Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Đau khổ và Sự chết

Filled under:

Đau khổ và sự chết, một thực tại hiển nhiên mà không ai dám chối cãi, nhưng tâm lý chung thì ai cũng sợ và muốn quên nó. Chân lý hiển nhiên nhất lại là chân lý dễ quên nhất, để đến khi con người đối diện với sự chết thì mới giật mình tỉnh thức, như một khẩu ngữ trong dân gian: “chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ”. Đau khổ và Sự chết gắn liền với nhau như hình với bóng, nó là mối dây hệ lụy với nhau như nhân với quả hoặc như quả với nhân. Vậy con người nói chung nhìn vào đau khổ và sự chết như thế nào, nó có ý nghĩa và giá trị ra sao, cũng như con người cần phải chấp nhận đau khổ và sự chết bằng cách nào?
NHẬN THỨC CHUNG CỦA CON NGƯỜI
Với cách nhìn nhận thông thường, chết là một cuộc vĩnh biệt đơn độc và hãi hùng nhất. Không ai có thể đau khổ và chết thay cho nhau, cho dù đó là người thân yêu nhất. Các triết gia xưa nay đều mải miết đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Con người từ đâu đến và đi về đâu? Tại sao con người lại đau khổ và phải chết? Nhiều triết thuyết ra đời để lý giải cho câu hỏi này. Những triết thuyết mang chữ “duy” không giải đáp rốt ráo về nguyên lý của sự chết. Những thuyết không tìm ra ý nghĩa đích thực của đau khổ và sự chết thì thấy cuộc đời chỉ toàn bế tắc, có muôn vàn  mâu thuẫn và xáo trộn. Khi con người không nhận thức đúng đắn về nó thì tất nhiên họ chỉ lao vào danh  lợi, lao vào sự tranh chấp để được thỏa mãn những khát vọng thống trị và hưởng thụ, hoặc khinh thường sự sống đi đến sự khắc kỷ lệch lạc mất quân bình. Dù là tổng thống, là tỉ phú hay ăn mày thì cũng chỉ là kiếp người, để khi đối diện với sự chết cũng phải run giùng sợ hãi trở về tay không với bao tiếng khen chê, tốt xấu hay đáng nguyền rủa.
Đời được gắn liền với nước mắt:”Thoắt sinh ra thì đà khóc choé / Trần có vui sao chẳng cười khì” (Nguyễn Công Trứ) – ngay từ lúc sinh ra là đã phải đối diện với đau khổ rồi. Có lẽ không có sách nào suy xét, phân tích kỹ lưỡng và sâu sắc về đau khổ của con người cho bằng “Tứ Diệu Đế” trong kinh điển nhà Phật, nó xoay quanh một kiếp sống trong “Sinh-lão-bệnh-tử”, để rồi phải kết luận bằng một câu bất hủ: “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn đại dương”. Con người luôn luôn gặp đau khổ hằng ngày, trong mọi nơi mọi lúc, và đau khổ tột cùng là sự chết. Đau khổ do mình bị lầm lỡ, do con người làm khổ lẫn nhau, do không được như ý muốn, do bị chia lìa người thân yêu, do tính toán thất bại, thất vọng, do bị hiểu lầm, bị phản bội, do tai nạn, do Tham-Sân-Si hoành hành… Đau khổ do nghèo đói, bệnh tật, thiên tai, động đất, chiến tranh, do quy luật sinh tồn, luật đào thải, do muôn vàn những khắc nghiệt của nhiều sự dữ đang hiện diện.
Có sống được trăm tuổi cũng chẳng ra sao: Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy / cảnh phù du trông thấy cũng nực cười (C.B.Quát).  Như Hoàng đế Napoleon bị đày ở đảo St. Helena, chỉ có con rùa làm bạn với ông, cuối đời ông thốt lên: “Ôi nước Pháp ! Ôi Josephine”. Đau khổ dẫn ông về cõi ngàn thu. Cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của ông đã tiêu ma. Lev Tolstoi, nhà qúy tộc, đại văn hào Nga, chết trên bãi tuyết, trong túi ông có mảnh giấy ghi câu: “Đừng để tôi gặp mặt vợ tôi”. Ôi thảm thương biết bao! Cũng như vua Salômôn, một Hoàng đế giàu sang, quyền thế, khôn ngoan và được toàn dân kính trọng, khi về cuối đời đã phải thốt lên: “phù vân, quả là phù vân, tất cả chỉ là phù vân – Vanitas vanitatum, ommia, vanitas”(GV 1, 2-3). Salômôn đã cảm nghiệm được cuộc đời chỉ có đau khổ và tất cả chỉ là ảo vọng, ông đã “ngộ” ra chân lý đời đời.
Xưa nay, con người  tìm đủ cách để chấp nhận hoặc để giải thoát đau khổ. Đạo gia Á đông đã thấy quy luật tổng quát và tương đối: “Hữu sinh tất hữu diệt; Hữu thành tất hữu huỷ”, và “Thuận thiên tri thiên mệnh”. Đức Phật muốn giải thoát chúng sinh qua biển khổ bằng cách tiêu diệt mọi ước muốn (diệt dục) để vào Niết Bàn, vì Ngài thấy rằng sự vật, sự việc ở đời chỉ là “giả huyễn”, để rồi sinh sinh tử tử nối tiếp nhau trong một đại dương đầy nước mắt do bị nô lệ vào dục vọng. Trang tử nhìn cuộc sống hư hư thực thực, ông thấy mình là bướm rồi lại thấy bướm là mình. Khi vợ chết, Trang tử lấy đàn ra gảy, ông thấy có cũng như không và không cũng như có. Lão tử lại thấy cuộc sống đầy rẫy những mầm loạn trong cái mê muội, nên ông chống lại mọi ý chí đấu tranh để chủ trương một đạo “vô vi”, tìm đến một lẽ sống tự nhiên về đạo an tịnh, để sống cũng như chết, mọi sự không thể tác động để gây đau khổ cho con người. Còn Khổng tử thì chủ trương một lối sống thực tế rất nhân bản và cao đẹp, một lối sống quân tử, vì “quân tử bất ưu bất cụ” (người quân tử không buồn lo, không sợ) và “quân tử thản đãng đãng” (người quân tử có sự bằng an thanh thản lồng lộng), nhờ đó tạo nên một trật tự mang lại an hoà cho con người và xã hội. Hiền triết Sorcates suốt đời tranh đấu cho sự thật, mong muốn cho con người thoát khỏi mê muội bằng cách “hãy tự biết mình”, ông rất thản nhiên trước đau khổ và sự chết. Ông tình nguyện (bị ép) uống thuốc độc rồi nhìn cái chết đến từ từ như nhìn một công việc đến hồi kết thúc phải có trong cái quy luật của nó.
Và dĩ nhiên, còn nhiều cá nhân, tín ngưỡng, tôn giáo từ đông tây kim cổ có những quan điểm hoặc niềm tin khác nhau về đau khổ và sự chết qua những ý niệm với nhãn quan riêng biệt.
ĐAU KHỔ VÀ SỰ CHẾT CÓ Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ KHÔNG
Con người đã tốn rất nhiều nước bọt và giấy bút để bàn về vấn đề này, nhưng đề tài vẫn không có đoạn kết. Xét rằng con người hầu như bất lực để hiểu thấu hay ít ra cũng không thể nói về nó một cách rốt ráo, dù rằng qua lịch sử, nhiều triết thuyết, nhiều tôn giáo đã tung hứng đủ lý lẽ để lý giải về vấn nạn này. Con người chỉ biết rằng nó đang hiện diện, như một chân lý không thể chối cãi. Người ta chưa biết rằng hai với hai là bốn từ đâu mà có, hoặc như bóng tối xuất hiện vì không có ánh sáng, đau khổ hiện diện vì thiếu hạnh phúc, sự dữ có mặt vì vắng bóng sự thiện… Nào ai có thể chứng minh được nó từ đâu mà có? Nó xuất hiện với mục đích gì? Có phải để tàn phá hay hủy diệt, hoặc để tồn tại và phát triển? Để làm quân bình như trong quy luật đào thải? Và muôn vàn vấn nạn trong những chuyện tương tự.
Con người nhận thấy rõ rằng, quy luật sinh tồn, quy luật đào thải là vô cùng khắc nghiệt, sinh muôn vàn đau khổ và sự chết cho mọi sinh vật. Ngay cả vũ trụ được ổn định cũng nhờ tiếng nổ vĩ đại làm vỡ tung khối hỗn mang (Big Ben), và thiên nhiên cũng chẳng khác: Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn. Mỗi bước chuyển tiếp là một cơn đau đớn, trong cái đã đến, đang đến và sẽ đến. Từ vi sinh vật, côn trùng, thú vật cho tới con người đều nằm trong quy luật sát phạt này. Nhưng đặc biệt, ai cũng nhận thấy rằng quy luật này rất hợp lý và hữu ích, vì nếu chỉ có yên lặng trong sự tĩnh mịch thì đồng nghĩa với sự chết, chẳng sản sinh ra được điều gì. Cá lớn nuốt cá bé, sinh vật này giết sinh vật kia để sống, nhờ thế hệ sinh thái mới được quân bình. Ai cũng thấy rằng, muốn đạt được điều gì tốt, phải vượt qua những khó khăn thử thách. Mỗi cá nhân muốn đạt được ước mong nào thì buôc phải trải qua gian nan thử thách, sau đó mới gặt hái được hạnh phúc của điều mà mình đã trả giá (ai nên khôn không khốn một lần). Người giàu có, người thành công hay thành đạt thì buộc phải chiến đấu qua gian khổ. Thế giới được nhiều thành quả và tốt đẹp như hôm nay, chính nhờ vào bao cố gắng, bao gian nan, bao đau khổ của nhiều cá nhân, của những cộng đồng tập thể qua nhiều thế hệ…
Nếu không có đau khổ, chắc rằng con người không cần cải thiện để bất chấp tất cả, sẽ tự bị hủy diệt, vì đâu còn lý do để khắc phục và xây dựng nữa. Nhất là không có đau khổ và sự chết thì con người sẽ mặc sức sống theo thú tính để thỏa mãn mọi ngạo mạn của mình, tất cả dục vọng nơi con người sẽ ngự trị, và như thế con người trở thành nô lệ, tàn sát lẫn  nhau, và như thế lại có sự nghịch lý không thể chấp nhận được.
Song song với nó là những dục vọng nơi con người, mà nhà Phật cho rằng đây là nguyên nhân chính tạo nên mọi nghiệp, mọi kiếp. Những thất tình (hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục), lục dục-lục tặc (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) dẫn con người đến đau khổ và sự tiêu ma.
Quy luật sinh tồn và đào thải từ đâu mà ra, cũng như dục vọng nơi con người từ đâu mà có? Có thể nói đó là một bí nhiệm. Bí nhiệm như ánh sáng và bóng tối từ đâu. Chỉ biết chắc rằng quy luật mâu thuẫn luôn phải có thì mới sản sinh ra được điều kỳ diệu, nó nương tựa và đun đẩy nhau để phát triển (âm thịnh dương suy và dương thịnh âm suy). Đối cực này giải nghĩa và làm rõ cho đối cực kia chứ không thể lý giải hơn được. Triết lý Á đông nhận rằng đây là sự khiếm khuyết của trời đất nhưng lại mang được ý nghĩa để chấp nhận cặp đối lập trong niềm lạc quan tích cực. Nếu đứng ở góc độ lý trí con người, thì Đức Phật được xưng tụng là đại trí, Khổng tử là “vạn thế sư biểu”, Lão tử có trí huệ nhìn xuyên suốt được mọi quy luật để  thấy được cái “Đạo” là nguyên ủy và cứu cánh của mọi sinh vật, dù rằng bản thể của “Đạo” chưa ai giải thích và hiểu thấu được… Con người suy tư chỉ biết rằng đau khổ và sự chết bởi chính cặp mâu thuẫn mà ra, chứ không nhất thiết phải giải thích, càng không thể giải thích hơn được nữa, “ra sống thì vào chết; vào chết thì ra sống” (Lão) chính là vậy. Cũng như “Vật cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu” (kinh dịch) là như thế.
KITÔ GIÁO CHẤP NHẬN ĐAU KHỔ VÀ SỰ CHẾT BẰNG CÁCH NÀO
Như trên đã đề cập đến sự nhận thức và quan điểm của con người xuyên qua những cảm nhận và lý lẽ trong triết lý, trong đạo học cũng như trong những sắc thái của tôn giáo Á đông. Dù sao ta cũng nên nhìn nhận tính chất ưu việt từ trong các tôn giáo, vì chỉ có tôn giáo mới có đủ uy tín và thế giá để xác nhận những vấn đề thuộc tâm linh như việc chấp nhận đau khổ và sự chết bằng niềm tin nào đó, nhờ vào đấy biến nó thành niềm vui cho cuôc sống, còn hơn thế nữa, là tìm được hạnh phúc trong chính cái đau khổ và sự chết.
Dù chủ quan hay khách quan (theo niềm tin tự nhiên hay lý trí phân tích), nếu tìm hiểu kỹ lưỡng, ta nhận thấy rằng, đức tin trong Kitô giáo rất coi trọng giá trị của đau khổ và sự chết. Coi đây là một ân huệ, một phúc lộc của Thiên Chúa ban cho con người. Đau khổ và sự chết là hậu quả của tội lỗi: “lương bổng mà tội lỗi trả cho người ta là cái chết” (Rom 5, 12).Nhưng chính nhờ đau khổ, cái chết và sự phục sinh, Đức Kitô đã biến nó thành hy vọng, thành niềm vui, thành niềm hoan lạc trong sự sống đời đời cho tất cả nhũng ai theo Người: “Ai muốn theo thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt, 24). Trong niềm tin, qua đau khổ và sự chết, chắc chắn con người sẽ được vinh quang và hưởng phúc lạc đời đời, vì “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. Ai yêu quý mạng sống minh, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”.(Ga 12,24-25).Trong cựu ước, ông Giop là người đau khổ tột cùng khó ai có thể chịu đựng được, nhưng ông vẫn vui lòng chấp nhận nó trong niềm tin yêu vững bền:  “Thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ. Tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng. Chúa đã ban cho, Chúa lại lấy đi. Xin chúc tụng danh Chúa (G 1:21), và kết quả là ông  gặt hái được những thành quả mỹ mãn không ngờ được.  Bởi vậy một trong những điều kiện để đo lường sự thánh thiện trong đạo Chúa là xem người đó có bằng lòng chịu đau khổ hay không. Thiếu điều kiện này là chưa thể bảo đảm được sự thánh thiện.
Đau khổ và sự chết không ai có thể trốn tránh và chống lại nó, nếu chống lại, con người sẽ trở nên trống rỗng trong mọi sự, vì:“Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa” ( 1 Cr 1, 18). Khi chống lại đau khổ, con người chỉ tìm cách ngủ yên trong cái vỏ ốc để bảo vệ cho mình được thoải mái, tránh mọi phiền phức bất cứ từ đâu đến. Lúc đó con người biến thành ích kỷ vô cùng, là điều nguy hiểm dẫn con người đến sự hư mất.
Người Kitô hữu dễ dàng chấp nhận những đau khổ và sự chết nhờ tin vào Đức Kitô và biết được mục đích cuộc sống ở trần gian này để làm gì (Sinh Ký Tử Quy là như vậy). Nếu con người bám vào tiền tài, danh vọng và chạy theo nó thì sẽ mắc vào sự mù tối (vô minh) tai hại, lúc đau khổ và thần chết đến, họ sẽ vô cùng hoảng hốt kinh hãi.  
 Sự sống đời đời nếu sánh với đời này thì như thánh Giacôbê nói: “Đời người chỉ như một chút hơi nước bay đi rồi biến mất”. Bởi vậy không lạ gì các thánh rất coi thường danh lợi thế gian, các ngài coi đau khổ và sự chết đời này là một phương tiện cần thiết quý báu để đến được cõi hoan lạc viên mãn. Thật cũng không lạ gì có bao vị thánh sung sướng chịu chết vì đạo, các ngài biết rõ”Quê hương chúng ta ở trên trời”(Pl3,20). Vì thế, chết là thay đổi chứ không mất đi, được biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác tốt hơn, hoàn hảo hơn, có được hạnh phúc bất diệt : “Tôi nói anh em biết mầu nhiệm này là, không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi”(1 cr 15, 51).
      Đức tin của người Kitô hữu vượt trên lẽ thường tình đến nỗi người ta nhận thấy một sự nghịch lý : “khi Chúa thương gọi con về, lòng con hân hoan như trong một giấc mơ”. Đó là nhờ Đức Kitô đã dành cho những ai tin và sống trong người. Đau khổ và sự chết trở thành một bí nhiệm nên “bất khả tri”, như bác học Newton nói: “Điều tôi biết như giọt nước, điều tôi chưa biết như đại dương”.  Thiên Chúa đã gieo vào lòng con người những mối cảm thức tư duy để ít nhiều con người có thể cảm nghiệm được về đau khổ mang lại ơn ích và sinh ơn cứu rỗi cho họ, dù rằng nó khá mơ hồ và mênh mang. Khi cảm nhận được giá trị của nó thì đau khổ và sự chết trở thành vui mừng, vì được thanh lọc nên tinh tuyền và là giờ được huởng kiến Thiên Chúa là đấng toàn năng, toàn thiện, toàn mỹ, toàn ái, gốc của mọi hạnh phúc. Thánh nhân đều nhận thấy như thế, như Thánh Têrêsa Avila mỗi khi nghe thấy đồng hồ đổ một giờ qua đi là ngài cảm thấy sung suớng vì giờ chết lại gần hơn để về với Chúa. Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu cũng vậy, ngài nói:”với ý nghĩ được chết, tôi sung sướng lắm”.
Nếu con người nhìn nhận được giá trị, và nhất là có được niềm tin vào một Đấng là nguồn của sự thiện, là cứu cánh thông qua đau khổ và sự chết, thì chắc rằng con người sẽ được thanh thản trước cuộc sống trong bất cứ hoàn cảnh hay tình huống nào. Khi đó con người đã được giải thoát và tìm được hạnh phúc ngay từ cuộc sống đời này rồi. Nếu không nó sẽ làm cớ vấp phạm cho con người, để rồi đau khổ trở thành án phạt, từ đau khổ này chồng chất lên đau khổ khác, cho đến lúc phải quằn quại trong sự chết để chấm dứt một kiếp sống nô lệ và đọa đày.
Chung quy, người có đức tin và theo chân Đức Kitô thì dễ dàng đón nhận đau khổ và sự chết bằng niềm lạc quan và hy vọng, trong an bình và thanh thản.
Hàn Cư Sĩ

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:44

SUY NIỆM CHÚA NHẬT - NGÀY 30-04-2017

Filled under:


Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca (Lc 24: 13 – 35)

13 Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-mau, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số.14 Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra.15 Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ.16 Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người.17 Người hỏi họ: "Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy? " Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu. 18 Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: "Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay."19 Đức Giê-su hỏi: "Chuyện gì vậy? " Họ thưa: "Chuyện ông Giê-su Na-da-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân.20 Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá.21 Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi.22 Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm,23không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống.24 Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy." 25 Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: "Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ!26 Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?27 Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh. 28 Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa.29 Họ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn." Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ.30Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ.31Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất.32 Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao? "33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó.34 Những người này bảo hai ông: "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Si-môn."35 Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

SUY NIỆM 1

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay thuật lại việc hai trong số các môn đệ của Chúa Giêsu quay trở về làng quê của mình với tâm hồn não nề, thất vọng. Họ có lý do cho hành động của mình, bởi lẽ người mà họ đã từ bỏ mọi sự để bước theo, người mà họ đã từng tin rằng chính là Đấng Messia đến để giải thoát Israel, thì giờ đây đã bị đóng đinh vào thập giá và chết như một tên tội phạm.

Nhưng Chúa Giêsu đã đến và bước đi cùng với họ. Người đã không để cho họ chìm sâu trong tuyệt vọng. Quả thật, Chúa Giêsu đã dùng Thánh Kinh để giải thích cho họ về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa dành cho con người. Và sau cùng, qua hành động bẻ bánh của Người, Chúa đã cho họ nhận ra Người một cách tỏ tường và thúc bách họ trở nên những chứng nhân nhiệt thành cho Tin Mừng Phục Sinh.

Đời sống đức tin của chúng ta đôi lúc cũng gặp những khoảnh khắc thử thách, tuyệt vọng. Chính những lúc như thế, chúng ta hãy lấy Lời Chúa làm đèn soi bước, làm kim chỉ nam để dẫn lối chúng ta đi; và cũng như hai môn đệ trên đường Emmaus, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự hiện diện của Chúa khi chúng ta biết để cho Mầu niệm Thánh Thể là trung tâm của cuộc đời mình. Một khi đã xác tín rằng: Chúa luôn thật sự hiện diện kề bên, chúng ta mới có thể nhiệt thành và nỗ lực giúp cho người nhận biết Người hơn.

Lạy Chúa Giêsu, xin luôn đồng hành và giúp con nhận ra sự hiện diện của Chúa, nhất là khi chúng con cùng nhau cử hành Mầu nhiệm Thánh Thể. Amen

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường



SUY NIỆM 2
Kinh nghiệm gặp gỡ Đức Ki-tô Phục Sinh của hai môn đệ xẩy ra trên hành trình từ Giê-ru-sa-lem đi Emmau và từ Emmau trở về Giê-ru-sa-lem. Hành trình gồm ba « chặng », xắp xếp theo cấu trúc đối xứng như sau : A (Bỏ đi hay nhóm phân tán), B (Nhận ra Đức Ki-tô phục sinh), A’ (Trở lại hay nhóm tái qui tụ).

(A) Bỏ đi (c. 13-27)
GIÊRUSALEM
(A’) Trở về (c. 33-35)

è     è
 


EMMAU(B) Nhận ra Đức Ki-tô Phục Sinh
(c. 28-32)

ç     ç

  1. Ba chặng của hành trình
Khi cầu nguyện, hãy hình dung ra hai môn đệ trên hành trình từ Giê-ru-sa-lem đi Emmau và từ Emmau trở về Giê-ru-sa-lem, như được trình bày ở trên, dáng đi, vẻ mặt và tâm tình của hai môn đệ như thế nào khi bỏ đi, nhưng sau đó được biến đổi như thế nào lúc trở lại ; lúc đi : trời sáng lòng tối ; lúc về, trời tối, lòng sáng. Và tại sao có sự thay đối lớn lao như thế ? Kinh nghiệm nào, đã làm cho hai môn đệ được “tái sinh”?
Chính kinh nghiệm nhận ra sự hiện diện của Đức Ki-tô phục sinh (phần B), khởi từ ơn hiểu Sách Thánh và qua đó hiểu mọi sự dưới sáng của mầu nhiệm Vượt Qua và khởi từ dấu chỉ bẻ bánh, có sức mạnh thay đổi hướng đi khởi đi từ những thay đổi nội tâm sâu sa, mà chúng ta có thể gọi là ơn “tái sinh” và những biến đổi ở mọi cấp độ.
Trên đường về làng Emmau: “Họ đang trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xẩy ra” (c. 14), dáng đi nặng nề và “vẻ mặt buồn rầu” (c. 17). Tại sao vậy? Bởi vì « ngũ quan » của họ khép kín, bị ngăn chặn không mở ra với những thực tại vô hình, họ chỉ nhìn vào các biến cố một cách khách quan và cục bộ : tất cả những gì đã và vừa xẩy ra (c. 19-24) là chết rồi, là thất bại, là ngõ cụt, là thất vọng, là không khởi đi từ đâu và cũng không dẫn tới đâu. Vì thế, họ mất hướng đi và không tìm ra ý nghĩa cuộc đời. Chúng ta chắc chắn đã và đang có những kinh nghiệm tương tự như hai môn đệ Emmau: trò với nhau (hay “viết nhật kí”!) về “tất cả những sự việc mới xẩy ra”, nhưng với vẻ mặt “buồn rầu”.
Hai người trong nhóm các môn đệ, một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát. Hai người này không thuộc nhóm các Tông Đồ, có thể nói là những người đi theo Đức Ki-tô “bình thường” như mỗi người chúng ta. Nhưng Đức Ki-tô Phục Sinh lại ưu ái họ đến như thế, như thể mỗi người trong họ, mỗi người trong chúng ta là “người môn đệ được Đức Giê-su thương mến”.

Đức Kitô Phục Sinh tiến đến gần và cùng đi với họ, cách lặng lẽ, vô danh, lên tiếng tỏ bầy sự quan tâm đến vấn đề của hai môn đệ trước khi giải thích:
Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?
Và Ngài sẽ đồng hành với họ đến tận nơi họ muốn đến, ngĩa là đến tận cùng. Đức Kitô vẫn tiếp tục làm như thế đối với chúng ta, ngang qua nhiều trung gian, nhất là những người thân yêu, những người có trách nhiệm, những người đồng hành trong đời sống cộng đoàn, trong giai đoạn huấn luyện, trong hành trình đức tin, lúc tĩnh tâm… Trong lời kể của người môn đệ tên Cơ-lê-ô-pát, có tất cả:
  • Cuộc đời của Đức Giê-su.
  • Niềm hi vọng; cuộc Thương Khó.
  • Lời chứng phục sinh.
Nhưng lại thiếu một điều quan trọng nhất, đó là kinh nghiệm gặp gỡ đích thân Đấng Phục Sinh. Người sẽ lấp đầy chỗ trống này cho hai môn đệ, trên hành trình “bỏ cuộc” về Emmau. Đó là hành trình đức tin của chúng ta, mỗi ngày và suốt đời.

  1. Ba thay đổi
  2. Thay đổi hướng đi. Toàn bộ câu chuyện được kể lại trong trình thuật Emmau được lồng vào trong một quá trình thay đổi hướng đi : hai môn đệ đi từ Giê-ru-sa-lem đến Emmau và từ Emmau trở về Giê-ru-sa-lem. Và trình thuật trình bày cho chúng ta những lí do sâu xa làm cho hai môn đệ thay đổi hướng đi.
  3. Thay đổi ý nghĩa cuộc đời. Nhưng, thay đồi hướng đi còn là hình ảnh diễn tả một thay đồi khác, đó là thay đổi ý nghĩa cuộc đời. Thực vậy, ban đầu, hai môn đệ không hiểu ý nghĩa của các biến cố, « mắt họ bị ngăn cản », buồn rầu, kết quả là họ muốn bỏ cuộc. Nhưng sau đó, họ hiểu được ý nghĩa của các biến cố, nhận ra Đức Ki-tô phục sinh và tìm lại được niềm vui, kết quả là họ trở lại để tiếp tục dấn thân. Cuộc đời của họ giờ đây trở nên có ý nghĩa.
  4. Thay đổi ngũ quan. Và thay đổi ý nghĩa cuộc đời còn giả định một thay đổi khác nữa, là thay đổi ngũ quan. Bởi vì, từ nay, hai môn đệ sẽ có thể nhìn, nghe, cảm, nếm và đụng mọi sự một cách mới mẻ ; nghĩa là không còn như các sự vật hay biến cố vô nghĩa, nhưng như các dấu chỉ nói về sự hiện của Đức Ki-tô phục sinh. Nhờ sự thay đổi ngũ quan, mà từ đây, họ có thể nhận ra điều vô hình trong những điều hữu hình, có thể sống thiết thân trong bình an và niềm vui với Đức Ki-tô phục sinh, không còn bằng tương quan thể lí nữa, nhưng với sự hiện diện vô hình của Ngài.

  1. Ba kinh nghiệm
Những thay đổi chúng ta vừa nêu đã không thể xẩy ra một cách trực tiếp, nhưng là kết quả của cả một hành trình dài, được tượng trưng bởi con đường từ Giê-ru-sa-lem đến Emmau. Và trên hành trình này, đã diễn ra ba kinh nghiệm thiêng liêng, nguồn của những thay đổi.

  1. Kinh nghiệm nhận ra Đức Ki-tô qua dấu chỉ « Kinh Thánh »
Trên đường Em-mau, hai môn đệ trách Đức Kit-tô là không biết (c. 18); và sau khi nghe họ kể chuyện xong, Ngài trách họ là không hiểu: “Các anh chẳng hiểu gì cả… Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? (c. 25-26). Sau đó, “bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh”. Và sau khi họ nhận ra Ngài, lúc Ngài bẻ bánh, họ nói với nhau: “Dọc đường, khi người nói chuyện và cởi mở Kinh Thánh cho chúng ta, con tim chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao. Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem?” (c. 32-33).


à         à
SÁCH THÁNHCon tim bừng cháyĐỨC KI-TÔ
đã chết và phục sinh
ß        ß
Lựa chọn: đổi hướng đi
Hành trình Em-mau

Như thế, lời giải thích của Đức Ki-tô phục sinh về sự tương hợp giữa mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài và Sách Thánh không chỉ đem lại cho hai môn đệ một sự hiểu biết, nhưng, qua đó, còn tạo ra nơi tâm hồn các ông một kinh nghiệm, kinh nghiệm “con tim bừng cháy”. Như thế, việc hiểu Sách Thánh được hoàn tất nơi Đức Giêsu đã phải đi ngang qua chốn sâu thẳm của tâm hồn, và làm cho sinh động mọi gốc rễ của tâm hồn, để có thể làm cho “con tim bừng cháy”. Vậy thì tại sao người nghe, là hai môn đệ và hôm nay đến lượt chúng ta, lại thấy mình có liên quan, thấy mình được đánh động bởi sự kiện Đức Ki-tô hoàn tất Sách Thánh cổ xưa?
Gương vâng phục của Đức Giêsu đối với Cha của Ngài có lẽ chưa đủ, vì chúng ta vẫn còn ở bên ngoài. Chúng ta thấy mình có liên quan, bởi vì sự vâng phục của Đức Giêsu đối với Chúa Cha được bày tỏ ra cho Ngài ngang qua con người. Kế hoạch của Chúa Cha được ghi khắc ở đâu, nếu không phải là trên con người, trên toàn thể một dân tộc có trước Ngài? Hẳn là kế hoạch này được viết trong một cuốn sách; nhưng nếu các trang sách biết nói, đó là bởi vì chúng qui về những cuộc đời cụ thể, giống như cuộc đời cụ thể của chúng ta, và Thiên Chúa đã dùng những cuộc đời cụ thể này để ghi khắc trên đó kế hoạch Ngài thiết lập cho Đức Kitô của Ngài. Và, vì dân tộc này giống như chúng ta, con tim chúng ta có thể “bừng cháy” khi chúng ta nhận ra nơi con người và cuộc đời của mình hành trình Vượt Qua của Đức Ki-tô.
Sách Thánh, và dưới ánh sáng của Sách Thánh, là chính cuộc đời chúng ta, vẫn được Đức Ki-tô giải thích và soi sáng bởi mầu nhiệm Vượt Qua của Ngài mỗi ngày trong Thánh Lễ.

  1. Kinh nghiệm nhận ra Đức Ki-tô qua dấu chỉ “Bẻ Bánh”
Dấu chỉ Bẻ Bánh là điểm tới của hành trình “giải thích Sách Thánh”, đó là bởi vì ơn huệ “bánh hằng ngày”, vốn hướng tới “Bánh Hằng Sống”, là điểm tới của sáng tạo và lịch sử cứu độ, được ghi lại trong Sách Thánh. Thực vậy, theo Tv 136, ơn huệ “bánh” (được dịch là “lương thực”, trong câu 25) là điểm tới của công trình sáng tạo (c. 4-9; x. St 1, 29), và của lịch sử cứu độ (c. 10-24; mục đích cuộc Xuất Hành là đi tới Đất Hứa, “nơi chảy sữa và mật ong”; x. Tv 81).
Dấu chỉ “bẻ bánh” là Bí Tích Thánh Thể. Chắc chắn rồi. Điều này cho thấy hành vi « bẻ bánh » trong cuộc đời của Đức Ki-tô và nhất là trong Bữa Tiệc Ly, gắn liền với ngôi vị của Ngài và đã ăn sâu vào tâm trí các môn đệ, đến độ, khi nhìn thấy cách thức Ngài bẻ bánh và dâng lời chúc tụng, là họ nhận ra Ngài ngay. Nhưng với khung cảnh của trình thuật Emmau, chúng ta cần mở rộng dấu chỉ này ra ngoài đời thường nữa, ra cõi hiện sinh nữa. Dấu chỉ “bẻ bánh” còn là bữa ăn hằng ngày, nơi đó chúng ta nhận ra ơn huệ Thiên Chúa ; và ơn huệ lương thực đã loan báo cho chúng ta ơn huệ Lương Thực đặc biệt là chính Đức Ki-tô.
« Bẻ bánh » còn là dấu chỉ tình thương nhưng không, tình thương hiến dâng, tình thương hi sinh ; vì thế, sự hi sinh trong đời sống gia đình, và sự dâng hiến trong đời tu là một dấu chỉ “bẻ bánh”, qua đó chúng ta làm chứng về sự hiện diện của Đức Kitô phục sinh, sự hiện diện có tầm mức sáng tạo và lịch sử cứu độ, sự hiện diện làm cho cuộc đời của chúng ta có ý nghĩa, có hướng đi, sự hiện diện cuốn hút chúng ta, đến độ chúng ta có thể hi sinh và từ bỏ để sống trọn vẹn ơn gọi của mình, ơn gọi gia đình hay ơn gọi dâng hiến.

  1. Kinh nghiệm nhận ra Đức Ki-tô qua dấu chỉ « Hiệp Nhất »
Bấy giờ, hai môn đệ từ Emmau trở về, thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.
Trước khi trở thành chứng nhân, chúng ta được mời gọi mở lòng ra để lắng nghe các chứng nhân. Và điều này phải làm chúng ta ngặc nhiên : kinh nghiệm này cũng phải có, ngay cả đối với các tông đồ, vốn là các chứng nhân ưu tuyển ! Thật vậy, trước khi trở thành chứng nhân, chính các tông đồ cũng đã phải trải qua kinh nghiệm lắng nghe các chứng nhân khác, vốn đã được ban ơn nhận ra Đức Ki-tô phục sinh trước. Đó là chứng từ của thánh nữ Maria Mác-đa-la (Mc 16, 11 và Ga 20, 18) ; chính vì thế bà được Truyền Thống Giáo Hội tặng ban tước hiệu « Tông đồ của các Tông Đồ » ; và đó cũng là chứng từ của hai môn đệ từ Emmau trở về.
Chúng ta hãy lắng nghe và đi vào tâm tình của các chứng nhân chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đức Ki-tô phục sinh : hai môn đệ đã chia sẻ với tất cả niềm xác tín và niềm vui như thế nào ? Và các ông đã ước ao thông truyền kinh nghiệm của mình như thế nào ? Đức tin và ơn gọi của chúng ta cũng dựa trên lời chứng của Giáo Hội và của rất nhiều người xa gần.
Trong Tin Mừng theo thánh Mác-cô (16, 9-15), Đức Ki-tô phục sinh khiển trách các tông đồ không tin và cứng lòng, vì các ông không tin lời của các chứng nhân. Như thế, Chúa rất coi trọng việc chúng ta làm chứng cho nhau : lời của của người khác dành cho chúng ta, lời chứng của chúng ta dành cho người khác. Tại sao Chúa coi trọng lời chứng như thế ? Bởi vì, chính Ngài hiện diện nơi lời chứng và lòng tin và chúng ta trao ban cho nhau, để nối kết chúng ta nên một, làm cho chúng ta được hiệp nhất. Sự hiệp nhất, từ đó phát sinh đời sống cộng đoàn và sứ mạng loan báo Tin Mừng, được dệt nên bởi việc chia sẻ những kinh nghiệm gặp gỡ với Đấng Phục Sinh ; và chính Đấng Phục Sinh hiện diện trong mối tương quan hiệp thông giữa các môn đệ của Ngài.

*  *  *
Và chính khi chúng ta nên một, chúng ta trở thành hình ảnh đích thực của Thiên Chúa Ba Ngôi, vì Thiên Chúa Ba Ngôi là Một, là Tình Yêu. Và đây chính là nguồn sức mạnh và là nền tảng của lời loan báo Tin Mừng.


Lm Giuse Nguyễn Văn  Lộc

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:33

Ngày thứ hai ĐTC Phanxicô viếng thăm Ai Cập

Filled under:

Thứ bẩy 29-4-2017 là ngày thứ hai ĐTC viếng thăm Ai Cập. ĐTC đã có hai sinh hoạt chính: ban sáng ngài chủ sự thánh lễ  cho tín hữu tại vận động trường của lực lượng phòng không, và ban chiều ĐTC gặp gỡ hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại đại chủng viện toà Thượng Phụ công giáo Copte, truớc khi ra phi trường trở về Roma. Sau đây là chi tiết các hoạt động của ĐTC.

Ngày thứ hai ĐTC Phanxicô viếng thăm Ai Cập
Ngày thứ hai ĐTC Phanxicô viếng thăm Ai Cập
Lúc  8 giờ 50 ĐTC rời Toà Sứ Thần Toà Thánh để đi xe đến Sân vận động của lực lượng phòng không cách đó 19 cây số. Sân vận động này cũng còn gọi là “Sân vận động ngày 30 tháng 6”, là một phần trong làng thể thao của Không quân Ai Cập, đuợc xây cất và điều khiển bởi Bộ Quốc Phòng Ai Cập, nhằm mục đích ghi nhớ các chiến công của không quân Ai Cập trong cuộc chiến chống lại Israel hồi năm 1970. Đây cũng là nơi diễn ra các trận tranh tài bóng đá hạng A của Ai Cập. Hồi năm 2015 nó cũng là nơi xảy ra các cuộc đụng độ giữa các người hâm mộ bóng đá và cảnh sát khiến cho 22 người thiệt mạng. Sân vận động có chỗ cho 30.000 người. Khán đài và bàn thờ được dựng trên sân cỏ, hai bên có hai lều cho ca đoàn dàn nhạc và các phóng viên truyền hình. Phía trước hai bên khán đài dành cho mấy trăm linh mục đồng tế. Chính giữa trước khán đài là chỗ dành cho các quan khách, trong  đó có ghế cho tổng thống Abd Al-Fattah Al- Sisi và chính quyền Ai Cập cũng như các đại sứ các nước. Tín hữu đã mang theo nhiêu biểu ngữ chào mừng ĐTC và phất cờ Toà Thánh và bong bóng hai mầu vàng trắng. Cũng có bong bóng kết như tràng hạt được thả lên khi ĐTC tiến vào sân vận động.
Thánh lễ đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng giờ địa phương và được cử hành bằng tiếng Latinh và A rập.
Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Tây Ban Nha, A rập, Anh, Pháp và Ý.
Giảng trong thánh lễ ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa các bài đọc Chúa Nhật thứ III mùa Phục Sinh và nói:
** Bình an cho anh chị em. Hôm nay Phúc Âm Chúa Nhật thứ 3 mùa Phục Sinh nói với chúng ta về lộ trình của hai môn đệ làng Emmaus rời bỏ Giêrusalem. Một Tin Mừng có thể được tóm gọn trong ba từ: chết, phục sinh và sự sống.
Truớc hết là từ chết. Hai môn đệ trở về cuộc sống thường ngày của họ, tràn đầy vỡ mộng và tuyệt vọng. Vị Thầy đã chết, và vì thế hy vọng thật là vô ích. Họ bị mất hướng, vỡ mộng và thất vọng. Con đường của họ là một việc trở lại đàng sau; nó là một xa rời kinh nghiệm đớn đau của Đấng Bị Đóng Đanh.  Cuộc khủng hoảng của Thập Giá, còn tệ hơn thế nữa “gương mù” và “sự điên dại” của Thập Giá (x. 1 Cr 1,18; 2,2) xem ra đã chôn vùi mọi hy vọng của họ, đem mọi khát vọng của họ vào mồ.
Họ không thể tin rằng Thầy và Đấng Cứu Thế, Đấng đã cho các kẻ chết sống lại và chữa lành người bệnh tật, lại có thể kết thúc bị treo trên thập giá hổ nhục. Họ đã không thể hiểu rằng Thiên Chúa Toàn Năng đã không thể cứu Người khỏi một cái chết hổ nhục như vậy. Thập giá Chúa Kitô đã là thập giá của các tư tưởng của họ về Thiên Chúa; cái chết của Chúa Kitô đã là một cái chết  của những gì họ đã tưởng tượng là Thiên Chúa. Thật vậy, họ đã là những người đã chết trong sự hiểu biết hạn hẹp của họ.
Biết bao lần con người tự đủ cho chính mình, khước từ thắng vượt tư tưởng cuả họ về Thiên Chúa, về một vì thiên chúa được tạo dựng theo hình ảnh và giống con người! Biết bao lần ta thất vọng, khước từ tin rằng sự toàn năng của Thiên Chúa không phải là sự toàn năng của sức mạnh, của quyền bính, nhưng chỉ là sự toàn năng của tình yêu, của tha thứ và sự sống!
Các môn đệ đã nhận biết Chúa Giêsu “trong việc bẻ bánh”, trong Thánh Thể. Nếu chúng ta không để cho bức màn che mờ đôi mắt chúng ta bị xé ra, nếu chúng ta không để cho con tim chai cứng và các thành kiến của chúng ta bị bẻ gẫy, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra gương mặt của Thiên Chúa.
Thứ hai là từ Sống lại.  Trong cái tối tăm của đêm đen nhất, trong sự tuyệt vọng đảo lộn nhất, Chúa Giêsu đến gần các ông và bước đi trên con đường của họ để họ có thể khám phá ra rằng Ngài là « đường, là sự thật và là sự sống » (Ga 14,6). Chúa Giêsu biến đổi nỗi thất vọng của họ thành sự sống, để khi niềm hy vong của con người biến mất,  bắt đầu sáng lên niềm hy vọng của Thiên Chúa : « Điều không thể trước mắt loài người , thì có thể đối với Thiên  Chúa » (x. Lc 18, 27 ; 1,37).
ĐTC khẳng định : khi con người đụng tới tận đáy của thất bại và sự bất lực, khi nó lột bỏ sự vỡ mộng là người tốt nhất, là tự đủ, là trung tâm thế giới, thì khi đó Thiên Chúa giơ tay ra cho nó để biến đổi đêm đen của nó thành rạng đông, sự buồn sầu của nó thành niềm vui, cái chết của nó thành sự sống lại, con đường đi tháo lui của nó thành việc trở lại Giêrusalem, nghĩa là trở lại với sự sống và chiến thắng của Thập Giá (x. Dt 11,34).
** Thật vậy, sau khi gặp gỡ Đấng Phục Sinh hai môn đệ trở lại tràn đầy niềm vui, lòng tin tưởng và hăng say, sẵn sàng làm chứng. Đấng Phục Sinh đã khiến cho họ sống lại từ trong nấm mồ của sự không tin và buồn sầu của họ. Khi gặp Đấng Bị Đóng Đanh Phục Sinh họ đã tìm thấy lời giải thích và sự thành toàn của Thánh Kinh, Lề Luật và các Ngôn Sứ ; họ đã tìm ra ý nghĩa sự thất bại bề ngoài của Thập Giá.
Ai không đi qua kinh nghiệm của Thập Giá cho tới sự thật của Sự Sống Lại, thì tự kết án mình sống tuyệt vọng. Thật thế  chúng ta không thể gặp gỡ Thiên Chúa mà không truớc hết đóng đinh các tư tưởng hạn hẹp về một vì thiên chúa phản ánh sự hiểu biết của chúng ta  về sự toàn năng và quyền bính của Ngài.
Thứ ba là từ sự sống : Việc gặp gỡ Chúa Giêsu phục sinh đã biến đổi cuộc sống của hai môn đệ, bởi vì sự găp gỡ Đấng Phục Sinh biến đổi mọi cuộc sống và khiến cho mọi khô cằn được phong phú. Thật vậy, sự Phục Sinh không phải là một niềm tin nảy sinh trong Giáo Hội, nhưng Giáo Hội đã nảy sinh từ niềm tin vào Sự Phục Sinh. Thánh Phaolô nói : « Nếu Chúa Kitô đã không chết, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng » (1 Cr 15,14). Đấng Phục Sinh biến mất khỏi mắt họ, để dậy chúng ta rằng chúng ta không thể giữ Chúa Giêsu trong sự hữu hình lịch sử của Ngài : « Phúc cho những ai đã không thấy mà đã tin !» (Ga 20,29 ; x. 20,17) Giáo Hội phải biết và tin rằng Ngài sống với mình và làm cho mình sinh động trong Thánh Thể, trong Thánh Kinh và trong các Bí Tích. Các môn đệ làng Emmaus đã hiểu điều này và họ trở lại Giêrusalem để chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác : « Chúng tôi đã trông thấy Chúa… Phải, Ngài đã sống lại thật ! » (x. Lc 24,43). Rút tiả từ kinh nghiệm của hai môn đệ làng Emmaus ĐTC nói : Kinh nghiệm của hai môn đệ làng Emmaus dậy chúng ta rằng làm đầy các nơi thờ tự thật vô ích, nếu con tim chúng ta trống rỗng sự kính sợ Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài ; cầu nguyện thật vô ích, nếu lời cầu hướng tới Chúa của chúng ta không biến thành tình yêu thương đôi với người anh em ; thật vô ích biết bao nhiêu đạo hạnh, nếu nó không được linh hoạt bởi đức tin và tình bác ái ; thật vô ích lo lắng cho vẻ bề ngoài, bởi vì Thiên Chúa nhìn linh hồn và trái tim con người (1 Sm 16,17) và Ngài ghét sự giả hình (x. Lc 11,37-54 ; Cv 5,3-4). Đối với Thiên Chúa, không tin tốt hơn là một tín hữu giả, một người giả hình ! ĐTC định nghĩa niềm tin đích thực như sau : Đức tin đích thật là đức tin khiến cho chúng ta bác ái hơn, thương xót hơn, liêm chính hơn và nhân bản hơn ; chính nó linh hoạt trái tim và đưa nó tới chỗ yêu thương hết mọi người, không phân biệt và không thiên tư ; nó là đức tin đưa chúng ta tới chỗ trông thấy nơi người khác, không phải một kẻ thù cần đánh bại, nhưng một người anh em cần yêu thương, phục vụ và trợ giúp ; nó là đức tin đưa chúng ta tới chỗ phổ biến, bảo vệ và sống nền văn hoá gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng và huynh đệ ; nó đưa chúng ta tới sự can đảm tha thứ cho ai xúc phạm tới chúng ta, giơ tay ra cho một người bị ngã ; cho kẻ trần truồng mặc, cho kẻ đói ăn, thăm viếng người bị tù, trợ giúp trẻ mồi côi, cho kẻ khát uống, cứu giúp người già cả và cần dược trợ giúp (Mt 25,31-45). Lòng tin đích thực là lòng tin đưa chúng ta tới chỗ bảo vệ các quyền của người khác, với cùng sức mạnh và lòng hăng say mà chúng ta dùng để bảo vệ các quyền của chúng ta. Thật ra, càng lớn lên trong đức tin và sự hiểu biết bao nhiêu, thì lại càng lớn lên trong sự khiêm nhường và ý thức mình bé nhỏ bấy nhiêu.
** Anh chị em thân mến, Thiên Chúa chỉ ưa thích đức tin được tuyên xưng với cuộc sống, bởi vì sự triệt để duy nhất được chấp nhận đối với các tín hữu là sự triệt để của tình bác ái ! Bất cứ loại triệt để nào không đến từ Thiên Chúa thì không đẹp lòng Ngài !.
Giờ đây, như các môn đệ làng Emmaus anh chị em hãy trở lại Giêrusalem của anh chị em, là cuộc sống thường ngày, các gia đình, công việc làm và quê hương yêu dấu của anh chị em, tràn đầy tươi vui, can đảm và niềm tin. Đừng sợ hãi mở rộng con tim cho ánh sáng của Chúa Phục Sinh và hãy để cho Ngài biến đổi sự không chắc chắn của anh chị em thành sức mạnh tích cực cho anh chị em và cho người khác. Đừng sợ hãi yêu thương tất cả mọi người, bạn cũng như thù, bởi vì sức mạnh và kho tàng của tín hữu là  trong tình yêu sống động. Xin Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Gia đã sống trong vùng đất được chúc phúc này, soi sáng con tim và chúc lành cho anh chị em và đất nước Ai Cập thân yêu, là quốc gia, từ bình minh của Kitô giáo, đã tiếp nhận việc rao truyền Tin Mừng của thánh sử Mạccô và tạo thành lịch sử của nhiều vị tử đạo và một đoàn ngũ các thánh nam nữ ! Al Massih Kam Bilhakika kam ! Chúa Kitô đã phục sinh Ngài đã sống lại thật !
Hàng trăm linh mục đã giúp ĐTC cho tín hữu rước Mình Thánh Chúa.
Trước khi ĐTC ban phép lành cuối lễ cho mọi người, Đức Ibrahim Isaac Sidrak, Thượng Phụ công giáo Copte Alessandria, đã nhân danh Giáo Hội và toàn dân Ai Cập ngỏ lời tri ân ĐTC đã nhận lời mời viếng thăm Ai Cập. Chuyến viếng thăm diễn tả khẩu hiệu được chọn « Vị Giáo Hoàng của hoà bình trong đất nước Ai Cập hoà bình ». Đó là một sứ điệp cho thế giới và xác nhận bản chất của Ai Cập là yêu thương hoà bình và liên tục cố gắng khẳng định hoà bình trong vùng Trung Đông và trên toàn thế giới. Nó cũng xác nhận sự sẵn sàng chung sống giữa các tín hữu của các niềm tin khác nhau,  và khả năng hấp thụ các nền văn hóa khác nhau. Ai Cập, chiếc nôi của các tôn giáo, là quê hương tiếp đón các ngôn sứ và Thánh Gia ẩn trốn kiếm tìm an ninh. Đức thượng phụ cũng nhắc tới tên gọi Phanxicô và Năm Thánh Lòng  Thương Xót đã được Giáo Hội Ai Cập sống sâu đậm, đặc biệt qua Công Nghị hồi tháng 2 năm nay. Giáo Hội Ai Cập hiệp nhất trong truyền thống của mình tư tưởng thần học của Đông Phương và Tây Phương,  và rộng mở cho các nền văn hóa khác nhau. Điều này khiến cho nó được phong phú trong cuộc sống tinh thần, trong đức tin và phụng vụ, cũng như trong việc biểu lộ Giáo Hội Tông Truyền.
Đức Thượng Phụ cũng không quên cám ơn tổng thống Al Sisi đã có sáng kiến mời ĐTC viếng thăm Ai Cập, và làm mọi sự để giúp cho chuyến viếng thăm đuợc thực hiện thành công.
ĐTC đã tặng Đức Thượng Phụ một chén thánh, và Đức Thượng Phụ tặng ĐTC một bức khắc bằng gỗ quý. Sau khi ban phép lành cuối lễ cho tín hữu và từ giã mọi người, ĐTC đã trở về Toà Sứ Thần Toà Thánh để dùng bữa trưa với các Giám Mục và đoàn tuỳ tùng, rồi nghỉ ngơi chốc lát trước khi đến đại chủng viện để chủ sự buổi cầu nguyện và gặp gỡ các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh.
** Lúc 14 giờ 45 giờ địa phương ĐTC đã đi xe đến đại chủng viện công giáo copte cách đó 17 cây số để chủ sự buổi cầu nguyện có sự tham dự của hàng giáo sĩ, tu sĩ và các chủng sinh. Đại chủng viện thánh Lêo Cả của Toà Thượng Phụ công giáo Copte nằm trong khu phố Maadi ở ngoại ô mạn nam thủ đô Cairô. Đây là nơi đa số các ứng viên linh mục tương lai được đào tạo.
ĐTC đã được  Đức Thượng Phụ , Linh Mục Giám đốc và phó giám đốc đại chủng viện, tiếp đón tại cửa chính đại chủng viện. Có 10 tu sĩ nam nữ Bề trên giám tỉnh các dòng hiện diện tại Ai Cập chào mừng ĐTC. Sau đó ĐTC đã chụp hình lưu niệm với các linh mục và 30 chủng sinh và trao đổi quà tặng. Tiếp đến mọi người tiến ra sân thể thao, nơi có 1.500 người gồm các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh hiện diện.
Ngỏ lời chào mừng ĐTC Linh Mục Toma Adly, giám đốc đại chủng viện, nói biến cố ĐTC thăm đại chủng viện biểu tượng cho sự thánh hiến giống như biến cố Chúa Giêsu đã hiện ra với hai tông đồ trên đường về làng Emmaus. Ngài xin ĐTC cầu nguyện cho các chủng sinh các tu sĩ và cho các vị có trách nhiệm đào tạo họ.
Sau đó mọi ngươi hát thánh vịnh 121: “Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao? Ơn phù hộ tôi đến từ Giavê, là Đấng đựng nên cả đất trời…”. Tiếp đến mọi người nghe tuyên đọc Phúc Âm thánh Mátthêu chương 5 ghi lại giáo huấn của Chúa Giêsu: “Các con là ánh sáng thế gian…”
7 cám dỗ người sống đồi thánh hiến cần mạnh mẽ chống trả
Ngỏ lời với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh ĐTC cám ơn họ về chứng tá, và tất cả những điều thiện ích họ thực hiện mỗi ngày trong các hoàn cảnh khó khăn. ĐTC khích lệ mọi người tin tưởng, làm chứng tá cho sự thật, gieo vãi và vun trồng mà không chờ đợi được gặt hái. Giữa biết bao nhiêu lý do khiến nản lòng và biết bao ngôn sứ của tàn phá kết án, giữa biết bao tiếng nói tiêu cực và tuyệt vọng các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh là một sức mạnh tích cực, là ánh sáng và muối của xã hội Ai Cập, là đầu máy kéo con tầu đi tới đích. Họ là những người gieo vãi hy vọng, xây dựng các cây cầu, và là những người làm việc cho đối thoại và hoà hợp.
Nhưng điều này chỉ có thể nếu họ không nhượng bộ 7 loại cám đỗ sau đây: Thứ nhất, đừng để cho mình bị sự tuyệt vọng và bi quan yếm thế lôi cuốn, nhưng biết noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân lành hướng dẫn đoàn chiên tới đồng cỏ xanh tươi và suối nưóc mát, luôn tràn đầy sáng kiến và óc sáng tạo, biết ủi an ngay cả khi con tim mình bị thương tích, khổ đau vì con cái vô ơn. Lòng trung thành của chúng ta với Chúa không bào giò được tuỳ thuộc lòng biết ơn của con người.
Thứ hai, đừng liên tục than van, đổ lỗi cho người khác, cho các thiếu sót của các bề trên, cho các điều kiện của giáo hội hay xã hội, và thiếu tinh thần trách nhiệm. Trái lại, phải biết biến đổi mọi chướng ngại thành cơ may, chứ không phải biến mỗi khó khăn thành lời tố cáo. Ai lúc nào cũng than và là người không muốn làm việc.
Thứ ba, đừng bép xép và ganh tỵ gây thương tích cho người khác, thay vì trợ giúp người bé nhỏ lớn lên và vui mừng vì các thành công của các anh chị em khác. Ganh tỵ là một bệnh ung thư dần mòn giết chết cơ thể.
** Thứ bốn, đừng so sánh mình với người khác. Khác biệt diễn tả sự phong phú. Mỗi người là  duy nhất. So sánh khiến ta rơi vào thù hận hay kiêu căng, lười biếng và bị tê liệt. Phải biết tập sống sự khác biệt tình tình, các đặc sủng và ý kiến, trong lắng nghe và ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần.
Thư năm là cám dỗ của “chủ trương Pharaô”, nghiã là cứng lòng và khép kín đối với Chúa, cảm thấy mình cao hơn người khác, vênh vang đòi được phục vụ thay vì phục vụ.
Thư sáu là cám dỗ của cá nhân chủ nghĩa, như ngạn ngữ Ai cập có nói: “Tôi, và sau tôi là lụt hồng thuỷ”, chỉ biết nghĩ đến mình thay vì nghĩ tới tha nhân, và không hề xấu hổ. Giáo Hội là cộng đoàn và ơn cứu rỗi của một chi thể gắn liền với sự thánh thiện của tất cả mọi người.
Cám dỗ thứ bẩy là bước đi mà không có địa bàn và mục đích. Đánh mất đi căn tính của mình, “không là thịt cũng không là cá”. Sống với con tim chia rẽ và tinh thần thế tục, quên đi tình yêu đầu đời của mình. Không có căn tính rõ ràng người sống đời thánh hiến bước đi mà không có định hướng, thay vì hướng dẫn người khác thì bị lạc đường. Căn tính thật của các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh là con cái Giáo Hội Ai Cập, có các gốc rễ cao quý cổ xưa, thành phần của Giáo Hội hoàn vũ, như một cây đâm rễ sâu duới đất và lớn lên trời.
Chống lại các cám dỗ này không dễ. Nhưng nếu đâm rễ sâu, ở lại trong Chúa Giêsu thì có thể chiến thắng chúng. Càng đâm rễ sâu trong Chúa, chúng ta càng sống động và phong phú. ĐTC đặc biệt đề cao cuộc sống đan tu, là kho tàng vô giá mà Giáo Hội Ai Cập đã cống hiến cho Giáo Hội. Ngài khích lệ các đan sĩ kín múc từ gương của thánh Phaolô ẩn tu, thánh Antonio và các Thánh Giáo Phụ sa mạc và các đan sĩ. ĐTC xin Thánh Gia che chở và chúc lành cho hàng giáo sĩ tu sĩ và chủng sinh và tín hữu toàn Giáo Hội tại Ai Cập, giúp họ chu toàn sứ mệnh là ánh sáng và muối men tại đây. Ngài xin Chúa ban cho họ nhiều hoa trái của Thánh Linh
Sau khi ban phép lành ĐTC từ giã mọi người để đi xe ra phi trường quốc tế Cairo cách đó 40 cây số đáp máy bay trở về Roma.
Lễ nghi giã biệt đã diễn ra tại phi trường lúc 16 giờ 45 giờ địa phương. Tổng thống Al Sisi đã tiếp đón ĐTC tại cửa vào khu vực dành cho thượng khách và vào phòng danh dự đàm đạo với ngài một lúc. ĐTC đã duyệt qua hàng chào danh dự, rồi chào từ biệt tổng thống trước khi lên thang máy bay.
Máy bay đã cất cách rời phi trường thủ đô Cairô của Ai Cập lúc sau 17 giờ và về tới Roma sau 3 giờ 30 phút bay. Từ phi trường Ciampino ĐTC đã đi xe về Vaticăng, kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ Ai Cập hai ngày.
Linh Tiến Khải


***************************************************************************************************************************

Hội đồng Giám mục Việt Nam kết thúc Hội nghị thường niên kỳ I/2017

WHĐ – Trưa thứ Sáu 28.4, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã kết thúc Hội nghị thường niên kỳ I năm 2017 với giờ chầu Thánh Thể tại nhà nguyện ấm cúng của Trung tâm Mục vụ giáo phận Nha Trang. Thờ lạy và tạ ơn Chúa là những tâm tình của các Đức cha tham dự những ngày qua, Chúa Thánh Thần đã dẫn dắt các ngài trong tình hiệp nhất huynh đệ để có những chọn lựa hành động mục vụ chung.
Hội đồng Giám mục Việt Nam kết thúc Hội nghị thường niên kỳ I2017
Hội đồng Giám mục Việt Nam kết thúc Hội nghị thường niên kỳ I2017


Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục giáo phận Đà Nẵng, được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá, thay thế Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục giáo phận Phan Thiết, mới qua đời. Để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới 2018, HĐGM đã cử 2 Đức cha tham dự chính thức là Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Viên và Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, và một vị dự khuyết là Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên.

HĐGM đã biểu quyết thông qua văn bản chính thức “Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc”, cũng như biểu quyết cho phép áp dụng thử nghiệm trong ba năm bản “Hướng dẫn tổng quát việc dạy Giáo lý tại Việt Nam”. 

Ngoài ra, các Đức cha Chủ tịch các Uỷ ban khác trực thuộc HĐGM còn chia sẻ và được góp ý cùng quyết định nhiều điều khác nữa.

Hội nghị thường niên kỳ II/2017 được ấn định sẽ họp tại Trung tâm Mục vụ giáo phận Thanh Hoá, từ ngày 9 đến 13 tháng Mười 2017.
***
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Hội Nghị Thường Niên Kỳ I/2017 (24 – 28/4/2017)
B I Ê N   B Ả N

 
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã họp Hội nghị thường niên kỳ I/2017 tại Toà Giám mục Nha Trang, từ chiều thứ Hai ngày 24/4/2017 đến trưa thứ Sáu ngày 28/4/2017, với sự tham dự đông đủ tất cả các thành viên của Hội Đồng Giám Mục.

Hội Đồng Giám Mục hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam, và lắng nghe những chia sẻ, ưu tư của ngài về Giáo hội tại Việt Nam, đặc biệt về hoạt động bác ái. Theo ngài, các hoạt động bác ái xã hội là những chứng tá sống động của Tin Mừng trên quê hương Việt Nam.

Hội Đồng Giám Mục chúc mừng Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, tân Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế và Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, giám quản giáo phận Phan Thiết; chào đón Đức cha tân cử Đaminh Nguyễn Văn Mạnh vừa được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm giám mục phó giáo phận Đà Lạt; đồng thời chúc mừng giáo phận Nha Trang đang hân hoan mừng Năm Thánh kỷ niệm 60 năm thành lập giáo phận.

Hội Đồng Giám Mục cũng tưởng nhớ và tri ân Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nguyên giám mục giáo phận Nha Trang, và Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, giám mục giáo phận Phan Thiết, đã về Nhà Cha trong thời gian vừa qua.

Trong Hội nghị lần này, Hội Đồng Giám Mục:

1. Bầu Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân làm Chủ tịch Uỷ ban Văn hóa thay Đức cha Giuse Vũ Duy Thống.
2. Phê chuẩn bản “Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc” của Uỷ ban Thánh nhạc.
3. Cho phép thử nghiệm 3 năm bản “Hướng dẫn tổng quát việc dạy giáo lý tại Việt Nam” của Uỷ ban Giáo lý Đức tin.
4. Nghe phúc trình của các Uỷ ban:
– Uỷ ban Kinh Thánh trình bày Hội nghị của Liên hiệp Kinh Thánh Đông Nam Á (CBF-SEA) sẽ được tổ chức tại Toà Giám mục Nha Trang, từ ngày 17 đến 23 tháng 7 năm 2017;
– Uỷ ban Mục vụ Di dân trình bày bản dự thảo “Hướng dẫn Mục vụ Di dân”;
– Uỷ ban Mục vụ Gia đình trình bày các thủ tục liên quan tới hôn nhân Công giáo tại Việt Nam;
– Uỷ ban Giáo dục Công giáo trình bày về hoạt động của Học viện Công Giáo, chương trình thi tuyển và lễ khai giảng vào ngày 14/9 sắp tới;
– Uỷ ban Tu sĩ, Uỷ ban Phụng tự, Uỷ ban Giáo dân, Uỷ ban Loan báo Tin Mừng cũng trình bày những vấn đề liên quan.
Hội Đồng Giám Mục ấn định Hội nghị thường niên kỳ II/2017 sẽ được tổ chức tại Toà Giám mục Thanh Hóa, từ ngày 09/10/2017 đến 13/10/2017.

Toà Giám mục Nha Trang, ngày 28/4/2017
Tổng thư ký
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
(đã ký)
+ Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Giám mục giáo phận Mỹ Tho
 
Văn phòng HĐGMVN

Nguồn tin: Vatican

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:12

5 phút Lời Chúa ngay 30. 04. 2017

Filled under:


CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH

“Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26)
Suy niệm: Đi từ Giê-ru-sa-lem về Em-mau là đi về phía tây, phía mặt trời lặn, phía đêm tối. Tâm trạng hai môn đệ lúc ấy cũng rối bời như đêm đen: hy vọng vào việc Thầy giải phóng Ít-ra-en vỡ tan như bong bóng. Thế rồi, Đức Giê-su xuất hiện như người lữ hành cùng đi với họ, trò chuyện, giải thích Kinh Thánh cho họ. Mà cũng lạ, Ngài nói đến đâu, lòng họ mở ra đến đấy! Ý nghĩa của cuộc đời trở nên trong sáng, tối tăm trở nên sáng như ban ngày. Sau khi Ngài biến mất, họ phải đứng dậy ngay, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, đi về phía đông, phía mặt trời mọc, phía ánh sáng. Trong vài tiếng đồng hồ trên con đường mười một cây số ấy, Đức Giê-su đã đưa họ từ tâm trạng thất vọng, chán nản sang niềm vui phục sinh.
Mời Bạn: Chỉ trong Đức Giê-su, bạn mới nhận ra được ý nghĩa của cuộc đời. Có Ngài hiện diện, ngay cả trong những ngày tháng đen tối, bạn vẫn có thể thấy ánh sáng cho hành trình cuộc đời. Được Ngài lưu lại trong tâm hồn, bạn nhận ra thiên đàng đã bắt đầu ngay trên trần thế này. Bạn đã có cảm nghiệm đó chưa? Nếu chưa, bạn sẽ làm gì để có được cảm nghiệm quý giá ấy?
Sống Lời Chúa: Tôi dành thời gian để tiếp xúc với Chúa mỗi ngày qua kinh nguyện, thánh lễ, vì hiểu rằng có Chúa, cuộc đời tôi mới có ý nghĩa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa thật tế nhị và lịch sự, Chúa làm như muốn đi xa hơn. Chúa không ép, nhưng muốn các môn đệ mời Chúa ở lại. Chúa ban cho con tự do và tôn trọng tự do ấy. Xin cho con hiểu được giá trị lớn lao của tự do, và sử dụng tự do ấy cách xứng hợp với ý Chúa. Amen.


THÁNH PIÔ V GIÁO HOÀNG
(1504 -1572)
"Những gì không thuộc về Thánh giá Chúa Kitô sẽ không làm cho chúng ta được vinh hiển". Đó là lời thánh Giáo Hoàng Piô V đã tuyên bố sau 60 năm tận tụy phụng sự Thiên Chúa, Giáo hội và phần rỗi nhân loại. Lời đó nhắc lại cho chúng ta giá trị đời đau khổ mà Chúa đã thánh hóa bằng Thập giá, nhưng đồng thời cũng tóm tắt đầy đủ đời sống thánh thiện của chính thánh nhân.
Thánh Giáo Hoàng Piô V tên thật là Micae Ghislieri. Ngài sinh ngày 17-01-1504 tại Bosco, một làng nhỏ xinh xinh thuộc địa phận Tortona và không xa thành Alexanđria. Đầu tiên cha mẹ ngài rất giầu sang và có thế lực, nhưng dần dần gia cảnh bị sa sút, ông bà phải tần tảo lắm mới nuôi nổi đàn con đông đúc. Cũng vì thế, Micae vừa lớn lên đã phải đi chăn chiên. Sau ba năm sống lặn lội với đoàn chiên, năm 1517, Micae được cha mẹ cho đi trường học. Còn gì hạnh phúc cho cậu hơn. Cậu coi đó là hồng ân Chúa quan phòng. Vì thế cậu sống ngoan ngoãn với các vị giáo sư, cần mẫn học tập và cố gắng thực hiện bác ái. Lợi dụng những giờ nhàn rỗi, Micae một mình vào nhà thờ cầu nguyện. Chính trong những giờ phút vắn vỏi nhưng quý báu này mà Micae đã được nghe tiếng Chúa gọi sống đời tận hiến. Năm 1518, Micae xin nhập dòng thánh Đaminh, và năm sau được nhận lời khấn trọng thể tại tu viện Vigevanô.
Nhận rõ trí khôn thông minh và nhất là khiếu đặc biệt về khoa thần học của thầy Micae, các bề trên quyết định cho thầy theo học tại đại học Bologne. Mãn học, thầy Micae chịu chức linh mục và được cử giữ chức giáo sư suốt 15 năm. Ngài làm việc tận tụy và gây được nhiều ảnh hưởng nhờ ở đời sống thánh thiện và trí óc uyên thâm. Ngài giữ luật từng chi tiết nhỏ, tuyệt đối vâng phục bề trên và thân mật với mọi anh em. Vì thế đời sống ngài sáng chói nhân đức "vâng lời và bác ái". Hơn thế, cha Micae còn nổi tiếng là một chiến sĩ Phúc âm. Ngài không quản ngại dùng hết trí lực bênh vực chân lý Giáo hội, chống lại với nhiều tà giáo, nhiều bè rối...
Năm 1551, Đức Giáo Hoàng Giuliô III cử ngài làm việc ở Bộ thánh vụ, đến đời Đức Giáo Hoàng Phaolô IV, thì ngài chính thức được thăng làm Bộ trưởng Bộ Thánh vụ. Tiếp đó ngài được Đức Giáo Hoàng tấn phong Giám mục thành Sutri và Nêpi hai địa phận gần Rôma. Hai năm sau, ngài được cử làm Hồng y.
Địa vị cao sang đó không làm giảm đời sống khắc khổ của thánh nhân. Tuy là Hồng y nhưng ngài ăn mặc rất nghèo khó, từ chối mọi phần của cải cha mẹ chia cho. Dưới triều Đức Piô IV, ngài bỏ Rôma đi kinh lược các địa phận với mục đích cảnh tỉnh tinh thần tông đồ của hàng giáo sĩ và kêu gọi sự hợp nhất của giáo dân. Nhờ cuộc kinh lược lâu dài này, Đức Hồng y đã thu được nhiều tài liệu đem trình bày tại công đồng Triđentinộ Đời sống thánh thiện và nhiệt thành làm việc của Đức Hồng y đã khiến cho mọi người phải chú ý. Họ nhìn ngài với một thầm đoán: "Ngài sẽ làm Giáo Hoàng". Dự đoán ấy đã được Chúa Quan phòng chấp nhận và thể hiện. Ngày 07-01-1566, Đức Hồng y đã đắc cử làm Giáo Hoàng với danh hiệu là Piô V.
Lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Piô V để ý ngay đến việc thánh hoá hàng giáo sĩ. Ngài khuyến cáo những vị dù là Hồng y, Giám mục hay Linh mục thiếu tinh thần khó nghèo và chí nguyện tông đồ. Trái lại, ngài khích lệ và nâng đỡ những vị tỏ ra nhiệt thành trong việc vun xới vườn nho Thiên Chúa. Ngài rất khiêm tốn, nhưng cũng rất cương quyết. Hoạt động của Đức Thánh Cha không phải chỉ thu hẹp trong khu Vatican hay trong phạm vi truyền đạo. Nhưng Ngài đã khéo dùng quyền Chúa ban và địa vị của Giáo hội để đem hoà bình cho nhiều chính phủ, nhiều dân tộc, nhiều tổ chức. Ngài đã bận tâm không ít về chiến tranh của người Hồi giáo, đến những phương thế đưa người Do Thái về với đức tin, mặc dầu họ có thái độ kiêu căng. Đức Piô V làm việc như quên mệt, ngài hội kiến với các vị Hồng y ngay từ sáng sớm. Những khi rỗi việc, thay vì đi du ngoạn, Đức Thánh Cha kiên nhẫn ngồi nghe những lời tâm sự của đám dân nghèo. Người ta còn phải cảm phục biết bao khi thấy mỗi chiều thứ năm hằng tuần Ngài rửa chân cho 12 người nghèo và hôn kính họ, không kể chi những ung nhọt thối tha. Ngài đã cho lập hội "Nhân ái" tại Flôrencia với mục đích giúp đỡ và bênh vực những người tù tội, nô lệ, và bị oan ức. Ít lâu sau, Đức Giáo Hoàng lại truyền cho các thầy dòng thánh Gioan Thiên Chúa xây một bệnh viện tại Rôma. Công việc thành tựu, Đức Thánh Cha đến khánh thành và hàng tuần đến yên ủi các bệnh nhân. Ngoài ra Đức Thánh Cha còn trích nhiều số tiền với mục đích xây cất nhà thương và thể hiện những chương trình từ thiện khác. Đi đôi với những hoạt động bác ái, Đức Piô V còn lưu ý cách riêng đời sống thánh thiện của giáo dân. Ngài đã phát động nhiều phong trào ăn chay đền tội trong toàn Giáo hội. Và đó là phương thế Đức Thánh Cha muốn cho mọi người tín hữu cộng tác vào việc đương đầu với bè rối, nhất là các giáo phái thệ phản. Dựa vào quyền thế các Hoàng đế thiếu đức tin, các giáo phái này mỗi ngày một lan rộng và đàn áp giáo hữu tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Pháp, và đặc biệt tại hai nước Anh và Đức.
Đồng thời Đức Thánh Cha ra nhiều sắc lệnh ngăn cản trào lưu tư tưởng ngoại giáo tràn vào các đại học công giáo. Ngài săn sóc cách riêng các đại học Đức quốc. Chính Đức Thánh Cha khuyến khích tu sĩ Carnutô tên là Laurensô Suriô (Lauent Surius) tiếp tục nghiên cứu và viết về "đời sống các thánh Tông phụ" nhằm mục đích ngăn ngừa những luận điệu xuyên tạc của bè rối về tiểu sử các vị thánh. Năm 1576 Đức Piô V cũng ban bố sắc lệnh Ex omnibus affictionibus lên án 80 luận đề sai lạc của nhiều giáo sư đại học Louvain đã quá thiên về tư tưởng ngoại giáo, và thệ phản. Cũng với ý chí sắt đá ấy, Đức Piô V đã bảo vệ đức tin cho giới trí thức và sinh viên tại nước Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hoà Lan, và Thụy Điển...
Ngay trong năm đầu triều đại của Ngài (1566), Đức Piô V đã phải đương đầu với nhiều cuộc xâm lấn của hồi giáo. Thời ấy, quân hồi hồi nổi lên đánh phá khắp nơi. Người công giáo phải trải qua những ngày loạn ly khổ cực. Là người cha, Đức Giáo Hoàng không thể cầm lòng thấy đoàn con tan tác vì đức tin. Vì thế, Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi nhiều vương tước trung thành với đức tin dùng thế lực Chúa ban mà bênh vực Giáo hội. Đó là bước đầu cho phong trào "Đạo binh Thánh giá". Nhưng dầu sao đó chỉ là những phương tiện tùy tòng; đường lối hoạt động chính của Đức Thánh Cha vẫn là đời sống chay tịnh và cầu nguyện. Lời Quận công Soliman làm chứng điều đó: "Tôi sợ những lời cầu nguyện của Đức Thánh Cha hơn là đoàn quân hùng hậu của Hoàng đế". Phải, chính nhờ sự hợp lực của toàn giáo dân về cả sức tự nhiên và siêu nhiên ấy, Đức Thánh Cha đã giữ vững con thuyền Giáo hội qua bao cơn giông tố và Nghĩa binh Thánh giá đã chiến thắng ở nhiều nơi. Đến nỗi nhiều cuộc thắng trận đã được coi như những phép lạ. Người ta kể: quãng năm giờ chiều ngày 7-10-1571, khi Đức Thánh Cha đang tiếp kiến các vị Giáo chủ, các Quận công thành Bussotti, bỗng nhiên cảm động nhìn qua cửa sổ hướng về miền đông, rồi Ngài quay lại, mặt sáng lên, Ngài nói với các vị: "Chúng ta không còn phải bận tâm nhiều nữa, nhưng chúng ta hãy đi cảm ơn Chúa, vì đạo binh công giáo vừa toàn thắng, kết thúc mọi phá hoại của quân thù". Từ chiều hôm đó, niềm hân hoan tràn ngập lòng mọi người tín hữu.
Cũng chính thời này, lòng thành kính của thánh Piô V đối với Đức Trinh Nữ Maria nổi bật đến tột điểm. Ngài đã sống và làm việc cho Giáo Hội dưới sự phù trợ của Đức Mẹ. Cuộc toàn thắng của nghĩa binh Thánh giá tại hải cảng Lêpangtê xứ Hy lạp được Ngài coi là do quyền phép của Đức Mẹ. Vì thế để ghi ơn Đức Mẹ, Ngài đã truyền thêm vào kinh cầu Đức Mẹ lời: "Đức Bà phù hộ các giáo hữu, cầu cho chúng con". Hơn thế, Ngài còn lập một lễ kính Đức Mẹ vào ngày 7-10 hằng năm với danh hiệu "Lễ Đức Mẹ Toàn Thắng". Lễ này được sửa đổi nhiều lần dưới nhiều triều Giáo Hoàng. Sau cùng Đức Piô VII định vào ngày 24-5 và đổi tên là "Lễ Kính Đức Bà phù hộ các giáo hữu". Còn ngày 7-10 dành kính Đức Mẹ mân Côi.
Nhưng để việc thánh hóa Giáo hội và bảo toàn đức tin được bền vững, Đức Piô V hết sức lưu tâm đến việc hướng dẫn và đào tạo hàng giáo sĩ. Ngài rất thận trọng trong việc cắt cử các vị Giám mục và truyền chức thánh cho các đại chủng sinh. Ngài dùng mọi phương thế giúp họ sống theo tinh thần kỷ luật và bác ái của Phúc âm. Nhưng nhất là Ngài có công nhiều trong Công đồng Triđentinô về việc sửa đổi lễ nghi phụng vụ, sách nguyện cho các linh mục, nhất là việc truyền giáo tại cả Đông Phương (Orient) và Tây Phương (Occident). Ngài lại chủ trương: các đại chủng sinh trước khi chịu chức linh mục phải qua nhiều năm thần học. Chính Ngài làm lễ tuyên phong Thánh Tôma (Thomas) làm tiến sĩ Giáo hội và buộc tất cả chủng sinh phải học khoa thần học của Thánh sư. Viết về những hoạt động và công việc cải cách của Đức Piô V một tác giả kinh nghiệm đã bày tỏ như sau: "Đường lối phục hưng của Đức Thánh Cha đã đưa lại nhiều kết quả tốt đẹp về đức tin, lòng đạo đức và cả về văn hoá, mỹ thuật. Ít có thời đại sung mãn sự thánh thiện như thời Đức Piô V".
Vì quá bận tâm với công việc, Đức Piô V như quên cơn bệnh đang phá hoại sinh lực; Ngài bị chứng sốt kinh niên ngay từ năm 1569. Dầu vậy Ngài vẫn yên lặng chịu bệnh và cứ hăng hái làm việc. Cuối năm 1571 cơn bệnh trở nên trầm trọng và Đức Thánh Cha phải nằm liệt giường. Biết ngày giờ đã gần đến, Đức Thánh Cha Piô V dọn mình sốt sắng và can đảm chịu bệnh hầu phụng sự Giáo hội cách hoàn hảo hơn. Suốt ngày đêm Ngài ôm chặt cây Thánh giá trên ngực và thầm thĩ với Chúa: "Lạy Chúa, xin thêm đau khổ cho con, xin giúp con nhẫn nại theo gương Chúa, xin cho con luôn nhớ rằng chỉ có những cái gì thuộc về Thánh giá Chúa mới làm cho con được vinh hiển".
Sứ mệnh trần gian đã hết, ngày 1-5-1572, Ngài được Chúa gọi về trời.
Xác Ngài được táng trọng thể tại thánh đường Đức Bà Cả (Sainte Marie Majeur). Năm 1671 Đức Giáo Hoàng Clêmentê X cất Ngài lên bậc Chân phước và năm 1710 Ngài lại được Đức Giáo Hoàng Clêmentê XI truy phong bậc Hiển thánh và định lễ kính Ngài hằng năm.
Lạy thánh Piô, người Chúa đã chọn để áp đảo quân thù của Giáo hội và để tu bổ việc tôn thờ Thiên Chúa, xin cho chúng con biết theo gương Ngài trung thành phụng thờ Chúa, để chúng con thắng được mọi mưu mô quân thù và được hưởng phúc thanh nhàn đời đời.

Tôi Xin Chấp Nhận

Tại một bệnh viện trong thành phố Hiroshima bên Nhật Bản, một người đàn bà bị phóng xạ nguyên tử từ 30 năm qua đang lên cơn hấp hốị
Bác sĩ chữa trị cho biết bà chỉ còn nhiều lắm là một hay vài giờ nữa là cùng. Theo thói quen tại Nhật Bản, người ta thông báo để người sắp chết cho biết ý muốn trong những giây phút cuối cùng.
Bác sĩ vào phòng bệnh nhân và nói nhỏ với bà: "Akiramé".
Người đàn bà ngước nhìn vị bác sĩ và dùng ngón tay trỏ viết vào trong lòng bàn trái của bà câu: "Akiramé", nghĩa là "Tôi xin chấp nhận".
Với tất cả bình thản, người đàn bà đã biến những giờ phút hãi hùng nhất trong cuộc sống thành một biến cố tự nhiên và thanh thản.
Cuộc sống của chúng ta dường như được cấu tạo bằng nhiều vị khác nhau: đắng cay, chua xót, ngọt bùi.... Gia vị là một điều cần thiết cho thức ăn. Người không thích cay đắng thì sẽ xem trái ớt, hạt tiêu là kẻ thù của khẩu vị. Người thích cay đắng thì lại tìm ra mùi vị thơm ngon của nó.
Hoa nào cũng có mật đắng. Nhưng loài ong khéo léo để chỉ hút mật ngọt.
Thiên Chúa ban cho chúng ta một cuộc sống với muôn màu sắc và hương vị khác nhau. Chúng ta phải là loài ong đi tìm mật ngọt trong vườn hoa cuộc sống ấy. Nếu chỉ nhìn thấy mật đắng, chúng ta sẽ bỏ cuộc đầu hàng trong chán nản. Nếu biết biến báo, chúng ta có thể tìm được mật ngọt và biến những đắng cay chua xót thành mật ngọt và hương thơm.
Sau khi đã đánh bại Ðức Quốc Xã và giải phóng Âu Châu, Churchill thủ tướng nước Anh đãtuyên bố: "Không gì buồn thảm cho bằng một chiến thắng". Cảnh thu dọn chiến trường, cảnh kẻ khóc người cười, cảnh vợ mất chồng, cảnh cha mẹ mất con cái.... Chiến thắng ngự trị trên tro tàn, đổ nát.
Dù vui với chiến thắng đến đâu, có ai mà không ngậm ngùi xót xạ
Hôm nay 30 tháng tư, đánh dấu một trong những biến cố đau thương nhất của lịch sử dân tộc. Mỗi năm chúng ta có dịp ôn lại ngày lịch sử ấy. Mỗi người một tâm tình. Nhưng dưới cái nhìn Ðức tin, người Kitô luôn được mời gọi để nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Với tất cả bình thản và lạc quan, chúng ta hãy thốt lên như thánh nữ Têrêxa Hài Ðồng giữa cơn đau quằn quại trong thân xác và tâm hồn: "Tất cả đều là ơn Chúa".
Tuyên xưng niềm tin vào Chúa Quan Phòng có nghĩa là chấp nhận mọi biến cố trong cuộc sống như một khởi đầu mới, một khởi đầu với những ơn sủng dồi dào hơn. Với những kẻ Thiên Chúa yêu thương, thì mọi sự đều quy về điều tốt...
Còn tâm tình nào đúng đắn hơn trong ngày lịch sử này là cảm tạ và phó thác. Cảm tạ Chúa vì qua mọi biến cố, Chúa Quan Phòng luôn gìn giữ chúng ta và hướng dẫn chúng ta trên đường ân phúc của Ngài. Phó thác cho Ngài bởi vì Ngài luôn có mặt trong cuộc sống để biến tất cả những thất bại, đau khổ, cay đắng trong cuộc sống thành khởi đầu của một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:07