa có thể cứu giúp mọi người đau khổ, khốn cùng, bệnh tật mà không cần ai xin hộ hay phụ giúp. Tuy nhiên , Chúa muốn con người tích cực cộng tác với Chúa trong hai lãnh vực bác ái và cứu rỗi. Điều này thể hiện rõ qua hai sự kiện Chúa Giêsu chọn các Tông Đồ, sai đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và hỏi mượn mấy chiếc bánh và mấy con cá để làm phép lạ nuôi sống hàng ngàn người đi theo Chúa và đang đói.
Chúa cần đôi chân của chúng ta để đi đến thăm viếng và an ủi những người đau yếu ở tư gia hay bệnh viện. Chúa cần đôi tay của Chúng ta để mang lương thực, thuốc men và quần áo cho nhưng nạn nhân thiên tai, chiến tranh và bất công xã hội.Nghĩa là, Chúa muốn chúng ta cộng tác với Người để cưú giúp những ai cần được giúp đỡ về vật chất cũng như về tinh thần. Đó là lý do chúng ta phải thực thi bác ái bằng cả hành động và lời cầu nguyện cho người khác.Chính Chúa Giêsu đã nêu gương sáng về việc này khi Chúa chữa lành nhiều bệnh tật , làm phép lạ cho bánh ra nhiều cũng như đã cầu xin với Chúa Cha cho các Tông Đồ và cho những ai nghe lời rao giảng của các ngài : “ Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con..” (Ga 17:20) .
Cũng vì mưu hạnh phúc đời đời cho con người mà Chúa đã xuống trần gian chịu đau khổ để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại. Như thế, chính Chúa Giêsu đã hành động và cầu nguyện thay cho cả nhân loại khỏi phải phạt để được sống vĩnh cữu qua Hy Tế thập giá của Người, mặc dù Thiên Chúa Cha thương yêu và thấu suốt nhu cầu cần được cứu rỗi của cả loài người.
Sau hết, tầm quan trọng, giá trị và hiệu lực của sự cầu nguyện cho người khác đã được chứng minh hùng hồn qua việc ông Mô Sê van xin Thiên Chúa nguôi cơn thịnh nộ, định trút xuống dân Do Thái khi dân này nổi loạn kêu trách Chúa và ông Môsê đã để cho họ gặp phải những gian khổ trong hoang địa, sau khi thoát khỏi Ai Cập. Ông Môsê đã van xin Chúa như sau : “ Xin Chúa tha thứ lỗi lầm của dân này theo lượng cả ân nghĩa của Ngài, như Ngài đã từng chịu đựng dân này từ Ai Cập cho đến nay.”( x.Ds 14:19) Nhờ lời van xin này của ông thay cho dân mà Thiên Chúa đã đáp : “ Ta tha thứ như lời người xin .” (x, Ds 14:20).
Như thế chứng tỏ : nhờ lời cầu nguyện thay của ông Môsê màThiên Chúa đã tha phạt dân Do Thái trong sa mạc xưa kia.
Trong tinh thần đó và cao cả hơn hết là chính nhờ công nghiệp cứu chuộc và nguyện giúp cầu thay của Chúa Kitô mà Thiên Chúa Cha đã tha tội đáng phải phạt cho toàn thể nhân loại để mọi người có hy vọng được cứu rỗi nhờ Chúa Kitô.
Đó là nền tảng và cũng là lý do vì sao Giáo Hội dạy các tín hữu phải cầu xin không những cho mình và còn cho người khác nữa.Chính Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse và các Thánh trên trời cũng đang nguyện giúp cầu thay cho chúng ta và cho các linh hồn trong luyện tội, mặc dù Thiên Chúa là tình thương, là ân sủng, chậm bất bình và hay tha thứ. Tóm lại, chúng ta không thể lý luận rằng: vì Chúa thương yêu và thông suốt mọi sự, nên không cần phải cầu cho ai cả, cứ để Chúa tự ý ban ơn cho những ai đang cần.
Hy vọng những lời giải thích này thoả mãn câu hỏi được đặt ra và giúp độc giả tín hữu thêm hăng hái cầu xin cho mình và cho người khác.
Mẹ Maria có nhận ơn Cứu chuộc của Chúa Giêsu không?
Xin cha giải đáp giúp các thắc mặc sau đây:
|
1-Làm sao biết được Chúa Giêsu ngự bên hữu Chúa Cha ở trên trời ?
2- Tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa có nguồn gốc Kinh Thánh không ?
3- Đức Mẹ có nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô hay không?
Trả lời:
1. Trong Kinh Tin Kính Nicene ( đọc ngày Chúa nhật và các ngày Lễ trọng) và Kinh Tin Kính của các Thánh Tông Đồ, Giáo Hội đều tuyên xưng Chúa Giê-su Kitô, “ chết, sống lại, lên trời và ngự bên hữu Chúa Cha”.
Lời tuyên xưng này bắt nguồn từ chính lời Chúa Giê su trả lời cho viên thượng tế Cai pha và trước toàn thể thượng Hội Đồng thương tế , kỳ mục và kinh sư Do Thái họp nhau lại để tìm cách buộc tội Chúa với án tử hình. Viên thượng tế đã hỏi Chúa xem có phải Người là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không.
2- Tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa có nguồn gốc Kinh Thánh không ?
3- Đức Mẹ có nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô hay không?
Trả lời:
1. Trong Kinh Tin Kính Nicene ( đọc ngày Chúa nhật và các ngày Lễ trọng) và Kinh Tin Kính của các Thánh Tông Đồ, Giáo Hội đều tuyên xưng Chúa Giê-su Kitô, “ chết, sống lại, lên trời và ngự bên hữu Chúa Cha”.
Lời tuyên xưng này bắt nguồn từ chính lời Chúa Giê su trả lời cho viên thượng tế Cai pha và trước toàn thể thượng Hội Đồng thương tế , kỳ mục và kinh sư Do Thái họp nhau lại để tìm cách buộc tội Chúa với án tử hình. Viên thượng tế đã hỏi Chúa xem có phải Người là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa không.
Chúa đã trả lời như sau: “ Phải chính thế. Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến.” ( Mt 26: 64; Mc 14: 62; Lc 22: 69)
Như
thế lời tuyên xưng của Giáo Hội về chỗ ngồi của Chúa Kitô, bên hữu
Chúa Cha trên Nước Trời có nguồn gốc vững chắc là chính lời Chúa
Giê su đã nói và được ghi lại trong các Tin Mừng, như bằng chứng trên
đây.
2-Tín điều Đức Mẹ là Mẹ là Mẹ Thiên Chúa có nguồn gốc Kinh Thánh không?
Trước
khi trả lời câu hỏi này, xin được nhắc lại một lần nữa là vào thế kỷ
thứ 4 sau Chúa Giáng Sinh, có một linh mục tên là Arius thuộc Tòa
Thượng Phụ Alexandria ( Ai Cập) đã lạc giáo ( heretic) khi dạy rằng
Chúa Giê-su Kitô có hai bản tính riêng rẽ là nhân tính( humanity) và
thần tính ( Divinity) khi xuống trần gian làm Con Người. Vì thế Đức Mẹ
Maria chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu về phần nhân tính mà thôi. Quan điểm
lạc giáo này đã bị Công Đồng Nicaea năm 325 A.D lên án và bác bỏ hoàn
toàn vì đi ngược với niềm tin của Giáo Hội về sự đồng nhất bản thể
của Ba Ngôi Thiên Chúa ( Trinity) và về hai bản tính không tách rời nhau
của Chúa Cứu Thế Giêsu.Nghĩa là, Chúa Giê-su Kitô là Thiên Chúa thật
và là Con Người thật, Chúa vừa có Thần tính ( Divinity) như Chúa Cha và
Chúa Thánh Thần, vừa có nhân tính ( humanity) như mọi con người , và
hai bản tính này không hề tách rời nhau. Arius đã lạc giáo khi cho rằng
Chúa Kitô có hai bản tính tách rời nhau, nên Mẹ Maria chỉ là Mẹ Chúa
Giêsu trong phần nhân tính mà thôi. chứ không thể là Mẹ Thiên Chúa (
Theotokos) như các Giáo Phụ dạy và Giáo Hội sơ khai đã tin .Quan
điểm sai lầm trên đến đầu thế kỷ thứ 5, (428 A.D) lại được tán đồng
bởi Thượng Phụ Nestorius thành Constantinople, là người cũng cho rằng
Đức Mẹ chỉ là Mẹ phần xác ( nhân tính) của Chúa Giê su-Kitô để phủ
nhận điều các Giáo Phụ từ thời tiên khởi đã dạy rằng : Đức Trinh Nữ
Maria là Mẹ Thiên Chúa ( Deipara= Theotokos= God bearer =Đấng cưu mang
Thiên Chúa.
Các Công Đồng Nicaea ( 325) và Ê-phê sô ( 431) đều lên án tư tưởng lạc giáo của Arius và Nestorius để khẳng định rằng Chúa Giê-su đồng bản tính ( bản thể= substance) với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Lại nữa, Chúa Kitô có hai bản tính không hề tách rời nhau là nhân tính ( Humanity và Thiên tính ( Divinity). Do đó, Đức Mẹ là Mẹ thật của Chúa Kitô, cũng là Thiên Chúa thật, nên Mẹ được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa=( Deipara=Theotokos= God bearer) như Giáo Hội đã dạy không sai lầm
Sau đây là bằng chứng Kinh Thánh :
Khi Đức Mẹ đến viếng thăm người chị em họ là bà Ê-i-sa-bét ( Elizabeth), thì bà này đã được tràn đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng rằng: “Em được diễm phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu của Chúa ( Mother of my Lord) đến với tôi thế này Lc 43: 39- 43)
Các Công Đồng Nicaea ( 325) và Ê-phê sô ( 431) đều lên án tư tưởng lạc giáo của Arius và Nestorius để khẳng định rằng Chúa Giê-su đồng bản tính ( bản thể= substance) với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Lại nữa, Chúa Kitô có hai bản tính không hề tách rời nhau là nhân tính ( Humanity và Thiên tính ( Divinity). Do đó, Đức Mẹ là Mẹ thật của Chúa Kitô, cũng là Thiên Chúa thật, nên Mẹ được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa=( Deipara=Theotokos= God bearer) như Giáo Hội đã dạy không sai lầm
Sau đây là bằng chứng Kinh Thánh :
Khi Đức Mẹ đến viếng thăm người chị em họ là bà Ê-i-sa-bét ( Elizabeth), thì bà này đã được tràn đầy Thánh Thần, liền kêu lớn tiếng rằng: “Em được diễm phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu của Chúa ( Mother of my Lord) đến với tôi thế này Lc 43: 39- 43)
Bà
Eli-sa-bét chắc chắn đã được Chúa Thánh Thần soi sáng nên đã thốt ra
những lời trên để ca tụng Đức Mẹ. Như thế đủ cho thấy Giáo Hội ,từ đầu,
đã không sai lầm khi tuyên xưng Đức Trinh Nữ Mara là Mẹ Thiên Chúa, vì
là Mẹ thật của Chúa Giê su-Kitô, cũng là Thiên Chúa thật, đồng bản tính
( bản thể= Substance) với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong Mầu Nhiệm
Ba Ngôi một Thiên Chúa ( Holy Trinity).
Nhưng
cho dầu với địa vị cao trọng làm vậy, Đức Mẹ cũng không cao hơn Thiên
Chúa là Đấng đã tạo dựng và họn Mẹ làm Mẹ Ngôi Hai. Cho nên, Mẹ được
tôn kính( veneration) ở mức Hyperdulia trong khi Thiên Chúa được tôn thờ ( adoration) ở mức Latria
trong phụng vụ thánh của Giáo Hội.Nghĩa là chúng ta chỉ phải thờ lậy (
adore), ngượi khen, vinh danh một mình Thiên Chúa mà thôi, chứ không
thờ lậy Đức Mẹ, mà chỉ tôn kính ( venerate) Mẹ cách đặc biệt (
hyperdulia) hơn các Thánh nam nữ khác, được tôn kính ở mức Dulia.
Do
đó, trong thực hành, người tín hữu phải cầu xin Chúa Cha, Chúa Con và
Chúa Thánh Thần, nhờ Đức Mẹ và các Thánh chuyển giúp cầu thay, chứ không
cầu xin Mẹ hay bất cứ Thánh Nam nữ nào như nguồn ban phát mọi ơn
phúc.Chỉ có Chúa là cội nguồn của mọi ơn phúc mà chúng ta phải cầu xin
cho được an vui trong cuộc sống trên trần gian này , và nhất là biết
sống xứng đáng là con cái của Cha trên trời để được cứu rỗi nhờ công
nghiệp Chúa Kitô và sự phù giúp đắc lực của Đức Mẹ và các Thánh Nam nữ
đang vui hưởng Thánh Nhan Chúa trên Thiên Đàng.
Lại
nữa, khi vào nhà thờ hay nhà nguyện nào, thì phải bái lậy trong tâm
tình thờ lậy Chúa Giê su đang hiện diện trong nhà tạm ( Tabernacle)
trước khi bái kính ảnh tượng Đức Mẹ , Thánh Cà Giuse, hay Thánh nam nữ
nào khác.Phải nói điều này vì có một số người, khi vào nhà thờ, đã
chạy ngay đến nơi có thánh thượng Đức Mẹ để cầu xin mà quên bái quỳ thờ
lậy Chúa Kitô đang hiện diện thực sự trong nhà tạm.
Tóm
lại, sùng kính Đức Mẹ là việc đạo đức rất tốt đẹp và đáng khuyến khích
cho mọi tín hữu, nhưng đừng quên là trên hết phải thờ lậy Thiên Chúa là
Đấng mà Mẹ Maria cũng phải tôn thờ cùng các Thánh nam nữ và các Thiên
Thần, mặc dù Mẹ có địa vị cao trọng là Mẹ Chúa Kitô và cũng là Mẹ Thiên
Chúa như Giáo Hội dạy.
3. Mẹ Maria có nhận công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô không ?
Theo giáo lý của Giáo Hội, chúng ta phải tin Mẹ được diễm phúc thụ thai không mắc tội nguyên tổ ( immaculate Conception) và mọi tội khác như mọi người trong nhân loại, cũng như được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa, vì là Mẹ thật của Chúa Kitô, cũng là Thiên Chúa thật đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần như đã nói ở trên. Nhưng Mẹ không cao hơn Chúa và không cùng một bản thể ( substance) với Ba Ngôi Thiên Chúa, nên Mẹ vẫn phải nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô như chính Mẹ đã tuyên xưng như sau:
“ Linh hồn tôi ngượi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.…” ( My Savior)
( Bài ca Ngượi khen Magnificat, Lc 1: 46-55)
3. Mẹ Maria có nhận công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô không ?
Theo giáo lý của Giáo Hội, chúng ta phải tin Mẹ được diễm phúc thụ thai không mắc tội nguyên tổ ( immaculate Conception) và mọi tội khác như mọi người trong nhân loại, cũng như được tuyên xưng là Mẹ Thiên Chúa, vì là Mẹ thật của Chúa Kitô, cũng là Thiên Chúa thật đồng bản thể với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần như đã nói ở trên. Nhưng Mẹ không cao hơn Chúa và không cùng một bản thể ( substance) với Ba Ngôi Thiên Chúa, nên Mẹ vẫn phải nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô như chính Mẹ đã tuyên xưng như sau:
“ Linh hồn tôi ngượi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi.…” ( My Savior)
( Bài ca Ngượi khen Magnificat, Lc 1: 46-55)
Thánh giáo phụ Irenêô cũng dạy rằng: “ Chính Ngài ( Mẹ Maria) , nhờ vâng phục, đã trở nên nguyên nhân cứu rỗi cho chính mình và cho toàn thể nhân loại.” ( LG, số 56)
Vì
là Mẹ Chúa Kitô, nên Mẹ được diễm phúc khỏi tội tổ tông và mọi tội cá
nhân từ khi được thụ thai cho đến khi về trời cả hồn xác. Mẹ được sinh
ra như mọi tạo vật khác, trừ đặc ân được giữ gìn khỏi mọi vết nhơ của
tội lỗi để xứng đáng làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể.
Nhưng
việc nhận ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu ,Con của Mẹ, không làm thương tổn
địa vị cao trọng của Mẹ là Mẹ Ngôi Hai và là Mẹ Thiên Chúa. Ngược lại,
Mẹ đã vinh danh Chúa Cứu Thế Giêsu khi nhận ơn cứu chuộc của Chúa, vì “
ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời
này, không có một danh nào khác được ban cho nhân loại, để chúng ta phải
nhờ vào danh ấy mà được cứu độ.” ( Cv 4 :12)
Như
thế khi nhận ơn cứu độ của Chúa Kitô, Mẹ đã tôn vinh Chúa là Đấng cứu
thế duy nhất đã hòa giải con người với Thiên Chúa qua vâng phục và hy
sinh chịu chết trên thập giá năm xưa, mặc dù Mẹ không có tội lỗi nào
cần phải được tha thứ nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa.
Chúng ta cảm tạ Mẹ Maria thật nhiều vì Mẹ đã “ xin vâng”
với Thiên Chúa để làm Mẹ Chúa Cứu Thế Giêsu, và cộng tác với Con của Mẹ
trong sứ mệnh cứu chuộc cho nhân loại khỏi phải chết vì tội. Vai trò
của Mẹ thật quan trọng trong Chương Trình cứu chuộc loài người của
Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô, Con của Mẹ.
Vậy chúng ta hãy siêng năng chạy đến với Mẹ để nhờ Mẹ nguyện giúp cầu thay cho chúng ta được mọi ơn cần thiết của Chúa trong cuộc lữ hành về quê Trời giữa bao khốn khó , gian nan vì cản trở và đánh phá của ma quỷ , cám dỗ của thế gian với đầy rẫy gương xấu, dịp tội và vì bản chất yếu đuối nơi mỗi người chúng ta, bao lâu chusg ta còn sống trong thân xác có ngày phải chết đi này.
Vậy chúng ta hãy siêng năng chạy đến với Mẹ để nhờ Mẹ nguyện giúp cầu thay cho chúng ta được mọi ơn cần thiết của Chúa trong cuộc lữ hành về quê Trời giữa bao khốn khó , gian nan vì cản trở và đánh phá của ma quỷ , cám dỗ của thế gian với đầy rẫy gương xấu, dịp tội và vì bản chất yếu đuối nơi mỗi người chúng ta, bao lâu chusg ta còn sống trong thân xác có ngày phải chết đi này.
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.