Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong công nghị phong 14 Hồng y

Filled under:




Học hỏi Tin Mừng Chúa Nhật XIII Thường niên năm B


Năm lời khuyên của nhà hí họa Yves Guézou để cười với Chúa

  1. Phải biết tự trào
Tự trào không phải là không chấp nhận các yếu đuối của mình. Chúa Kitô xuống thế gian không phải chỉ chữa bệnh thể xác mà Ngài còn chữa các tâm hồn bị tổn thương. Nếu mình biết các vết thương của mình thì mình sẽ giữ được một khoảng cách. Khi đó mình sẽ có được tự do nội tâm và mới khoan dung cười được chính mình.
  1. Dò tìm sự hài hước của Chúa
Hài hước của Chúa vừa nhiều và vừa ý nhị. Tế nhị và có tính mô phạm, Ngài đưa chúng ta đến những nơi chúng ta không hình dung được. Ngài không đùa với chúng ta, nhưng Ngài làm chúng ta ngạc nhiên và thúc đẩy chúng ta trong các thói quen, các yếu đuối, trong hệ tư tưởng và các thành kiến của chúng ta.
  1. Nhìn mọi sự như Chúa nhìn
Hài hước là chuyện của một cái nhìn, chứ không phải là ý chí. Cũng như không thể ép ai thương ai thì cũng không thể tự buộc mình phải khiêm tốn. Phải chầu Thánh Thể và đọc hương nguyện để xin Chúa cho mình cái nhìn thương xót và nhân hậu của Chúa.
  1. Hướng về hài hước
Tập có tinh thần hài hước tích cực, vui vẻ và thuần túy. Chuyện này giúp chúng ta vượt lên các xung năng của mình và như thế mang nét thiêng liêng trong đó, cười nhân hậu khác với cười châm chọc, cười nhân hậu không tính toán, không bắt lý bắt lẽ. Và phải có nhiệt kế thiêng liêng, người ta thường hay nói, một ông thánh buồn thì thật đáng buồn. Tinh thần hài hước là cách diễn tả niềm vui chúng ta cậy vào Chúa. Trước khi trở lại, cái cười của tôi không được vui. Chúng ta phải xin Chúa Thánh Thần cho chúng ta niềm vui này.
  1. Cười và dấn thân
Trong sự tuyệt đối, chúng ta có thể cười tất cả. Nhưng tôi nghĩ, phải nhận định đúng lúc và phải tùy cử tọa nếu không muốn làm tổn thương hoặc tạo căng thẳng. Tôi sẽ không nói đùa về người hồi giáo vì như thế sẽ không được đón nhận, dù sao tôi cũng không biết nhiều về họ nên không thể nói đùa được. Khi mình nói với người mình chưa quen, mình thường đùa về bề ngoài của họ, như thế thì dễ. Tôi có thể nói đùa về tín hữu kitô vì tôi cũng là tín hữu kitô và tôi biết họ sâu đậm.
Marta An Nguyễn dịch

Posted By Đỗ Lộc Sơn23:41

SUY NIỆM HẰNG NGÀY - NGÀY 30/06/2018

Filled under:

Lời Chúa: Mt 8, 5-17
Khi Đức Giêsu vào thành Capharnaum, có một viên đại đội trưởng đến gặp Người và nài xin: “Thưa Ngài, tên đầy tớ của tôi bị tê bại nằm liệt ở nhà, đau đớn lắm.” Người nói: “Chính tôi sẽ đến chữa nó.” Viên đại đội trưởng đáp: “Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi được khỏi bệnh. Vì tôi đây, tuy dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có lính tráng dưới quyền tôi. Tôi bảo người này: ‘Đi!’, là nó đi, bảo người kia: ‘Đến!’, là nó đến, và bảo người nô lệ của tôi: ‘Làm cái này!’, là nó làm.” Nghe vậy, Đức Giêsu ngạc nhiên và nói với những kẻ theo Người rằng: “Tôi bảo thật các ông: tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế. Tôi nói cho các ông hay: Từ phương đông phương tây, nhiều người sẽ đến dự tiệc cùng các tổ phụ Apraham, Isaac và Giacop trong Nước Trời. Nhưng con cái Nước Trời thì sẽ bị quăng ra chỗ tối tăm bên ngoài, ở đó người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.” Rồi Đức Giêsu nói với viên đại đội trưởng rằng: “Ông cứ về đi! Ông tin thế nào thì được như vậy!” Và ngay giờ đó, người đầy tớ được khỏi bệnh.
Đức Giêsu đến nhà ông Phêrô, thấy bà mẹ vợ ông đang nằm liệt và lên cơn sốt. Người đụng vào tay bà, cơn sốt dứt ngay và bà chỗi dậy phục vụ Người.
Chiều đến, người ta đem nhiều kẻ bị quỷ ám tới gặp Đức Giêsu. Người nói một lời là trừ được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau, để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta.
Suy nim 1
Đức Giêsu mới chữa cho một người phong bằng một tiếp xúc gần,
nay Ngài lại chữa lành cho một người bị đau liệt ở xa.
Người được khỏi chính là đầy tớ thân tín của viên đại đội trưởng.
Con người sống gắn bó với nhau bằng những mối dây.
Viên đại đội trưởng là chủ, nhưng ông cảm được nỗi đau của anh đầy tớ:
“Đầy tớ của tôi bị liệt nằm ở nhà, đau đớn kinh khủng” (c. 6).
Người đầy tớ được khỏi là nhờ tình thương của chủ đối với anh,
chính ông đã đi gặp Đức Giêsu và xin Ngài chữa cho anh đầy tớ (c. 5).
Và chính lòng tin của ông đối với Đức Giêsu đã khiến anh được khỏi (c. 10).
Những điều tốt lành của Thiên Chúa vẫn đến với ta qua người khác.
Khi Đức Giêsu nghe lời kêu xin, thì Ngài sẵn sàng lên đường ngay (c. 7),
dù biết rằng nhà của viên đại đội trưởng là nhà dân ngoại, bị coi là ô uế.
Có thể vì sợ Ngài bị ô uế mà ông ta đã can ngăn bằng câu nói nổi tiếng:
“Tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời,
đầy tớ tôi sẽ được khỏi bệnh” (c. 8).
Ông ý thức về sự bất xứng của mình, của căn nhà mình ở.
Và ông xác tín vào sức mạnh của việc “Ngài chỉ nói một lời.”
Viên đại đội trưởng nhận mình là người có quyền.
Uy quyền của ông nằm trong lời ông ra lệnh cho cấp dưới (c. 9).
Ông tin lời của Đức Giêsu cũng có uy quyền như vậy.
Chỉ một lời ra lệnh của Ngài cũng đủ đẩy lui bệnh tật và thần dữ.
Đức Giêsu ngây ngất trước lòng tin của viên sĩ quan dân ngoại,
một lòng tin vừa mạnh mẽ, vừa khiêm tốn.
Một lòng tin như thế, Ngài chưa từng gặp nơi dân Ítraen (c. 10).
Đức Giêsu nghĩ đến ngày cánh chung, quanh bàn tiệc Nước Trời,
có bao người đến từ muôn phương, những kẻ không phải là người Do thái.
Họ làm nên một cộng đoàn mới gồm những kẻ tin vào Ngài.
Họ vui sướng được ngồi bên các tổ phụ và những người Ítraen chân chính.
Đức Giêsu cho thấy dòng lịch sử đang đi vào ngã rẽ quan trọng.
Ơn cứu độ phổ quát do Ngài đem lại được mở ra cho mọi người.
Chỉ ai cố tình chối từ Tin Mừng Nước Trời mới bị loại (c. 12).
Đức Giêsu không chỉ rao giảng Nước Trời bằng lời.
Ngài còn chứng minh Nước Trời đã đến bằng bao việc tốt lành, kỳ diệu.
Lời Ngài giảng cũng là lời chữa cho người phong, cho tên đầy tớ.
“Ngài nói một lời là trừ được các thần dữ” (c. 16).
Lời uy quyền khi giảng cũng là lời uy quyền khi chữa bệnh.
Nhưng Đức Giêsu cũng đụng chạm đến nỗi đau của con người.
Ngài đụng đến người phong, và đụng đến bàn tay mẹ vợ ông Phêrô (c. 15).
Hôm nay, Giáo Hội vẫn cần những người rao giảng như Giêsu.
Cầu nguyn:

Lạy Chúa,
xin chiếu tỏa trên con ánh sáng của Chúa
và dạy con bước đi
ngay trong đêm tối cũng như giữa ban ngày.
Xin truyền cho con sức mạnh của Người.

Ước gì những cánh tay rã rời vì thất bại của con
tìm lại được sức trẻ
để gieo trồng hàng ngàn cây xanh
cho một thế giới mới

Ước gì mồ hôi con
pha lẫn mồ hôi của Chúa trong Vườn Cây Dầu.

Ước gì máu con
hòa lẫn với Máu Chúa trên Núi Sọ
để tưới gội cho mảnh đất đã bị khô cằn
vì bất công và ích kỷ.

Chúc tụng Chúa là Cha,
đã dẫn con đi đến cùng,
đến tận Emmaus, nơi Chúa hiển dung
với tràn trề bình an và niềm vui.

ĐHY Roger Etchegaray
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
SUY NIỆM 2

Một gương mẫu đức tin gây gai chướng cho những ai tự hào mình là người “đạo gốc”. Người có đạo chối bỏ đức tin, người ngoại giáo, đức tin lại mạnh mẽ. Đó là điều làm chúng ta dễ chạm tự ái.

Tin Mừng hôm nay báo động chúng ta về mối nguy cơ của thói quen, khép kín trong lối sống đạo chỉ căn cứ vào “giữ luật”, để đối phó với nỗi sợ “phạm tội mất linh hồn”, chứ không phải vì một tình yêu hướng về Thiên Chúa như một người con hạnh phúc vì mình có cha có mẹ. 

“Tôi bảo thật các ông, Tôi không thấy một người Israen nào có đức tin như thế”. Đây vừa là một lời khen dành cho người ngoại giáo, nhưng cũng là lời xót xa Chúa trao gởi cho những người “có đạo”. Làm sao ra nông nỗi này? Chắc chắn có vấn đề trong lối sống đạo của người Công Giáo. Một lối sống bị tù hãm trong thói quen vô hồn. Một sự hiểu biết nông cạn về giáo lý, Kinh Thánh và Giáo Hội, dễ đưa chúng ta đến một lối thực hành Đạo máy móc, vô nghĩa vì thiếu vắng tình yêu.

Đức tin không phải là tổng hợp các tín điều và nghi thức mà chúng ta chấp nhận vì thói quen. Nhưng tin là sự sống. Sống niềm tin trong mọi chuyện vui buồn của kiếp người. Sống đức tin là đón nhận Ý Chúa đang thể hịên trong cuộc sống, qua những vui buồn, thành công hoặc thất bại mà lòng trí chúng ta xác tín Chúa đang ở với Chúng ta. Tin là một sự gặp gỡ sống động, luôn đổi mới chúng ta nhờ gặp được Chúa Giêsu trong từng ngày.

Một điều thực hành chúng ta cần ghi nhớ, đó là đức tin của người này đem lại những điều tốt lành cho người khác. Đức tin sống động của người cấp trên, là ân huệ bảo vệ người cấp dưới. Đức tin vững vàng, phong phú của cha mẹ, là ân huệ để Chúa chữa lành bệnh tật cho con. Biết như  thế, để chúng ta sống trách nhiệm với những người chúng ta có liên hệ. Biết như thế, để chúng ta cầu nguyện cho những người thân yêu, như người đại đội trưởng đã xin ơn cho người tôi tớ của mình.

Lạy Chúa Giêsu, thực con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con. Nhưng xin làm cho đức tin và tình yêu Chúa trong mỗi chúng con được lớn lên và mới mẻ luôn mãi. Amen.

 
GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Posted By Đỗ Lộc Sơn23:36

Suy niệm Tin Mừng CN 13 TN B - Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy

Filled under:

Suy niệm Tin Mừng CN 13 TN B - Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy


Đừng sợ, hãy cứ tin (Mc 5,21-43)

Chúa Giêsu nói với ông Trưởng Hội Đường: Đừng sợ, hãy cứ tin”.
Câu chuyện trong Tin Mừng cho chúng ta biết đôi điều về ông Trưởng Hội Đường này. Ông là Chủ Tịch Ban Quản Trị Hội Đường và là Chủ Tịch Hội Đồng Kỳ Mục và có trách nhiệm điều hành mọi công việc trong Hội Đường. Ông có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các buổi hội họp, có trách nhiệm phân phối công việc và xem xét mọi việc thực hiện cho đúng như luật định. Ông là nhân vật quan trọng trong cộng đồng, nhưng khi con gái ông ngã bệnh, ông nghĩ ngay đến Chúa Giêsu.
Ông đã quên đi các thành kiến. Trước kia có thể ông đã coi Chúa Giêsu như một người xa lạ, một người giảng tà giáo, bị các hội đường cấm cửa, một người mà bất luận người nào coi trọng chính thống giáo cũng phải xa tránh.
Ông quên đi vị thế của mình. Ông là Trưởng Hội Đường đầy quyền lực thế mà lại đến hạ mình dưới chân Đức Giêsu.
Còn một điều lạ lùng nữa là ông đã đích thân đến với Chúa Giêsu chứ không sai người nhà đi. Có lẽ sở dĩ ông ta phải đi vì không còn ai chịu đi. Người nhà ông đều tỏ ra nghi ngờ và bảo ông rằng đừng đi tìm ông Giêsu làm gì cho mất công. Theo tinh thần câu chuyện, nếu ông không đi tìm Chúa Giêsu để xin Ngài giúp đỡ, họ còn hài lòng hơn, nhưng ông đã bất chấp dư luận và thách đố cả những lời khuyên bảo của người nhà khi ông ta đến kêu cầu Chúa Giêsu.
Ông đã đến với Chúa Giêsu và Chúa Giêsu cùng đi với ông …nhưng đang khi đi đường thì có người nhà đến báo: “Con gái ông chết rồi, còn làm phiền Thầy làm chi nữa! Nhưng Chúa Giêsu bảo ông: “Đừng sợ, hãy cứ tin”…chính nhờ lòng tin mà ông đã được một điều ngoài cả sự mong ước của mình.
“Đừng sợ, hãy cứ tin”…thế là đứa bé được sống lại. Một người chết rồi mà Chúa còn cho sống lại, phương chi làm cho một người bệnh, dù bệnh nặng như người phụ nữ bị loạn huyết 12 năm thì có gì là khó đối với Chúa Giêsu.
Chúng ta trở lại diễn tiến của câu chuyện: Theo luật Do Thái, người nào mắc chứng bệnh này thì đương nhiên bị liệt vào hàng ô uế, cho nên không được vào Đền Thờ, không được tham dự các lễ nghi phụng tự, và cũng không được đụng tới ai vì hễ ai mà bị người ô uế đụng phải thì cũng trở thành người ô uế luôn.
Trong đau khổ, bà đã nảy ra một ý tưởng táo bạo là tìm cách đụng vào gấu áo Đức Giêsu. Ý định này táo bạo ở chỗ là việc đó trái lề luật, và cũng chẳng ai chịu cho bà ta đụng vào mình vì sợ bị lây nhiễm sự ô uế, vì thế mà bà ta phải làm một cách lén lút. Dù vậy Đức Giêsu vẫn biết.
Khi Đức Giêsu hỏi "Ai đã đụng đến ta?" thì bà ta sợ hãi vì thấy việc làm của mình đã bị bại lộ. Nhưng bà ta ngạc nhiên hết sức vì Đức Giêsu không hề quở trách, trái lại đã chữa bà khỏi bệnh, và còn an ủi bà "con hãy đi bình an".
Chúa chỉ cần đức tin. Đức tin của ông Trưởng Hội Đường: “Đừng sợ, hãy cứ tin”.
Chúa chỉ cần đức tin, một đức tin vững mạnh của người phụ nữ bị bệnh loạn huyết: “Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an”.

Qua thái độ của người phụ nữ bị bệnh loạn huyết và của ông Trưởng Hội Đường Giairô, ta thử nhìn lại đức tin của chúng ta xem như thế nào.
Tin khi đời sống yên ổn, thuận buồm xuôi gió thì chưa phải là một đức tin đích thực. Đức tin phải được tôi luyện trong đau khổ. Trong gian nan thử thách mà vẫn kiên trì, thì đức tin ấy mới có thể làm nên những phép lạ.
Cuộc đời của chúng ta không bao giờ hết đau khổ. Chúng ta có thể cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa ngay trong đau khổ. Sự hiện diện của Thiên Chúa không nhất thiết lấy đi đau khổ, nhưng là cho chúng ta một năng lực để chuyển hoá đau khổ như ông Francois Mauriac đã phát biểu:”Ngài đến không phải để cất đi sự đau khổ mà để hiện diện với đau khổ”. Nghĩa là Thiên Chúa đến ban đức tin cho chúng ta để chúng ta biết chịu đựng đau khổ, biết chuyển hoá đau khổ, biến nó thành phương tiện để đạt tới ơn cứu độ. Bằng không thì chúng ta chịu đau khổ một cách vô ích và những đau khổ trở nên vô nghĩa.
Những ai không có đức tin thì gặp nhiều bất lợi trước đau khổ. Họ chịu đựng đau khổ gấp ba lần: họ phải chịu đựng bệnh tật, họ phải chịu đựng sự vô nghĩa của bệnh tật và phải chịu đựng đau khổ vì cuộc sống của họ bị ngưng trệ. Trái lại, đối với những người có đức tin thì đau khổ lại là một cơ hội để đức tin lớn mạnh và trưởng thành hơn.
Trường hợp của người phụ nữ bị loạn huyết và của ông Trưởng Hội Đường, cả hai hầu như bị dồn vào đường cùng, nhưng đường cùng có thể làm chúng ta tuyệt vọng nhưng đường cùng cũng có thể là một cơ hội làm cho đức tin của chúng ta nên mạnh mẽ như trong bài Tin Mừng hôm nay:
Chúa chỉ cần đức tin, đức tin của ông Trưởng Hội Đường: “Đừng sợ, hãy cứ tin”.
Chúa chỉ cần đức tin, một đức tin vững mạnh của người phụ nữ bị bệnh loạn huyết: “Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an”. Amen



Posted By Đỗ Lộc Sơn23:16

Phút suy niệm ngày 30/6/2018

Filled under:


Phút suy niệm ngày 30/6/2018
“Thưa Ngài, tôi chẳng đáng Ngài vào nhà tôi, nhưng xin Ngài chỉ nói một lời là đầy tớ tôi khỏi bệnh.” (Mt 8,8).
Thái độ của viên sĩ quan tự nhận mình không xứng đáng và nài xin Chúa với một lòng tin mạnh mẽ. Mọi người vốn dĩ không xứng đáng, nhưng được trở nên xứng đáng nhờ tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế.
Chúng con đang đau đớn vì tội lỗi, hết lòng tin vào quyền năng của Chúa, mà thưa với Chúa rằng: Chúng con chẳng đáng được Chúa ngự vào nhà chúng con, nhưng xin Chúa chỉ nói một lời là chúng con được lành mạnh.
Lạy Chúa. Như người sĩ quan năm xưa đã hết lòng tin tưởng nơi Chúa, Xin cho chúng con biết đến với Chúa trong niềm tin tưởng, xác tín và khiêm tốn khi chúng con dâng lời cầu nguyện.
Amen.


Thánh Phêrô và Phaolô
(c. 64?)
Thánh Phêrô: Thánh sử Máccô chấm dứt phần thứ nhất của Phúc Âm với một tuyệt đỉnh thắng lợi. Sau khi ghi lại nhiều sự hồ nghi, hiểu lầm và chống đối Ðức Giêsu, giờ đây Phêrô tuyên xưng đức tin: "Thầy là Ðấng Thiên Sai" (Máccô 8:29b). Ðó là một trong những giây phút huy hoàng của cuộc đời Thánh Phêrô, kể từ ngày ngài được kêu gọi ở Biển Galilê để trở thành kẻ lưới người.
Tân Ước rõ ràng cho thấy Phêrô là vị lãnh đạo các tông đồ, được Ðức Giêsu chọn với một tương giao đặc biệt. Cùng với Giacôbê và Gioan, Phêrô được đặc ân chứng kiến sự Biến Hình, sự sống lại của một đứa trẻ đã chết và sự thống khổ trong vườn Cây Dầu. Bà mẹ vợ của Phêrô bị Ðức Giêsu quở trách. Ngài được sai đi với Gioan để chuẩn bị cho lễ Vượt Qua trước khi Ðức Giêsu từ trần. Tên của ngài luôn luôn đứng đầu các vị tông đồ.
Và Phêrô là người duy nhất được Ðức Giêsu nói, "Này Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Bởi thế, Thầy bảo với anh: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy,và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời. Anh cầm buộc gì dưới đất, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; anh tháo cởi điều gì dưới đất, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" (Mátthêu 16:17b-19).
Nhưng các chi tiết xác thực của Phúc Âm cho thấy các thánh sử không xu nịnh Phêrô. Hiển nhiên ngài là một người không biết giao tế. Và đó là sự an ủi lớn lao cho chúng ta khi thấy Phêrô cũng có những yếu đuối con người, ngay cả trước mặt Ðức Giêsu.
Phêrô đã độ lượng hy sinh mọi sự, tuy nhiên ngài vẫn có thể hỏi một câu thật nông cạn như trẻ con, "Chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy, vậy chúng con sẽ được gì?" (x. Mt 19:27). Ngài phải chịu sự tức giận vô cùng của Ðức Kitô khi chống đối ý tưởng của một Ðấng Thiên Sai đau khổ: "Satan, hãy lui ra sau Ta! Anh cản lối Ta. Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người" (Mt. 16:23b).
Phêrô sẵn sàng chấp nhận lý thuyết về sự tha thứ của Ðức Giêsu, nhưng dường như chỉ trong giới hạn bảy lần. Ngài đi trên mặt nước khi vững tin, nhưng bị chìm khi hồ nghi. Ngài không để Ðức Giêsu rửa chân cho mình, nhưng lại muốn toàn thân được sạch. Ngài thề không khi nào chối Chúa trong bữa Tiệc Ly, và sau đó lại thề với người tớ gái là ngài không biết người ấy. Ngài trung thành chống lại sự bắt giữ Ðức Giêsu bằng cách chém đứt tai tên Man-khô, nhưng sau cùng ngài lẩn trốn với các tông đồ khác. Trong sự phiền muộn vô cùng, Ðức Giêsu đã nhìn đến ngài và tha thứ cho ngài, và Phêrô đi ra ngoài khóc lóc thảm thiết.
Thánh Phaolô: Nếu giả như có nhà truyền giáo Hoa Kỳ kêu gọi phải chấp nhận chủ nghĩa Mác-xít chứ đừng tôn trọng Hiến Pháp, thì phản ứng tức giận sẽ giúp chúng ta hiểu cuộc đời Thánh Phaolô hơn khi ngài bắt đầu rao giảng là chỉ có Ðức Kitô mới cứu chuộc được chúng ta. Ngài từng là người Pharixiêu hơn ai hết, trung thành với luật Môisen hơn ai hết. Nhưng bây giờ bỗng dưng ngài xuất hiện trước các người Do Thái như một người lạc giáo của Dân Ngoại, một kẻ phản bội và chối đạo.
http://thanhlinh.net/sites/default/files/Images/StPaul.jpg
Tâm điểm đức tin của Phaolô thật đơn giản và tuyệt đối: chỉ Thiên Chúa mới có thể cứu chuộc nhân loại. Không một nỗ lực nào của con người -- ngay cả việc tuân giữ lề luật cặn kẽ nhất -- có thể tạo nên công trạng để chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa như của lễ đền tội và đền đáp các ơn sủng. Ðể được cứu chuộc khỏi tội lỗi, khỏi sự dữ và cái chết, nhân loại phải triệt để mở lòng cho quyền năng cứu độ của Ðức Giêsu Kitô.
Phaolô không bao giờ mất sự yêu quý dòng dõi Do Thái của ngài, mặc dù ngài tranh luận nhiều với họ về sự vô dụng của Luật mà không có Ðức Kitô. Ngài nhắc nhở cho Dân Ngoại biết rằng họ được tháp nhập vào tổ tiên của người Do Thái, là những người được Chúa chọn, là con cái của lời đã hứa.
Vào ngày 29-6, chúng ta tưởng nhớ sự tử đạo của hai vị tông đồ. Ngày tháng này có từ năm 258, dưới thời bách hại của Valerian, khi các tín hữu tìm cách lấy xác của hai ngài để khỏi rơi vào tay các kẻ bách hại.
Kinh Thánh không ghi lại cái chết của Thánh Phêrô và Phaolô, hoặc bất cứ vị Tông Ðồ nào, ngoại trừ Thánh Giacôbê con ông Giêbêđê (TVCÐ 12:2), nhưng qua các bài đọc và truyền thuyết có từ thời Giáo Hội tiên khởi, các ngài đã tử đạo ở Rôma dưới thời Hoàng Ðế Nêrô, và được chôn cất ở đây. Là một công dân Rôma, có lẽ Thánh Phaolô bị chặt đầu. Còn Thánh Phêrô, được biết ngài bị treo ngược đầu trên thập giá.

Posted By Đỗ Lộc Sơn23:11

SUY NIỆM HẰNG NGÀY LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ Ngày 29-6-2018

Filled under:

Lời ChúaMt 16, 13-19
Khi Ðức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêdarê Philípphê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?” Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”. Ðức Giêsu lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ðức Giêsu nói với ông: “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Ðấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Ðá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Suy nim 1
Trong ngày lễ kính thánh Phêrô và thánh Phaolô,
chúng ta được mời gọi chiêm ngắm hai khuôn mặt,
rất khác nhau mà cũng rất giống nhau.
Phêrô, một người đánh cá ít học, đã lập gia đình.
Ông theo Thầy Giêsu ngay từ buổi đầu sứ vụ.
Còn Phaolô là người có nhiều điều để tự hào,
về gia thế, về học thức, về đời sống đạo hạnh.
Ông chưa hề gặp mặt Ðức Giêsu khi Ngài còn sống.
Nhưng hai ông có nhiều nét tương đồng.
Cả hai đều được Ðức Giêsu gọi.
Phêrô được gọi khi ông đang thả lưới bắt cá nuôi vợ con.
Phaolô được gọi khi ông hung hăng tiến vào Ðamát.
Cả hai đã từ bỏ tất cả để theo Ngài.
Tất cả của Phêrô là gia đình và nghề nghiệp.
Tất cả của Phaolô là những gì ông cậy dựa vênh vang.
Bỏ tất cả là chấp nhận bấp bênh, tay trắng.
Cả hai đều đã từng có lần vấp ngã.
Vấp ngã bất ngờ sau khi theo Thầy như Phêrô,
trong một phút giây quá tự tin vào sức mình.
Ngã ngựa bất ngờ và trở nên mù lòa như Phaolô,
trong lúc tưởng mình sáng mắt và đi đúng hướng.
Vấp ngã nào cũng đau và in một dấu không phai.
Vấp ngã bẻ lái đưa con người đi vào hướng mới.
Phêrô và Phaolô đều yêu Ðức Giêsu cách nồng nhiệt,
vì họ cảm nhận sâu xa mình được Ngài yêu.
“Này anh Simon, anh có mến Thầy không?
Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21,16)
Cả Phaolô cũng yêu Ðấng ông chưa hề chung sống,
vì Ngài là “Con Thiên Chúa,
Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” (Gl 2, 20)
Phaolô đã không ngần ngại khẳng định:
Không gì có thể tách được chúng ta
ra khỏi Tình Yêu của Ðức Kitô (x. Rm 8, 35.39)
Tình yêu Ðức Kitô là linh hồn của đời truyền giáo,
vì nói cho cùng truyền giáo chính là
giúp người khác nhận ra và yêu mến
Ðấng đã yêu tôi và yêu cả nhân loại.
Cả hai vị tông đồ đều hăng say rao giảng,
bất chấp muôn vàn nguy hiểm khổ đau.
Phêrô đã từng chịu đòn vọt ngục tù (x. Cv 5,40)
Còn nỗi đau của Phaolô thì không sao kể xiết (x. 2C 11, 23-28).
“Tôi mang trên mình tôi những thương tích của Ðức Giêsu” (Gl 6, 1-7)
Cả hai vị đã chết như Thầy.
Phêrô bị dẫn đến nơi ông chẳng muốn (x. Ga 21, 18).
Phaolô đã chiến đấu anh dũng cho đến cùng,
và đã đổ máu ra làm lễ tế (x. 2Tm 4, 6).
Hội Thánh hôm nay vẫn cần những Phêrô và Phaolô mới,
dám bỏ, dám theo và dám yêu
dám sống và dám chết cho Ðức Kitô và Tin Mừng.
Hội Thánh vẫn cần những chiếc cột và những tảng đá.
Cầu nguyn:
Lạy Chúa,
chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon,
một người đánh cá ít học và đã lập gia đình,
để làm vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Chúa xây dựng Giáo Hội
trên một tảng đá mong manh,
để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.
Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con
theo Chúa, sống cho Chúa,
đặt Chúa lên trên mọi sự :
gia đình, sự nghiệp, người yêu.
Chúng con chẳng thể nào từ chối
viện cớ mình kém đức kém tài.
Chúa đưa chúng con đi xa hơn,
đến những nơi bất ngờ,
vì Chúa cần chúng con ở đó.
Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon,
bỏ mái nhà êm ấm để lên đường,
hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
SUY NIỆM 2

Hôm nay, Giáo Hội mừng trọng thể hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, hai cột trụ của Giáo Hội. Hai ngài là nên tảng nâng đỡ đức tin của mọi tín hữu, vì hai ngài đã xác tín và phó thác trọn vẹn đời mình cho Chúa, và đổ máu đào minh chứng về Chúa.

Để có được một đức tin dám sống và chết vì Chúa, chính hai vị Tông đồ này cũng đã trải qua bao thử thách, gian truân. Cả hai cũng đã từng chối Chúa, từng bách hại Chúa. Nghĩa là đã có lúc Chúa không là gì trong đời sống của các ngài. Nhưng điều quan trọng cuối cùng là các ngài đã dùng chính cái chết của mình để thưa với Chúa “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống”. Các ngài đã sống trọn tâm tình “Chúa là tất cả đời con, Chúa là Đấng quan trọng nhất trong đời con”.

Giáo Hội được ơn Chúa gìn giữ để “Quyền lực tử thần không thắng nổi”. Nhưng không vì thế mà mỗi người cứ an tâm, vì “tử thần” không làm gì nổi mình. Muốn quyền lực tử thần không làm gì được chúng ta, mỗi người chúng ta cần trả lời câu Chúa Giêsu hỏi chúng ta: “Lúc này đây, với con,Thầy là ai”.

Đây không phải là câu trả lời theo sách giáo lý hay Kinh Thánh mà chúng ta thuộc lòng. Nhưng từng phút, từng việc, Chúa là ai đối với tôi? Nếu lúc nào chúng ta cũng có thể trả lời với tất cả xác tín: Chúa là Đấng con tôn thờ trong công việc, trong lời nói và trong việc làm này, lúc đó, chắc chắn “Quyền lực tử thần không thắng nổi” ta. Nhưng nếu chúng ta chỉ tuyên xưng ngoài môi miệng, còn lòng trí thì xa Chúa, “tử thần” sẽ thống trị chúng ta.

“Thầy trao cho con chia khóa Nước Trời”. Uy quyền và sức mạnh của Chúa trao cho hai vị Tông đồ cả, giúp các ngài mở và đóng được cửa Trời. Hôm nay, mỗi người chúng ta cũng  được Chúa trao cho quyền lực này, khi Chúa trao cho chúng ta sức mạnh của Lời Chúa, của Thánh Thể. Mỗi ngày, chúng ta có sử dụng quyền lực của Chúa để chiến thắng quyền lực tử thần không? 

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa đã cho Giáo Hội có Hai Vị Tông đồ Cả, để dạy dỗ và dám sống chết cho Giáo Hội. Xin cho chúng con biết vâng phục Mẹ Hội Thánh, để chúng con luôn được bảo vệ trong chân lý và quyền năng Chúa. Amen.

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Posted By Đỗ Lộc Sơn00:50