Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mac-cô (Mc 8: 14-21)
14 Các môn đệ quên đem bánh theo; trên thuyền, các ông chỉ có một chiếc bánh.15 Người răn bảo các ông: "Anh em phải coi chừng, phải đề phòng men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê! "16 Và các ông bàn tán với nhau về chuyện các ông không có bánh.17 Biết thế, Người nói với các ông: "Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? Lòng anh em ngu muội thế!18 Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao:19 khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh? " Các ông đáp: "Thưa được mười hai."20 "Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh? " Các ông nói: "Thưa được bảy."21 Người bảo các ông: "Anh em chưa hiểu ư? "
SUY NIỆM 1
Qua đoạn
Tin Mừng này, thánh sử Maccô thuật lại sự việc làm Chúa Giêsu buồn, đó
là sự thiếu hiểu biết của các môn đệ Chúa Giêsu. Các ông đã không hiểu
được những điều Thầy mình dạy dỗ.
Khi Chúa Giêsu căn dặn: “Các con hãy coi chừng và giữ mình cho khỏi men Biệt phái và Hêrôđê” (c.15), thì các môn đệ lại nghĩ rằng Chúa Giêsu đang trách họ về việc không mang bánh xuống thuyền để ăn.
Thật ra, khi căn dặn các môn đệ điều này, Chúa Giêsu chỉ muốn các ông hãy coi chừng đừng để cho quan niệm sống của Biệt phái và Hêrôđê làm hư hỏng bản thân. Hay nói cách rõ ràng hơn, là đừng để những giả hình, kiêu căng, thù ghét làm ra ô uế con người của mình. Vậy mà, các môn đệ không hiểu như thế nhưng lại nghĩ đến vấn đề cơm bánh.
Với thái độ của các môn đệ, Chúa Giêsu đã trách: “Sao các con tối dạ thế, có mắt mà không xem, có tai mà không nghe sao?” (c.17).
Chắc hẳn, không tự nhiên Chúa Giêsu lại trách các đồ đệ của Người như thế, bởi vì có không ít phép lạ Chúa Giêsu đã làm trước mắt các ông, và cụ thể, Chúa Giêsu đã nhắc lại 2 lần Người đã hoá bánh ra nhiều, để cho dân chúng ăn no nê, không những thế mà còn dư nhiều nữa, vậy mà các ông vẫn chưa nhận ra, chỉ vì các ông cón quá bận tâm đến cơm bánh ở trên thuyền.
Và sự thiếu hiểu biết này của các môn đệ Chúa Giêsu còn kéo dài cho tới sau ngày Chúa Giêsu phục sinh (x. Mc 16, 14).
Suy gẫm về tình trạng thiếu hiểu biết và cứng lòng tin này của các môn đệ Chúa ngày xưa, để chúng ta cùng nhau nhìn lại chính con người của mình, không ai khác mà chính bản thân ta: “nghĩ về người để nhìn nhận lại mình”. Chắc hẳn, có những lúc chúng ta rất tự hào về đức tin của mình; và cứ tưởng rằng bản thân hiểu biết mọi sự, thế nhưng chúng ta có thật sự hiểu biết về những điều Chúa dạy theo như mình nghĩ không?
Đặt ra câu hỏi như thế là bởi vì, trong cuộc sống, có những lúc chúng ta vẫn kêu trách Chúa khi gặp thử thách, vẫn phàn nàn Chúa khi gặp ốm đau, tật nguyền, thất bại hay bị hiểu lầm!
Lòng tin của mỗi người vẫn còn giới hạn lắm, nên chúng ta hãy không ngừng cầu xin Chúa luôn củng cố và nâng đỡ lòng tin yếu kém của mình, để trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều có thể nhận ra được lòng thương xót mà Chúa dành cho từng người.
Chúng ta cũng hãy khiêm tốn bầy tỏ lòng thống hối ăn năn thật lòng, để mình xứng đáng hưởng nhờ lòng bao dung nhân từ của Chúa đã thương ban. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
Khi Chúa Giêsu căn dặn: “Các con hãy coi chừng và giữ mình cho khỏi men Biệt phái và Hêrôđê” (c.15), thì các môn đệ lại nghĩ rằng Chúa Giêsu đang trách họ về việc không mang bánh xuống thuyền để ăn.
Thật ra, khi căn dặn các môn đệ điều này, Chúa Giêsu chỉ muốn các ông hãy coi chừng đừng để cho quan niệm sống của Biệt phái và Hêrôđê làm hư hỏng bản thân. Hay nói cách rõ ràng hơn, là đừng để những giả hình, kiêu căng, thù ghét làm ra ô uế con người của mình. Vậy mà, các môn đệ không hiểu như thế nhưng lại nghĩ đến vấn đề cơm bánh.
Với thái độ của các môn đệ, Chúa Giêsu đã trách: “Sao các con tối dạ thế, có mắt mà không xem, có tai mà không nghe sao?” (c.17).
Chắc hẳn, không tự nhiên Chúa Giêsu lại trách các đồ đệ của Người như thế, bởi vì có không ít phép lạ Chúa Giêsu đã làm trước mắt các ông, và cụ thể, Chúa Giêsu đã nhắc lại 2 lần Người đã hoá bánh ra nhiều, để cho dân chúng ăn no nê, không những thế mà còn dư nhiều nữa, vậy mà các ông vẫn chưa nhận ra, chỉ vì các ông cón quá bận tâm đến cơm bánh ở trên thuyền.
Và sự thiếu hiểu biết này của các môn đệ Chúa Giêsu còn kéo dài cho tới sau ngày Chúa Giêsu phục sinh (x. Mc 16, 14).
Suy gẫm về tình trạng thiếu hiểu biết và cứng lòng tin này của các môn đệ Chúa ngày xưa, để chúng ta cùng nhau nhìn lại chính con người của mình, không ai khác mà chính bản thân ta: “nghĩ về người để nhìn nhận lại mình”. Chắc hẳn, có những lúc chúng ta rất tự hào về đức tin của mình; và cứ tưởng rằng bản thân hiểu biết mọi sự, thế nhưng chúng ta có thật sự hiểu biết về những điều Chúa dạy theo như mình nghĩ không?
Đặt ra câu hỏi như thế là bởi vì, trong cuộc sống, có những lúc chúng ta vẫn kêu trách Chúa khi gặp thử thách, vẫn phàn nàn Chúa khi gặp ốm đau, tật nguyền, thất bại hay bị hiểu lầm!
Lòng tin của mỗi người vẫn còn giới hạn lắm, nên chúng ta hãy không ngừng cầu xin Chúa luôn củng cố và nâng đỡ lòng tin yếu kém của mình, để trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều có thể nhận ra được lòng thương xót mà Chúa dành cho từng người.
Chúng ta cũng hãy khiêm tốn bầy tỏ lòng thống hối ăn năn thật lòng, để mình xứng đáng hưởng nhờ lòng bao dung nhân từ của Chúa đã thương ban. Amen.
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
SUY NIỆM 2
- Nỗi khổ của các môn đệ
Sao anh em lại bàn tán
về chuyện anh em không có bánh?
(c. 17)
Tuy nhiên, nếu đặt mình vào hoàn cảnh của các môn đệ, chúng ta sẽ cảm thông với các ông hơn: các ông đang bồng bềnh trên chiếc thuyền bé nhỏ, bỏ lại đàng sau tất cả, cả người cả bánh dư tràn của phép lạ bánh hóa nhiều, hướng về bờ bên kia vô định, trên thuyền lại chẳng có gì ngoài một chiếc bánh và những hiểm nguy có thể xẩy ra. Vì thế, các môn đệ quan tâm đến bánh là điều hợp lý và cần được cảm thông; và ngang qua hình ảnh “những tấm bánh”, các ông chắc chắn còn lo lắng nhiều chuyện khác liên quan đến sự sống, đến việc sinh sống, đến những phương tiện, sự an toàn, sự thành công của riêng mình và của cả nhóm.
Có lẽ, ai trong chúng ta đều đã có, đang có hoặc sẽ có kinh nghiệm lo lắng này, nhất là những lúc chuẩn bị đi xa, những lúc phải sang bờ bên kia, phải rời bỏ gia đình hay nơi chốn thân quen và thân yêu, rời bỏ công việc hay sứ vụ đã quen làm, rời bỏ một giai đoạn sống hay huấn luyện, rời một lứa tuổi; và sau cùng, sẽ đến lúc, và lúc này không thể tránh được, phải rời bỏ tất cả, phải buông xuôi tất cả để “sang bờ bên kia” sự chết, hoàn toàn vô định!
- Nỗi khổ của Đức Giê-su
Sao anh em lại bàn tán về chuyện anh em không có bánh? Anh em chưa hiểu chưa thấu sao? … Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao: khi Thầy bẻ năm chiếc bánh cho năm ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh?… Và khi Thầy bẻ bảy chiếc bánh cho bốn ngàn người ăn, anh em đã thu lại được bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?… Người bảo các ông: Anh em chưa hiểu ư?
(c. 17-21)
Qua những câu hỏi chất vất này, Đức Giê-su thực sự “nặng lời” với các môn đệ. Và bên trong những lời trách cứ mạnh mẽ này, là nỗi khổ của Ngài. Cũng tương tự như trong bài Tin Mừng hôm qua (x. Mc 8, 11-13), Ngài thở dài não ruột, vì người ta đòi dấu lạ từ trời để thử Người. Chúng ta cần chia sẻ nỗi khổ này của Đức Giê-su và tìm hiểu tại sao vậy?
Những người thuộc nhóm Pha-ri-sêu là ai? và những người thuộc phe Hêrôđê là ai? Nhóm này thuộc phần đạo, còn phe kia thuộc phần đời; và theo Đức Giê-su, cả trong đạo lẫn ngoài đời, đều có thứ men xấu cần tránh; hơn nữa hình ảnh “men” muốn diễn tả sự lớn mạnh và lây lan nguy hại. Men Pha-ri-sêu liên quan đến thái độ giả hình, chuyên môn thử Đức Ki-tô vì không chịu tin (x. Mc 8, 11-13), chuyên môn dò xét người khác, để xem có phạm luật không nhằm lên án…; còn men Hêrôđê liên quan đến danh dự, danh vọng, quyền lực, quyền bính, quyền lợi, phe phái…
- Suy niệm và chiêm niệm
- Mắt và tai : « Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư?»
- Trí nhớ, và phải nhớ chính xác bao nhiêu, chứ không nhớ mông lung : « Bao nhiêu thúng đầy mẩu bánh?… Bao nhiêu giỏ đầy mẩu bánh?»
- Trí hiểu (hai lần, câu hỏi thứ hai và câu hỏi cuối cùng) : « Anh em chưa hiểu chưa thấu sao?»
Bởi vì, đôi mắt của chúng ta được dựng nên, có ơn gọi không phải là nhìn thấy những điều hữu hình, nhưng là nhận ra những thực tại vô hình : ngôi vị, tình yêu, tình bạn, sự hiện diện qua các dấu chỉ, quà tặng, ân huệ Thiên Chúa, sự hiện diện sáng tạo của Thiên Chúa nơi mọi sự ; như lời nguyện Thánh Vịnh diễn tả :
Lạy Đức Chúa là Chúa chúng con,
Lẫy lừng thay Danh Chúa trên khắp cả địa cầu.
(Tv 8, 2)
Và đôi tai của chúng ta được ban cho, có ơn gọi không phải là nghe tiếng động hay âm thanh, nhưng là sự hài hòa của âm thanh làm thành giai điệu, và nghe ra ý nghĩa đến từ qui luật kết nối âm thanh, và nhất là nghe ra Ngôi Lời trong mọi sự, vì « Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành » (Ga 1, 3 và nên đọc St 1 dưới ánh sáng của Lời Thiên Chúa) ; chính vì thế :
Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa,
không trung loan báo việc tay Người làm.
(Tv 19, 2)
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc