Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Chúa Giêsu chết khi nào?

Filled under:

Hằng năm, chúng ta cử hành Mùa Chay, rồi cử hành Tuần Thánh, đặc biệt là Thứ Sáu Tuần Thánh kính nhớ Cuộc Tử Nạn của Chúa Giêsu, và Đại Lễ Phục Sinh kính mừng Chúa Giêsu sống lại. Chúng ta biết rằng sự kiện lịch sử này đã xảy ra tại Giêrusalem hồi thế kỷ I.
Sự kiện này khiến Chúa Giêsu khác biệt với các thần ngoại giáo trong thần thoại, những người sống ở đâu và làm gì thì chẳng ai biết. Vậy làm sao chúng ta xác định thời gian chính xác về việc Chúa Giêsu chịu chết? Có thể chứ. Và đây là các chứng cớ…
1. THƯỢNG TẾ CAI-PHA
Các Phúc Âm cho biết rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh theo chủ mưu xúi bẩy của thượng tế tên là Cai-pha (Mt 26:3-4, Ga 11:49-53). Các nguồn khác cho biết rằng ông này là thượng tế từ năm 18 tới năm 36 sau công nguyên, thế nên Chúa Giêsu chịu chết trong thời gian đó. Nhưng chúng ta còn có thể biết rạch ròi hơn vậy.
2. TỔNG TRẤN PHONG-XI-Ô PHI-LA-TÔ
Các Phúc Âm đồng ý rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh theo lệnh của Phong-xi-ô Phi-la-tô (Mt 27:24-26, Mc 15:15, Lc 23:24, Ga 19:15-16). Các nguồn khác cho biết rằng khi đó Phi-la-tô làm tổng trấn Giu-đê (năm 26 tới năm 36 sau công nguyên), do đó chúng ta có thể giảm bớt được vài năm. Nhưng làm sao chúng ta biết đúng ngày và năm?
3. SAU NĂM THỨ 15 CỦA TI-BÊ-RI-Ô XÊ-DA
Phúc Âm theo Thánh Lu-ca cho biết thời gian sứ vụ của Thánh Gioan Tẩy Giả khởi đầu: Năm thứ 15 triều đại của Tiberiô Xê-da (Lc 3:1-2). Như vậy chúng ta có thời gian rõ ràng: Năm 29 sau công nguyên.
Cả bốn Phúc Âm đều mô tả sứ vụ của Đức Kitô bắt đầu sau khi ông Gioan Tẩy Giả bắt đầu sứ vụ (Mt 3, Mc 1, Lc 3, Ga 1), nghĩa là chúng ta có thể bỏ qua vài năm. Cái chết của Chúa Giêsu phải ở trong vòng 7 năm: Giữa các năm 29 và 36 sau công nguyên.
4. CHÚA GIÊSU CHẾT NGÀY THỨ SÁU
Cả bốn Phúc Âm đều đồng ý rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh vào ngày Thứ Sáu (Mt 27:62, Mc 15:42; Lc 23:54; Ga 19:42), ngay trước ngày Sa-bát, ngay trước ngày thứ nhất trong tuần (Mt 28:1, Mc 16:2, Lc 24:1, Ga 20:1).
Chúng ta biết đó là Thứ Sáu vì nó được nói tới là “ngày chuẩn bị” – nghĩa là ngày mà người Do Thái chuẩn bị những gì cần cho ngày Sa-bát, vì họ không thể làm việc gì vào ngày này. Như vậy, đồ ăn được nấu trước và chuẩn bị những thứ cần thiết khác.
Bộ sách Bách Khoa Do Thái nói: Thứ Sáu, trước ngày Sa-bát, gọi là “Ereb Shabbat” (hôm trước ngày Sa-bát). Thuật ngữ “ereb” có hai nghĩa: “chiều tối” và “sự hỗn hợp” (Ex. xii. 38); và “Ereb Shabbat” bao hàm ngày vào chiều tối khi ngày Sa-bát bắt đầu, hoặc ngày mà đồ ăn được chuẩn bị cho cả ngày hiện tại và những ngày sau, nghĩa là sau ngày Sa-bát.
Ý tưởng về sự chuẩn bị được diễn tả bằng tiếng Hy Lạp là “paraskeué”, do Josephus đưa ra (“Ant.” xvi. 6, § 2) đối với ngày đó (so sánh với Mc 15:42; Lc 23:54; Mt 27:62; Ga 19:42). Trong Yer. Pesaḥim iv. 1, ngày này được gọi là “Yoma da-'Arubta” (ngày chuẩn bị). Điều đó loại trừ 6 ngày trong tuần, nhưng vẫn có vài ngày Thứ Sáu khác trong những năm 29 và 36 sau công nguyên. Làm sao chúng ta có thể biết năm nào?
5. THỨ SÁU NGÀY LỄ VƯỢT QUA
Các Phúc Âm cũng đồng ý rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh trùng với Lễ Vượt Qua hằng năm (Mt 26:2, Mc 14:1, Lc 22:1, Ga 18:39). Ở đây chúng ta gặp sự phức tạp, vì các Thánh Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca đều mô tả Bữa Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh là bữa ăn mừng Lễ Vượt Qua (Mt 26:19, Mc 14:14, Lc 22:15). Điều đó cho thấy rằng Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày sau Lễ Vượt Qua.
Tuy nhiên, khi mô tả buổi sáng Thứ Sáu Tuần Thánh, Thánh Gioan cho biết rằng người Do Thái chưa ăn Lễ Vượt Qua, họ dẫn độ Chúa Giêsu từ nhà Cai-pha tới dinh của Phi-la-tô (Praetorium): “Người Do Thái điệu Đức Giêsu từ nhà ông Cai-pha đến dinh tổng trấn. Lúc đó trời vừa sáng. Nhưng họ không vào dinh kẻo bị nhiễm uế mà không ăn Lễ Vượt Qua được. Vì thế, tổng trấn Phi-la-tô ra ngoài gặp họ và hỏi: “Các người tố cáo ông này về tội gì?” (Ga 18:28-29).
Điều đó cho thấy rằng Lễ Vượt Qua bắt đầu lúc mặt trời lặn của ngày Thứ Sáu. Có nhiều cách giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, một số người cho rằng Chúa Giêsu và các môn đệ dùng lịch khác người Do Thái, và chúng ta biết rằng có những lịch khác nhau được dùng trong Do Thái giáo hồi thế kỷ I.
Cũng có thể Chúa Giêsu mừng Lễ Vượt Qua trước với các môn đệ. Nghĩa là họ đã tin Thầy Giêsu là Đấng Mê-si-a, Con Thiên Chúa. Nếu Ngài nói: “Chúng ta mừng Lễ Vượt Qua hôm nay”. Đó là sớm hơn mọi người, vậy cũng như mọi người. Lưu ý: Ngài có những sửa đổi nghi lễ một chút, như lập Bí tích Thánh Thể khi đang ăn.
Cũng có những cách giải quyết khác. Tuy nhiên, dù Chúa Giêsu làm gì, chúng ta vẫn có thể dựa vào câu nói của Thánh Gioan về những người bắt Chúa Giêsu khi biểu hiện những gì của người Do Thái hoặc cách thực hành chính của họ: Họ mừng Lễ Vượt Qua vào thời gian mà chúng ta gọi là chiều tối Thứ Sáu Tuần Thánh.
Chúng ta có thể giảm bớt thời gian một chút. Đây là những ngày trong những năm 29 và năm 36 có những chiều tối bắt đầu Lễ Vượt Qua:
+ Thứ Hai, 18 tháng 4 năm 29.
+ Thứ Sáu, 7 tháng 4 năm 30.
+ Thứ Ba, ngày 27 tháng 3 năm 31.
+ Thứ Hai, ngày 14 tháng 4 năm 32.
+ Thứ Sáu, 3 tháng 4 năm 33.
+ Thứ Tư, ngày 24 tháng 3 năm 34.
+ Thứ Ba, ngày 12 tháng 4 năm 35.
+ Thứ Bảy, ngày 31 tháng 3 năm 36.
Như vậy, chúng ta chỉ còn lại 2 Thứ Sáu: Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào ngày 7 tháng 4 năm 30, hoặc ngày 3 tháng 4 năm 33. Vậy ngày nào? Ngày theo truyền thống là ngày vào năm 33. Có thể có nhiều người ủng hộ ngày của năm 30. Các Phúc Âm nói gì về 2 năm đó?
6. BA LỄ VƯỢT QUA
Phúc Âm theo Thánh Gioan cho biết có 3 Lễ Vượt Qua khác nhau trong thời gian sứ vụ của Chúa Giêsu:
+ Lễ Vượt Qua 1: Có ghi trong Ga 2:13, gần đầu thời gian sứ vụ của Chúa Giêsu.
+ Lễ Vượt Qua 2: Có ghi trong Ga 6:4, giữa thời gian sứ vụ của Chúa Giêsu.
+ Lễ Vượt Qua 3: Có ghi trong Ga 11:55 (và thường nhắc tới sau), cuối thời gian sứ vụ của Chúa Giêsu.
Như vậy, sứ vụ của Chúa Giêsu phải trong 2 năm đó. Cách đầy đủ hơn cho thấy rằng đó là khoảng 3 năm rưỡi, nhưng dù chúng ta cho rằng điều đó xảy ra ngay trước Lễ Vượt Qua 1, thêm vào 2 Lễ Vượt Qua khác, cho thấy rằng sự việc kéo dài tối thiểu phải hơn 2 năm.
Như vậy nghĩa là năm 30 đã qua. Không đủ thời gian giữa năm thứ 15 trong triều đại của Ti-bê-ri-ô Xê-da (năm 29) và Lễ Vượt Qua của năm kế tiếp để hợp với sứ vụ kéo dài ít nhất là 2 năm. Như vậy, ngày Chúa Giêsu chết theo truyền thống (Thứ Sáu, ngày 3 tháng 4 năm 33) là chính xác. Có thể chính xác hơn không?
7. GIỜ THỨ CHÍN
Các Thánh sử Mát-thêu, Mác-cô và Lu-ca đều nói rằng Chúa Giêsu chết vào khoảng “giờ thứ chín” (Mt 27:45-50, Mc 15:34-37, Lc 23:44-46). “Giờ Thứ Chín” là 3 giờ chiều theo cách tính giờ ngày nay.
Điều này cho phép chúng ta thu hẹp thời gian Chúa Giêsu chết vào một điểm chính xác theo lịch sử: Khoảng 3 giờ chiều Thứ Sáu, ngày 3 tháng 4 năm 33 sau công nguyên.

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Posted By Đỗ Lộc Sơn20:19

Kiểm soát tốt cái miệng của mình, cố gắng đừng nói những lời này:

Filled under:

1. Không nên đánh giá người khác tốt xấu thế nào, bởi vì tốt xấu của họ không ảnh hưởng tới miếng cơm manh áo của bạn.
2. Không nên đánh giá đức hạnh của người khác, bởi vì có thể có những khía cạnh họ còn cao quý hơn bạn.
3. Không nên đánh giá gia đình của người khác, bởi vì những người đó và bạn không có quan hệ.
4. Không nên đánh giá học vấn của người khác, bởi vì trên đời này kiến thức là mênh mông.
5. Không nên đánh giá bất kỳ người nào, cho dù người đó là người bạn xem thường nhất.
6. Không nên lãng phí tiền bạc, bởi vì ngày mai bạn có thể thất nghiệp.
7. Không nên vênh váo, tự đắc, bởi vì có thể ngày mai bạn thất thế.
8. Không nên nói quá phô trương, phải biết rằng bạn cũng chỉ là một người nhỏ bé.
9. Không nên dựa vào người khác, bởi vì cuộc sống nhiều gánh nặng, ai cũng muốn sống nhẹ nhõm.
tu khẩu, tổn thương, kiểm soát,
Không nên làm tổn thương người khác, nhân quả sớm muộn đều sẽ đến. (Ảnh: Internet)

10. Không nên làm tổn thương người khác, nhân quả sớm muộn đều sẽ đến.
11. Không nên quá chú tâm giải thích đúng sai, hãy làm bậc trí giả. Trên đời chúng ta thường nghĩ cách giải thích cái gì đó. Nhưng mà, một khi giải thích, ta lại phát hiện rằng, bất kể ai giải thích đều là người yếu ớt, thậm chí sẽ càng bôi nhọ mình hơn.
Núi dẫu không nói rõ độ cao của mình, thì độ cao của nó cũng không hề bị ảnh hưởng; biển không nói rõ độ sâu của mình, thì việc dung nạp trăm sông đổ dồn về nó cũng không có gì là trở ngại; mặt đất dẫu không nói rõ độ dày của mình, thì cũng không có ai có thể thay thế nó làm chỗ dựa cho vạn vật được…Đừng đánh giá thấp bất kể ai, bạn không có nhiều khán giả, đừng mệt mỏi như vậy.
12. Không nên tự nhiên nổi giận, vì không phải ai cũng là “con nợ” bạn. Có thể hiện tại bạn đang rất thống khổ, nhưng khi vượt qua khoảng thời gian ấy, nhìn lại bạn sẽ phát hiện kỳ thực điều đó cũng chẳng là gì. Chúng ta thường phàn nàn cuộc sống bất công với mình, nhưng thực ra cuộc sống căn bản không biết được chúng ta là ai.
13. Không nên nói rằng ai tu luyện tốt hay không tốt. Tu hành là việc cá nhân, người khác chính là một cái gương phản chiếu chính cái thiếu sót trong tu luyện của bản thân mình.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:03

15 bức ảnh con cái giống hệt cha mẹ cho thấy di truyền thật kỳ diệu

Filled under:

Nhiều lúc, nhìn vào các thành viên trong gia đình, ta lại tự hỏi liệu có phải tạo hóa đang quá “lười biếng” khi liên tục cho ra đời những khuôn mặt giống nhau như đúc hay không? Dưới đây là một số trường hợp con cái giống như bản sao của cha mẹ do trang Bored Panda tổng hợp.

1. Mẹ và con gái đều ở tuổi 25. Bạn có nhận ra điểm khác biệt nào giữa 2 mẹ con này!
giong nhau, di truyền, ban sao,
2. Bố và con trai chụp ảnh ở cùng độ tuổi. Thậm chí đến cả tóc, quần áo đều giống nhau như đúc, có lẽ đây là bộ phim vượt thời gian.
giong nhau, di truyền, ban sao,
3. Bố và con trai cùng ở tuổi 20. Trừ quần áo ra thì có vẻ như 2 cha con này giống nhau tới 100%!
giong nhau, di truyền, ban sao,
4. Bố năm 1978, con năm 2013. Hai cha con ngay cả tư thế đứng chụp ảnh cũng giống nhau!
giong nhau, di truyền, ban sao,
5. Mặc dù là ông nội với cháu trai! Nhưng di truyền quá mạnh mẽ…
giong nhau, di truyền, ban sao,
6. Ảnh chụp bố năm 1976 và con năm 2012, cứ ngỡ như người bố xuyên thời giai tới tương lai.
giong nhau, di truyền, ban sao,
7. Bố qua đời khi con 4 tuổi, nhưng con rất giống bố.
giong nhau, di truyền, ban sao,
8. Ông nội và cháu. Lại một ví dụ nữa cho thấy di truyền thật kỳ diệu…
giong nhau, di truyền, ban sao,
9. Mẹ và con gái
giong nhau, di truyền, ban sao,
10. Mẹ cùng con trai đầu tiên vào 41 năm về trước (trái) và con gái cùng cháu trai ngày nay
giong nhau, di truyền, ban sao,
11. Bố cùng bạn 30 về trước với con trai và con của bạn bố ngày nay
giong nhau, di truyền, ban sao,
12. Bố 29 tuổi cùng con trai lúc 2 tuần tuổi. Con trai lúc 29 tuổi cùng cháu trai lúc 2 tuần tuổi,đến quần áo cũng giống nhau!
giong nhau, di truyền, ban sao,
13. Mẹ lúc 26 tuổi và con gái lúc 23 tuổi. Nếu người mẹ với con gái đứng cạnh nhau có lẽ sẽ bị nhầm lẫn là chị em sinh đôi?
giong nhau, di truyền, ban sao,
14. Mẹ và con gái, giống đến từng chi tiết, từ khuôn mặt, kiểu tóc đến trang phục.
giong nhau, di truyền, ban sao,
15. Mẹ và con trai lúc 16 tuổi.
giong nhau, di truyền, ban sao,
Thanh Phong dịch từ Bored Panda

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:57

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Chúa Nhật III Mùa Chay

Filled under:

VATICAN. Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, 28.02, với vài chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng hoán cải không bao giờ là quá trễ, nhưng đó lại là một việc khẩn thiết và phải làm ngay bây giờ, ngay ngày hôm nay.
Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ của Đức Thánh Cha:
“Anh chị em thân mến,
Điều đáng buồn là mỗi ngày trên sách báo đều xuất hiện những tin xấu, chẳng hạn như những vụ thảm sát, những tai nạn thương tâm, những thiên tai dữ dội. Trong bài Tin Mừng ngày hôm nay, Đức Giêsu cũng đề cấp đến hai sự kiện bi thảm đã từng gây xôn xao thời bấy giờ. Chuyện thứ nhất là những người Ga-li-lê bị tống trấn Phi-la-tô giết khi đang dâng lễ vật trong đền thờ. Chuyện thứ hai là có mười tám người kia bị tháp Si-lô-ác đổ xuống đè chết (x. Lc 13,1-5).
Đức Giêsu biết rõ tâm thức mê tín của những kẻ đang nghe Ngài giảng và họ sẽ giải thích những sự kiện ấy theo một nghĩa hoàn toàn sai lầm. Thật vậy, dân chúng nghĩ rằng những người chết cách thê thảm như thế là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa đang trừng phạt vì những tội lỗi nặng nề, ghê tởm mà họ đã gây ra. Dân chúng nói rằng: ‘Những kẻ ấy đáng bị như vậy. Những ai thoát khỏi thảm họa, có nghĩa là họ tốt lành, thánh thiện.’
Đức Giêsu đã quyết liệt lên án và loại bỏ lối nhìn này, vì Thiên Chúa không bao giờ cho phép những thảm họa hay bi kịch xảy ra để trừng phạt những ai tội lỗi. Ngài cũng tuyên bố rằng những nạn nhân bị chết ấy không hề tội lỗi hơn những người Ga-li-lê khác. Trên hết, Ngài mời gọi dân chúng hãy biết đọc ra từ những biến cố ấy một lời cảnh báo dành cho tất cả mọi người, vì ai cũng là tội nhân. Đức Giêsu khẳng đỉnh: ‘Tôi nói cho các ông biết, nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.’
Ngay cả ngày hôm nay nữa, khi đứng trước những thảm họa thiên tai, người ta rất dễ bị cám dỗ ‘gán’ mọi trách nhiệm cho nạn nhân, hay thậm chí là gán cho Thiên Chúa. Nhưng Tin Mừng ngày hôm nay mời gọi chúng ta hãy biết suy tư và phản tỉnh: Chúng ta đang có ý tưởng nào về Thiên Chúa? Chúng ta có thật sự nghĩ rằng Thiên Chúa là như thế không? Đó không phải chỉ là một sự phóng chiếu của chúng ta thôi ư, một Thiên Chúa được dựng nên theo tưởng tượng và hình dung của con người mà thôi? Trái lại, Đức Giêsu mời gọi chúng ta hãy biến đổi con tim, thực hiện một cuộc hoán cải tận căn trong hành trình cuộc sống của chúng ta, hoàn toàn dứt bỏ những thỏa hiệp với sự dữ, với sự giả hình; để thực sự bước đi trên con đường Tin Mừng. Nhưng một lần nữa chúng ta lại có cám dỗ biện minh cho chính mình: ‘Chúng ta sẽ phải hoán cải từ đâu đây? Bởi vì, chúng ta là những người tốt lành. Chúng ta là những tín hữu. Chúng ta tuân giữa và thực hành đạo nghĩa cũng đầy đủ lắm mà.’ Chúng ta vẫn hay thường biện minh cho mình như thế.
Đáng tiếc là mỗi người chúng ta lại giống như cái cây trong vườn mà qua năm này tháng nọ không cho ông chủ thấy được dấu hiệu có thể trổ sinh hoa trái. Nhưng chúng ta cũng may mắn, vì Đức Giêsu như một Người Làm Vườn, với lòng kiên nhẫn vô ngần, đã xin ông chủ gia hạn thêm cho cây vả: ‘Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. […] May ra sang năm nó có trái. (x. câu 9).’ Một ‘năm’ của ân sủng là thời gian để Đức Kitô chăm sóc, vun xới; là thời gian của Giáo hội trước khi Đức Kitô lại đến trong vinh quang và cũng là thời gian của đời sống chúng ta, cách đặc biệt là những ngày tháng mùa Chay mà chúng ta được ban tặng như là cơ hội để ăn năn sám hối và được cứu độ. Một năm ân sủng ấy cũng là thời gian của Năm Thánh Lòng Thương Xót này. Bởi vậy, sự kiên nhẫn vô cùng vô tận của Đức Giêsu và mối bận tâm liên lỉ của Ngài dành cho tội nhân phải khơi lên trong chúng ta một sự băn khoăn trăn trở khi đối diện với chính mình! Hoán cải không bao giờ là quá trễ, nhưng đó lại là một việc khẩn thiết và phải làm ngay bây giờ! Trong những giờ khắc cuối cùng, lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa vẫn chờ đợi chúng ta.
Anh chị em hãy nhớ lại câu chuyện nho nhỏ về thánh Tê-rê-sa Hài Đồng Giêsu, khi thánh nữ cầu nguyện cho một phạm nhân bị kết án tử hình. Ông không muốn lãnh nhận sự hòa giải của Giáo hội, không muốn gặp linh mục giải tội. Ông chỉ muốn chết trong tình trạng như thế. Trong tu viện, thánh Tê-rê-sa vẫn hằng liên lỷ cầu nguyện cho ông. Và khi người đàn ông này bước ra pháp trường, trong giây phút chuẩn bị hành hình, ông đã quay về phía vị linh mục và cầm lấy Thánh giá mà hôn. Đó chính là lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa. Và lòng nhẫn nại ấy cũng dành cho mỗi người chúng ta. Đã biết bao lần, khi chúng ta sắp sa ngã, Thiên Chúa luôn có mặt ở đó để nâng đỡ và cứu vớt chúng ta. Thiên Chúa cứu chúng ta vì Ngài có tình yêu thương nhẫn nại vô hạn dành cho chúng ta. Hoán cải không bao giờ là quá trễ, nhưng phải nhanh lên, phải thực hiện ngay bây giờ. Chúng ta hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay.
Xin Đức Trinh Nữ Maria gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta biết  mở cửa tâm hồn trước ân sủng và lòng xót thương của Thiên Chúa. Xin Mẹ giúp chúng ta đừng bao giờ xét đoán người khác những biết đặt mình trước những biến cố không vui, những điều không may mắn, những thảm họa trong cuộc sống thường ngày để xét mình cẩn thận và nhờ đó mà ăn năn hoán cải.”
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác.  
Cách đặc biệt, Đức Thánh Cha nói: “Tôi cầu nguyện và mời gọi anh chị em cầu nguyện cho những người phải di cư, tị nạn vì chiến tranh và trong những hoàn cảnh vô nhân đạo khác. Đặc biệt là ở Hy Lạp và một số quốc gia, người dân đang gặp khó khăn và chờ đợi viện trợ. Đồng thời, tôi cũng đang hy vọng những tin tức tốt lành của việc chấm dứt chiến sự tại Syria. Anh chị em hãy cùng tôi cầu nguyện để cánh cửa cơ hội này có thể mang đến hy vọng cho những người đau khổ, thúc đẩy những trợ giúp nhân đạo cần thiết và mở ra những cuộc đối thoại cho những người yêu chuộng hòa bình.
Tôi cũng bày tò niềm cảm thông và sự gần gũi với những người thuộc quần đảo Fiji, đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão tàn khốc. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và cho những người tham gia vào các hoạt động cứu trợ.”
Cuối cùng Đức Thánh Cha chúc tất cả mọi người ngày Chúa Nhật tốt lành và ngài cũng không quên xin mọi người cầu nguyện cho ngài.
Vũ Đức Anh Phương, SJ

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:50

Ngôn Sứ Mose

Filled under:

Vào mùa Chay và đêm mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh, bài kinh thánh nói về lịch sử dân Do Thái trở về từ Ai Cập, và Ngôn sứ Mose được đọc trong thánh lễ, để nhắc nhớ đến nguồn gốc hình ảnh lịch sử ơn cứu chuộc ngày xưa Thiên Chúa đã thực hiện.
moses.jpg  
Nhưng Ngôn sứ Mose là ai, và Ông đóng vai trò gì trong lịch sử dân Do Thái?

1. Nhân vật kinh thánh.

Mose là một nhân vật lịch sử giữ vai trò trung tâm chính yếu trong năm cuốn sách Kinh Thánh cựu ước đầu tiên, có tên gọi là bản Ngũ thư: Sách Sáng Thế, sách Xuất Hành, sách Dân số, sách Đệ nhị luật và sách Levi. 

Và Ngôn sứ Mose còn được cho là tác gỉa của bộ sách Ngũ thư và Thánh vịnh 90. : lời cầu nguyện của Ông Mose

Theo Kinh thánh thuật lại, đời sống và sứ vụ của Ngôn sứ Mose đi đôi gắn liền với đạo Do Thái và cả đạo Kitô giáo nữa.

Với đạo Do Thái, Ngôn sứ Mose là người tiếp nhận trực tiếp bản lề luật 10 điều răn từ Thiên Chúa, cùng là người đã ký kết Giao ước giữa Thiên Chúa và dân Do Thái. Như thế Ngôn sứ Mose là vị trung gian duy nhất theo ý muốn của Thiên Chúa.

Với Kitô gíao, Ngôn sứ Mose là hình ảnh diễn tả về Chúa Giêsu Kitô. Vì Chúa Giêsu Kitô trong sách Kinh thánh Tân ước thường được trình bày như Mose mới.

2. Từ dòng sông tới hoàng cung 

Nơi các sách Ngũ thư, chỉ trừ sách Sách Thế ký không nói đến đời ngôn sứ Mose, còn nơi các sách Xuất hành, Dân số, đệ nhị luật và Lê vi đều nói về lịch sử đời sống Ngôn sứ Mose tới lúc Ông qua đời.

Mose là người Do Thái sinh ra lớn lên bên Ai Cập trong thời kỳ dân Do Thái sống lưu lạc ở đất nước xứ Ai Cập.

Nơi sách Xuất Hành chương hai nói về lai lịch đời Mose là một em bé trai lúc mới sinh ra được nhận làm con nuôi trong hoàng cung bên Ai Cập. 

Sau khi Mose mở mặt chào đời, mẹ của Mosei - không thấy nói đến cha của Mose là ai - vì sợ con mình bị người Ai Cập theo lệnh vua Pharao giết tất cả những em bé nam người Do Thái, nên bà đã đem đặt Mose vào một chiếc thúng rồi thả trôi theo dòng nước ờ bờ sông Nil… May mắn thay, con gái vua Pharao xuống sông tắm nghe tiếng khóc của em bé trôi trên dòng sông. Động lòng thương cảm, cô công chúa liền cho vớt cứu sống em, và nhận em làm con nuôi. Và được chính công Chúa đặt tên là Mosê, như nàng nói: "Đó là vì ta đã vớt nó lên khỏi nước.“ ( Xh 2, 10).

Như thế Mose là người vừa thuộc về nguồn gốc Do Thái, và vừa thuộc về người lớn lên sống trong hoàng cung của nhà vua xứ Ai Cập.

Kinh thánh không nói gì thêm về quãng đời niên thiếu của Mose nơi hoàng cung Ai Cập. Nhưng khi trở thành người trưởng thành, Mose cảm thấy mình cách nào đó có tương quan liên đới với dân Do Thái đồng bào gốc gác máu mủ của mình. 

Khi Mose đi ra khỏi hoàng cung nhìn thấy cảnh dân Do Thái bị đối xử bạc đãi khắc nghiệt phải làm việc nặng nhọc như người đầy tớ tôi mọi cho người Ai Cập. Mang trong mình dòng máu Do Thái, ông chịu không nổi cảnh đó. Thế là Ông một hôm đã đánh chết một người Ai Cập, vì hắn ta hành hạ người Do Thái đồng bào của Ông. Để phi tang, Ông đào đất chôn người bị giết trong lòng đất. Nhưng việc Ông giết người bị baị lộ, được bàn tán lan truyền rộng rãi.

Ngày khác nhìn thấy cảnh hai người Do Thái tranh cãi nhau, Ông nhảy vào muốn can thiệp hòa giải. Nhưng Ông bị một trong hai người đó phản đối rồi còn tố cáo Mose là người giết người hôm trước nữa.

Vua Pharao nghe tin này muốn bắt Mose. Mose sợ hãi liền trốn đi vào sa mạc sang miền Midian, một vùng ở giữa Ai Cập và xứ Canaan. Ở đó Mose cưới con gái của thầy cả xứ Midian và sinh được một người con trai. 

Đời sống tưởng như thế là an ổn với gia đình yên ấm. Nhưng con đường đời sống của con người xưa nay đâu chỉ đơn giản như thế. Trái lại còn tiếp tục có nhiều giai đoạn lên xuống sôi nổi nữa. Và đâu có ai biết trước hoặc ngờ được những gì sau này sẽ xảy diễn ra.

Đời sống của Mose cũng không có luật trừ.

3. Ơn kêu gọi lãnh đạo ngược với ý muốn

Bàn tay Thiên Chúa đã can thiệp cứu sống Mose khỏi lệnh truy lùng bắt giết của vua Pharao từ lúc sơ sinh cho đến ngày lớn lên thành người trưởng thành khôn lớn. Giờ đây đến lúc Thiên Chúa muốn Mose đi vào chương trình của Ngài: đi cứu giúp dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ bị ngược đãi bên Ai Cập, và đưa họ về miền đất Chúa hứa ban, như lịch sử thuật lại trong sách Xuất hành ( Xh 3-4).

Khi đi chăn đàn xúc vật cho bố vợ ngoài cánh đồng, Thiên Chúa đã hiện ra trong bụi gai có lửa cháy, kêu gọi Mose làm người chăn dắt dân Do Thái. Mose phải trở lại Ai Cập vào yết kiến Vua Pharao và yêu cầu Vua để cho dân Do Thái ra đi trở về quê hương của họ. 

Được Thiên Chúa Kkêu gọi ủy thác cho trao cho trách nhiệm này. Nhưng Mose không phấn khởi với ơn kêu gọi này. Ông không muốn chấp nhận. Mose cảm thấy bổn phận này lớn lao vượt qúa khả năng sức lực của mình. Thiên Chúa đoan hứa với Ông: „Ta sẽ ở cùng con“. Nhưng Mose vẫn chưa yên lòng. Ông hỏi tên Thiên Chúa là gì. Thiên Chúa cho Ông biết tên của Ngài là : „Đấng hiện hữu luôn hằng ở bên con“, để trả lời cho những ai thắc mắc về tên của Thiên Chúa.

Để thoái thác trách nhiệm này mà Ông không muốn nhận, Mose không ngần ngại nóí với Thiên Chúa về yếu điểm của mình, như người yếu kém không có tài năng gì, không biết ăn nói thế nào. Thiên Chúa không chối bỏ khi khăn đó nơi Mose, nhưng Ngài phấn chấn Mose can đảm lên và hứa giúp Ông chu toàn trách vụ này. 

Thiên Chúa cử thêm người em của Mose là Aaron làm người phụ tá đồng hành giúp Mose. Tên tuổi Aaron được kể đến trong Kinh Thánh là người phụ tá trung thành của Mose trong công cuộc lịch sử dẫn đưa dân Do Thái từ Ai Cập trở về quê hương đất Chúa hứa.

Qua nhiều lần gặp gỡ đàm phán giữa Mose và Aaron với Vua Pharao để xin Vua cho dân Do Thái ra đi trở về quê nhà, Vua Pharao nhất quyết không công nhận uy tín quyền lực sức mạnh của Mose, đồng thời từ chối không bằng lòng để cho dân Do Thái ra đi trở về quê hương như Mose xin yêu cầu.

Sau cùng qua những lần Thiên Chúa can thiệp đem đến những thất thoát đau thương hủy hoại khốc liệt cho Ai Cập, vua Pharao mới đồng ý để cho dân Do Thái ra đi. 

Khi thu dọn sửa soạn lên đường ra đi, lúc còn ngay trên đất Ai Cập, Mose đã truyền cho dân Do Thái tổ chức nghi thức bữa ăn Vượt Qua để kỷ niệm nhớ đến ân đức Thiên Chúa giải thoát dân khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập. Đây là bữa ăn sau cùng của người Do Thái trên xứ Ai Cập. Nghi thức bữa ăn Vượt Qua này, trở thành tập tục nếp sống ghi chép thánh luật của người Do Thái từ ngày đó. Và hằng năm họ đều làm nghi lễ này để tưởng nhớ ân đức công cuộc Thiên Chúa giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ bên đất nước Ai Cập. 

Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, Mose đã chu toàn thành công sứ mạng Thiên Chúa trao phó ủy thác cho Ông: Ngày trước Mose đã được cứu sống từ dòng nước sông Nil vào sống trong hoàng cung vua Pharao, bây giờ Ông phải tích cực là người thủ lãnh tham gia vào chương trình của Thiên Chúa giải thoát dân khỏi cảnh nô lệ đe dọa chết chóc, dẫn đưa họ vượt qua dòng nước biển đỏ về sống trong đất Thiên Chúa hứa ban. 

4. Những hình ảnh dấu chỉ 

Cuộc xuất hành của dân Do Thái dưới sự lãnh đạo của Mose và Aaron từ Ai Cập trở về quê hương đất Do Thái, như Kinh Thánh thuật lại xuyên suốt ròng rã 40 năm đi trong sa mạc. ( Xh 13-14).

Mose, vị thủ lãnh dẫn dân Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ bị đe dọa vượt qua biển đỏ trở về miền đất Thiên Chúa hứa ban, miền đất sự sống tự do, là hình ảnh nói về Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, sống lại vinh hiển cứu con người khỏi hình phạt chết vì tội lỗi do Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà đã làm.

Cuộc xuất hành của dân Do Thái từ Ai Cập trở về đất Chúa hứa ban vượt qua dòng nước biển là hình ảnh nói về Bí tích rửa tội: dòng nước tẩy rửa, dòng nước mang lại sự sống. 

Bữa Vượt Qua người Do Thái cử hành buổi chiều trước ngày ra đi khỏi xứ Ai Cập là hình ảnh bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu với các Tông đồ cũng vào buổi chiều trước khi chịu khổ nạn. Trong bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể làm lương thực cho đức tin tâm hồn người giáo hữu Chúa Kitô, và lập Bí tích chức Linh mục để các vị đó tiếp tục công việc của Chúa Giêsu ở trần gian.

( Còn tiếp)

Mùa chay 2016
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:36

5 Phút cho Lời Chúa 29/2/2016

Filled under:


ĐÓN NHẬN SỰ THẬT
Mọi người trong hội đường phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành... để xô Người xuống vực. (Lc 4,28)
Suy niệm: A. Schopenhauer, một triết gia vô thần, chủ trương thế giới hiện tượng này là sản phẩm của một ý chí mù quáng; ông cho rằng mọi sự thật đều trải qua giai đoạn bị chế diễu, bị chống đối và mãi đến giai đoạn cuối cùng mới được công nhận là hiển nhiên. Có vẻ những người đồng hương của Chúa đang đi theo lối mòn đó: Họ giận dữ với Ngài vì Ngài dám nói lên sự thật: Thiên Chúa là Chúa của các dân tộc, chứ không phải của riêng dân Do Thái. Ngài ban ơn cho cả những người dân ngoại như người đàn bà góa ở Si-đôn, hay cho Na-a-man, quan chức người Xy-ri-a. Hôm nay cũng vậy, Đức Giê-su không dành ưu tiên cho người đồng hương Na-da-rét hay người Do Thái. Tin Mừng Nước Trời của Ngài phải được dành cho mọi dân tộc trên trái đất này.
Mời Bạn: Người Na-gia-rét phạm sai lầm vì đã dừng lại giữa đường trong khi tìm kiếm sự thật. Vì thế, họ đánh mất cơ hội nhận ra Đấng Cứu Thế. Bạn hãy tránh đi vào vết xe đổ ấy mỗi khi đi tìm kiếm một sự thật: sự thật về Chúa, về mình, về người anh em, để “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32).
Sống Lời Chúa: Tôi tập bình tĩnh, không bực tức khi được nghe nói một sự thật về mình, để rồi dần dần sẽ nhận thấy sự thật ấy quá rõ ràng với mình.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa can đảm đối diện với những chống đối khi loan báo Tin Mừng Nước Trời, dù lắm lúc suýt mất mạng vì sự can đảm ấy. Xin ban ơn nâng đỡ con, để con cũng không ngại ngùng khi gặp những thách đố, chống đối, chê cười trong lúc thi hành sứ vụ của Chúa giao phó. Chúa là thành lũy của con. Amen.

LÊANĐÊ GIÁM MỤC THÀNH SÊVILLA
(+ 992)
Thánh Âuvanđôâ (Oswald) thuộc dòng dõi người Đan Mạch, cha ngài là cháu Đức Tổng Giám mục Ôđôn, thành Cantôbêri, và bà con với Đức Âukinh (Oskyll), Tổng Giám mục thành York. Được cậu chăm lo giáo dục, Âuvanđôâ sớm được nhận các chức thánh và trở thành linh mục ưu thế trong cộng đồng Winchester. Nhưng sau mấy năm chịu chức, ngài không muốn sống đời linh mục triều, bèn trình bày ước nguyện thầm kín với Đức Tổng Giám mục Ôđôn, xin phép xuất ngoại và tìm đến gõ cửa một tu viện theo luật thánh Biển đức. Được cậu chấp nhận, ngài đến xin nhập dòng miền Fleury sur Loire bên Pháp và sống một đời hoàn toàn khiêm tốn và theo quy luật nhà dòng.
Ít lâu sau, Đức Tổng Giám mục Ôđôn, vì biết giờ mệnh chung của mình đã gần điểm, liền biên thư vời cha Âuvanđôâ về giúp mình trong giờ sau hết. Nhưng khi tầu vừa ghé lại Đuvơ, cha dòng được tin ông cậu đã từ trần. Vì thế ngài đến York thăm Đức Tổng giám mục Âukinh. Đức Tổng giám mục đón tiếp ngài niềm nở, và còn cho ngài đi tháp tùng sang Rôma. Trong cuộc du lịch này, thánh nhân kết thân với một thanh niên trẻ tuổi tên Germanô, và khi trở về, chàng thanh niên này cũng xin nhập dòng với cha Âuvanđôâ. Tình bạn, nhờ đó, càng thêm khăng khít… Nhưng chẳng bao lâu, Đức Tổng giám mục Âukinh lại đòi cha Âuvanđôâ về giúp việc tại giáo phận. Vì thế hai người bạn bó buộc phải chia ly…
Năm sau Đức tân Tổng giám mục thành Cantôbêri tên là Đơntan (Dunstan), vì biết nhân đức và sự nghiệp truyền giáo của cha Âuvanđôâ, làm đơn đệ xin Toà thánh đặt ngài lên làm giám mục Worcester. Với nhiệm vụ mới, đức cha Âuvanđôâ càng cố sống đời nhân đức và nhiệt thành hơn với việc truyền giáo, tận tâm huấn dụ hàng giáo sĩ giáo phận, nỗ lực thể hiện nhiều công việc bác ái và xã hội…
Cộng tác với Đức Tổng giám mục Đơntan và Đức giám mục giáo phận Winchester, ngài soạn thảo một luật dòng, dành riêng cho những linh mục có đôi bạn sống thành các cộng đồng tu viện. Vì yêu thích luật dòng Biển đức, ngài đã đến Fơrixuya Loa xin ông bạn cố hữu, cha Germanô, về đảm nhiệm việc lập dòng. Thế là trong giáo phận nhiều nhà dòng được thiết lập, hoặc được cải tổ cho hợp với thời đại…
Theo ý kiến của Đức Tổng giám mục Đơntan, vua Ítga (Eadgar) đề cử Đức giám mục Âuvanđôâ làm Tổng giám mục thành York năm 972. cũng theo lời yêu cầu của vua, Đức giám mục Âuvanđôâ trẩy đi Rôma nhận quyền Tổng giám mục. Được Đức Giáo Hoàng ân cần tiếp nhận, Đức tân Tổng giám mục hân hoan trở về với phép lành Toà thánh. Nhằm ngày lễ hiện xuống năm 973, ngài cùng với Đức Tổng giám mục Đơntan cử hành lễ nghi đăng quang cho nhà vua tại Bát (Bath). Thể theo ý nguyện của Đức Tổng giám mục Đơntan, dù làm Tổng giám mục thành York, thánh nhân vẫn kiêm nhận giáo phận Vorceter với chủ đích trùng tu các nhà dòng. Mặc dầu gặp nhiều khó khăn, Đức Tổng giám mục đã đạt được nhiều kết quả. Một số đông các cha dòng Biển đức ở Flơri là những cánh tay phải giúp việc Đức giám mục… Ngài làm việc cho đến cuối đời. Chứng cớ là dù đã già cả và ốm yếu, vừa nghe tin tháp nhà thờ họ Ramxây bị sụp đổ, ngài đã thân hành đến tại chỗ xem xét và tìm phương thế kiến thiết lại. Xong việc, ngài mới trở về Vorceter.
Mùa đông năm ấy, ngài ngã bệnh… nhưng dù chịu bệnh, mùa chay năm 992, thánh Âuvanđôâ ngày ngày vẫn cố gắng rửa chân cho dân nghèo và các bệnh nhân. Cho tới ngày 29-02, đang khi cử hành lễ nghi, ngài đã êm ái lịm đi trong tình yêu Chúa… chứng tỏ một đời sống kết hợp hoàn hảo…
Xác ngài được mai táng tại nhà thờ chính toà Vơséttơ. Mười năm sau, Đức Giám mục Andulphô kế vị ngài, đã cải táng và đem hài cốt về York. Nhiều phép lạ xẩy ra trên mộ, chứng tỏ quyền thế của vị thánh, đồng thời bảo đảm việc Giáo hội đặt ngài lên bàn thờ, và ghi tên ngài vào sổ bộ các thánh.
Thánh Âuvanđôâ quả là một chúa chiên hiền từ, phản ảnh trung thành tinh thần Chúa Kitô. Nơi ngài, nổi bật nhiều đức tính cao quý: hoạt động, cương trực, dịu hiền, thông thái, và thạo tâm lý. Vì thế không lạ gì người ta, nhất là các cha dòng Biển đức, đã khen tặng ngài là "Sứ giả của Chúa Quan phòng".

Posted By Đỗ Lộc Sơn04:09

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Những câu hỏi làm thay đổi cuộc đời

Filled under:

Hãy tự hỏi mình các câu hỏi dưới đây và bạn sẽ sống hạnh phúc hơn. Bạn không tin ư? Vậy thì cũng đáng để bạn thử tự vấn đấy. Nào, bắt đầu nhé!

 
1. Tôi có thực sự yêu anh ấy?
 
Đây là câu hỏi hóc búa đối với hầu hết phụ nữ vì nó làm chúng ta nghĩ về điều chúng ta muốn, chứ không phải điều người bạn đời muốn. Đa số sẽ trả lời “có” và kèm theo chữ “nhưng…”. Những gì theo sau chữ “nhưng” mới là vấn đề.
 
Có, nhưng anh ấy uống rượu nhiều quá. Có, nhưng tôi muốn anh ấy đừng liếc nhìn phụ nữ khác. Hãy suy nghĩ xem anh ấy có là “người đàn ông đích thực của mình” hay không. Nếu không, hãy tự hỏi điều gì làm bạn hạnh phúc hơn và hãy lập kế hoạch quan trọng cho mình trước khi quá muộn!
 
Tất nhiên đàn ông cũng phải tự vấn xem mình đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm với “xương sườn cụt” của mình hay chưa, hay là chỉ biết đòi hỏi và “gia trưởng”. Đừng quên: Cây càng cao, gió càng rung.

 
2. Tôi thực sự muốn làm gì nếu mọi người thu nhập như tôi?
 
Việc đưa tiền bạc ra khỏi “phương trình” sẽ giúp bạn tập trung vào những gì bạn thực sự thích làm. Khi nghĩ về công việc mơ ước, hãy tự hỏi điều gì thu hút bạn. Có thể đó là giờ giấc linh động hoặc chịu trách nhiệm về kế hoạch riêng. Tuy nhiên, đừng ảo tưởng hoặc mơ mộng hão huyền, hãy bắt tay làm việc để… vượt qua chính mình.

 
3. Tôi có thực sự đói?
 
Nếu chỉ ăn khi thấy đói thì không lo tăng cân. Nhưng nếu dùng đồ ăn để thỏa mãn cảm giác (chán nản, cô đơn, buồn miệng…) thì nên tự hỏi: “Tôi có thực sự đói?”. Nếu “có” thì đói tới mức nào? Chưa cồn cào thì đừng ăn. Làm vài lần như vậy với các đồ ăn khác nhau, cơ thể sẽ cho bạn biết nên ăn gì. Hãy luôn tự hỏi để tránh tăng cân. Tất nhiên, tránh béo phì là tránh bệnh. Sống khỏe sẽ sống hạnh phúc.

 
4. Tôi có thực sự cần giàu hơn?

 
Người ta nghĩ đến việc trúng số để “đổi đời” hoặc chí ít cũng là cải thiện cuộc sống về mặt tài chính. Nhưng bạn không cần một tài sản lớn để có cuộc sống như mong muốn. Mỗi tháng để dành vài trăm ngàn thì sau vài năm bạn sẽ có vài chục triệu. Bạn có thể đặt ra mục đích để phấn đấu. Về cơ bản, đừng nghĩ suông mà hãy hành động. Quản lý tiền bạc cũng như kiểm soát thể trọng của bạn vậy, hãy cố đạt mục đích, đừng “bán đồ nhi phế”.

 
5. Bạn bè thêm gì vào đời tôi?
 
Nếu câu trả lời là những điều tốt thì bạn có một nền tảng vững chắc. Nhưng nếu câu trả lời là những điều “gây nhức đầu” thì bạn nên xem lại những người bạn đó. Có bạn tốt thì cũng có bạn xấu, đúng là phải “chọn bạn mà chơi”. “Người bạn tâm giao là người dám làm trái ý ta cả trăm lần để mang lại lợi ích cho ta” (L.Albert).

 
6. Cha mẹ tôi vẫn biết rõ?
 
Bạn cảm thấy muốn đổi chỗ làm hoặc đi với ai đó, nhưng mẹ bạn cho rằng bạn sai lầm. Bạn không biết nên làm gì. Ý của cha mẹ có thể đúng, có thể sai, nhưng bạn nên cân nhắc kinh nghiệm của những người đi trước. “Bảy mươi phải học bảy mốt” kia mà. Sự khôn ngoan của người lớn rất đáng học hỏi. Trước khi bỏ qua ý kiến của cha mẹ, bạn hãy tự hỏi ý tưởng đó đến từ đâu và có chứng cớ gì đáng tin cậy hay không.

 
7. Mức độ sống đạo thế nào?
 
Với người có niềm tin tôn giáo nói chung, và người Công giáo nói riêng, cuộc sống còn đòi hỏi bổn phận và trách nhiệm với Thiên Chúa, Đấng mình tôn thờ – nghĩa là SỐNG ĐẠO chứ không đơn giản chỉ là GIỮ ĐẠO. Xác cần lương thực để sống thì hồn cũng cần “lương thực” để sống, xác cần vận động và chừng mực để sống khỏe thì hồn cũng vậy. Đời sống đạo cần tích cực thể hiện ba đức đối thần nhưng cũng cần phát triển các đức đối nhân. Người Pháp có câu: “Đừng vì kính mến Chúa mà chống kẻ khác”. Có vậy thì mới khả dĩ sinh hoa kết trái Thánh Thần (x. Gl 5:22).
 
 
 
TRẦM THIÊN THU

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:37

Bích họa Bữa Tiệc Ly và Danh họa Leonardo Da Vinci

Filled under:

DANH HỌA LEONARDO DA VINCI

Cứ khoảng cuối tháng Ba tới tháng Tư hằng năm, vào những ngày nắng nóng gay gắt và oi ả nhất, người Công giáo nói riêng và các giáo hội có niềm tin Kitô khác long trọng kính nhớ và tưởng niệm Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô. Và danh họa Leonardo Da Vinci đã có công lớn khi tạo nên bức bích họa Bữa Tiệc Ly, một tuyệt tác với điều kỳ diệu như chính tác phẩm vậy!
Danh họa Leonardo Da Vinci vẽ bích họa Bữa Tiệc Ly (The Last Supper) phải mất 3 năm liền – không là 7 hoặc 20 năm như một số người nghĩ. Ðó là bức tranh vẽ mô tả Chúa Giêsu và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bị môn đệ Giuđa phản bội. Bữa Tiệc Ly vào chiều tối một ngày thứ Năm, thời điểm Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức Linh mục tư tế.
Leonardo đã tốn nhiều công phu đi tìm người mẫu. Giữa hàng ngàn thanh niên ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa Giêsu. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt 6 tháng liền trước chàng trai để hình ảnh Chúa Giêsu có thể hiện ra trên bức họa.
Những năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 môn đệ, chỉ còn Giuđa – người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ thâm độc. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình…
Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Giuđa. Một hôm, Da Vinci được thông báo có một người mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Người đó đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì tội giết người và nhiều tội ác tày trời khác.
Da Vinci lập tức lên đường đi Rôma. Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã xuống, một khuôn mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Ðúng, đây là Giuđa!
Ðược phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.
Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính gác: “Các anh đem người này đi đi…”. Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng hắn đột nhiên vùng ra, lao đến quỳ xuống bên chân Da Vinci và khóc nức lên: “Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn tôi! Ngài không nhận ra tôi sao?”.
Da Vinci quan sát kẻ mà 6 tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt, rồi ông đáp: “Không, tôi chưa từng nhìn thấy anh cho đến khi anh được đưa đến từ hầm ngục Rôma”. Tên tử tù kêu lên: “Ngài Vinci, hãy nhìn kỹ tôi đi! Tôi chính là người mà ngài đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Giêsu đây…”.
Câu chuyện này có thật, như bích họa Bữa Tiệc Ly là có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu vẽ Chúa Giêsu đã tự biến mình thành hình tượng của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử chỉ sau một thời gian ngắn!
Leonardo di ser Piero da Vinci sinh ngày 15-4-1452 tại Anchiano (Ý), mất ngày 2-5-1519 tại Amboise (Pháp). Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và là một triết gia tự nhiên. Ông được coi là một thiên tài toàn năng người Ý. Tên thành phố Vinci, nơi sinh của ông, nằm trong lãnh thổ của tỉnh Firenze, cách thành phố Firenze 30 km về phía Tây, gần Empoli, cũng là họ của ông. Người ta gọi ông ngắn gọn là Leonardo vì Da Vinci có nghĩa là “đến từ Vinci”, không phải là họ thật của ông. Tên khai sinh là Leonardo di ser Piero da Vinci có nghĩa là “Leonardo là con của Ser Piero, đến từ Vinci”. Ông nổi tiếng với những bức hoạ cổ điển của mình như bức Mona Lisa, bức Bữa Tiệc Ly,…
Ông là người có những ý tưởng đi trước thời đại của mình, đặc biệt là sự sáng chế máy bay trực thăng, xe tăng, cách sử dụng hội tụ năng lượng mặt trời, máy tính, sơ thảo lý thuyết kiến tạo địa hình, tàu đáy kép (double hull), cùng nhiều sáng chế khác, khó có thể liệt kê hết ở đây. Một vài thiết kế của ông đã được thực hiện và khả thi ngay lúc ông còn sinh thời. Ứng dụng khoa học trong chế biến kim loại và trong kỹ thuật ở thời đại Phục Hưng còn đang ở trong thời kỳ trứng nước. Thêm vào đó, ông có đóng góp rất lớn vào kiến thức và sự hiểu biết trong lĩnh vực giải phẫu học, thiên văn học, xây dựng dân dụng (civil engineering), quang học và nghiên cứu về thủy lực. Những sản phẩm lưu lại trong cuộc đời ông chỉ còn lại vài bức hoạ, cùng với một vài quyển sổ nháp tay (rơi vãi trong nhiều bộ sưu tập khác nhau các sáng tác của ông), bên trong chứa đựng các ký hoạ, minh hoạ về khoa học, và bút ký.
BÍCH HỌA “BỮA TIỆC LY”
Nội dung: Bức tranh mô tả một sự kiện tôn giáo trong Kinh Thánh: Giuđa Iscariôt – một môn đệ của Chúa Giêsu – đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng thầy của mình chỉ với 30 đồng bạc. Chính giữa bức tranh là chúa Giêsu đang nói với các môn đệ: “Trong anh em có người sẽ bán rẻ Thầy”. 12 môn đệ ngồi đồng bàn, mỗi người một vẻ mặt khác nhau: 3 người thì thầm bàn bạc, 3 người tỏ vẻ giận dữ (trong đó có 1 người đập mạnh tay xuống bàn), 1 người lộ vẻ nghi ngờ, 1 người tỏ ra ngạc nhiên, 1 người ngồi ngay ngắn tỏ lòng trung thành, 2 người lộ vẻ xúc động. Chỉ có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền – đó chính là Giuđa, người mặc áo xanh thứ tư  từ bên trái, tay cầm bọc tiền, có thể là tiền bán Chúa. Sau lưng ông là một khoảng tối, còn sau lưng Chúa Giêsu là ô cửa đầy ánh sáng. Những tia sáng chiếu vào gương mặt Chúa Giêsu làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ mà cương nghị. Sự tương phản mạnh mẽ này đã biểu đạt được sự căm giận sâu sắc của tác giả đối với lũ gian ác, sự ngưỡng vọng đối với chính nghĩa.
Nghệ thuật: Trước Vinci đã có nhiều họa sĩ nổi tiếng đã vẽ đề tài này, tuy nhiên họ đều thất bại. Bích họa của Da Vinci nổi tiếng nhất vì hai lý do: Thứ nhất, lần đầu tiên buổi tiệc ly được vẽ với các nhân vật hết sức sống động như người thật. Mỗi môn đệ tỏ một thái độ  khác nhau khi nghe Chúa báo tin có người phản bội. Người thì bàng hoàng, người thì muốn ngất xỉu (thánh Gioan, người ngồi bên phải Chúa), mấy người khác ngạc nhiên hỏi nhau. Thứ hai, khả năng thể hiện luật viễn cận của Da Vinci trong bức họa rất tuyệt vời, mọi điểm trên bức tranh đều tụ về một điểm chung là khuôn mặt của Chúa. Một trong những nguyên nhân gây thất bại ở các họa phẩm khác là chưa phản ánh chân thực về 12 môn đệ, đặc biệt là hoạt động tâm lý phức tạp của Giuđa. Tác phẩm của Da Vinci đã giải quyết mỹ mãn vấn đề này. Từ đó về sau, không hoạ sĩ nào vẽ lại đề tài này nữa bởi họ cho rằng không thể vượt qua tác phẩm của danh họa Da Vinci.
Để vẽ nên bức tranh này, Vinci đã gặp không ít khó khăn, nhất là phải xử lý nhân vật Giuđa. Để giải quyết khó khăn này, hàng ngày Vinci phải đi lang thang trong thành phố để quan sát cử chỉ, hành động của bọn tội phạm, lưu manh rồi vẽ đi vẽ lại hàng trăm bức họa Judas ở các tư thế khác nhau. Việc đi lang thang trong thành phố như vậy đã nảy sinh lòng nghi ngờ của bao người, trong đó có cả giáo sĩ. Sau đó, nhờ thị trưởng thành phố, Vinci đã giải quyết được hiểu lầm, và bức tranh ngày nay vẫn còn trên tường nhà thờ.
Thời gian: Có một địa điểm mà mọi du khách đến thành phố Milan (Ý) đều muốn được xem, đó là nơi có bích họa Bữa Tiệc Ly của danh họa Leonardo Da Vinci, được vẽ trên tường nhà thờ Santa Maria della Grazie từ thế kỷ  XV (trong 3 năm, từ 1495–1498). Thời gian  đó, danh họa làm việc ở Milan dưới sự bảo trợ của công tước Sforza, và chính Sforza đã đặt vẽ bức tranh này.
Do lượng khách muốn xem tranh rất đông, mà theo quy định  thì mỗi lần chỉ có 25 người được vào xem trong 15 phút nên khách thường phải đặt mua vé trên Internet trước 2 tháng (giá 8 euro). Muốn xem sớm hơn thì có thể mua vé tại một số công ty du lịch với giá đắt hơn, khoảng 20 euro.
Du khách được nhân viên  dẫn qua mấy lớp cửa bảo vệ để vào nhà thờ, nơi bức họa được Da Vinci vẽ trên bức tường cách đây 600 năm với kích thước 8,8m x 4,6m. Khi sáng tác bức họa, Da Vinci không theo kỹ thuật  lúc bấy giờ là sử dụng thạch cao ướt mà dùng thạch cao khô. Vì vậy, bức tranh bị tàn phai nhanh chóng theo thời gian. Nhiều thế kỷ sau, người ta phải tu sửa rất nhiều lần và việc này cũng gây nhiều tranh cãi về độ chính xác của bức họa.
Khi Pháp chiếm Milan hồi thế kỷ XVIII, quân lính của Napoléon đã phá hoại không thương tiếc bằng cách ném đá lên bích họa này. Trước đó (thế kỷ XVII), một người vô ý thức ở nhà thờ còn nảy ra ý định đục một cánh cửa ra vào ở giữa bức tường, ngay vị trí chân của Chúa. Sau này, cánh cửa bị bít lại, nhưng phần chân Chúa phía dưới bàn (theo các bản vẽ ban đầu có tư thế bắt chéo như khi bị treo trên thánh giá) không được phục hồi lại. Lần bức họa bị phá hoại nặng nề nhất là thời Đệ nhị Thế Chiến, khi nhà thờ bị bỏ bom và hư hỏng nặng.
Cũng trong căn phòng này, đối diện với bức tranh Buổi tiệc ly là bức Thập Tự Giá của Giovanni Donato da Montorfano – một họa sĩ cùng thời với Da Vinci nhưng ít nổi danh hơn. Cho dù đã từng xem bức tranh nổi tiếng của Da Vinci trong sách, nhưng khi đứng trước tuyệt tác này, nhiều người mới khả dĩ cảm nhận được kích thước to lớn của nó và đặc biệt là nghệ thuật xử lý ánh sáng của danh họa, vì ánh sáng trong bức tranh được vẽ là hướng từ cửa sổ bên trái phía sau.
Phần bên phải của bức tranh được danh họa vẽ sáng hơn, màu sắc trang phục các nhân vật cũng được xử lý rất khéo: Cùng màu xanh, nhưng chiếc áo của những người ngồi bên phải khác với màu xanh chiếc áo của Chúa ở giữa và những người ngồi bên trái. Những điều này khó có thể cảm nhận được trên các bản sao, dù là hình hoặc phim ảnh.

TRẦM THIÊN THU (tổng hợp và chuyển ngữ)

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:30

Sao không thấy phép lạ nữa?

Filled under:

Tôi cho rằng, mình đã nhìn thấy nhiều phép lạ trong đời, nhưng tôi không nhận ra chúng cách rõ ràng nếu tôi sống trong môi trường quá an ổn.
phepla.jpg  
Tôi được nghe các công nhân xây dựng nhà thờ kể cho biết, Giáo hội tại Châu phi phát triển một phần cũng là vì rất nhiều phép lạ xảy ra tại đây.

Tại sao chẳng thấy có phép lạ nào xảy ra với chúng ta?

Trước hết, vì để có thể chứng kiến được phép lạ, bạn phải tin vào phép lạ.

C.S. Lewis kể lại việc, ông đã gặp một người, bà ta dù đã thực sự nhìn thấy ma vậy mà trước sau vẫn không chịu tin rằng có ma. Tôi còn nhớ rất rõ chuyện về một nhà vô thần nổi tiếng là ông A.J. Ayer, ông này đã có được những kinh nghiệm cận tử và nhìn thấy những thứ, với tôi, nghe như là cảnh dưới hoả ngục vậy. Sau đó ông ta cũng tỏ ra băn khoăn, nghĩ ngợi đôi chút, nhưng rồi ngay lập tức ông lại trở về và tiếp tục quan điểm vô thần cố hữu của mình. Một người khi đã phủ nhận khả năng xảy ra phép lạ, thì sẽ luôn luôn tìm cách lý giải sự kiện khác đi, hoặc đơn giản là gạt sang một bên tất cả những dữ kiện, chứng cớ, và tiếp tục vô thần.

Vậy tại sao, thấy có rất ít phép lạ xảy ra với những người có đức tin?

Có một số lý do. Thứ nhất, rất thường thấy là “niềm tin” vào các phép lạ của chúng ta thường chỉ là lý thuyết suông. Chúng ta bảo mình tin vào các phép lạ vì chúng ta được dạy bảo thế. Nhưng trong thực tế, chúng ta không kỳ vọng sẽ được thấy phép lạ.

Thứ hai, theo tôi, chúng ta không được thấy các phép lạ vì chúng ta không thấy cần chúng. Tại sao Chúa lại cần phải làm phép lạ khi chúng ta có được một hệ thống chăm sóc y tế tốt nhất thế giới? Cớ gì mà Chúa phải làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, đang khi chúng ta có lương cao, có chế độ hưu trí đảm bảo? Không phải là Thiên Chúa có ý hẹp hòi. Người bảo với chúng ta, “Các con cứ nghĩ vậy đi. Nếu các con muốn tự xoay xở và làm mọi sự theo ý mình – vậy thì cứ làm theo ý của các con đi.”

Tuy nhiên, dù những điều vừa nói có thể đúng, nhưng vấn đề phức tạp hơn.

Theo tôi, phép lạ của sự quan phòng, dự liệu, chữa lành vẫn xảy ra trong xã hội của chúng ta hàng ngày đó thôi, vấn đề là chúng ta không nhận ra mà thôi. Tôi thắc mắc tự hỏi, đã bao lần chúng ta được cứu khỏi các tai nạn không may, đã bao lần chúng ta được bảo bọc khỏi các mối nguy hiểm, nhưng chúng ta không nhận ra rằng chúng ta đã được thiên thần bản mệnh cứu? Đã bao lần chúng ta được chữa lành để ra viện, chúng ta bình phục một cách nhanh chóng, hay chúng ta lành sạch khỏi một căn bệnh nào đó – và chúng ta cám ơn hay đánh giá cao các bác sỹ, hệ thống an sinh y tế tuyệt vời cũng như tất cả các công nghệ tiên tiến, thế nhưng chúng ta quên mất một nhân tố vô hình, đó chính là Thiên Chúa đang hoạt động qua tất cả các phương tiện, các yếu tố này để bảo bọc và chữa lành chúng ta. Đã bao lần chúng ta được Thiên Chúa quan phòng, dự liệu qua những thể thức chúng ta không ngờ, đã bao lần Người can thiệp âm thầm để ban phúc cho chúng ta?

Tôi cho rằng, mình đã nhìn thấy nhiều phép lạ trong đời, nhưng tôi không nhận ra chúng cách rõ ràng nếu tôi sống trong môi trường quá an ổn. Khi tôi chẳng có gì ngoài mớ áo quần và ít đồ dùng mà tôi có thể nhét vừa cái ba lô vác trên vai, và phải mất ba tháng để hành hương từ Anh sang Giêrusalem bằng cách xin đi nhờ xe. Lúc ấy tôi nhìn ra được nhiều phép lạ! Hồi tôi còn là một cha phó bên Anh giáo và cho đi một nửa thu nhập của mình để có thể “sống phó thác” – khi ấy tôi nhìn thấy các phép lạ! Khi tôi từ bỏ tất cả để trở thành một tín hữu Công giáo, và chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình – khi ấy tôi nhìn thấy nhiều phép lạ!

Đây là điều giải thích việc, tại sao phép lạ hay xảy ra tại những đất nước nghèo nàn trên thế giới: họ không được dạy dỗ “bài bản” lý thuyết để có thể đặt vấn đề nghi ngờ các phép lạ. Người ta dễ dàng mở lòng, sẵn sàng chiêm ngắm và tin tưởng. Họ không bị bóng mờ của vật chất và tham dục che phủ để rồi không nhìn thấy các phép lạ. Hầu như họ chẳng có gì, do vậy, phép lạ rất dễ dàng xảy ra cho họ.

Chúng ta cần học từ họ. Chúng ta cần cầu nguyện, phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, cần học hiểu cách Thiên Chúa hành động trong thế giới này, tin tưởng nơi lòng nhân từ, tốt lành của Người và ý thức rằng, Thiên Chúa luôn làm việc, Người đáp lời cầu xin và thực hiện muôn vàn phép lạ giữa chúng ta.

Đơn giản thôi, chúng ta chỉ việc mở tai mở mắt mình ra, vậy là chúng ta có thể nhìn thấy bàn tay uy quyền của Người.

Lm. Dwight Longenecker 

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:27