Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

MỪNG KỈ NIỆM 17 NĂM LINH MỤC CHA SIMON

Filled under:



Posted By Đỗ Lộc Sơn10:36

Kết Thúc Tháng Hoa 2015 Giáo xứ Sơn Lộc

Filled under:



Posted By Đỗ Lộc Sơn09:46

Dâng Hoa Kết Thúc Tháng Hoa

Filled under:






































Posted By Đỗ Lộc Sơn06:54

Đức Tin Trong Giới Trẻ Ngày Nay

Filled under:

Tu sĩ Michael Paul Gallagher (SJ – Dòng Tên), giải thích rằng nền văn hóa mới mà chúng ta đang sống ngày nay không nhất thiết là chống lại niềm tin Kitô, nhưng nó kêu gọi giới trẻ ngày nay quyết định cuộc sống đời thường và tâm linh của mình.
Tại Rôma, tôi có hẹn và đến sớm, tôi dùng thời gian ngắn ngủi đó để cầu nguyện. Bên trong nhà thờ đang có thánh lễ kỷ niệm ngày cưới. Đôi vợ chồng lớn tuổi ngồi ở ghế đặc biệt ngay trước bàn thờ và con cháu ngồi ở hàng ghế trước, ai cũng tươm tất và lộng lẫy.
Linh mục đang giảng, khoảng cầu nguyện riêng của tôi không đủ thinh lặng như tôi muốn. Tôi nghe lời giảng – nhưng với cảm giác buồn gia tăng. Linh mục khen đôi vợ chồng già đã sống chung thủy với nhau 50 năm qua, nhưng rồi tiếp tục chỉ trích “văn hóa hiện đại” thiếu nền tảng, xa rời các giá trị Kitô giáo, ích kỷ và vụn vỡ luân lý. Ngài có vẻ hơi khác với các thế hệ đang nghe ngài nói. Tôi an tâm vì phải rời nhà thờ để đi theo lịch hẹn.
Tại sao hồi tưởng giai đoạn này ở đây? Vì linh mục đó có phần đúng: văn hóa hiện đại có thể làm con người tản mác như đoàn chiên không người chăn mà Phúc âm nói tới. Tiếng nói của ngài có vẻ không đúng với tôi. Ngài không cố gắng bước vào thế giới của giới trẻ hoặc không nhận ra các nhu cầu khác của họ. Ngài có vẻ không thấy cái gì tốt trong cách sống mà họ phải sống.
Từ chủ đề xử lý đức tin theo dạng văn hóa này, hãy để tôi tưởng tượng ra một cách khác. Không chỉ trong một bài giảng. Có nhiều điều để suy nghĩ.
Lúc sinh thời, Thánh GH Gioan-Phaolô II đã thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tại Vatican. Tôi làm việc ở đó 5 năm trong đầu thập niên 1990. Ý tưởng đầu tiên của ngài là vươn xa ra thế giới của văn hóa sáng tạo: các nhà tư tưởng, các nghệ sĩ, các văn sĩ, các nhà trí thức, … Đó là lĩnh vực mà Thánh Gioan-Phaolô II đã quan tâm đặc biệt, tự hóa thân thành một triết gì, một thi sĩ và một kịch sĩ.
Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, ngài mở rộng phạm vi của Hội đồng bao gồm điều mà ngài gọi là “văn hóa sống”. Dần dần giáo hội nhận ra rằng văn hóa bình thường này là một cách thể hiện mạnh mẽ, định hình cách sống của mỗi người. Như không khí chúng ta hít thở, chúng ta đồng hóa cách nhìn của thế giới, một số giả định thường ẩn về quyền ưu tiên của cuộc sống. Loại văn hóa này là vấn đề của cách sống hơn là các tư tưởng minh nhiên. Nó giống như một tảng băng, lớn có thể nhìn thấy nhưng nhưng không ảnh hưởng gì. Nó như một ngôn ngữ mà chúng ta học và cứ cho là vậy. Nó cho chúng ta những gì chúng ta gọi là “ý nghĩa chung”.
Đại dương văn hóa bình thường này bao quanh chúng ta và đã thay đổi nhiều trong thế hệ vừa qua hoặc khoảng đó. Chúng ta có thể mô tả thế nào về các sự thay đổi này và tầm ảnh hưởng của chúng đối với đức tin? Trước hết, nó đơn giản và hợp nhất hơn trước. Ít nhất là tại Ai-len cho tới thập niên 1960. chúng ta sống trong một thế giới được che chở, theo nghĩa đen là văn hóa vùng đảo. Đức tin Kitô giáo là một phần di sản hầu như của mọi người. Đức tin đó được lưu truyền trong các gia đình, các giáo xứ và các trường học.
Nhưng ngày nay, tôi nghĩ đây là vấn đề lớin bị linh mục Rôma kia khinh suất, đức tin không thể là một di sản trơn tru như vậy. Nó phải là một quyết định và thường là quyết định lội ngược dòng. Thế nên vấn đề chính là: Giáo hội có thể làm gì để nuôi dưỡng quyết định đó? Có thể ngôn ngữ cũ hơn của đức tin, với sự nhấn mạnh về đức vâng lời và thực hành các bí tích, sẽ nuôi dưỡng người ta như trong quá khứ.
Đôi vợ chồng già kỷ niệm kim khánh hôn nhân kia đã trưởng thành trong thời kỳ đầu của sự chuyển giao đức tin. Có thể họ thấy ý nghĩa sâu xa về Thiên Chúa qua lòng chung thủy của họ đối với việc tham dự phụng vụ. Nhưng con cháu của họ có thể “bơi” trong vùng biển khác, lẫn lộn những dòng nước trái ngược, để nói như vậy. Con đường của họ đến với Chúa Kitô sẽ phải ít thụ động hơn, cá nhân hơn, tâm linh hơn, nhiều tận tụy minh nhiên hơn.
Điều này có phải “văn hóa hiện đại” là kẻ thù của đức tin? Không nhất thiếtnhưng nó phức tạp hơn và dễ lầm lẫn hơn. Trong thời đại mới và kỹ thuật mới, những cách diễn tã cũ về đức tin có thể không có vẻ không quá khả nghi và không thực tế như vậy. Cần có những lối vào mới, không quy trách cho văn hóa.
Vài tháng trước khi được bầu làm giáo hoàng, ĐGH Benedict XVI – lúc đó là Hồng y Ratzinger – đã trả lời phỏng vấn của một tờ báo của Ý hơi chống giáo hội và trả lời câu hỏi về tình hình mới đối với đức tin bằng những từ thế này: “Cốt lõi của Kitô giáo là câu chuyện yêu thương giữa Thiên Chúa và loài người. Nếu chúng ta có thể hiểu điều này bằng ngôn ngữ cảu ngày nay, mọi sự khác sẽ theo sau ... Cách sống ngày nay rất khác và do đó mà cách tiếp cận thông minh là chưa đủ. Chúng ta phải cho người ta những khoảng sống của cộng đồng và của sự phát triển dần dần chung với nhau”.
Nhận biết thử thách mới này là bước đầu tiến về cách nói mới. Đó sẽ là tiếng nói của sự mời gọi chứ không là mệnh lệnh. Đó sẽ là cố gắng đánh thức những ước muốn còn ngủ quên trong tâm hồn mọi người. Điều đó sẽ cho họ khí cụ để hỏi về các phương diện nông cạn của văn hóa đang bao quanh.
Theo một ý nghĩa nào đó, đức tin sẽ luôn ở trong độ căng với đức tin, nhưng như vậy không có nghĩa là chỉ nên than vãn về điều đó. Theo cách nói của thần học gia người Đức Dorothy Soelle: “Điều gây thất kinh trong văn hóa của chúng ta là đa số người ta không có ngôn ngữ để nói về chiều kích tâm linh”.
Lời nhận xét nổi tiếng của Karl Rahner cũng tương tự: “Các tín hữu ngày mai sẽ là những người thần bí hoặc không còn đức tin nữa”. Ông không có ý nói mọi người sẽ trầm mặc hoặc có cảm nghiệm khác thường về Thiên Chúa. Ông nói về sự thần bí hàng ngày, về khả năng nhận ra tiếng gọi và hoa trái Thánh Thần trong những cách chọn lựa và cảm nghiệm bình thường.
Những điều này có nghĩa là đức tin trong tương lai sẽ cần chín muồi hơn để “sống sót” trong một nền văn hóa nhiêu khê hơn, như cây cối chỉ có thể sống trong giông bão nếu rễ của nó đâm sâu và mạnh. Hãy lặp lại lời thơ của thi sĩ Hopkins:
Niềm hy vọng với lời cầu
Làm đâm bén rễ vào sâu đất màu
(Our hope and our prayer becomes: send our roots rain).
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicIreland.net)

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:58

Sách Tháng Đức Bà 29 - 30

Filled under:

Việc 7: đọc Kinh Hãy Nhớ

Thánh Bênađô là một bậc đại thánh, rất nhiệt thành trong việc rao giảng nước Chúa và cổ động phong trào sùng kính Ðức Mẹ. Người đã soạn nhiều bài giảng rất hay để ca tụng Ðức Mẹ, hay nhất là bài giảng về ngày lễ Ðức Mẹ lên trời. Ít lâu sau có một người trích một đoạn trong bài giảng ấy đặt ra kinh Hãy nhớ. Nên người ta gọi kính ấy là kinh ông thánh Bênađô.
Cũng là một kinh người ta năng đọc và rất đẹp lòng Ðức Mẹ.
Ở Balê, có một người cũng tên là Bênađô, lúc còn thanh niên, mê theo đường tội, sau nhờ ơn Ðức Mẹ và năng đọc kinh Hãy nhớ nên được lòng hối cải và sau chịu chức Linh mục, làm tuyên úy các tù nhân bị án tử.
Ðể tạ ơn Ðức Mẹ, cha Bênađô khuyên bảo mọi người năng đọc kinh Hãy nhớ. Người quả quyết rằng: Dù tội nhân cứng lòng thế nào, nếu đọc kinh Hãy nhớ thì chắc chắn sẽ được ơn hối cải. Người quả quyết như thế vì đã mục kích nhiều lần.
Cha Bênađô lại thuê in hàng vạn bản kinh ấy, phát đi các nơi cho mọi người đọc, và chép một quyển sách để lại những phép lạ Ðức Mẹ đã làm để cứu những ai hết lòng trông cậy và sốt sáng đọc kinh ấy.
Biết bao tội nhân cứng lòng đã được ơn sám hối, biết bao bệnh nhân được lành khỏi, biết bao nhiêu người mắc cơn nguy hiểm phần hồn phần xác được khỏi, vì đã vững vàng trông cậy đọc kinh Hãy nhớ.
Kinh Hãy nhớ xưng hô lòng trông cậy vững vàng ở quyền thế từ ái Ðức Mẹ. Sự trông cậy là chìa khóa mở kho tàng chứa nguồn ân sủng của Ðức Mẹ.
Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Ðức Mẹ xin bào chữa cứu giúp mà Ðức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời.
Ðó là cả một bài ca lòng lân tuất không bờ bến của Ðức Mẹ. Thật vậy, lòng từ ái Mẹ mênh mông như biển cả. Người cứu vớt ban ơn cho mọi thứ người. Người chẳng hề từ chối ai đến kêu cầu Mẹ và đọc kinh Hãy nhớ. Cho nên người ta gọi kinh ấy là kinh Ðức Mẹ làm phép lạ. Vậy ta hãy năng đọc kinh ấy cho sốt sắng mọi ngày trong đời ta.
Thánh Tích
Thời Cha Bênađô giảng đạo, có một tay hung đồ bị án xử tử. Mặc dầu những lời khuyên van của Cha Bênađô, hắn ta cứng lòng nhất định không chịu xưng tội. Ngày xử án, Cha Bênađô lại hết lòng khuyên van, nhưng hắn chẳng nghe. Lần này Cha Bênađô không khuyên hắn xưng tội nữa, chỉ nài hắn ta đọc kinh Hãy nhớ. Mặc dầu những lời dỗ dành ngon ngọt, hắn ta cũng để ngoài tai. Cha Bênađô cố ép mãi, sau cùng hắn nể lòng gượng đọc hết kinh Hãy nhớ. Ðọc dứt kinh, người ta trông thấy mặt hắn ta tái nhợt đi. Anh ta bị xúc động quá mạnh, giọt nước mắt đầu tiên đã bắt đầu từ từ rơi trên đôi má. Anh đã được ơn thống hối, và xin Cha Bênađô giúp mình xưng tội.
Nhờ sức mạnh của kinh Hãy nhớ, người cứng lòng ấy đã được ơn thống hối trước khi bị xử.
*********************
Kinh Hãy Nhớ
Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Ðức Mẹ xin bầu chữa cứu giúp mà Ðức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời.
Nhân vì sự ấy, con lấy lòng trông cậy than van chạy đến sấp mình xuống dưới chân Ðức Mẹ là Nữ đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh, xin Ðức Mẹ đoái đến con là kẻ tội lỗi.
Lạy Mẹ là Mẹ Chúa Cứu Thế, xin chớ bỏ lời con kêu xin, một dủ lòng thương mà nhận lời con cùng. Amen.

Việc 8: làm tuần ba ngày (tam nhật) hay chín ngày (cửu nhật)

Giáo dân có thói quen muốn xin Ðức Mẹ ơn gì, hoặc xin cho tội nhân được hối cải, hay bệnh nhân được lành khỏi, hoặc xin khỏi ôn dịch thần khí hay khỏi mùa đói khát. . . thì cầu nguyện làm việc lành dâng cho Ðức Mẹ đủ ba ngày hay chín ngày.
Sự đó rất đẹp lòng Ðức Mẹ và đáng Người ban ơn cho ta; ta cầu nguyện Ðức Mẹ một lần thôi, mà còn được Ðức Mẹ thương, phương chi cầu nguyện ròng rã ba ngày hay chín ngày liền. Cách cầu nguyện đó tỏ ra ta khiêm nhường, kiên nhẫn và đầy lòng tin tưởng ở Ðức Mẹ.
Hằng năm biết bao người làm tuần ba ngày hay tuần chín ngày, đã được Ðức Mẹ thương: người thì được ơn hối cải, người thì khỏi cheo leo phần hồn phần xác, người thì được công ăn việc làm. Có người lưu lạc đã được hồi hương, có người mất của lại tìm thấy, và còn biết bao ơn khác nữa. . .
Muốn làm tuần ba hay tuần chín ngày thì phải giữ những điều này:
1- Sự ta xin phải là sự lành, đẹp lòng Chúa và có ích cho linh hồn ta.
2- Trong tuần ấy phải xưng tội rước lễ, vì chỉ ai có nghĩa cùng Chúa mới đáng Ðức Mẹ thương ban sự ta có ý xin.
3- Lại phải làm việc lành trong tuần ấy hơn mọi khi giữ lòng sạch tội hơn, đọc kinh cầu nguyện, làm phúc bố thí nhiều hơn. Hết mọi việc hãy dâng qua tay Ðức Mẹ.
4- Cuối tuần ta phải dâng mình cho Ðức Mẹ, hết lòng tạ ơn Ðức Mẹ.
Nếu ta chưa được ơn ta xin, thì lại làm hai, ba tuần nữa, vững vàng cầu xin cho đến khi được ơn ấy.
Ta hãy tin tưởng: xưa nay chưa hề nghe có ai chạy đến kêu xin Mẹ thương, mà Mẹ từ bỏ.
Lạy Mẹ Maria, là Ðấng hay chữa kẻ khốn khó, yên ui kẻ khổ cực, ban ơn cho kẻ thiếu thốn, xin ghé mắt thương xem và nghe lời chúng con cầu xin.
Thánh Tích
Truyện sau đây xẩy ra ở bên Pháp. Một ông tướng có lòng đạo, lại cậy trông và kính mến Ðức Mẹ lắm. Ngoài hai vợ chồng trẻ và anh làm bếp, ông còn 3 đứa con đang còn măng sữa.
Ông phải thuê một chị sen để trông nom trẻ nhỏ. Chẳng may chị sen phải chứng động kinh. Bà vợ muốn đuổi chị sen về không nuôi nữa. Nhưng ông chồng cho thế là thiếu đức yêu người. Nên ông bảo cứ nuôi và chạy thuốc cho chị. Lại bảo cả nhà hợp ý cùng mình làm tuần chín ngày khấn xin Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp thương chữa người đầy tớ mình. Qua một tuần chín ngày, bệnh tình chị sen không thuyên giảm, lại càng tăng. Bà vợ hầu ngã lòng nói ra nói vào oán trách chồng. Nhưng, với lòng sốt sắng và cậy trông, ông bảo: “Bà đừng vội ngã lòng, chúng ta chưa được như ý, có khi vì Chúa muốn thử lòng chúng ta. Có khi vì lời cầu xin của chúng ta chưa đủ sốt sắng và tin tưởng. Vậy ta hãy làm tuần chín ngày khác và cứ tiếp tục cho đến khi được như lời khẩn nguyện, vì lời xưa Chúa phán ‘Hãy xin thì sẽ được’ có lẽ nào sai!” Vì thế ngay từ sáng hôm sau cả nhà lại tiếp tục làm tuần chín ngày khác và cứ thế kéo dài mãi đến 4 lần 9 ngày mà bệnh chị sen không thấy bớt. Nhưng viên tướng chẳng sờn lòng chút nào, ông lại càng tăng lời cầu nguyện đêm ngày.
Một buổi sáng, đi lễ về, ông vào phòng, đóng cửa lại, sấp mình dưới tượng Ðức Mẹ và kêu van: “Lạy Mẹ nhân lành, Mẹ biết lòng con kính mến và trông cậy Mẹ. Con đã quyết với bạn con: Mẹ sẽ không bỏ lời con cầu xin cũng như xưa nay chưa bỏ lời ai cầu khẩn Mẹ. Vậy để hiển danh Mẹ, xin Mẹ ban cho con ơn con xin Mẹ từ lâu”.
Cầu xin xong, ông thấy lòng vui mừng như niềm tin tưởng mong ước của ông đã thành sự thật. Ông tự nhủ: Mẹ đã nghe lời ta rồi. Mà thật, từ hôm ấy, chị sen không lên cơn động kinh nữa.
Tạ ơn Ðức Mẹ muôn đời

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:54

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Cảm nhận của Cô Giáo Tân Tòng

Filled under:

Một Cô Giáo Tân tòng đã có những cảm nhận chân thực sâu sắc muốn chia sẻ với mọi người trong ngày hồng ân của mình và các bạn.

Ngày mai, tôi sẽ được làm con Chúa, cảm giác lúc này thật khó diễn tả, lo lắng có, hồi hộp có nhưng trên hết đó là niềm vui, sự hân hoan. Những cảm xúc, hình ảnh lần lược xuất hiện như một thước phim.

Tôi biết đến Chúa lúc nào nhỉ? Giáng sinh – cái đêm Giáng sinh cách đây lâu lắm rồi khi tôi còn bé tí được anh trai chở đi chơi. Thật đẹp, thật lung linh, thật đông đúc, náo nhiệt – đó là những gì tôi cảm nhận được. Tôi nhớ lúc đó tôi còn được xem một hoạt cảnh về Chúa giáng thế nữa thì phải, xem thì xem vậy thôi chứ chẳng hiểu gì. Đêm đó tôi vui lắm, trẻ con mà, được đi chơi là thích nhất còn gì.

Rồi sau này khi lớn lên, bước chân vào giảng đường đại học, tôi lại có dịp, à không, nói chính xác hơn là tôi bắt buộc phải tìm hiểu về Đạo Công Giáo, về Đức Giêsu Kitô. Vì sao ư ? Vì có liên quan đến môn học của tôi, tôi không muốn bị thi lại đâu, vì vậy tôi phải tìm hiểu thôi, mà cũng chỉ là tìm hiểu trên sách vở. Lúc đấy, Đạo Công Giáo, Phật giáo hay Hồi giáo thì cũng như nhau thôi, chẳng có gì đặc biệt đối với tôi cả.

Nhớ lần đầu tiên khi đọc kinh Lạy Cha trong quyển kinh nhỏ của ông anh ở cùng dãy trọ, tôi đã thốt lên rằng “ Trời ơi, cái gì mà khó đọc, khó hiểu quá vậy nè, làm sao mà thuộc nỗi.”. Ấy thế mà giờ đây kinh Lạy Cha tôi lại thuộc làu, đôi lúc còn đọc trong vô thức. Trong một lần tranh luận với nhóm bạn về tôn giáo, tôi còn hùng hổ tuyên bố không bao giờ lấy chồng đạo (ở đây tôi muốn nói đến Đạo Công Giáo), nghĩ lại cảm thấy buồn cười. Suy nghĩ đó của tôi có thay đổi một tí khi gặp và quen anh – lấy chồng đạo cũng chẳng sao. Tôi sẽ không theo đạo, đạo ai nấy giữ.

Anh không bao giờ bắt buộc tôi phải theo đạo nhưng anh dẫn tôi đi lễ cùng anh, chở tôi đi hành hương Đức Mẹ Tàpao. Anh còn chỉ tôi làm dấu thánh giá, kể cho tôi những mẫu chuyện về Chúa. Lần đầu tiên vào nhà thờ, tôi cảm thấy rất xa lạ, nói đúng hơn là không dám bước vào, cũng không hiểu tại sao tôi lại có cảm giác sợ. Tôi cảm thấy lạc lõng, không biết làm gì trong khi mọi người đọc kinh, cầu nguyện, chỉ muốn ra khỏi nhà thờ ngay tức khắc nhưng lại không dám.

Nhưng dần dần, tôi lại thích đi lễ cùng anh, cái cảm giác lạ lẫm, sợ hãi ban đầu biến mất. Tôi thích nghe những bài hát được xướng lên trong buổi lễ. Tôi thích nghe Cha giảng về đạo làm con, về tình yêu của Đức Giêsu Kitô, về mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Tôi thích những bài học, những lời chỉ bảo, dạy dỗ mà cha gửi gấm trong từng bài giảng…

Và giờ mặc dù không có anh, tôi vẫn đi lễ, xa lạ thay bằng cảm giác thân quen, không còn cảm thấy lạc lõng. Tôi hiệp lời cầu nguyện và cùng với mọi người hát lên những lời ca ca ngợi Thiên Chúa. Giờ tôi cũng học, cũng tìm hiểu về Đạo Công Giáo, nhưng khác là nếu như trước kia tôi học vì tôi buộc phải học, học để biết, học để thi, thì giờ đây, tôi học với một niềm tin đang lớn dần trong tôi – niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng tạo dựng trời đất, muôn loài, tin vào Đức Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa, vì yêu thương con người mà chịu đóng đinh, chết trên cây Thánh giá để chuộc tội cho thiên hạ.

Chúa ơi, chỉ sáng mai thôi, con sẽ thực sự là con của Ngài. Con hèn mọn, nhỏ bé và yếu đuối và con cũng xin thú nhận đức tin của con cũng mong manh vô cùng; xin Chúa hãy đón nhận con, yêu thương con và tha tội cho con; xin Chúa hãy mở lòng con để con đón nhận Ngài được trọn vẹn trong niềm hân hoan, xin Chúa ban cho con sức mạnh để tránh xa tội lỗi, sống theo Thánh ý của Ngài, xin Chúa hãy hãy củng cố đức tin trong con.

Đêm nay, tôi sẽ khó ngủ vì cảm giác vừa lo lắng, vừa vui mừng và ngày mai sẽ là một ngày vô cùng đặc biệt đối với tôi. 


Cô giáo Mônica

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:33

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

HƯƠNG VỊ CUỘC SỐNG

Filled under:



Posted By Đỗ Lộc Sơn17:01

Công Phúc: Con Số Không Đỏ Chói

Filled under:

Chuyện xưa kể rằng
Một linh hồn kia vừa lìa khỏi thế gian, liền bay tới trước tòa Chúa. Chàng ta bước tới TRÌNH DIỆN Đức Giê-su với một vẻ tự tin chen lẫn tự hào. Vừa gặp Ngài, anh ta đã ngẩng cao đầu kể công:
- Lạy Chúa, Chúa biết đấy. Con đã thực hiện những việc đạo đức cá nhân một cách xuất sắc: Đọc kinh tối sáng ngày thường. Sáng nào cũng đi lễ, rước lễ đầy đủ. Chúa cũng thừa biết rằng: Mỗi ngày con còn dành cả tiếng đồng hồ để đọc Kinh Thánh, và cầu nguyện nữa đấy.
Tốt lắm! Đức Giê-su mỉm cười phê một con số không đỏ chói.
- Hơi ngạc nhiên..nhưng anh vẫn hào hứng tiếp tục. Chắc Chúa cũng thừa biết con là một ca trưởng. Con đã từng o tiếng hát của ca viên thánh thót như tiếng hát thiên thần. Chúng con đã đại diện cho cả cộng đồng dân Chúa dâng lên Ngài những bài ca chúc tụng tôn vinh, ngợi khen cảm tạ,thờ phượng, mến yêu ...
Té ra bấy lâu nay nay các ngươi giành quyền đại diện cho cả cộng đồng dân Ta, hèn chi ta thấy họ đứng, ngồi, quỳ như tượng gỗ, Ta tưởng họ bị câm hết rồi chứ!!!
Đức Giê-su hơi cau mày phê một con số không đỏ chói.
- Lạy Chúa, con đã từng bỏ ra nhiều thời gian, bỏ nhà bỏ cửa. Con phải lo cho công việc nhà xứ, đi an ủi kẻ liệt, cầu nguyện cho người ốm đau. Về tới nhà đã khá khuya, vợ con đã ngủ cả rồi!! Bù lại, rất nhiều người biết ơn và khen con hết lời vì con đã mang lại cho họ nhiều hy vọng và niềm vui.
Công phúc con quả là không nhỏ, nhưng không hiểu bổn phận làm chồng, làm cha … con bỏ cho ai đây ? mặc cho vợ con vò võ mong chờ con về với mái ấm gia đình!
Đức Giê-su lắc đầu phê một con số không đỏ chói.
- Lạy Chúa, trong cộng đoàn, sau bao năm phấn đấu, con đã được anh em bầu làm huynh trưởng chóp bu.  Con đã bỏ nhà bỏ cửa, bỏ vợ bỏ con ra đi đến những nơi xa xôi Loan báo Tin Mừng cho những người nghèo khó nữa cơ.
Hay lắm! Đức Giê-su nheo mắt phê một con số không đỏ chói.
- Chúa biết không? Ngay cả các linh mục cũng phải phục con sát đất!! quá giờ cơm trưa rồi mà chúng con vẫn còn hát vang những bài ca tán tụng Chúa!!
Ta cũng phục con sát đất nữa đấy!
Và Đức Giê-su gật gù phê một con số không đỏ chói.
Chàng ta hơi có vẻ hụt hẫng và lúng túng, nhưng vẫn còn điều muốn nói.
- Lạy Chúa, Chúa còn giao cho con một cộng đoàn lên tới hàng chục ngàn người khiến con cảm thấy gánh nặng quá lớn. Con đã phải bỏ biết bao công sức và lo lắng ngày đêm khi phải quyết tâm gìn giữ truyền thống cộng đoàn. Con phải kiểm soát và giành quyền quyết địnhtừ việc lớn tới việc nhỏ kẻo có người đi sai đường lối cộng đoàn.
Ta biết công khó của ngươi; nhưng Ta mong chờ một mục tử chăm sóc đoàn chiên trong tình thương thân tình, chứ đâu cần cơ quan cảnh sát và sắc lệnh của tổng thống.
Rồi Đức Giê-su lạnh lùng phê một con số không đỏ chói.
- Lần này chàng ta bối rối ra mặt, mồ hôi vã ra như tắm!! Chàng tưởng rằng với biết bao công phúc mà mình đã lập, chắc chắn Chúa sẽ dang rộng cánh tay và trìu mến ôm ấp mình vào lòng. Không ngờ cho tới bây giờ mà mình vẫn còn nhận được một dãy con số không đỏ chói!!!
May quá anh còn nhớ mình đã thay mặt các anh em nói lời ngôn sứ trước mặt cộng đoàn hàng trăm lần. Anh ta run run ấp úng
- "Lạy Chúa, lạy Chúa, nào con đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri – nói Lời Ngôn Sứ cho anh em đó sao ?” (Mt 7:22)
Đức Giê-su nghiêm giọng
“Ta không hề biết ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta ” (Mt 7:23)
- Anh đã hoàn toàn mất tự chủ. Anh đã cố tình giữ con bài cuối cùng để cứu vãn tình thế. Lần đó, anh đã trừ được một con quỷ dữ ra khỏi một cô gái đáng thương. Mọi người thầm coi anh là thánh sống. Nhưng giờ đây đừng trước một dãy con số không đó chói. Anh không còn một chút tự tin nào nữạ anh rụt rè lí nhí”:
"Lạy Chúa, lạy Chúa, nào con đã chẳng từng nhân danh Chúa mà trừ quỷ đó sao ? "(Mt 7:22)
Một lần nữa, Đức Giê-su tỏ vẻ cương quyết
“Ta không hề biết ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta ” (Mt 7:23)
- Thế là thế nào ?? Chả lẽ suốt cuộc đời phục vụ công trình của Chúa mà lại lãnh hậu quả bi đát như thế này sao ?? Chàng ta không thể hiểu nổi!!!
Đức Giê-su đã đọc được tất cả nỗi thất vọng tràn bờ qua đôi mắt cực kỳ hoang mang của anh, Ngài hiền từ thông cảm và nhẹ giọng
Thôi, ta cho ngươi trở lại trần gian suy nghĩ lại cách sống của mình. Hẹn gặp lần sau nhé.
.....
Hơn 1 năm trời suy tư về cuộc sống của mình. anh đã từng ngày, từng tháng khám phá ra rằng:
Lúc đầu quả thực là anh dấn thân vào công trình của Chúa với mục đích rất tốt, nhưng tháng ngày trôi qua, qua với những thành công rực rỡ anh đã gặt hái được ... Anh bắt đầuchạy theo danh thơm tiếng tốt và lời khen của người đời.
Anh càng dấn thân, càng hy sinh, anh càng cảm thấy mình quan trọng. Anh đã ở trên lưng cọp. Anh không thể xuống được nữa. Cái tôi của anh càng lớn nhanh ....
Cuối cùng, Anh nhận ra rằng:
Anh đang phục vụ cho công trình của Ngài,
nhưng còn chính bản thân Ngài, anh lại loại bỏ ra đàng sau ...
Sau 2 năm nghỉ ngơi để khám phá và gặp gỡ Chúa, anh ngỏ ý trở lại cộng đoàn.
Qua cuộc tiếp xúc đầu tiên sau 2 năm vắng mặt. các huynh trưởng đều nhận ra anh đã trở thành con người mới. Họ hoan hỉ mời anh làm trưởng cộng đoàn.
Anh vui vẻ chia việc cho mọi người cùng cộng tác.
Anh quan tâm chăm sóc các huynh trưởng nhiều hơn và luôn tìm dịp khích lệ anh em tiến lên con đường Tâm linh giống như mình.
Anh tiếp tục ra Bắc vào Nam loan báo Tin Mừng … với một niềm tin rất xác tín:
Chúa cùng đồng hành với anh.
Và quan trọng nhất là mối tương quan thân mật giữa anh và Chúa ngày càng sâu đậm hơn …
Gần hai mươi năm sau ... Anh được Chúa gọi về..
Lần này, Anh không tự hào TRÌNH DIỆN Chúa,
nhưng chính là mong mỏi GẶP GỠ Chúa - diện đối diện
anh vui vẻ, nhẹ nhàng tới trước nhan Ngài.
Không một công phúc để trình, không một thành tích để khoe.
Lần này, anh chờ đợi Ngài lên tiếng trước.
Lạ quá, Đức Giê-su không nói một lời nào. Ngài chỉ đưa ra dãy số không đỏ chói ngày xưa và mỉm cười dịu dàng.
Ngưòi ta tưởng Ngài sẽ phê thêm con số một ở ngay đầu dãy số không đỏ chói.
Nhưng không, trước mắt anh, những con số không đỏ chói bỗng múa nhảy và biến thànhmột trái tim lung linh chiếu sáng.
Thì ra trái tim Chúa và trái tim anh đã nên một trong tình yêu muôn thủa, tròn đầy.
Lời bình
Trong 20 năm cuối đời anh ta đã làm gì?
Trước hết anh không còn đắm mình vào những công việc ngập đầu của cộng đoàn nữa …
Anh khát khao đi tìm Chúa …bằng mọi cách
Đọc Lời Chúa, nghe Lời Chúa, dành nhiều thời gian nghiền ngẫm, khám phá và tập sống những gì mình khám phá …
Dĩ nhiên anh cũng tận dụng những dịp ngồi hàng giờ thinh lặng bên Thánh Thể
Rồi trong Thánh lễ, anh tập để ý từng Lời Chúa qua các bài đọc..
Theo dõi cả những lời Linh mục cầu nguyện mà trước đây anh cứ để nghe tai này qua tai kia …
Sau khi rước Chúa, anh cũng tận dụng vài phút quý báu để tăng thêm tình thân mật với Chúa ..
Cứ như thế gần một năm sau, anh đã thực sự gặp gỡ Ngài …
Ứng nghiệm như Lời Kinh Thánh trong Luca 11: 9,13
“Thế nên Thầy bảo anh em : anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. 
Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao ?”
Thế là từ đó nói gì, làm gì, anh cố gắng nhắc nhở lòng mình:
Tôi làm, tôi nói trong tâm tình kết hiệp với Ngài.
Và cũng từ đó anh tiếp tục phục vụ cộng đoàn trong tâm hồn mới 
Không mong tìm công phúc
Không mong Chúa thưởng công
Mà chỉ cố tập sống kết hiệp trong Ngài với con tim yêu thương thổn thức..
Chính vì thế, trong lần trình diện cuối cùng
Anh chẳng mang theo mình một khối công phúc để khoe
Anh chẳng mang theo mình một đống công trạng để vinh vang
Anh chẳng mang theo mình một dàn huy chương thánh thiện mà người ta đã gán cho anh ấy
Đáp lại, Chúa cũng bày tỏ con tim thổn thức yêu thương của mình ra cho anh ấy.
Nói theo tựa đề: quả thực là:
CÔNG PHÚC - CON SỐ KHÔNG ĐỎ CHÓI

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:56

CHÚA LÀ TẤT CẢ MỌI SỰ

Filled under:

LỄ CHÚA BA NGÔI
Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba ngôi là chân lý đức tin, không dành cho bất kỳ một ai có thể hiểu đầy đủ và giải thích riêng lẻ.
Trong tất cả các kinh cầu, Hội Thánh đều tuyên xưng: “Ðức Chúa Cha ngự trên trời là Ðức Chúa Trời thật. Ðức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Ðức Chúa Trời thật. Ðức Chúa Thánh Thần là Ðức Chúa Trời thật. Ba Ngôi cũng là một Ðức Chúa Trời”.
Kinh Thánh không bao giờ dùng ý niệm “Ba Ngôi” nói về Thiên Chúa. Chỉ khái niệm triết học cho ta danh từ “Ba Ngôi”. Tuy nhiên, nhờ mạc khải, cách này, cách khác, Kinh Thánh cho ta bằng chứng đức tin Thiên Chúa Ba Ngôi.
- Sách Sáng thế nhắc đến “thần khí” Thiên Chúa (mà nhiều người tin là Chúa Thánh Thần) ngay khởi đầu tạo dựng: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất.Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (1:1).
Hoặc những lần khác, Thiên Chúa như tự ngỏ với chính mình bằng đại từ số nhiều: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta…” (1:26). Hoặc: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta…”(3:22). Hoặc: “Nào! Ta xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn, khiến chúng không ai hiểu ai nữa” (11:7).
- Tiên tri Isaia cũng có lần dùng đại từ số nhiều để diễn tả cuộc trò chuyện nơi chính cung lòng Thiên Chúa: “Bấy giờ tôi nghe tiếng Chúa Thượng phán: ‘Ta sẽ sai ai đây? Ai sẽ đi cho chúng ta?’” (6, 8). Tác giả cũng nói đến“Thần khí của Đức Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi” (61, 1).
Nhiều ý kiến cho rằng, khi nói “chúng ta”, Thiên Chúa cho thấy nơi chính Người là số nhiều. Dẫu chưa rõ ràng, nhưng “số nhiều” nội tại nơi Thiên Chúa, là khởi đầu của mạc khải mầu nhiệm Ba Ngôi.
- Thánh Phaolô: “Chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giêsu Kitô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu” (1Cr 8, 6).
Hoặc: “Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2Cr 13, 13).
Hoặc: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên ‘Ápba, Ba ơi!’” (Gl 4,6).
Thư Êphêsô: “Thật vậy, nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất, mà đến cùng Chúa Cha” (2,18); “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người” (4,4-6).
Còn trong thư Titô: “Thiên Chúa đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giêsu Kitô Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6).
- Đặc biệt, Tin Mừng nhiều lần nhắc đến cùng lúc cả ba Ngôi Vị: Chẳng hạn, biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa: “Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và có tiếng từ trời phán ‘Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người’” (Mt 3, 16).
Chính Chúa Giêsu nhắc đến cả Ba Ngôi trong lời dạy của Người: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19). Hoặc: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người (14, 16-17). Hoặc: “Người lại nói với các ông: ‘Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em’. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”(Ga 20, 21-22).
Mạc khải của Thánh Kinh về mầu nhiệm Ba Ngôi còn nhiều. Chúng ta lướt qua một phần của mạc khải ấy, để giúp bản thân tin vững vàng và yêu mến chính mầu nhiệm mà mình hằng tuyên xưng.
Điều cần thiết, ta phải thực hiện khi tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, là sống chính chân lý mình tuyên xưng. Sau đây là một số đề nghị, khả dĩ giúp ta có thể sống và gắn bó hơn với Thiên Chúa là Cha, và Con, và Thánh Thần.
1. Ý thức việc tuyên xưng Ba Ngôi. Không người tín hữu Công giáo sốt sắng nào mà không ghi dấu thánh giá lên thân thể và đọc kinh Sáng danh hàng ngày trong đời sống mình. Vậy, đừng bao giờ làm dấu hay đọc kinh qua loa, cho xong, cho có. Nhưng hãy làm dấu và đọc kinh thật chăm chú, cẩn trọng, sốt sắng. Hãy ghi dấu thánh giá trên thân mình, và đọc kinh sáng danh trong tâm tình cầu nguyện, yêu mến, tin tưởng cậy trông.
2. Noi gương Chúa Giêsu trong mọi hoàn cảnh để càng ngày càng đến gần Thiên Chúa hơn. Vậy chúng ta hãy:
- Thờ lạy Thiên Chúa. Đó là thái độ đầu tiên của thụ tạo khi đối diện với Đấng Tạo Thành. Ta phải thờ lạy Thiên Chúa bằng tất cả con tim, trí óc, trọng làm người.“Chính Ðức Chúa Thiên Chúa của anh em là Ðấng anh em phải kính sợ, chính Người là Ðấng anh em phải phụng thờ” (Ðnl 6,13-14). “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4, 10).
- Chúc tụng Thiên Chúa: Ý thức luôn được Chúa quan phòng, săn sóc, ta hết lòng ca ngợi Chúa. Quyền năng của Chúa là quyền năng cao cả, quyền năng thượng trí, nhưng Chúa lại dùng quyền năng ấy để bảo vệ, chở che chúng ta. Chúng ta ngoan ngoãn để Chúa dắt dìu và không ngớt ca khen, vinh chúc danh Người. Hãy theo tư tế Giacaria, cả đời vang lời chúc tụng: “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en đã viếng thăm cứu chuộc dân Người” (Lc 1, 68).
- Tạ ơn Chúa. Có nhiều Thánh vịnh Tạ ơn, giúp ta nâng tâm hồn hướng về Chúa, biết ơn Chúa, cảm tạ Chúa. “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ; muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương" (Tv 106, 1). “Thú vị thay đưọc tạ ơn Chúa, được hát mừng danh Ngài, lạy Đấng Tối Cao, được tuyên xưng tình thương Ngài giữa buổi sớm, và lòng thành tín của Ngài suốt canh khuya” (Tv 92, 2-3). “Người công chính, hãy reo hò mừng Chúa, kẻ ngay lành, nào cất tiếng ngợi khen.Tạ ơn Chúa, gieo vạn tiếng đàn cầm, kính mừng Người, gảy muôn cung đàn sắt” (Tv 33, 1-2)
Thánh Phaolô cũng dạy các tín hữu hãy tạ ơn Chúa:“Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (1Tx 5, 18).
- Xin lỗi Chúa. Biết bao lần chúng ta vô ơn đối với tình yêu cao cả của Chúa. Biết bao lần, chúng ta bất xứng. Biết bao lần, chúng ta mê lầm trong tội, chạy theo cám dỗ, bội nghĩa vong ân. Hãy làm như “người con thứ” trong dụ ngôn Người Cha nhân hậu, dứt khoát trở về cùng Chúa, thành tâm xin lỗi Chúa, quyết tâm chừa tội: “Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng được gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”  (Lc 15,18-19).
- Vâng phục thánh ý Chúa. Ta tìm ý Chúa trong kinh nghiệm sống, trong các biến cố thăng trầm của cuộc đời mình. Đó là nhìn lại những năm tháng, những biến cố trong chính cuộc đời của riêng mình đã đi qua, để thấy chương trình của Chúa mà tiếp tục tín thác và đặt mình vào bàn tay từ ái của Chúa.
Ta tìm ý Chúa qua thinh lặng và cầu nguyện. Chính trong thinh lặng và liên lỉ cầu nguyện, ta luôn đặt mình liên hệ với Chúa. Nhờ đó, ta nhận ra những tác động nội tâm mà Chúa dành cho, để sẵn sàng đón nhận và sống thánh ý Chúa.
3. Yêu thương mọi người. Yêu thương là điểm đặc biệt nơi cung lòng Ba Ngôi. Ba Ngôi yêu thương nhau làm khuôn mẫu cho tình yêu của chúng ta với nhau. Ngắm nhìn tình yêu tràn đầy nơi Thiên Chúa, thánh Gioan đòi chúng ta phải yêu nhau:“Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1Ga 4, 16b).
Hoặc: “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối: Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình”(1Ga 4, 20-21).
Cố gắng quay về mạc khải mầu nhiệm Ba Ngôi, là cố gắng, ngoài ước muốn tìm biết mầu nhiệm cực trọng này, còn là cách giúp bản thân yêu mến Lời Chúa, tin tưởng và phó thác trong bàn tay từ ái, quan phòng của Chúa hơn.
Khôn ai có thể nắm trọn vinh quang của Chúa. Bản thân từng người, hay cả cộng đoàn Hội Thánh có nỗ lực tìm kiếm vinh quang vô cùng của Chúa, chúng ta cũng không thể nói hết, viết hết, không thể ca tụng đủ lời, không thể dò dẫm cho tường tận…
Trước vinh quang vô cùng của Chúa, ta chỉ còn biết thốt lên: “Chúa là tất cả mọi sự”. Còn ta, hãy từng ngày, từng ngày một, cảm nghiệm hơn tình yêu, sự cao cả tối thượng của Chúa. Hãy để Chúa dẫn dắt từng bước qua mọi thời gian của đời sống, trong từng nhịp thở mà Chúa ban cho ta.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG  (Gx. Tân Thạnh Đông)
 http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=13832

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:40