Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Con đường Thánh Gia trốn sang Ai Cập, giờ là Di sản Thế giới bởi phanxicovn

Filled under:

“Con đường của Thánh Gia,” hay tuyến đường được cho là Đức Mẹ và thánh Giuse đã đưa Chúa Giêsu chạy trốn đến Ai Cập để tránh nạn Herode. Tuyến đường này sắp được đưa vào bản đồ các địa danh Di sản Thế giới của UNESCO.
Sự công nhận này sẽ là lực đẩy mạnh cho ngành du lịch đã bị sụt giảm nhiều ở quốc gia phải chịu đựng nạn khủng bố và bất ổn trong mấy năm qua. Theo Daily News Egypt, khách du lịch đường không đến Ai Cập đã giảm 40% so với năm 2015.
Trong những năm qua, bộ du lịch Ai Cập đã thúc đẩy các chuyến hành hương đi theo con đường của Thánh Gia, dựa trên tư liệu từ Kinh thánh và các truyền thống Kitô giáo. Chuyến tông du giáo hoàng đến Ai Cập của Đức Phanxicô được xem là cơ hội để mở ra dịch vụ du lịch cho những người hành hương Kitô giáo. Vào ngày 09-5, chưa đầy hai tuần sau khi Đức Giáo hoàng rời Ai Cập, bộ trưởng du lịch Ai Cập là Yahiya Rashid đã đến Vatican để quảng bá chương trình “Hành trình của Thánh Gia .”
Và chính Đức Phanxicô cũng đã ngỏ lời với người dân Ai Cập: “Tôi vinh dự được viếng thăm mảnh đất mà Thánh Gia đã viếng thăm!”
Việc chỉ định những địa điểm trong “Hành trình Thánh Gia” được phê duyệt bởi Giáo hội Chính thống và Đức Tawadros  II.
Những người hành hương có thể đến viếng những điểm khảo cổ này:
Nơi đầu tiên là nhà thờ St. Sergius và vùng phụ cận ở Cairo cũ, các tu viện ở Wadi El-Natrun, Cây Đức Mẹ ở Matariya, Tu viện Gabal El Teir ở Minya, và mọi địa điểm khảo cổ ở Assiut.
Hành trình bắt đầu từ Cairo cũ, nơi khi xưa là Pháo đài Babylon, nơi Thánh Gia sống trong một hang động, hiện giờ nằm bên trong Nhà thờ St. Sergius.
Hình trình bao gồm Nhà thờ Treo, rồi đi về Maadi để viếng Nhà thờ Đức Trinh nữ Maria ở Nam Cairo, sau đó đến Wadi El Natrun ở bờ nam sông Nile, nơi có nhiều tu viện và nhà thờ nhất trên nước Ai Cập. Vùng này bao gồm Tu viện Saint Pishoy, Tu viện Syria, và Tu viện Paromeos.
Sau đó dến Tu viện Gabal El Teir và Tu viện Muharraq Monastery ở Assiut, nơi Thánh Gia đã ở trong vòng sáu tháng.
Điểm đến cuối cùng là Núi Dronka, nơi có một hang động cổ trong núi, chỗ ở của Thánh Gia trước khi lên đường trở về Israel.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Giáo hội Chính thống Nga đã mở cửa 30.000 nhà thờ trong vòng 30 năm qua
Giáo hội Chính thống Nga đã mở cửa 30.000 nhà thờ trong vòng 30 năm qua, dù cho theo dự kiến, phải đến năm 2050 mới có thể phục hồi lại những gì mà cách mạng tháng mười 1917 đã hủy hoại.
“Những nhà thờ phượng không phải là những công trình kiến trúc hay đài kỷ niệm, mà là những nơi dành cho người dân,” Tổng giám mục chính tòa Hilarion, phụ trách đối ngoại của Tòa Thượng phụ Matxcơva cho biết.
“Và chúng ta không xây nhà thờ để có được những thống kê ấn tượng, nhưng là bởi người dân muốn có nhà thờ. Không nên quên rằng việc xây dựng hay phục hồi hầu hết nhà thờ này, là nhờ sự hỗ trợ tài chính của giáo dân, của những người dân thường hay những chủ công ty lớn .”
TGM Hilarion cho biết từ năm 1988, cứ mỗi ngày Giáo hội Chính thống lại cung hiến thêm 3 nhà thờ mới, và con số hiện giờ là 40.000 nhà thờ. Ngài cho biết là đến năm 2050, sẽ có 80.000 nhà thờ, tương tự như con số thời trước khi nổ ra cách mạng Bolshevik 100 năm trước.
TGM cũng cho biết Giáo hội Chính thống Nga giờ có 940 tu viện, so với 1500 tu viện trước năm 1917 tang thương.
Sau khi Cộng sản Bolshevik nắm quyền, hàng trăm linh mục Chính thống bị sát hại, các nhà thờ và tu viện bị đóng cửa và bị phá hoại.
Từ khi Liên bang Xô-viết sụp đổ vào năm 1991, Giáo hội Chính thống đã phục hưng mạnh mẽ, với sự ủng hộ của Tổng thống Vladimir Putin, người xuất hiện trong các thánh lễ được phát sóng trên truyền hình.

J.B. Thái Hòa chuyển dịch

Các viện bảo tàng Vatican: Du khách thiếu văn minh


Đủ mọi thứ rác vứt vương vãi khắp các hành lang của Viện bảo tàng Vatican
Trong một bài phỏng vấn với hãng tin Đức DPA, bà Barbara Jatta, giám đốc các Viện bảo tàng Vatican than phiền có một số du khách “thiếu văn hóa”, bà cho biết, mỗi ngày ban vệ sinh tìm thấy đủ loại rác vứt trong các phòng triển lãm.
Bà Barbara Jatta cho biết có cả kẹo cao su dính ở các ghế cổ của thế kỷ 19. Bà lấy làm tiếc, “quý vị sẽ tự hỏi, một sự thiếu văn minh như vậy làm sao lại có thể xảy ra được”. Bà cũng ngạc nhiên khi thấy một người cha để con trên bệ của Braccio Nuovo để chụp hình. Bà phẫn nộ: “Dù những người văn minh hay các khách mời chính thức cũng làm như vậy”.
Số luợng khách kỷ lục
Bà Barbara Jatta là sử gia về nghệ thuật, ngày 20 tháng 12 – 2016, bà được bổ nhiệm làm giám đốc các Viện bảo tàng Vatican. Bà cũng là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này. năm 2016, các Viện bảo tàng Vatican đạt được số khách kỷ lục, gần 6 triệu khách đến thăm.
Marta An Nguyễn dịch