Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

5 Phút cho Lời Chúa ngày 23/2/2018

Filled under:

THI HÀNH Ý CHÚA 
“Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh em chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mc 3,35)
Suy niệm: Ở đời người ta thường vịn vào mối họ hàng “dây mơ rễ má” với những người nổi tiếng, thành đạt hoặc có địa vị trong xã hội, nếu không để cậy nhờ vụ lợi, thì cũng để hãnh diện, tự hào. Những người bà con với Chúa Giê-su hẳn cũng mang tâm trạng ấy khi có một người trong họ hàng của mình đang được quần chúng hâm mộ, tung hô. Thế nhưng, Chúa Giê-su chỉ cho họ, và cho cả chúng ta, thấy ngoài mối quan hệ huyết thống tự nhiên, ta còn có một mối quan hệ siêu nhiên sâu đậm hơn trong đại gia đình của Thiên Chúa. Đó là mối quan hệ giữa những người thi hành thánh ý Chúa với Ngài và với nhau. Chúa Giê-su là người con hiếu thảo với Chúa Cha, là người luôn thi hành vuông tròn thánh ý Chúa Cha. Vì thế, ai làm theo ý muốn Chúa Cha, người ấy là anh em, chị em với Ngài, là thành viên trong gia đình Thiên Chúa.
Mời Bạn: Là Ki-tô hữu, bạn hãnh diện là người thuộc về Chúa Ki-tô, là bà con họ hàng với Ngài. Nhưng danh hiệu ấy sẽ chỉ là hữu danh vô thực, nếu bạn thờ phượng Chúa chỉ “bằng môi miệng” còn tấm lòng xa Chúa (Mt 15,8). Vậy, để xứng danh là người thân của Chúa, bạn phải luôn thực thi ý Ngài, thi hành Lời Ngài dạy trong mọi hoàn cảnh, qua các biến cố của cuộc đời, bằng lòng khiêm nhường, bác ái, phục vụ, tha thứ và hy sinh theo mẫu gương Chúa Ki-tô.
Sống Lời Chúa: Tôi cố gắng trở nên người thân của Chúa bằng việc đọc và cầu nguyện Lời Chúa mỗi ngày, và nỗ lực áp dụng Lời Ngài trong cuộc sống.    
Cầu nguyện: Sốt sắng hát bài “Xin cho con biết lắng nghe.”


THÁNH GIOAN BỐ THÍ
(+ 619)
Gioan là một nhà quý tộc trung thành với Kitô giáo. Ngài đã dùng của cải và địa vị của mình để giúp đỡ những người nghèo khó. Sau khi bạn đường qua đời, Gioan trở thành linh mục rồi Giám mục. Năm 608, ngài được tấn phong làm Thượng phụ Giáo chủ Alêxanđria, Ai Cập. Người ta có thể hy vọng gì nơi vị Giáo chủ này, là người hiện đang nắm giữ một vị thế quan trọng? Thánh Gioan khi lãnh nhận chức vụ, mới đã tập trung vào việc hàn gắn những mối chia rẽ bất đồng giữa giáo dân. Chính ngài đã nài xin mọi người thực hành một "đức bác ái không giới hạn". Việc đầu tiên là ngài xin một danh sách liệt kê đầy đủ những "chủ nhân" của ngài. Người ta xin ngài cho biết lý do thì ngài nói đó là những người nghèo. Khi tính tổng cộng lại, số người nghèo miền Alêxanđria có khoảng 7.500 người. Thánh Gioan đã tự nhận là người bảo trợ đời sống của họ.
Với tư cách là Thượng phụ Giáo chủ, thánh Gioan công bố những khoản luật và ban hành những cải cách canh tân. Ngài có lòng khoan dung và đáng kính trọng, nhưng rất cương quyết vững vàng. Ngài đã bỏ ra hai ngày trong tuần, thứ tư và thứ sáu, để tiếp chuyện những người ước ao muốn gặp ngài. Họ xếp hàng và nhẫn nại chờ đợi đến lượt mình. Một số người thì giầu có, số khác nghèo khổ và không có nhà ở. Mọi người đều được lãnh nhận cùng một ưu ái sự quan tâm và nhã nhặn lịch thiệp của ngài.
Khi nhận biết trong ngân quỹ của Giáo hội có 80.000 lượng vàng, ngài liền phân phát hết thãy số tiềøn cho các bệnh viện và tu viện. Ngài đã lập ra một quỹ từ thiện để nhờ đó những người nghèo khó có thể nhận được số tiền tương xứng và những phương tiện cần thiết cho việc chu cấp bản thân và gia đình họ. Những người tỵ nạn từ khắp các vùng lân cận cũng được tiếp đón cách nồng hậu. Sau khi những người Ba tư cướp phá Giêrusalem, thánh Gioan gửi tiền bạc và những tiếp tế cần thiết cho các nạn nhân đau khổ. Thậm chí ngài còn gửi những công nhân Ai Cập xuất sắc đến giúp đỡ khôi phục lại các ngôi thánh đường ở đó. Khi dân chúng muốn biết làm thế nào mà thánh Gioan đã có thể quá vị tha và giầu lòng quảng đại như vậy, ngài liền trả lời nghe có vẻ rất ngỡ ngàng.
"Một ngày kia khi còn trẻ, ngài đã nằm mộng. Ngài thấy có một Cô Bé xinh đẹp và nhận biết Cô Bé là biểu hiện của "lòng bác ái ". Cô nói với ngài: "Tôi là nàng Công chúa vĩ đại nhất của Đức Vua. Nếu ngài tin tưởng tôi, tôi sẽ dẫn ngài đến với Chúa Giêsu. Không ai có quyền thế nơi Người như tôi. Hãy nhớ rằng, chính vì tôi mà Người đã hóa nên một trẻ thơ để cứu rỗi nhân loại ". Thánh Gioan không bao giờ cảm thấy chán khi nói về thị kiến ấy. Ngài dịu dàng khuyên những người sang giầu hãy có tấm lòng khoan dung rộng lượng. Ngài bảo những người nghèo khổ biết tín thác vào Thiên Chúa là Đấng luôn luôn hiện diện ở đó và đang sẵn lòng cứu giúp họ.
Thánh Gioan qua đời cách an bình thánh thiện vào ngày 11-01-619. Vì lòng bác ái lớn lao mà ngài đã được gọi là: "Người hay bố thí "
Đôi khi chúng ta dễ bị cám dỗ phải chiếm cho được "địa vị đứng đầu". Khi chúng ta có những tư tưởng và thái độ như thế, chúng ta hãy cầu xin với thánh Gioan bố thí. Chúng ta hãy nài xin ngài san sẻ cho chúng ta tấm lòng bao dung quảng đại của ngài.

Chúa Giêsu Ði Xem Bóng Ðá

Một linh mục Aán Ðộ chuyên về huấn luyện tu đức là cha Anthony de Mello đã tưởng tượng ra một câu chuyện như sau: Chúa Giêsu than phiền là Ngài chưa được một lần tham dự một trận túc cầụ Chúng tôi bèn đưa Ngài đi xem một trận đấu rất gay go giữa một đội Tin Lành và một đội Công Giáọ Ðội Công Giáo làm bàn trước một không. Chúa Giêsu vỗ tay hoan hô và tung cả mũ lên trờị Vài phút sau, đội Tin Lành lại làm bàn. Lần này Chúa Giêsu cũng vỗ tay reo hò và tung mũ lên trời.
 Một khán giả ngồi bên cạnh lấy làm khó chịu về thái độ của Chúa Giêsụ Ông ta lấy tay đập lên vai Ngài rồi hỏi: "Ê ông bạn, ông bạn ủng hộ bên nào vậy?". Xem chừng như vẫn còn bị khích động bởi trận đấu, Chúa Giêsu trả lời: "Tôi hả? Tôi không ủng hộ bên nào cả. Tôi đến đây là chỉ để thưởng thức trận đấu thôi". Người khán giả khó chịu về thái độ của Chúa Giêsu, nay lại càng bực bội hơn. Ông quay sang người bên cạnh và nói nhỏ: "Hắn là một tên vô thần".
 Trên đường trở về nhà, chúng tôi chất vấn Chúa Giêsu về tình hình tôn giáo trên thế giớị Chúng tôi nói với Ngài: "Thưa Chúa, những con người có tôn giáo thật là buồn cườị Họ tưởng rằng Chúa Giêsu chỉ đứng riêng về phía họ và nghịch lại với những người thuộc tôn giáo khác".
 Chúa Giêsu gật đầu tỏ vẻ ưng ý. Ngài nói: "Ðó là lý do tại sao ta không ủng hộ tôn giáo mà chỉ ủng hộ con ngườị Con người quan trọng hơn tôn giáọ Con người trọng hơn ngày Sabbat. Chúng con nên biết là chính những người có tôn giáo đã treo Ta lên thập giá".
 Câu chuyện tưởng tượng trên đây cho chúng ta thấy rằng một trong những vết thương lớn nhất của nhân loại trải qua mọi thời đại: đó là thái độ bất khoan dung đưa đến những cuộc chiến tranh tôn giáọ Con người ai cũng bị cám dỗ nhân danh Thượng Ðế, thần minh và hệ tư tưởng của mình để triệt hạ, để loại trừ, để bách hại người khác. Kỳ thực, có tôn giáo nào mà không dạy sự khoan dung, lòng nhân từ đối với mọi người?
 Chúa Giêsu đến để mạc khải cho chúng ta một Thiên Chúa là Cha của mọi ngườị Ngài là Ðấng làm cho mặt trời mọc lên cho người lành cũng như kẻ dữ. Ngài yêu thương những kẻ nhận biết và yêu mến Ngài cũng như những kẻ chối bỏ và thù ghét Ngàị Ngài muốn chúng ta yêu thương nhau như anh em cùng một gia đình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta là Ðấng mà người ta cũng sẽ chối bỏ nếu người ta khước từ chính anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa mà Chúa Giêsu mạc khải là Ðấng mà người ta cũng sẽ xúc phạm nếu xúc phạm đến con người.