Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Kinh Thánh bằng hình: Chúa nhật 4 TN - C

Filled under:


Người nói với họ: "Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! " Người nói tiếp: "Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:17

SUY NIỆM TIN MỪNG - NGÀY 26-1-2017

Filled under:

I. LỜI CHÚA: Mc 4, 21-25
21 Người nói với các ông: “Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường? Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao?”
22 “Vì chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng”.
23 “Ai có tai nghe thì nghe!” 24 Người nói với các ông: “Hãy để ý tới điều anh em nghe. Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em, và còn cho anh em hơn nữa.25 Vì ai đã có, thì được cho thêm; còn ai không có, thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy mất.”
(Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch CGKPV)
II. SUY NIỆM
1. Chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày”
Sau dụ ngôn Người Gieo Giống (c. 1-20), mà chúng ta nghe trong Thánh Lễ hôm qua, Đức Giê-su tiếp tục kể dụ ngôn cái đèn :
Chẳng lẽ mang đèn tới để đặt dưới cái thùng
hay dưới gầm giường?
Nào chẳng phải là để đặt trên đế sao? 
(c. 21)
và Người kết luận:
Chẳng có gì che giấu mà không phải là để được tỏ bày, chẳng có gì bí ẩn mà không phải là để đưa ra ánh sáng. (c. 22)
Chúng ta thường hay hiểu câu nói này của Đức Giê-su theo nghĩa luân lý; theo đó, một ngày kia, vào lúc phán xét, mọi hành động, lời nói và tư tưởng của chúng ta, vốn đa phần vẫn còn được che dấu, tất cả sẽ được đem ra ánh sáng, được phơi bày trước mặt Thiên Chúa và loài người; nếu là như thế, thì sẽ thật là xấu hổ.
Vì thế, lời này của Đức Giê-su làm cho chúng ta lo sợ, hơn là mang lại bình an, tin tưởng và hi vọng. Bởi lẽ, tội lỗi đủ loại của chúng ta vừa nhiều và vừa thầm kín, một ngày kia sẽ bị đưa ra ánh sáng, được công bố cho mọi người đều biết. Tuy nhiên, hiểu lời nói này của Chúa như thế, là không phù hợp với những gì Ngài nói trước đó và sau đó.
2. Cây đèn và Lời Chúa
Trước đó, trong bài Tin Mừng hôm qua, Đức Giêsu kể dụ ngôn Người Gieo Giống để mặc khải “những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa” (x. Mt 13, 35; Tv 78, 2). Tiếp đến, trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su dùng hình ảnh cây đèn được thắp sáng, phải được để ở trên giá, được đặt hay treo ở trên cao để mọi người xem thấy và soi sáng cho cả nhà. Thế mà, ánh sáng là hình ảnh của Lời Chúa: Ngôi Lời là ánh sáng, thánh Gioan nói như thế (x. Ga 1, 4-5).
Về hình ảnh « cây đèn », bản dịch tiếng Việt của chúng ta diễn tả như sau: « Chẳng lẽ mang đèn tới… ». Tuy nhiên, trong tiếng Hi-lạp, « đèn » là chủ từ: « Chẳng lẽ đèn đến để cho mình được đặt dưới cái thùng hay dưới gầm giường ? »[1]. « Đèn » phải là chủ từ, bởi vì đó là hình ảnh nói về Đức Ki-tô, Ngài là nguồn ánh sáng ban sự sống, đã đến với chúng ta.
Và ngay sau khi kể dụ ngôn cái đèn, Đức Giê-su nói: « Hãy để ý tới điều anh em nghe », nghĩa là đến cách thức chúng ta lắng nghe Lời của Đức Giê-su, vốn là Lời mặc khải cho chúng ta những điều kín ẩn về Thiên Chúa, như dụ ngôn Người Gieo Giống trong bài Tin Mừng của ngày hôm qua.
Do đó, điều bí ẩn, điều được ẩn dấu (chứ không phải là điều bị che dấu) chính là những mầu nhiệm kín ẩn của Thiên Chúa, sẽ tất yếu được hiển hiện, được biết và được bừng sáng (thay vì bị đưa ra ánh sáng). Và những mầu nhiệm này ngay bây giờ đã và đang được bày tỏ cho chúng ta nơi Lời của Đức Giê-su và nơi ngôi vị của Người rồi. Thực vậy, thánh Phao-lô nói :
Thiên Chúa đã ban cho tôi ân sủng này là loan báo cho các dân ngoại Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô, và soi sáng cho mọi người được thấy đâu là mầu nhiệm Thiên Chúa đã an bài. Mầu nhiệm này đã được giữ kín từ muôn thuở nơi Thiên Chúa là Đấng tạo thành vạn vật. (Ep 3, 9 ; và Rm 16, 25 ; Col 1, 25-27).
 3. « Mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thủa »
Như thế, mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thủa nơi Thiên Chúa, nhưng nay được hiển hiện, được đưa ra ánh sáng, được bày tỏ, được công bố và loan báo, chính là « Tin Mừng về sự phong phú khôn lường của Đức Ki-tô ». Thực vậy, nơi Đức Ki-tô, khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa được bày tỏ cho chúng ta trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, và nơi Ngài, không có gì tách chúng ta ra khỏi Tình Yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.
Vậy, theo lời mời gọi của Đức Giê-su, chúng ta hãy để ý tới cách thức chúng ta nghe Lời của Người, như chính Người lập đi lập lại : « Ai có tai nghe thì nghe » (Mc 4, 9 và 23), và cách thức chúng ta đón nhận chính Người nơi bí tích Thánh Thể, để cho Lời của Ngài và chính ngôi vị của Ngài được gieo vào lòng chúng ta như gieo vào đất tốt, lớn lên và sinh hoa kết quả dồi dào, vì như lời Ngài nói : « Ai đã có, thì sẽ được cho thêm ».
*  *  *
Hơn nữa, Đức Giê-su còn mời gọi chúng ta trở thành ánh sáng, thành muối, thành men, như chính Ngài (x. Mt 5, 13-16). Hay đúng hơn, chúng ta để cho ánh sáng của Ngài tỏ hiện nơi con người chúng ta ; nhất là lòng thương xót tỏ hiện và chói người nơi con người giới hạn và tội lỗi của chúng ta, như thánh nữ Tê-rê-xa nói :
Vậy thì quả thực, Lạy Chúa, ở nơi ai
Lòng Thương Xót của Chúa
có thể chói ngời hơn ở nơi con? »[2]
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc

SUY NIỆM 2
"Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng?”. Với những lời chất vấn này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy luôn sống tử tế tốt lành với nhau, như đèn thắp sáng soi dọi đêm tối. 

Gần đây, vào mỗi tối thứ Sáu hằng tuần, kênh truyền hình HVT7 phát chương trình “Tỏa sáng giữa đời thường”. Nội dung chính của chương trình này là đề cao những tấm gương sáng của biết bao con người không mệt mỏi, âm thầm làm đẹp xã hội bằng những việc làm nhân ái. Những nét cuộc sống ấy thật đáng trân trọng và mong được nhân đôi luôn mãi trong cuộc sống hôm nay. Đó cũng chính là điều Chúa Giêsu mong muốn các Kitô hữu chúng ta làm trong cuộc sống này để tỏa sáng tình thương của Chúa cho thế giới hôm nay.

Đó cũng là điều mà chúng ta được nhìn thấy trong cuộc đời của cha thánh Gioan Bossco mà Giáo Hội mừng kính hôm nay. Gioan Bosco sinh tại Castelnuovo thành Asti ngày 16 tháng 8 năm 1815, trong một gia đình nhà quê. Cha là Phanxicô Bosco, qua đời khi Gioan chỉ mới 2 tuổi. Mẹ là Magarita Ochiena, đã một mình nuôi dưỡng Antôn, Giuse và Gioan.Với đức tin vững mạnh cùng sự tử tế kiên gan, một nhà giáo dục khôn ngoan đã biến gia đình trở thành một Giáo Hội tại gia.

Ngay từ thời bé, Gioan đã bắt đầu cảm thấy một ước muốn trở thành linh mục. Cậu kể lại giấc mơ 9 tuổi vốn khai mở sứ mệnh của mình. Một người đàn bà sáng láng tựa mặt trời đã nói với cậu: “Con hãy trở nên khiêm nhường, mạnh mẽ và ngay thật" và “điều gì con thấy đã xảy ra cho những vật trước là sói nay thành cừu này thì con hãy làm như vậy cho các con của Ta. Ta sẽ là bà giáo của con. Con sẽ hiểu tất cả khi tới giờ”.  

Tháng 6 năm 1841, Gioan Bosco được chịu chức linh mục. Cha Gioan Bosco đã trở thành nơi náu thân cho những đứa trẻ không nhà cửa. Ngài dạy chúng làm việc và yêu mến Thiên Chúa. Ngài cùng ca hát, vui chơi và cầu nguyện cùng với chúng. Do đó, ngài phát triển phương pháp giáo dục nổi tiếng của mình: phương pháp Giáo dục Dự phòng. Chính phương pháp giáo dục này đã giúp ngài hoán cải và biến đổi bao thanh niên hư hoảng thành những con người hữu ích cho xã hội, gia đình.

Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con gương sáng của thánh Gioan Bosco, không ngừng trở nên đèn sáng đức tin cho những người trẻ. Xin cho chúng con biết theo gương sáng của thánh nhân để luôn sống tốt cho gia đình cho Giáo Hội. Amen. 

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:58

Tầm quan trọng chuyến viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng tại Abu Dhabi.

Filled under:

Tầm quan trọng chuyến viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng tại Abu Dhabi.

G. Trần Ðức Anh OP
Vasai (Vat. 30-01-2019) - Ðức Tổng Giám Mục Felix Machado, Chủ tịch Văn phòng đại kết và liên tôn của Liên Hội Ðồng Giám Mục Á châu, đề cao tầm quan trọng chuyến viếng thăm của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Abu Dhabi từ ngày 3 đến 5 tháng 2 năm 2019 để tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn quốc tế về "tình huynh đệ nhân loại".
Ðức Cha Felix Machado, 70 tuổi (1948), người Ấn độ, cũng là Tổng Giám Mục giáo phận Vasai, nguyên là Phó Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục giáo phận Nashik năm 2008 và năm sau chuyển về giáo phận Vasai.
Trả lời cho những người phê bình cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng
Tuyên bố với hãng tin Asia News, truyền đi hôm 29 tháng 1 năm 2019, Ðức Tổng Giám Mục Machado nói: "Cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng Phanxicô tại Liên minh các tiểu vương quốc Arập (Emirati, UAE) rất quan trọng. Có một số người lên tiếng phê bình cuộc viếng thăm này và nói thật là mất thời giờ khi cố gắng viếng thăm một nơi tại đó chẳng có các tín hữu Công Giáo bản xứ. Nhưng Giáo Hội không phải chỉ đến nơi có những tín hữu Công Giáo sinh sống. Chúng ta phải đi đến những nơi không có người Công Giáo, để thám hiểm xem có những khả thể cho tương lai hay không.
Sự đầu tư quí giá của Ðức Giáo Hoàng vào tương lai
"Ðức Thánh Cha đang đầu tư vào một tương lai quí giá và ngài phải được ca ngợi vì việc làm này. Ðây cũng là một điều liên quan đến vai trò lãnh đạo đại đồng của ngài. Gần đây Ðức Giáo Hoàng đã mang lại nhiều uy tín cho vai trò Giáo Hoàng, và bước tiến này phải được duy trì và cần kiến tạo một căn nhà vững chắc về sự tín nhiệm và quí chuộng. Ðó là điều Ðức Giáo Hoàng Phanxicô đang làm và tất cả các tín hữu Công Giáo chúng ta, cũng như những người thiện chí phải hỗ trợ ngài. Ðức Giáo Hoàng là một trong những người quả quyết rằng Giáo Hội không phải coi mình là trung tâm, không tập trung vào mình, nhưng phải nhìn ra ngoài chính mình. Và đó là điều Ðức Giáo Hoàng đang làm ."
Hội nghị các vị lãnh đạo Công Giáo
Ðức Tổng Giám Mục cho biết ngài sẽ tham dự hội nghị liên tôn quốc tế tại Abu Dhabi trong tư cách là Giám Mục Công Giáo, cùng với các vị lãnh đạo các tôn giáo khác, đặc biệt là các vị lãnh đạo Hồi giáo. Cuộc viếng thăm này do Hội đồng các kỳ lão Hồi giáo tổ chức: họ muốn các vị lãnh đạo tất cả các tôn giáo cùng ngồi xuống và suy tư về cách thức xây dựng hòa bình giữa các tôn giáo và suy tư về nền hòa bình trên toàn thế giới. Sáng kiến này đến từ những người Hồi giáo Sunnit, với vị lãnh tụ là Ðại Iman của Ðền thờ Hồi giáo Al-Azhar ở Cairo, thủ đô Ai cập. (Asia News 29-1-2019)


Ðức Thánh Cha sẽ gặp 600 vị lãnh đạo các tôn giáo tại Abu Dhabi.
G. Trần Ðức Anh OP
Vatican (Vat. 30-01-2019) - Ðức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp 600 vị lãnh đạo các tôn giáo: Hồi giáo, Kitô và Do thái giáo từ nhiều nơi, đến tham dự hội nghị quốc tế liên tôn tại Abu Dhabi ngày 4 tháng 2 năm 2019.
Hội nghị thăng tiến đối thoại liên tôn và cộng tác
Theo báo chí địa phương, xuất bản tại Abu Dhabi, thủ đô Liên minh các tiểu vương quốc Hồi giáo, các vị lãnh đạo tôn giáo nói trên sẽ thảo luận về cách thức cải tiến can quan hệ liên tôn và thăng tiến đối thoại. Trưởng ban tổ chức Hội nghị liên tôn này là Sheik Ahmed Al-Tayeb, Viện trưởng Ðại học Hồi giáo Al-Azhar ở thủ đô Ai Cập. Ðại học này là thẩm quyền đạo lý cao nhất của Hồi giáo Sunnit.
Tại hội nghị có những cuộc thảo luận về các nguyên tắc của các tôn giáo, những điểm chung, cũng như những thách đố và cơ may.
Cuộc viếng thăm của Ðức Giáo Hoàng phản ánh tinh thần bao dung của Emirati
Mặt khác, Ông Mansour Al-Mansouri, Tổng giám đốc Hội đồng truyền thông của Liên minh các tiểu vương quốc Arập, gọi tắt là Emirati (UAE), cho biết cuộc viếng thăm lịch sử của Ðức Giáo Hoàng tại nước này từ ngày 3 đến 5 tháng 2 năm 2019, phản ánh tinh thần bao dung tại Emirati. Những người dân tại nước này có 76 thánh đường và đền thờ thuộc các tín ngưỡng khác nhau.
Thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo
Ngày 5 tháng 2 năm 2019, Ðức Giáo Hoàng sẽ cử hành thánh lễ cho khoảng từ 120 đến 135 ngàn tín hữu Công Giáo từ Abu Dhabi và các miền khác trong Emirati. Ða số các tín hữu thuộc địa phận đại diện Tông Tòa nam Arabia, nhưng cũng có đại diện từ cc miền khác. Với con số trên đây, chỉ có 10% các tín hữu Công Giáo ở Nam Arabia được vé tham dự thánh lễ với Ðức Thánh Cha. (Tổng hợp 29-1-2019)

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:49

Phút suy niệm ngày 31/1/2019

Filled under:

Phút suy niệm ngày 31/1/2019
"Có ai đem đèn sáng đặt trong thùng hay dưới gầm giường chăng? Chẳng phải là để đặt trên giá đèn sao"? ( Mc 4, 21-25).
Hình ảnh chiếc đèn cháy sáng chỉ là hình ảnh Tin Mừng mà Đức Giêsu muốn nói tới. Quả vậy Tin Mừng phải được tỏa sáng dẫn đường cho muôn người tìm về với chân lý.
Tin Mừng là ánh sáng, đã là ánh sáng phải được đưa lên cao, được đốt cháy và phải chịu nóng bỏng, chịu hao mòn...Để đón nhận ánh sáng từ Thiên Chúa, chúng con sẵn sàng chịu đau đớn do hao mòn, chịu sóng gió vồ dập nhưng quyết không để dập tắt.
Lạy Chúa, Chúa là ánh sáng thật, vì tham lam chúng con vẫn chưa tin, chưa tiếp nhận ánh sáng của ấy. Xin mở cặp mắt đui mù, mở đôi tai bướng bỉnh và mở tấm lòng chai cứng của chúng con ra, để chúng con biết nhìn, biết nghe, biết khát khao đón nhận ánh sáng đích thực của Chúa. Amen.



Kỳ Quan Của Thế Kỷ 19

Ngày 31 tháng 1, cách đây đúng một thế kỷ, thế giới mất đi một người mà ông Rattazzi, thủ tướng nước Italia, thời bấy giờ nổi tiếng là người chống báng Giáo Hội, đã phải thốt lên: "Ngài là kỳ quan vĩ đại nhất của thế kỷ thứ 19. Cả nước Pháp đã suy tôn Ngài như một vị Thánh Vinh sơn đệ Phaolô của thế kỷ". Con người đó chính là Thánh Don Boscọ 
Thánh nhân chào đời năm 1815 tại miền Piemonte, thuộc mạn bắc nước Italiạ Mẹ Ngài là bà Magarita mong ước cho Ngài được làm linh mục. Nhưng bà đã dặn dò con mình: "Mẹ đã sinh ra trong nghèo khó, mẹ đã sống trong nghèo khó, mẹ cũng muốn chết trong nghèo khó. Nếu con muốn làm linh mục để giàu có, mẹ sẽ không bao giờ bén mảng đến với con". 
Don Bosco đã thực hiện lời khuyên của mẹ. Không những Ngài đã sống nghèo, nhưng chỉ sống với người nghèo, nhất là trẻ em nghèọ Ngài đã đi khắp hang cùng ngõ hẻm, thu nhặt những trẻ em lang thang đầu đường xó chợ. 
Nếu mãi đến năm 1848, Karl Marx mới đưa ra tuyên ngôn kêu gọi giới công nhân đứng lên, đoàn kết đấu tranh cho quyền lợi của họ, thì trước đó, Don Bosco cũng đã tranh đấu cho giới công nhân rồị 
Thời của Thánh nhân, kỹ nghệ mới phát triển, nhiều vấn đề xã hội được đặt rạ Thánh nhân chủ trương không chỉ mang lại cho giới trẻ một nền giáo dục về mặt tinh thần hay tu đức, mà còn giúp cho giới trẻ một nghề nghiệp trong tay. Thánh Don Bosco đã được xem như là cha đẻ của những trường huấn nghệ ngày nay. 
Phương pháp sư phạm được Thánh nhân đề ra nhắm đến sự đề phòng hơn là trừng phạt. Thay vì chữa trị những sai trái, tốt hơn là đề phòng để những sai trái không xảy rạ Trong tất cả mọi sự, tình thương và sự dịu dàng là cơ sở cho tất cả mọi cư xử của Thánh Don Bosco. 
Hiền lành và vui vẻ là hai nhân đức trội vượt trong sự thánh thiện của Thánh Don Boscọ Với sự hiền lành đầy cảm thông, Thánh nhân nhìn mọi người bằng chính cái nhìn của Chúa Giêsụ Cái nhìn đó muốn nói với tội nhân hay bất cứ một tâm hồn xấu xa nào rằng: "Bạn có một giá trị cao cả. Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương bạn. Bạn đừng ngã lòng". 
Ði đôi với sự hiền lành chính là vui vẻ. Châm ngôn của Thánh Don Bosco chính là: Phụng sự Chúa trong vui tươị Sự vui vẻ của Thánh Don Bosco là liều thuốc hữu hiệu nhất cho thời đại đầy ohiền muộn và chán nản của chúng tạ Niềm vui của Thánh nhân xuất phát từ một xác tín cơ bản trong Kitô giáo của chúng ta: Thiên Chúa là Tình Yêụ Do đó những người được Thiên Chúa yêu thương không thể nào buồn thảm được. 
Sứ điệp của Thánh Don Bosco vẫn luôn hợp thời, nhất là trong hoàn cảnh hiện tại của chúng tạ Giữa một xã hội mà tương quan con người được xây dựng trên thù hận, nghi kỵ, bon chen, giành giật, lừa đảọ Thánh Don Bosco nói với chúng ta rằng: Con người vẫn còn đáng thương yêu, vẫn còn đáng tôn trọng và tin tưởng. 
Giữa một xã hội mà sự buồn thảm đang ngự trị, Thánh nhân muốn đem lại cho chúng ta nụ cười của lạc quan. Nụ cười lạc quan đó chỉ có thể nở rộ khi con người còn tin tưởng ở Tình Yêu của Thiên Chúạ Giữa những mất mát từng ngày, Thánh Don Bosco mời gọi chúng ta hãy tìm kiếm lại mọi sự trong Tình thương của Chúa.

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:40

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Tin Mừng Chúa Nhật 4 Quanh Năm Năm C

Filled under:


Tin Mừng Chúa Nhật 4 Quanh Năm Năm C
 Bài Ðọc I: Gr 1, 4-5, 17-19
"Ta sẽ đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Trong thời vua Giosia, lời Chúa phán cùng tôi rằng: "Trước khi Ta tạo thành ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi lòng mẹ, Ta đã hiến thánh ngươi. Ta đã đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc.
Vậy phần ngươi, ngươi hãy thắt lưng, hãy chỗi dậy, và nói cho họ biết tất cả những điều Ta truyền dạy cho ngươi. Ðừng run sợ trước mặt họ, vì Ta không làm cho ngươi kinh hãi trước mặt họ. Hôm nay Ta làm cho ngươi nên một thành trì vững chắc, một cậy cột bằng sắt, một vách thành bằng đồng trước mặt các vua Giuđa, các hoàng tử, các tư tế và dân chúng xứ này. Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ không thắng được ngươi, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi".  Ðó là lời Chúa.
 Ðáp Ca: Tv 70, 1-2. 3-4a. 5-6ab. 15ab và 17
Ðáp: Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh (c. 15a).
Xướng: 1) Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con tủi hổ muôn đời; theo đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát con, xin ghé tai về bên con và giải cứu. - Ðáp.
2) Xin trở nên thạch động để con dung thân, và chiến luỹ vững bền hầu cứu độ con: vì Chúa là Ðá Tảng, là chiến luỹ của con. Lạy Chúa con, xin cứu con thoát khỏi tay đứa ác. - Ðáp.
3) Bởi Ngài là Ðấng con mong đợi, thân lạy Chúa. Lạy Chúa, Ngài là hy vọng của con tự hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, con đã nép mình vào Chúa; từ trong thai mẫu, Chúa là Ðấng bảo vệ con, con đã luôn luôn cậy trông vào Chúa. - Ðáp.
4) Miệng con sẽ loan truyền sự Chúa công minh, và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ. Lạy Chúa, Chúa đã dạy con từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ con còn kể (ra) những sự lạ của Ngài. - Ðáp.
 Bài Ðọc II: 1 Cr 12, 31 - 13, 13 (bài dài)
"Ðức tin, đức cậy, đức mến vẫn tồn tại, nhưng đức mến là trọng hơn cả".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em hãy cầu mong những ơn cao trọng hơn. Và tôi chỉ bảo cho anh em một con đường hoàn hảo nhất. Nếu tôi nói được các tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, thì tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội hoặc não bạt vang động. Và nếu tôi được nói tiên tri, thông biết mọi mầu nhiệm và mọi khôn ngoan; nếu tôi có đầy lòng tin, đến nỗi chuyển dời được núi non, mà không có bác ái, thì tôi vẫn là không. Nếu tôi phân phát mọi của cải tôi có để nuôi kẻ nghèo khó, nếu tôi nộp mình để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, thì không làm ích gì cho tôi.
Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả.
Bác ái không khi nào qua đi. Ơn tiên tri sẽ bị huỷ diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ biến mất. Vì chưng chúng ta hiểu biết có giới hạn, chúng ta nói tiên tri có giới hạn, nhưng khi điều vẹn toàn đến, thì điều có giới hạn sẽ biến đi. Khi còn bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi loại bỏ những gì là trẻ nhỏ. Hiện giờ, chúng ta thấy mờ mịt như qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện. Hiện giờ tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết. Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả.  Ðó là lời Chúa.
 Hoặc đọc bài vắn này: 1 Cr 13, 4-13
"Ðức tin, đức cậy, đức mến vẫn tồn tại, nhưng đức mến là trọng hơn cả".
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Bác ái thì kiên tâm, nhân hậu. Bác ái không đố kỵ, không khoác lác, không kiêu hãnh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lý, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả.
Bác ái không khi nào qua đi. Ơn tiên tri sẽ bị huỷ diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ biết mất. Vì chưng chúng ta hiểu biết có giới hạn, chúng ta nói tiên tri có giới hạn, nhưng khi điều vẹn toàn đến, thì điều có giới hạn sẽ biến đi. Khi còn bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lý luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi loại bỏ những gì là trẻ nhỏ. Hiện giờ, chúng ta thấy mờ mịt như qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện. Hiện giờ tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết. Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả.  Ðó là lời Chúa.
 Alleluia: Ga 6, 64b và 69b
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có lời ban sự sống. - Alleluia.
 Phúc Âm: Lc 4, 21-30
"Chúa Giêsu, như Êlia và Êlisê, không phải chỉ được sai đến với người Do-thái".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"
Và Người nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Ðiều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông'". Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Elisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại trừ Naaman, người Syria".
Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi.   Ðó là lời Chúa.
 Suy Niệm:
Ðoạn Tin Mừng hôm nay nói về việc Ðức Giêsu về quê hương mình giảng dạy... Mọi người đều thán phục Ngài vì những lời Ngài giảng thật uy quyền. Nhưng họ không chấp nhận Ngài chỉ vì Ngài là con ông Giuse nghèo khó, thất học.
Các khuôn về Ðấng Mê-si-a quyền thế mà họ ngộ nhận khiến họ không thể chấp nhận Ngài. Chúa Giêsu đã dùng Kinh Thánh để thức tỉnh họ, nhưng họ không nghe lại còn thô bạo trục xuất và tính ám hại Ngài. Nhưng giờ Ngài chưa đến, nên Ngài đã ung dung rẽ lối mà đi giữa họ một cách bình thản.
 Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng con đã nhận ra rằng: con người không thể sung sướng, bình an, hạnh phúc nếu không biết nghĩ tốt cho người  khác, và như thế, cũng là không biết chấp nhận chính Chúa. Lạy Chúa, xin hãy biến đổi chúng con trở thành người con ngoan của Chúa, người anh chị em tốt của mọi người. Amen.

LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN

CHỦ TẾ: Anh chị em thân mến, hôm nay ứng nghiệm nơi Đức Giêsu những lời Kinh Thánh chúng ta vừa nghe. Nhờ Người, chúng ta dâng lên Chúa Cha những lời nguyện xin tha thiết của chúng ta:
  1. Hội Thánh được Đức Giêsu thiết lập để đem Tin Mừng đến cho muôn dân trên khắp hoàn cầu / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho công cuộc rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh luôn đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
  2. Khát vọng sâu xa nhất của con người ngày nay là được sống trong hoà bình và thịnh vượng / Chúng ta hiệp lời cầu xin Chúa ban hoà bình cho những vùng còn khói lửa chiến tranh.
  3. Hiện nay đức tin / đức cậy / đức mến / cả ba đều tồn tại / nhưng cao trọng hơn cả là đức mến / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các Kitô hữu luôn cố gắng sống trọn vẹn nhân đức quan trọng này.
  4. Nhờ Bí tích Thánh Tẩy người Kitô hữu trở nên anh em với nhau vì có cùng một niềm tin và một Cha chung trên trời / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ Sơn Lộc chúng ta biết dẹp bỏ mọi kỳ thị hẹp hòi / những chia rẽ bất hoà để tất cả chúng ta nên một trong Chúa.
CHỦ TẾ: Lạy Chúa, Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một để cứu chuộc chúng con. Xin cho chúng con luôn biết vâng nghe lời Người là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời.

Posted By Đỗ Lộc Sơn06:10

Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Tại PANAMA - Chia Tay Đức Thánh Cha Phanxico Trở Về Vatican

Filled under:



Posted By Đỗ Lộc Sơn06:04

SUY NIỆM HẰNG NGÀY - NGÀY 30/01/2019

Filled under:

I. LỜI CHÚA: Mc 4, 1-20
1 Đức Giê-su lại bắt đầu giảng dạy ở ven Biển Hồ. Một đám người rất đông tụ họp chung quanh Người, nên Người phải xuống thuyền mà ngồi dưới biển, còn toàn thể đám đông thì ở trên bờ.2 Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều. Trong lúc giảng dạy, Người nói với họ:
3 “Các người nghe đây! Người gieo giống đi ra gieo giống.4 Trong khi gieo, có hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất.5 Có hạt rơi trên sỏi đá, chỗ không có nhiều đất; nó mọc ngay, vì đất không sâu;6 nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô.7Có hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt và không sinh hoa kết quả.8 Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nó mọc và lớn lên, sinh hoa kết quả: hạt thì được ba mươi, hạt thì được sáu mươi, hạt thì được một trAAăm.”9 Rồi Người nói: “Ai có tai nghe thì nghe! “
10 Khi còn một mình Đức Giê-su, những người thân cận cùng với Nhóm Mười Hai mới hỏi Người về các dụ ngôn.11 Người nói với các ông: “Phần anh em, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa đã được ban cho anh em; còn với những người kia là những kẻ ở ngoài, thì cái gì cũng phải dùng dụ ngôn,12 để họ có trố mắt nhìn cũng chẳng thấy, có lắng tai nghe cũng không hiểu, kẻo họ trở lại và được ơn tha thứ.”
13 Người còn nói với các ông: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn?14 Người gieo giống đây là người gieo lời.15 Những kẻ ở bên vệ đường, nơi lời đã gieo xuống, là những kẻ vừa nghe thì Xa-tan liền đến cất lời đã gieo nơi họ.16 Còn những kẻ được gieo trên sỏi đá là những kẻ khi nghe lời thì liền vui vẻ đón nhận,17 nhưng họ không đâm rễ mà là những kẻ nông nổi nhất thời; sau đó, khi gặp gian nan hay bị ngược đãi vì lời, họ vấp ngã ngay.18 Những kẻ khác là những kẻ được gieo vào bụi gai: đó là những kẻ đã nghe lời,19 nhưng những nỗi lo lắng sự đời, bả vinh hoa phú quý cùng những đam mê khác xâm chiếm lòng họ, bóp nghẹt lời khiến lời không sinh hoa kết quả gì.20 Còn những người khác nữa là những người được gieo vào đất tốt: đó là những người nghe lời và đón nhận, rồi sinh hoa kết quả, kẻ thì ba mươi, kẻ thì sáu mươi, kẻ thì một trăm.”
(Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch CGKPV)
II. SUY NIỆM
Lời Chúa trong Thánh Lễ hôm nay nói về hạt giống Lời Chúa được gieo cách quảng đại trong lòng chúng ta, trong gia đình, trong cộng đoàn của chúng ta, và trong cuộc sống của chúng ta.
Xin Chúa, bằng Lời của Người, vun xới, chăm sóc, thanh tẩy, loại bỏ những ngăn trở có nơi chúng ta, đó là Satan, nông nổi nhất thời, lo lắng sự đời, vinh hoa phú quí, để cho lòng chúng ta, gia đình, cộng đoàn của chúng ta, trở thành những mảnh đất tốt, đón nhận Lời Chúa và làm cho Lời Chúa sinh hoa kết quả gấp một trăm, gấp sáu mươi, gấp ba mươi.
 1. Giảng dạy bằng dụ ngôn
Trước khi lắng nghe dụ ngôn Người Gieo Giống của Đức Giê-su, chúng ta nên hình dung ra cung cách giảng dạy rất gần gũi của Ngài. Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa và Ngài đến để nói Lời Thiên Chúa cho chúng ta, nhưng, như bài Tin Mừng thuật lại, Ngài ra khỏi nhà và đến ngồi ở ven Biển Hồ; rồi người ta đến với Ngài rất đông. Đứng ở bờ hồ và có rất đông người đến với mình, thì sẽ có nguy cơ bị xô đẩy té xuống hồ. Chính vì thế, Ngài phải xuống thuyền mà ngồi[1]. Chúng ta hay nghĩ Đức Giê-su ngự trên ngai hay trên tòa; nhưng ở đây, Ngài hiện diện thật là bình dị và thật là gần gũi giữa chúng ta. Và Đức Giê-su thích hiện diện ở giữa chúng ta như thế đó: ngay trong môi trường sống của chúng ta, ngay trong cuộc sống bình thường của chúng ta, ngay trong Cộng Đoàn của chúng ta, ngay trong gia đình của chúng ta, ngay ở giữa những vấn đề cuộc sống của chúng ta, và thậm chí, ngay trong lòng của chúng ta, qua Lời của Ngài và bí tích Thánh Thể, được ban cho chúng ta hằng ngày.
Ngoài ra, Đức Giê-su còn trở nên gần gũi với chúng ta trong lời giảng dạy nữa, bởi vì Ngài dùng dụ ngôn mà giảng dạy; và chúng ta nên biết rằng kể dụ ngôn là cách thức giảng dạy đặc trưng nhất của Đức Giêsu, bởi vì theo các tác giả Tin Mừng: “Người không nói gì với họ mà không dùng dụ ngôn” (Mt 13, 34; Mc 4, 34). Và như chúng ta đều đã biết, những dụ ngôn mà Đức Giêsu kể luôn là một câu chuyện đến từ kinh nghiệm cuộc sống, chẳng hạn dụ ngôn muời cô mang đèn đi đón chàng rể, dụ ngôn những yến bạc, dụ ngôn chiên và dê, dụ ngôn người cha nhân hậu, dụ ngôn nắm men, dụ ngôn hạt cải, và nhất là dụ ngôn Hạt Giống và Người Gieo Giống. Dụ ngôn là những câu chuyện đến từ kinh nghiệm đời thường, nhưng khi được Đức Giê-su kể, lại nói cho chúng ta những điều kín ẩn: kín ẩn về Thiên Chúa, kín ẩn về con người, kín ẩn về mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người và giữa con người với nhau, kín ẩn về chương trình cứu độ của Thiên Chúa, kín ẩn về Nước Trời.
Hơn nữa, dụ ngôn còn có một đặc điểm tuyệt vời nữa là có nhiều nghĩa, giống như một bức tranh; và vì thế, dụ ngôn rất tôn trọng ngôi vị và tự do của người nghe, như chính Đức Giê-su hay kết thúc dụ ngôn bằng câu nói: “Ai có tai thì nghe”. Người nghe có thể tự do chú ý đến bất cứ chi tiết nào, hay tự do đặt mình vào bất cứ nhân vật nào trong dụ ngôn, và tự mìmh khám phá ra ý nghĩa tùy theo kinh nghiệm sống, vấn đề và tâm trạng hiện có của mình. Đức Giêsu thích dùng dụ ngôn là vì vậy, Ngài tôn trọng ngôi vị và tự do của chúng ta, dù chúng ta là ai và đang ở trong tình trạng nào. Và đó chính là trường hợp dụ ngôn Người Gieo Giống mà chúng ta vừa nghe.
 2. Dụ ngôn đầu tiên
Đức Giêsu kể nhiều dụ ngôn, nhưng dụ ngôn Người Gieo Giống là dụ ngôn đầu tiên. Vì thế, dụ ngôn này có tầm quan trọng đặc biệt; thực vậy, Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em không hiểu dụ ngôn này, thì làm sao hiểu được tất cả các dụ ngôn” (Mc 4, 13). Có thể nói, đây là dụ ngôn Mẹ nói cho chúng ta về “những điều được giữ kín từ tạo thiên lập địa”:
  • về mầu nhiệm sáng tạo, bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi ra khỏi chính mình để sáng tạo và Thiên Chúa sáng tạo bằng Lời (St 1 và Ga 1, 3);
  • về mầu nhiệm cứu độ, bởi vì dụ ngôn nói đến tội lỗi và Sự Dữ làm cản trở Lời Thiên Chúa sinh hoa kết quả;
  • về mầu nhiệm nhập thể, bởi vì Ngôi Lời Thiên Chúa ra khỏi cung lòng Ba Ngôi Thiên Chúa đến với thế giới loài người chúng ta để ban Lời hằng sống của Thiên Chúa;
  • và về mầu nhiệm Thánh Thể và mầu nhiệm Vượt Qua, bởi vì Đức Giê-su Ki-tô, Ngôi Lời Thiên Chúa, gieo lời và gieo luôn chính mình, như tấm bánh trong bí tích Thánh Thể và như hạt lúa mì, trong cuộc Thương Khó.
3.Dụ ngôn “Người Gieo Giống”
Có lẽ đa số chúng ta đều xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, nghĩa là làm vườn hay làm ruộng; hoặc chúng ta có kinh nghiệm ít nhiều về nghề này; nếu không, chúng ta cũng biết được những hoạt động này qua chương trình học phổ thông hay các phương tiện truyền thông. Đối với chúng ta, “người gieo giống ra đi gieo giống” là sự kiện quá đỗi bình thường và lập đi lập lại. Nhưng lời này, vì xuất phát từ miệng Đức Giêsu, nên diễn tả một biến cố thật lớn lao: Ngôi Lời Thiên Chúa, ra khỏi cung lòng Thiên Chúa, đi gieo Lời của mình (trong sáng tạo, trong lịch sử loài người và lịch sử cứu độ. và nhất là nơi Đức Giêsu-Kitô); và Ngài không chỉ gieo Lời của mình, mà còn gieo chính mình, gieo sự sống của mình, vì lời nói của Ngài và ngôi vị của Ngài là một. Như chính Đức Giê-su nói về cuộc Thương Khó của Ngài: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12, 24).
Trong dụ ngôn, có bốn trường hợp: trường hợp đầu là mất trắng, vì những con chim ăn mất hạt giống; trường hợp sau khá hơn một chút: hạt giống mọc lên ngay vì đất không sâu, nhưng vì nắng gắt và thiếu rễ sâu nên bị cháy và chết khô; trường hợp thứ ba khá hơn nữa: hạt giống nẩy mầm, mọc thành cây, nhưng vì sống ở giữa bụi gai, gai cũng lớn lên và mạnh hơn nên làm cây chết ghẹt. Chúng ta hãy nhìn vào bản thân mình, vào cuộc đời mình, và tự hỏi: đâu là số phận của hạt giống Lời Chúa? Và tuy hạt giống Lời Chúa vẫn chưa sinh hoa kết quả dồi dào, những chắc chắn, cũng có những tiến bộ nào đó. Và chúng ta cũng tự hỏi: Đâu là “những chim chóc, nắng gắt, vấn đề thiếu gốc rễ và gai góc” ở nơi bản thân chúng ta, đã làm cho hạt giống không sinh hoa kết quả?
Dụ ngôn Người Gieo Giống chất vấn chúng ta, nhưng cũng mang lại cho chúng ta bình an và hi vọng. Bởi vì, trái với kinh nghiệm sống, Người Gieo Giống trong dụ ngôn của Đức Giê-su, có thể nói, gieo hạt giống quí báu của mình “tùm lum”, gieo đại trà, gieo quảng đại, gieo không phân biệt, không xét đoán. Và Lời Chúa vẫn được gieo quảng đại vào lòng chúng ta như thế hàng ngày trong Thánh Lễ.
Lời Chúa được gieo cách quảng đại vào lòng chúng ta, bởi vì Chúa tin rằng, dù sao đi chăng nữa, trong lòng chúng ta chắc chắn có phần đất tốt, hơn nữa, tự bản chất chúng ta là đất tốt, vì chúng ta được dựng nên bởi Lời Chúa và theo hình ảnh Thiên Chúa; và Chúa hi vọng rằng, có một ngày đẹp trời nào đó, Lời của Ngài sẽ rơi vào phần đất tốt này, rồi mọc lên và lớn mạnh, và sinh hoa kết quả gấp trăm, gấp sáu mươi, gấp ba mươi, nghĩa là bội thu và nhiều đến độ có thể bù lại tất cả những hạt đã mất, xét cho cùng không đáng bao nhiêu! Và đó là điểm tới tất yếu của Nước Trời.
Xin cho chính Lời Chúa làm lộ ra phần đất tốt có ở nơi lòng chúng ta, vun xới phần đất tốt này và mở rộng nó ra, để Lời Chúa sinh hoa kết quả dồi dào cho sự sống hôm nay và mãi mãi.
*  *  *
Lời Chúa được ví như hạt giống trong Tin Mừng. Nhưng trong sách Ngôn Sứ Isaia (Is 55, 10-11), Lời Chúa được ví như mưa, như tuyết vốn là những điều kiện thiết yếu cho hạt giống lớn lên.
10 Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời
không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất,
chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc,
cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn,
11 thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta,
sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả,
chưa thực hiện ý muốn của Ta,
chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.
Ngoài ra, để nẩy mầm, lớn lên và sinh hoa kết trái, hạt giống còn cần ánh sáng nữa. Và Chúa cũng là ánh sáng. Như vậy, Lời Chúa là tất cả: vừa hạt, vừa điều kiện thiết yếu làm cho hạt nầy mầm; bởi lẽ Lời Chúa là chính Sự Sống.
Ước ao của Thiên Chúa, điều mà Lời được sai đi thực hiện là gì? Hình ảnh mưa và tuyết nói rõ: tưới gội mặt đất, làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói của bánh ăn. Đó là những hình ảnh đẹp, thật sống động  và rất gần gũi, diễn tả cho chúng ta Lời Chúa phục vụ sự sống như thế nào; bởi vì Lời Chúa là Sự Sống, hôm nay và mãi muôn đời.
Lời của ngôn sứ Isaia giúp chúng ta hiểu đúng hướng dụ ngôn Người Gieo Giống: hoa trái, và hoa trái bội thu tất yếu của Lời Chúa, bất chấp những trở ngại, thập chí bất chấp điều tưởng là thất bại. Thay vì chỉ hiểu dụ ngôn theo hướng luân lí.
Dụ ngôn cũng loan báo Mầu Nhiệm Thập Giá. Nơi Thập Giá, trở ngại lớn nhất là sự dữ, và sự dữ được để cho đi đến cùng: hủy diệt Hạt Giống, vốn cũng là Người Gieo Giống. Nhưng điều kì diệu đã xẩy ra: đó lại là con đường thần linh, nhưng cũng rất nhân linh và thiên nhiên, để cho Hạt Giống nảy mầm, lớn lên sinh hoa kết quả “gấp trăm” cho sự sống của con người, hôm nay và mãi mãi.
Đó chính là công trình của Thiên Chúa,
công trình kì diệu trước mắt chúng ta.
           (Tv 118, 23)
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
[1] Hình ảnh này đã có thể nói cho chúng ta mầu nhiệm Thương Khóa rồi: đám đông sẽ xổ đẩy Ngài vào sự chết, và Ngài cứ để như thế, để làm cho dụ ngôn Người Gieo Giống được hoàn tất cách trọn vẹn: Người Gieo Giống gieo chính mình, vì ngôi vị của Ngài là Hạt Giống, sẽ sinh hoa kết quả gấp trăm, khi “được gieo” vào lòng đất.

Suy niệm 2

Qua dụ ngôn của người gieo giống, Chúa Giêsu muốn giới thiệu cho chúng ta hình ảnh nhân hậu của Thiên Chúa Cha - Đấng giàu lòng thương xót. Ngài rộng lòng gieo hạt giống Lời hằng sống vào mảnh đất tâm hồn chúng ta bất chấp mảnh đất ấy là vệ đường, sỏi đá, bụi gai hay đất tốt. Vì thế, Thiên Chúa muốn cho con người nhận biết điều này: thương xót là bản chất của Thiên Chúa.

Khi chúng ta còn để cho nhiều ý hướng xấu điều khiển cuộc đời mình là chúng ta đang để ý hướng bất chính ấy làm cho tâm hôn chúng ta thành đất vệ đường, đất sỏi đá hay đất bụi gai. Những ý hướng bất chính ấy bóp nghẹt sự sống tốt lành mà Thiên Chúa không ngừng trao ban cho chúng ta. Vì thế, mà cuộc sống của chúng ta hằng ngày vẫn phải đối diện với khổ đau và bất hạnh. 

Cách duy nhất đưa chúng ta ra khỏi tình trạng này là chúng ta phải nỗ lực nói không với các ước muốn bất chính và xấu xa. Khi chấp nhận sửa sai và hoán cải, chúng ta đang từ từ dọn mảnh đất tâm hồn chúng ta nên mầu mỡ tươi tốt. Nhờ đó, Thiên Chúa mới có thể gieo vào trong tâm hồn chúng ta, trong cuộc đời chúng ta hạnh phúc của Người, giúp chúng ta mỗi ngày mỗi hoàn thiện hơn và hạnh phúc hơn. Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, thì “ngoài lòng thương xót, sẽ không có cách nào khác để chống lại cái ác đã dệt thành một mạng nhện trong thế giới của chúng ta”.

Lạy Chúa Giêsu, xin thanh tẩy tâm hồn chúng con khỏi mọi những ước muốn xấu xa bất chính, để chúng con ngày một hoàn thiện hơn trước sự rộng lượng của Chúa. Amen.

GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

Posted By Đỗ Lộc Sơn05:58