Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

5 Phút cho Lời Chúa ngày 26/1/2018

Filled under:

LÀM CHỨNG CHO TIN MỪNG
“Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” (Lc 10,3)
Suy niệm: Ai được mời gọi gặt lúa? Không phải chỉ là nhóm Mười Hai tông đồ hay 72 môn đệ, mà là mọi người thuộc mọi dân nước. Hôm nay Hội Thánh có hai mẫu gương là thánh Ti-mô-thê và Ti-tô. Các ngài được Chúa sai đi rao giảng Tin Mừng; và các ngài đã như “chiên con giữa bầy sói” chịu nhiều đau khổ vì Tin Mừng ấy. Ti-mô-thê được thánh Phao-lô gửi đi truyền giáo và bị bắt tại Rô-ma. Cũng là môn đệ thánh Phao-lô, thánh Ti-tô rất hăng say trong việc tông đồ, kết hợp mật thiết với Đức Ki-tô, sống bác ái và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh dù gặp nhiều đau khổ. Cuộc đời và công cuộc truyền giáo của hai ngài đã minh chứng sứ điệp Lời Chúa hôm nay: Nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, Nước của tình yêu và bình an, Nước của công lý và sự thật. 
Mời Bạn: Chúa cũng sai bạn làm chứng nhân giữa đời. Bằng đời sống của bạn, một đời sống luôn bao dung tha thứ, biết chia sẻ và cảm thông, tin tưởng và đạo đức, bạn hãy làm cho Tin Mừng mà bạn rao giảng thực sự đáp ứng những khát khao sâu thẳm của con người hôm nay, đó là an bình, niềm tin, hạnh phúc và yêu thương noi gương hai thánh Ti-mô-thê và Ti-tô.
Sống Lời Chúa: Hãy can đảm làm chứng cho Chúa hằng ngày dù có đau khổ trăm bề: “Vì Thiên Chúa đã ban cho chúng ta một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ” (2 Tm 1,7).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, thế giới hôm nay đầy bạo lực, vô cảm giữa người với người. Xin ban cho con ơn can đảm để con dám loan báo về tình yêu Chúa trong môi trường sinh sống, làm việc của mình. Amen.



THÁNH TIMÔTHÊÔ VÀ THÁNH TITÔ
Ngoài việc những thánh nhân và là những Giám mục trong Giáo Hội sơ khai, Timôthêô và Titô còn có chung vài điểm tương tự nhau nữa. Cả hai đều nhận lãnh ơn đức tin do lời rao giảng của thánh Phaolô.

THÁNH TIMÔTHÊÔ
Timôthêô sinh ở Lycaonia thuộc vùng Tiểu Á. Thân mẫu ngài là người Do Thái và thân phụ ngài là người dân ngoại. Khi Phaolô đến Lycaonia giảng dậy thì Timôthêô, thân mẫu và bà ngoại của ngài, tất cả đều được trở nên những Kitô hữu. Sau nhiều năm, Phaolô trở lại và nhận thấy Timôthêô đã khôn lớn. Ngài cảm thấy Chúa muốn gọi Timôthêô làm tông đồ truyền giáo cho Chúa, nên đã mời Timôthêô cộng tác với ngài trong việc rao giảng Tin Mừng. Sau đó, Timôthêô rời bỏ cha mẹ và nhà cửa đi theo Phaolô. Ngài cùng chia sẻ đau khổ với Phaolô. Các ngài vui mừng ra đi mang Lời Chúa đến cho mọi người. Timôthêô là tông đồ yêu quý đặc biệt của Phaolô; và Phaolô xem ngài như đứa con nhỏ của mình. Ngài đã cùng Phaolô đi khắp nơi cho tới khi ngài làm Giám mục thành Êphêsô. Rồi Timôthêô ở đó để coi sóc đoàn chiên của ngài. Như Phaolô, Timôthêô cũng được phúc tử đạo.

THÁNH TITÔ (105)
Titô sinh ra là người ngoại giáo, ngài đã được thánh Phaolô cải hóa và gọi là "người con chân thành của tôi trong sự thông hiệp đức tin". Ngài cũng là môn đệ của Phaolô. Titô có tâm hồn quảng đại và đức tính chăm chỉ, ngài rất vui mừng khi được cùng với Phaolô rao giảng Tin Mừng trong những chuyến đi mục vụ. Vì Titô rất đáng tín nhiệm, nên Phaolô đã trao phó cho ngài "việc rao giảng" cho các cộng đồng Kitô hữu. Ngài giúp họ kiện toàn đức tin trong Chúa Giêsu Kitô. Ngài có thể kiến tạo hòa bình khi có những cuộc cãi vã hoặc tranh chấp giữa các Kitô hữu. Titô có ơn đặc biệt trong việc hòa giải. Phaolô rất quý ơn này nơi Titô và ngài nhận đó là công việc của Chúa Thánh Thần. Ngài hay sai Titô đi dàn xếp những vấn đề khó khăn. Khi Titô xuất hiện giữa những Kitô hữu đang bất bình cãi vã nhau, họ liền ân hận hối tiếc và làm hòa lại với nhau. Họ xin ngài tha thứ và hứa sẽ đền bù những thiệt hại gây ra cho nhau. Khi hòa bình được tái lập, Titô trở về và thuật lại cho Phaolô nghe những thành quả tốt đẹp. Điều này đã làm cho Phaolô và những Kitô hữu đầu tiên được hạnh phúc vui sướng.
Titô nhận được những sứ mệnh khó khăn. Ngài được thánh Phaolô gửi tới dân thành Côrinthô để tổ chức giáo đoàn và thu tiền quyên cúng ủng hộ Giáo hội ở Giêrusalem. Thánh Phaolô trong một bức thư, đã bộc lộ lòng yêu quý sâu xa đối với người bạn của mình: "Tâm trí tôi không thảnh thơi chút nào vì xa cách bạn Titô". Ngài lại còn gửi Titô đi Côrintô một lần nữa để sửa chữa những bất hòa… Thánh Titô lãnh nhiệm vụ tổ chức giáo đoàn ở đảo Crêta. Ở đó ngài nhận thư mang danh mình, thánh tông đồ truyền: "Hãy nói với các vị cao niên phải tiết độ đàng hoàng, điềm đạm, lành mạnh về đức tin, đức mến và kiên nhẫn. Hạng thiếu niên cũng vậy, hãy truyền dậy họ phải biết ở điềm đạm.
Trong mọi sự anh em hãy tỏ ra là gương mẫu về đức hạnh, tinh tuyền và đoan trang trong giáo huấn (Tt 2,2-10)
Thánh Phaolô đã đặt Titô làm Giám mục vùng quần đảo Crêta, nơi ngài định cư cho tới khi qua đời khoảng năm 105.
Timôthêô và Titô đã dâng hiến cả cuộc đời, thời giờ và sinh lực của mình cho Chúa Giêsu. Các ngài là những môn đệ đích thực của thánh Phaolô. Người ta rất dễ không mộ mến vì quá quen hoặc không để tâm đến những người như vậy.
Hôm nay chúng ta hãy cầu nguyện cho hết thảy mọi người đang rao giảng Tin mừng như Phaolô, Timôthêô và Titô.


Quốc Khánh Của Australia

Hôm nay 26 tháng 01 là ngày quốc khánh của người Australia.
Ngày 26/01/1788, lá cờ của nước Anh lần đầu tiên được cắm trên lãnh thổ của Australia, đánh dấu đợt định cư đầu tiên của 730 ngườị 730 cựu tù nhân này đã được coi như là thủy tổ của đa số người dân Australia này nay.
Ðối với chính phủ Anh thời bấy giờ, việc lưu đày các tù nhân qua một vùng đất xa lạ là một biện pháp giúp giải quyết vấn đề ứ đọng tại các nhà tù trong nước. Nhưng đối với 730 người lần đầu tiên của Australia này,  thì đây là cơ hội để làm lại cuộc đờị Dù muốn dù không, người dân Australia chính hiệu ngày nay không thể phủ nhận được sự kiện là quốc gia của họ đẫ được lhai sinh do những con người mà xã hội muốn xua đuổi cho rảnh tay.
Ngày nay, Australia được xếp vào hạng những nước tiên tiến về mọi mặt. Nhưng có lẽ họ không thể quên được công ơn xây dựng của cha ông họ, dù tông tích của họ có là một quá khứ xấu xa đến đâu.
Câu chuyện lập quốc của nước Australiacó thể giúp chúng ta hiểu được phần nào hai chữ Quan Phòng trong Kitô giáo của chúng tạ Lời của thánh Phaolô là một xác quyết về sự quan phòng ấy: nơi nào có tội lỗi càng nhiều, nơi đó Thiên Chúa càng ban ơn dồi dào.
Lịch sử của dân Israel và lịch sử ơn cứu rỗi cũng cho chúng ta thấy một chuỗi những vấp ngã của con người và một chuỗi những can thiệp kỳ diệu của Thiên Chúạ Mỗi lần con người phạm tội là mỗi lần Thiên Chúa ban ơn như một khởi điểm cho một công trình mới tốt đẹp hơn.
Hôm nay Giáo Hội kính nhớ hai Thánh Timôtê và Titô, hai người con tinh thần và cộng sự viên gần gũi của thánh Phaolô mà chúng ta tưởng niệm biến cố trở lại ngày hôm quạ 
Cũng giống như Thánh Phaolô, Timôtêmang hai dòng máu Hy Lạp và Do Tháị Do Thái xem Ngài như một đứa con ngoại hôn. Nhưng cái tư thế bị ruồng rẫy đó đã khiến cho Timôtê trở thành gạch nối giữa Tin Mừng và văn minh của những dân tộc ở ngoài Do Thái giáọ Trong 15 năm sát cánh bên cạnh Thánh Phaolô để phục vụ các cộng đoàn Ephêsô, Timôtê đã để lại một mẫu gương hy sinh, nhẫn nhục và bác ái cao độ. 
Cũng giống như Phaolô và Timôtê, Titô cũng đến từ thế giới dân ngoạị Ngài cũng được Chúa sử dụng để loan báo Tình Thương của Ngài cho mọi tạo vật. 
Oân lại cuộc đời của ba vị Thánh thuộc thế giới dân ngoại này, chúng ta thấy động tác lạ lùng của ơn Chúạ Mọi người, dù thấp hèn đến đâu, cũng đều có một chỗ đứng trong chương trình cứu rỗi của Chúạ Mọi người đều có thể là trung gian nhờ đó ơn Chúa được thông ban cho người khác. Thế giới không được cứu rỗi nhờ những gì chúng ta làm, mà nhờ những gì Thiên Chúa thực hiện qua cuộc sống của chúng ta.