Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

5 Phút cho Lời Chúa ngày 13/1/2018

Filled under:

NGƯỠNG MỘ MỘT BẬC THẦY
Đi ngang qua trạm thu thuế, Người thấy ông Lê-vi là con ông An-phê, đang ngồi ở đó. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi!” (Mc 2,14)
Suy niệm: Khi kêu gọi Lê-vi làm môn đệ, Đức Giê-su biết rõ ông là một nhân viên thu thuế. Đối với người Do Thái, người thu thuế bị coi là cộng tác với ngoại bang là chính quyền Rô-ma để bóc lột dân tộc mình. Đó là chưa kể đến những sự nhũng nhiễu lạm thu mà họ có thể gây ra. Người Do Thái gọi họ bằng cái tên miệt thị “quân thu thuế” đồng hàng với “phường tội lỗi.” Ngày ngày Lê-vi ngồi đó nơi trạm thu thuế như một kẻ tội lỗi công khai. Cũng chính tại nơi này Chúa Giê-su đã bắt gặp Lê-vi và gọi ông đi theo Ngài. Chúa Giê-su không coi Lê-vi như một chướng ngại cho sự hoà hợp trong nhóm môn đệ cũng như sứ vụ của mình. Đức Giê-su đã gọi Lê-vi làm môn đệ và đồng bàn với ông để cảm hóa và chữa lành ông như một bậc thầy đáng ngưỡng mộ.
Mời Bạn: Đức giáo hoàng Phanxicô khuyến khích hãy “xây cầu” chứ đừng “xây tường”. Đức Giê-su đã từng “xây cầu” qua việc chọn Lê-vi làm môn đệ mình mà không chấp nhất tội lỗi quá khứ của ông. Sống ở đời ai cũng cần có người cộng tác giúp đỡ. Tha nhân sẽ là người giúp ích cho ta và cho người khác nếu ta biết quên đi quá khứ tội lỗi của họ và kêu mời họ sống và làm việc với mình như Đức Giê-su đã kêu mời Lê-vi.
Sống Lời Chúa: Nhìn vào việc Đức Giê-su kêu gọi Lê-vi để xác tín hơn rằng mọi tội nhân đều có hy vọng đổi đời và mưu ích cho người khác.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin dạy chúng con biết nhìn về tương lai của anh chị em kém thánh thiện trong niềm hy vọng họ sẽ đổi đời để chúng con “xây cầu” như Chúa đã xây.


THÁNH HILARIÔ
GIÁM MỤC TIẾN SĨ
(+ 386)
Những ngày đẫm máu của những cơn bách hại đã qua. Giáo hội được hưởng những ngày thanh bình chưa được bao lâu thì đã lại phải đương đầu với một thù địch đáng sợ: bè đảng Ariô, một lạc giáo không nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa.
Đứng đầu hàng ngũ những chiến sĩ của đức tin để chống đối lạc giáo, người ta thấy nổi bật chân dung một kiện tướng oai hùng: Hilariô, một Giám mục tài ba đức độ.
Thành phố Pietavia tuy bé nhỏ, nhưng đã được diễm phúc nhìn ngày ra đời và là nơi xuất thân của một vì sao sáng sau này sẽ toả ánh chiếu soi cả Giáo Hội. Sinh trưởng trong một gia đình lương dân trâm anh thế phiệt, Hilariô sớm được hấp thụ một nền giáo dục đầy đủ. Nhờ đấy, Hilariô có được những tâm tình ngay thẳng và trong sạch khác hẳn với những thanh niên cùng tuổi. Hilariô ham học văn chương, thi ca và nhất là triết lý, vì môn đó am hợp với tính tình trầm tư của ngài.
Cũng như bao thanh niên cùng trạc tuổi, đến tuổi trưởng thành, Hilariô lập gia đình. Bông hoa đầu mùa, kết quả của hôn nhân tươi đẹp ấy là một trẻ nữ: cô bé Abra xinh xắn mà sau này, nhờ sự hướng dẫn của cha, nàng đã vui sống bậc đồng trinh để trọn đời dâng đoá hoa lòng trinh bạch cho Chúa.
Tuy vui hưởng cảnh gia đình đầm ấm, nhưng Hilariô vẫn không sao nhãng việc đọc sách và suy luận mà ngài vẫn ham mê. Càng làm quen với những tư tưởng của các triết gia, Hilariô càng cảm thấy thắc mắc về cuộc đời, về một Thiên Chúa mà các tôn giáo hằng nói đến. Với thiện chí Hilariô lần mò tìm chân lý, và rồi, với ơn Chúa Hilariô đã tới nguồn sáng chân thật của đức tin công giáo. Sau này, khi đã làm Giám mục, Hilariô kể lại cuộc khám phá chân lý của mình như sau: "Tự môi trường ngoại giáo, Chúa đã dần dần dẫn tôi về với nguồn sáng chân thật… Giữa biết bao những ý tưởng và hệ thống triết lý khác nhau, tâm hồn tôi băn khoăn không biết đâu là ngả đường chính thật có thể dẫn đưa tôi tới Chúa thực. Với sự suy luận, tôi biết chắc rằng nếu Chúa hiện hữu thì Ngài phải là Hữu thể đơn nhất và độc nhất, chỉ một mình Ngài đáng được vạn vật thờ lạy thôi. Trong khi tâm trí tôi còn đang miên man với những ý tưởng đó, thì bỗng tôi gặp được cuốn Kinh thánh của người Do Thái. Khi đọc tới lời Chúa phán với Maisen: "Ta là Đấng Tự Hữu. Ngươi hãy nói rằng: Đấng Tự Hữu đã sai tôi đến với đồng bào". Tôi lấy làm khoái chí và thoả mãn về danh hiệu mà Chúa đã tỏ ra cho Maisen, vì Thánh danh đó phát biểu một quan niệm sâu xa về Thiên Chúa, một cách thích hợp vừa tầm trí tuệ nhân loại ".
Với óc suy luận và niềm khao khát chân lý, Hilariô còn khám phá nhiều thuộc tính khác của Chúa am hợp với những chân lý đã mặc khải trong Thánh Kinh.
Thế là những thắc mắc làm xao xuyến tâm can Hilariô nay được giải quyết. Hilariô thoả mãn với chân lý đã khám phá và từ đó ngài nhất định trở lại đạo công giáo. Hilariô xin biên tên vào sổ dự tòng và ít lâu sau đã được chịu phép rửa tội. Tuy mới chỉ là một tân tòng, nhưng Hilariô đã sớm tỏ những tư cách và đời sống của một tông đồ lão luyện.
Với nếp sống nghiêm nhặt, thánh thiện, và lối giảng giáo hấp dẫn, đưa nhiều người về với chân lý, tiếng thơm nhân đức của Hilariô không bao lâu đã lan toả khắp vùng, và ai nấy đều cảm phục yêu mến ngài.
Thánh ý Chúa nhiệm mầu đã muốn dùng Hilariô để làm những việc trọng đại. Người đã muốn để ngọn đèn sáng đó trên nơi cao hầu toả sáng khắp nơi.
Năm 350, sau khi Đức Giám mục thành Pictavia ly trần, toàn thể hàng giáo sĩ và giáo dân đều biểu quyết chọn Hilariô làm Giám mục. Biết không thể từ chối được, Hilariô đành phải vui nhận chức Giám mục và hoàn toàn tin tưởng ơn Chúa phù trợ.
Với bầu nhiệt huyết sẵn có, thêm vào ý thức trách nhiệm nặng nề hướng dẫn đoàn chiên Chúa, Đức Giám mục Hilariô ngày đêm tận tụy với nghĩa vụ rao giảng chân lý để dẫn đưa muôn người về cùng Chúa. Ai nấy đều tìm thấy ở nơi ngài một tấm lòng cha hiền hậu. Nhưng nhất là trong những giây phút đen tối, lòng người hoang mang vì những lý thuyết khác nhau, Hilariô đã xuất hiện như một vì sao sáng dẫn đàng cho giáo dân tiến bước trên đường chân lý tránh khỏi mọi lầm lạc. Lúc ấy Ariô vì kiêu ngạo, bất phục quyền Giáo hội, đã đứng ra lập bè rối không tin nhận Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là Chúa Con đồng bản tính với Chúa Cha. Nhờ tài giảng thuyết, Ariô đã tuyên truyền và lôi kéo được một số đông người nghe theo. Nhiều Giám mục chính giáo ban đầu cũng bị lầm lạc. Lý thuyết của Ariô còn được một sức hỗ trợ mạnh mẽ là Hoàng đế Contanciô. Nhà vua dùng quyền áp bức bắt cả đế quốc phải nhìn nhận lý thuyết của Ariộ
Giám mục nào phản đối, đều bị nhà vua hạ lệnh phát lưu hay truất quyền. Nhưng cường lực dầu sao cũng không trấn áp nổi chân lý. Các Giám mục dù biết rằng có phải tù đầy hay mất chức cũng vẫn can đảm đứng lên bênh vực Giáo lý.
Thánh Athanasiô, vị anh hùng số một đã có công đầu trong việc bảo vệ thành trì đức tin Công giáo chống với lý thuyết của lạc giáo Ariô. Cuối cùng người chiến sĩ công giáo đó cũng bị nhà vua truất chức và phát lưu. Rồng vàng đã đến lúc vẫy vùng bể khơi. Đức Giám mục Hilariô thấy cần phải lên tiếng bênh vực Athanasiô đồng thời để bảo toàn đức tin. Ngài liền đứng ra triệu tập một công đồng các Giám mục để ra vạ tuyệt thông cho Usát (Ursace) và Valens, hai Giám mục lạc giáo ngoan cố đã âm mưu hại thánh Athanasiô. Sau hội đồng, ngài còn lãnh nhận sứ mệnh điều đình với Contanciô và dâng lên vua kiến nghị của hội đồng các Đức Giám mục xin vua cho các ngài được tự do theo chân lý. Ngài biết trước rằng cuộc thương thuyết có lẽ sẽ không đem lại kết quả mà còn mang lụy vào thân nữa. Dầu vậy ngài cũng vẫn hăng hái lên đường. Công việc xẩy ra như đã đoán trước. Hoàng đế Contanciô không để ý tới lời lẽ khôn ngoan và từ tốn mà Đức Giám mục Hilariô trình bầy, lại còn nghe các Giám mục rối xui siểm và đầy ngài đi Phrygia.
Nhưng dù tù đầy lao lung, lòng nhiệt thành hăng hái của ngài cũng không vì đấy mà suy giảm. Tuy trùng dương cách trở, nhưng lòng ngài vẫn luôn hướng về giáo phận. Vì các Đức Giám mục và giáo hữu đều bất phục Giám mục do bè rối cử đến, nên tuy ở xa Giám mục Hilariô vẫn có thể điều khiển giáo phận của ngài bằng những thư từ, liên lạc. Ngài không ngừng giảng dậy và vạch tỏ những sai lầm của lạc giáo để các giáo hữu khỏi nghe theo. Không những bằng thư từ, ngài còn viết một tập toát lược những giáo lý căn bản của Giáo hội. Mối bận tâm hơn cả của ngài là lo cho Giáo hội được hoà bình và thống nhất, đồng thời phổ biến khắp Giáo hội Đông Phương kiểu nói mà Công Đồng Nixê đã dùng để chỉ Chúa Giêsu Đồng Bản Tính Với Đức Chúa Cha. Nhằm mục đích phản đối lạc giáo Ariô, ngài đã sáng tác một bộ tổng luận gồm 12 cuốn, trong đó, ngài trình bầy về giáo lý, nhất là tín lý về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi với lời lẽ văn hoa và tư tưởng dồi dào.
Trong khi trình bầy giáo lý cho mọi người từ chốn xa xăm, Đức Giám mục Hilariô cũng không quên gởi lời huấn dụ cho con gái yêu quý mà ngài chắc rằng nàng đang lớn lên với những mộng vàng tươi đẹp. Bằng những lời bóng bẩy khéo léo, ngài đã hướng dẫn con gái và làm cho nàng hiểu giá trị cuộc đời trinh khiết, để rồi chính nàng đã vui lòng dâng tấm lòng trinh bạch cho Chúa trọn đời.
Cho tới nay, thấm thoát đã bốn năm tù đầy, và có lẽ Đức Giám mục cũng không mong có ngày về giáo phận cũ. Một ngày nọ, bỗng có tin Hoàng đế Contanciô triệu tập Công Đồng tại Sêleucia. May mắn hơn nữa là cả Đức Giám mục Hilariô cũng được mời tới dự. Ngài lên đường tới Sêleucia và được đa số các Đức Giám mục chính giáo niềm nở tiếp đón vì nhận thấy ở nơi ngài một tài ba, đức độ, hy vọng có thể đem phần thắng lợi cho chân lý trong cuộc hội nghị sắp tới. Tại Công Đồng, Giám mục Hilariô đã trổ hết tài hùng biện và đã thuyết phục được toàn thể các Giám mục. Chân lý đã được sáng tỏ; các Giám mục dần dần đã nhận thấy sự sai lầm của lạc giáo và ngả theo lập trường chính giáo.
Đồng thời ở Rimini cũng có một Công đồng các Đức Giám mục Tây Phương. Nhưng ở đây các Đức Giám mục còn có thái độ lờ mờ, chưa dứt khoát lập trường vì ảnh hưởng của phe rối quá mạnh. Vì thế Đức Giám mục Hilariô xin vua cho tổ chức một cuộc tranh biện tay đôi công khai giữa mình và các Giám mục thuộc lạc giáo Ariô. Các Giám mục thuộc phe lạc giáo sợ không thể đối đích được với ngài; họ nghĩ nên đẩy ngài đi xa là êm chuyện. Thế là họ bàn với Hoàng đế Contanciô để cho Đức Giám mục Hilariô được hồi hương. Bề ngoài họ làm bộ nhân từ phục lý, nhưng kỳ thực là để tránh một sự thất bại chua cay, và bẽ bàng trong cuộc tranh biện mà họ biết trước rằng phải đương đầu với một đối thủ không vừa. Chúa Quan phòng, sau khi đã đưa tôi tớ Ngài vào những cuộc chiến đấu gay go để bênh vực Giáo lý, nay lại muốn Đức Giám mục Hilariô được trở về đem lại hoà bình và thống nhất cho xứ sở của ngài.
Tin Đức Giám mục Hilariô được trở về giáo phận, gieo bao niềm hoan lạc không riêng gì cho thành phố Poctavia mà cho cả toàn thể nước Pháp. Người ta nô nức đi đón mừng người anh hùng chiến thắng trở về. Thánh Matinô là môn đệ của Đức Giám mục, bấy giờ đang sống tịch liêu ở đảo Gallinaria cũng vội vã về gặp thầy chí ái để thông cảm với niềm vui chung của dân tộc. Nhưng còn đâu vui vẻ và nô nức hơn ở Pictavia, giáo phận cũ của ngài. Từng lớp người đông đảo lũ lượt kéo đến chào kính và biểu lộ niềm hân hoan của đoàn con lưu lạc gặp cha hiền.
Ngày về vinh quang của Đức Giám mục Hilariô còn được đánh dấu bằng một phép lạ hiển hách. Một hài nhi chết không kịp rửa tội. Mẹ em bế đến quỳ xụp dưới chân Đức Giám mục và khóc nức nở. Đôi mắt mờ lệ và tiếng nói nghẹn ngào, thiếu phụ đó xin Ngài: "Thân lạy Đức Cha, xin làm cho trẻ nhỏ này sống lại hay ít ra cho nó sống để được rửa tội rồi chết cũng đành". Vì quá đau đớn, thiếu phụ đó chỉ nói được có thế rồi lại nức nở khóc. Trước nỗi khổ tâm và lòng tin tưởng của thiếu phụ, tấm lòng cha hiền tránh sao khỏi xúc động, Ngài quỳ gối cầu nguyện. Nước da tái nhợt của hài nhi dần dần trở lại mầu hồng. Hài nhi bắt đầu cựa quậy rồi mở mắt và sau cùng cất tiếng gọi mẹ… Thế là cả hai cùng chỗi dậy: Ông già ra khỏi lời kinh còn hài nhi trở về với sự sống
Sau ngày vinh quang đó, Đức Giám mục Hilariô không khỏi đau lòng vì những đau thương do lạc giáo gây nên cho giáo phận của ngài. Thêm vào đó, người con gái yêu quý của ngài lại sớm ly trần gieo vào lòng ngài một nỗi buồn heo hắt. Ngài gắng công chỉnh đốn lại mọi việc: nào là giảng dậy giáo lý, cắt đặt các Giám mục thuộc quyền và vận động truất phế các Giám mục lạc giáo. Lòng nhiệt thành tông đồ không cho phép ngài an nghỉ lúc nào. Sau khi đã mang lại hoà bình và trật tự cho xứ Gallia ngài còn băn khoăn đến số phận của nước Ýù. Ở đây, ngài đã gặp phải một trở lực do Giám mục lạc giáo cai quản thành Milanô là Aucenciộ Ông đã tuyên truyền và tố cáo với Hoàng đế Valenstinô, người kế vị Contanciô nói rằng Hilariô đến để lại gây rối và làm mất bình an trong giáo phận của ông. Lập tức Hoàng đế Valenstinô ra lệnh cho Hilariô phải trở về Gôn. Ngài đành phải vâng lệnh trở về với niềm xót thương cho đoàn chiên Chúa.
Tuy tuổi già, sức yếu và thời gian đã nhuộm trắng mái tóc, nhưng vị Giám mục lão thành đó vẫn miệt mài với công việc giảng giáo. Đôi khi sau những ngày làm việc mệt nhọc, thánh nhân còn đi đến tu viện do thánh Matinô là môn đệ của ngài đã thiết lập ở Liguy (Liguyge) để sống đời hãm mình chay tịnh và cầøu nguyện với các tu sĩ. Thật là mẫu gương đạo đức sáng ngời.
Sau cùng, vì làm việc quá nhiều và mệt nhọc, ngài ngã bệnh nặng. Nghe tin đó, giáo hữu vì lòng mộ mến vội vàng tuốn đến cố gắng săn sóc hy vọng kéo dài ngày chung sống với người Cha đáng kính. Nhưng trên mặt mỗi người không dấu nổi vẻ băn khoăn, đau buồn vì thấy cơn bệnh trầm trọng của ngài.
Ngày 13-1-386 đúng nửa đêm, vừa lúc đồng hồ điểm 12 tiếng và ai nấy đã về nhà, bỗng một luồng sáng chói loà toả sáng khắp gian phòng ngài nằm. Hai môn đệ thức coi sóc ngài bị quáng mắt vì luồng sáng quá mạnh. Ánh sáng nhạt dần rồi tắt hẳn, chính lúc đó linh hồn đấng thánh lìa xác để bay về trời.
Xác ngài được an táng tại nhà thờ giữa mộ con gái và bạn ngài.
Ngày 10-1-1852, thể theo lời thỉnh cầu của nhiều vị Tổng Giám mục, và Giám mục kế vị ngài, và nhiều Giám mục khác thuộc toàn thể nước Pháp, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã long trọng truy tặng ngài danh hiệu là vô địch quán quân anh dũng trong cuộc chiến đấu bảo vệ đức tin và đồng thời tôn phong ngài lên bậc thánh tiến sĩ.


 Tiếng Chó Sủa

 Những người có chức vụ và quyền hành trong bất cứ xã hội nào cũng thường bị chỉ trích và chống đối.
 Có một nhà lãnh đạo quốc gia kia thường bị những người đối lập tấn công và thóa mạ một cách bất công, nhưng lúc nào ông ta cũng tỏ ra bình thản như không có gì xảy rạ Một hôm, có người bạn hỏi lý do tại sao ông có thể tỏ ra bình tĩnh được trước không biết bao nhiêu khiêu khích của người khác, ông đã giải thích như sau:
 "Tôi đã học được bí quyết giữ bình tĩnh ngay từ lúc nhỏ. Chúng tôi sống bên cạnh một nhà láng giềng có nuôi một con chó khó tính. Cứ mỗi lần trăng tròn, con chó lại sủa một cách giận dữ vô căn cứ, có khi cơn sủa của nó kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Tất cả những người xung quanh đều tỏ ra bực bội đối với con vật khó tính ấy, chỉ trừ có người chủ của nó. Oâng không bao giờ tỏ ra bực bội, bởi vì ông ta là một người điếc.
 Tất cả bí quyết của tôi nằm ở đó. Trăng sáng, con chó sủạ Một lúc sau, nó lại mỏi mệt và thôi sủa mặc dù trăng vẫn cứ sáng".
 Kiên nhẫn chịu đựng thường bị xem như một thể hiện của tính thụ động, tiêu cực. Có người còn gọi đó là nhân đức của người nghèọ Thế nhưng, trong cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại, có lẽ chúng ta cần đến nhân đức này hơn bao giờ hết.
 Thiên Chúa là đấng kiên nhẫn. Kiên nhẫn vẫn là nét đặc thù trong công trình sáng tạo của Ngàị Chúng ta có biết rằng trái đất của chúng ta có bao nhiêu tuổi chưả Các nhà địa chất nói với chúng ta rằng trái đất đã được cấu tạo qua từng thời kỳ kéo dài đến cả triệu triệu năm. Ðịa chất học quả thực là môn học của sự kiên nhẫn của Thượng Ðế. Thiên Chúa luôn tỏ ra kiên nhẫn đối với con ngườị Toàn bộ Cựu Ước là một quyển ký lục về những nhẫn nhục chịu đựng của Thiên Chúa đối với sự yếu đuối, khờ dại cũng như hung bạo của con ngườị Ngài phải chờ đợi đến cả trăm năm để cho lụt Hồng Thủy trút xuống trên con ngườị Ngài chờ đợi đến cả mười năm mới trừng phạt vua Saolô.
 Tân Ước lại càng cho chúng ta cảm nhận được bằng xương thịt. Tình yêu thương nhẫn nhục, chịu đựng của Thiên Chúạ Chúng ta hãy chiêm ngắm sự nhẫn nhục của Chúa Giêsu đối với các môn đệ, đối với kẻ thù của Ngài và nhất là đối với đám đông nghèo khổ, lạc lõng. Nhưng nhất là những đau khổ, bách hại mà chính bản thân mình gánh chịu, Chúa Giêsu chỉ biết giữ thinh lặng, thinh lặng không phải của căm hờn, oán trách mà là của yêu mến, tha thứ cho đến cùng.