WHĐ – Cộng đoàn tín hữu Công giáo nhỏ bé tại Lào –chưa đầy 1% dân số bảy triệu người của Lào– đang chuẩn bị cử hành lễ truyền chức linh mục cho hai phó tế trong năm nay. Thông tin này được hai giám mục Lào đang có mặt tại Roma, lúc kết thúc chuyến viếng thăm Ad limina, cung cấp cho hãng tin Fides. Hai phó tế đang dọn mình lãnh chức linh mục –theo lịch trình năm nay, nếu không có gì thay đổi– một vị thuộc giáo phận Đại diện tông toà Paksè, một vị thuộc giáo phận Đại diện tông toà Luang Prabang. Đức cha Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, Giám mục Đại diện tông toà Paksè, nói với hãng tin Fides “niềm hy vọng được nhen nhóm” sau Thánh lễ trọng thể tôn phong chân phước các vị tử đạo Lào. “Quả là một ngày hội với sự tham dự của 7.000 tín hữu, một sự kiện lịch sử, một phép lạ thật sự đối với chúng tôi”.
Những hoạt động mục vụ, Đức cha
Ling nói với Fides, được diễn ra bình thường. “Đôi khi cũng gặp chút khó
khăn với các cán bộ tỉnh gắt gao, nhưng các linh mục, tu sĩ chúng tôi
đi thăm các gia đình, cử hành các bí tích và dạy giáo lý chẳng có vấn đề
gì”. Với thầy phó tế theo dự kiến sẽ được phong chức linh mục vào tháng
Ba sắp tới, “tôi sẽ sắp xếp cho giáo phận Paksè 5 linh mục hoạt động và
hai vị nghỉ hưu”, Đức cha cho biết. Các linh mục được trao nhiệm vụ coi
các giáo xứ và trên 13.000 giáo dân trong giáo phận tông toà. “Đó chẳng
phải là công sức hay công lao gì của tôi: tất cả đều do Chúa làm. Chúng
tôi bước theo linh hứng của Chúa Thánh Thần”, Đức cha thổ lộ với Fides.
Cha Tito Banchong Thopanhong, Giám quản tông toà Luang Prabang, miền bắc Lào, tiếp lời Đức cha Louis-Marie Ling. Ngài cho biết tháng Chín vừa qua Luang Prabang đã có ba tân linh mục được truyền chức và nay sắp có thêm một tân linh mục nữa. “Trong vùng của tôi, suốt 12 năm, kể từ năm 2000, chỉ có một mình tôi, rồi chúng tôi được chúc lành với mùa ơn gọi linh mục nở rộ, dấu chỉ có Chúa ở bên chúng tôi. Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta và Chúa quả là như thế trong suốt thời khổ ải”, cha nói. Ngài từng trải qua 5 năm bị giam cầm, trong giai đoạn 1976-1986, lúc đó chế độ Pathet Lào cộng sản đè nén tự do tôn giáo thật nặng nề.
Trong bài giảng Thánh lễ ngày 30-01 vừa qua, tại nhà nguyện Santa Marta, với sự tham dự của các giám mục Lào, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Ngày nay sức mạnh lớn lao nhất của Giáo hội ở nơi các Giáo hội nhỏ, rất bé nhỏ, gồm ít người, bị bách hại, với các Giám mục bị cầm tù. Đó là niềm vinh dự và là sức mạnh của chúng ta hôm nay”.
Kết thúc chuyến viếng thăm Ad limina, vị Giám quản Tông toà Luang Prabang nêu nhận xét: “Chúng tôi thật vui mừng. Chuyến viếng thăm này khiến chúng tôi vững tin vào sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha. Ngài biết rõ chúng tôi, yêu mến và mở lòng với chúng tôi. Đối với chúng tôi, ngài thực sự là một người cha đang hết lòng lắng nghe chúng tôi. Ngài dặn chúng tôi hãy vững bước thực thi sứ mạng của mình. Đối với chúng tôi, đó là lời khích lệ quý giá”.
(Nguồn: Agenzia Fides)
Cha Tito Banchong Thopanhong, Giám quản tông toà Luang Prabang, miền bắc Lào, tiếp lời Đức cha Louis-Marie Ling. Ngài cho biết tháng Chín vừa qua Luang Prabang đã có ba tân linh mục được truyền chức và nay sắp có thêm một tân linh mục nữa. “Trong vùng của tôi, suốt 12 năm, kể từ năm 2000, chỉ có một mình tôi, rồi chúng tôi được chúc lành với mùa ơn gọi linh mục nở rộ, dấu chỉ có Chúa ở bên chúng tôi. Ngài là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta và Chúa quả là như thế trong suốt thời khổ ải”, cha nói. Ngài từng trải qua 5 năm bị giam cầm, trong giai đoạn 1976-1986, lúc đó chế độ Pathet Lào cộng sản đè nén tự do tôn giáo thật nặng nề.
Trong bài giảng Thánh lễ ngày 30-01 vừa qua, tại nhà nguyện Santa Marta, với sự tham dự của các giám mục Lào, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Ngày nay sức mạnh lớn lao nhất của Giáo hội ở nơi các Giáo hội nhỏ, rất bé nhỏ, gồm ít người, bị bách hại, với các Giám mục bị cầm tù. Đó là niềm vinh dự và là sức mạnh của chúng ta hôm nay”.
Kết thúc chuyến viếng thăm Ad limina, vị Giám quản Tông toà Luang Prabang nêu nhận xét: “Chúng tôi thật vui mừng. Chuyến viếng thăm này khiến chúng tôi vững tin vào sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha. Ngài biết rõ chúng tôi, yêu mến và mở lòng với chúng tôi. Đối với chúng tôi, ngài thực sự là một người cha đang hết lòng lắng nghe chúng tôi. Ngài dặn chúng tôi hãy vững bước thực thi sứ mạng của mình. Đối với chúng tôi, đó là lời khích lệ quý giá”.
(Nguồn: Agenzia Fides)
Thành Thi chuyển ngữ
Cụ ông 95 tuổi nêu gương phục vụ
Ngay khi mặt trời ló rạng, lúc bản
hòa ca chào ngày mới vang lên, trong thánh đường giáo xứ Thượng Thụy đã
trầm bổng lời nguyện cầu sớm mai, từ một trái tim nóng cháy. Đó chính là
cụ Giuse Nguyễn Văn Tường – người được “Cha ta yêu mến”!
Có nhiều chuyện phải tận mắt mới có
thể tin. Nhưng cũng xảy ra những việc thậm chí chưa thấy đã chắc chắn nó
hiện diện. Và sáng nay cũng vậy, như mọi bình minh khác...
Hình ảnh một cụ già 95 tuổi đã làm bao
người bị đánh động trước lòng đạo đức và thái độ tận tụy phục vụ của
ông. Là một Kitô hữu sùng đạo thuộc Giáo xứ Thượng Thụy – Tổng Giáo phận
Hà Nội, cứ mỗi sáng vào lúc mặt trời chưa ló rạng, cụ Giuse Nguyễn Văn
Tường đã có mặt trong Nhà Thờ để cầu nguyện. Tuy giọng nói thều thào run
run không còn rõ nhưng cụ luôn cầu nguyện lớn tiếng như chỉ sợ Chúa
không nghe thấu nỗi lòng của mình, như muốn dốc cạn tâm tình trò chuyện
với Thiên Chúa đang bên mình.
Và như thường lệ, khi bước chân vào nơi
tôn nghiêm này để chào Chúa, chào Mẹ khi nắng sớm tràn, thậm chí không
thấy người, tôi vẫn thưa to: “Con chào cụ!”
Tất nhiên, sẽ có lời đáp lại, như thể đã được lập trình sẵn: “Con chào Sơ!”
“Cụ lại vào cầu nguyện và chăm hoa đấy ạ! Thế cụ không sợ mình già yếu rồi, chẳng may ngã ra đấy thì tính sao đây?”
“Nếu con không vào chăm thì cây nhà Chúa
chết hết. Mà ngộ nhỡ chẳng may xảy ra điều như Sơ vừa nói thì được ngã
trong tay Chúa cũng hạnh phúc biết bao!”
Thật kỳ lạ, sự ngang bướng như một chiến binh đó đã giúp tôi khởi đầu ngày mới thân quen vậy đấy.
Mà hình như ai theo Chúa cũng ngang
bướng cả hay sao ấy, nên bước anh hùng mới càng thêm vinh quang. Tâm sự
cùng tôi, bạn Maria Hồng Hạnh – cháu yêu của cụ - vẫn luôn cảm thấy ngạc
nhiên bởi vì sao cụ đã nhiều lần bị ngã như vậy mà vẫn không hề hấn gì,
lại còn thêm động lực phục vụ mạnh mẽ hơn. Hẳn là lời Kinh Thánh đã
đúng với cụ: “Người truyền cho thiên sứ giữ gìn bạn trên khắp nẻo đường,
và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng cho bạn khỏi vấp chân vào đá” (Tv
91,11-12)
Gia đình thường hay tìm cách giữ cụ ở
nhà. Âu cũng vì yêu thôi! Bởi yêu nên luôn lo cho cụ lỡ bị làm sao, bởi
yêu nên muốn cụ được nghỉ ngơi tuổi già, nhận báo hiếu từ lũ cháu đàn
con. Nhưng có cái gì đó gợn lên trong tôi. Còn cụ, cụ có yêu không?
Thực ra cụ cũng yêu, nhưng không chỉ yêu người, cụ còn yêu Chúa nữa!
Vì mến nên cụ hiểu mình sinh ra để thờ
phụng Ngài; vì mến nên cụ day dứt khi không có ai tiếp nối thực hiện
việc nhà Chúa; vì mến nên cụ chẳng dễ tính với chính mình; vì mến mà cụ
bất chấp gian lao!
Dù tuổi ông đã cao nhưng ông không miễn
cho mình góp phần vào việc chung tay xây dựng Giáo xứ. Trời nắng cũng
như trời mưa, dưới ánh nắng chói chang của mùa hè khắc nghiệt cũng như
trước cái rét buốt của mùa đông giá lạnh, cụ cứ lom khom, lụi hụi nhổ
cỏ, trồng hoa, tỉa lá và tưới cây cho vườn hoa Nhà Thờ. Bàn tay tuy đã
nhăn nheo nhưng tâm huyết phục vụ và sự cần cù thì vẫn luôn tươi mới.
Đôi khi chúng ta ngại làm việc nhà Chúa,
bởi cho rằng mình chẳng đủ năng lực làm việc lớn, thực thi điều vĩ đại.
Không! Chúa đâu cần chúng ta làm những việc ấy, bởi Ngài dư sức mà.
Ngài chỉ cần mỗi người đến với Ngài như một bé thơ, làm những việc nho
nhỏ – nhưng trung kiên, để thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến Cha cả
trên trời.
Nguyện xin ơn trên luôn đổ tràn trên cụ
mọi ngày trong cuộc sống, để cụ được mạnh mẽ như vách đá, kiên trung là
điểm sáng phục vụ cho hậu thế noi theo, trở thành phúc lành không chỉ
cho giáo xứ Thượng Thụy, mà cho mọi tín hữu – những người dấn thân theo
thập giá Giêsu.
Lòng tôi tràn đầy hy vọng và thoảng đâu
đó vang lên trong tôi nét nhạc nhẹ nhàng của nhạc sỹ Thông Vi Vu: “Những
chút chút bé nhỏ, mà làm cho đời thêm mới, một chút trong đời trở thành
một chút thật tuyệt vời, chắt chiu từng phút ấy, cho đời này thêm sáng
tươi...”
Một ngày, như bao ngày khác...
Hồng Ân