Ba Lời Nguyện Tuyệt Vời
Kinh này rất cần thiết cho người sắp chết, và nên được đọc thường xuyên như việc thực thi lòng thương xót.
- Ðọc Kinh Lạy Cha
1. Lạy Chúa Giêsu Kitô! Ngài là Con Thiên Chúa và Ðức Trinh Nữ Maria, là Thiên Chúa và là loài người! Ngài trong nổi sợ đổ mồ hôi máu cho chúng con trên Ðồi Olives để mang đến cho chúng con bình an, và đã dâng lên Thiên Chúa Cha chính cái Chết Cực Thánh của Ngài để cứu độ cho (người...) đang hấp hối này.
Nếu như vì tội lỗi của (người...) đang hấp hối đây, người đáng chịu án phạt đời đời, con nguyện xin Chúa cho (người...) này được tránh khỏi án phạt đó. Lạy Cha Hằng Hữu, qua Chúa Giêsu Kitô, Con yêu dấu của Cha, Ðấng đang sống và hiển trị trong sự hiệp nhất với Ngài và Chúa Thánh Thần bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.
2. Lạy Chúa Giêsu Kitô! Ngài đã vâng lời chịu chết trên cây Thập Tự cho chúng con. Ngài đã hiến dâng trọn vẹn cho Thánh Ý của Ngài cho Chúa Cha trên trời để mang lại bình an và hiến dâng cái Chết Cực Thánh cho Cha trên trời để giãi thoát (người này ....) và để xóa đi những tội lỗi (người này) đã phạm. Lạy Cha Hằng Hữu xin ban cho người này qua Chúa Giêsu Kitô con Cha, Ðấng đang sống và hiển trị với Ngài trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.
3. Lạy Chúa Giêsu Kitô! Ngài đã giữ im lặng để nói qua miệng của các ngôn sứ rằng: Tôi đã nhận lấy Ngài qua Tình Yêu Vĩnh Cữu, đó là tình yêu đã đem Ngài từ Thiên Ðàng xuống trong cung lòng của Ðức Trinh Nữ, tình yêu đã đem Ngài từ thân xác của Ðức Trinh Nữ vào trong thung lủng của thế giới đầy khao khác này, tình yêu đã giữ Ngài 33 năm ở nơi trần thế, và như dấu chỉ của Tình Yêu Lớn Lao, Ngài đã ban tặng Thánh Thể như Của Ăn Thật và Máu Thánh như Của Uống Thật. Như một dấu chỉ của Tình Yêu Lớn Lao, Ngài đã bằng lòng bị bắt và bị điệu từ quan tòa này đến quan tòa khác. Như một dấu chỉ của Tình Yêu Lớn Lao, Ngài đã bằng lòng nhận chịu án tử, và đã bằng lòng chịu chết, chịu mai táng và đã sống lại thật, và đã hiện ra cho Ðức Mẹ và các Thánh tông đồ. Như một dấu chỉ của Tình Yêu Lớn Lao, Ngài đã lên trời bằng quyền năng của Ngài ngự bên hữu Ðức Chúa Cha. Ngài đã ban Chúa Thánh Linh vào trong tim của các Tông Ðồ và tất cả những ai hy vọng và tin tưởng nơi Ngài. Qua Dấu Hiệu của Tình Yêu Vĩnh Cữu, xin Ngài mở cửa Thiên Ðàng hôm nay và đón nhận (người này ...) đang hấp hối đây... và mọi tội lỗi được tha của (người) này vào trong Vương Quốc của Thiên Chúa Cha trên trời, nơi người này sẽ cùng hưởng phúc với Ngài bây giờ và cho đến muôn đời. Amen.
Nguồn Gốc:
Có một vị Giáo Hoàng ở Roma phạm nhiều tội lỗi. Chúa đã phạt Ngài với căn bịnh hiểm nghèo. Khi Ngài biết rằng Ngài đã sắp chết, Ngài triệu các Hồng Y, Giám Mục và các học giã đến và phán: ‘Các bạn thân mến! Ðiều gì các bạn có thể giúp trấn an cho Ta trong lúc này đây vì ta sẽ chết, trong khi ta đáng chịu hình phạt đời đời vì tội lỗi của Ta?’ Không ai trã lời Ngài cả. Một người trong họ, một Cha phụ tá tên là John đáp: ‘Thưa Cha, tại sao Ngài lại nghi ngờ lòng thương xót của Thiên Chúa?’ Ðức Thánh Cha trã lời: ‘Lời an ủi nào con có thể cho Cha bây giờ khi Cha phải chết và sợ rằng Cha sẽ bị án phạt vì tội lỗi của Cha?’ Cha John đáp: ‘Con sẽ đọc ba lời nguyện cho Cha; con hy vọng Cha sẽ được an ủi và Cha sẽ nhận được lòng thương xót của Chúa.’ Vị Giáo Hoàng không thể nói thêm được lời nào cả. Cha phụ tá và mọi người quỳ xuống và đọc những lời kinh ở trên.
Trong khi đó, Ðức Thánh Cha từ trần. Cha phụ tá kiên trì cho đến giờ thứ ba và Ðức Thánh Cha hiện ra trong thân xác Ngài và trấn an Cha; vẻ mặt Ngài rạng rở như mặc trời, y phục Ngài trắng như tuyết, Ngài phán: ‘Anh thân mến! Trong khi tôi đáng là đứa con bị nguyền rủa thì tôi đã trở thành đứa con được chúc phúc. Khi Cha đọc lời nguyện thứ nhất, nhiều tội lỗi đã rời khỏi tôi như mưa từ Thiên Ðàng rơi xuống, và khi Cha đọc lời nguyện thứ hai, tôi đã được thanh tẩy, như người thợ bạc rèn vàng trong lửa nóng. Tôi vẫn còn được thanh luyện thêm trong khi Cha đọc lời nguyện thứ ba. Và rồi tôi thấy Thiên Ðàng mở ra và Chúa giêsu đang ngự bên hữu Chúa Cha, Ngài nói với tôi: ‘Hãy đến đây, mọi tội lỗi con đã được tha rồi, con sẽ ở đây và ở lại trong Vương quốc của Cha Ta mãi mãi. Amen!’
Với những lời nguyện này, linh hồn tôi lìa khỏi xác và được Thiên Thần Chúa dẫn về nơi vĩnh phúc.
Khi nghe những lời này Cha phụ tá nói: ‘Ôi Ðức Thánh Cha! con không thể nói việc này với ai cả vì họ sẽ không tin con đâu.’ Ðức Thánh Cha phán: ‘ Quả thật Cha nói cho con hay, Thiên Thần của Chúa đang đứng với Cha và đã viết những lời nguyện này bằng chữ vàng để an ủi mọi tội nhân.
Ðức Thánh Cha nói rằng những lời nguyện này nếu được đọc trong sự có mặt của một người rất tội lỗi đang lúc gần chết, sẽ trợ giúp họ với nhiều ân sủng và ngay cả giúp họ chịu đựng nơi luyện ngục để họ sẽ được giải thoát khỏi những trừng phạt do tội lỗi họ gây nên.
Những ai nghe đọc kinh này, sẽ không chết trong khốn khổ. Những ai gần chết, mà đọc hoặc nghe những kinh này, thì sẽ được 400 năm ân xá nếu phải chịu gia hình nơi luyện ngục vì tội lỗi họ. Cũng vậy, người đọc hoặc nghe kinh nguyện này, sẽ được biết trước giờ chết của họ. Amen!
Nói và làm
Nói và làm là hai cách thức thể hiện tư tưởng của một con người. Nói và làm tác động và gắn bó với nhau, đến nỗi lời nói chứng minh cho việc làm và ngược lại. Tư tưởng thì trừu tượng; việc làm thì cụ thể. Tư tưởng thì dễ dàng và cao xa bay bổng; việc làm thì khó khăn và nghiệt ngã khắt khe. Người ta chỉ có thể kiểm chứng và lượng giá lời nói của một người, nếu đã thấy những việc làm của người đó phù hợp với những gì đã được thể hiện qua lời nói. Nói và làm cùng phát xuất từ tư tưởng của một con người, nhưng không dễ để hoà hợp và đi đôi với nhau. Có nhiều người nói một đàng mà làm một nẻo. Có những người nói thì rất hay mà làm lại rất dở. Vì thế để cho lời nói phù hợp với việc làm, cần phải luôn khôn ngoan thận trọng và cố gắng. Người nào biết hòa hợp lời nói và việc làm, người đó có thể được coi là hoàn hảo.
Còn nhớ vào thập kỷ 80 của thế kỷ trước, trên báo Nhân Dân hằng ngày có mục “Nói và Làm” của tác giả N.V.L. Mỗi ngày có một bài viết, ngắn gọn nhưng rất cụ thể. Tác giả đề cập tới những sự việc gây bức xúc trong mọi lãnh vực của xã hội. Đó cũng là giai đoạn được đánh dấu bằng ngọn gió đổi mới, đưa xã hội Việt Nam sang một bước ngoặt lịch sử, chấm dứt ngăn sông cấm chợ, không còn khép kín, nhưng mở ra với thế giới bên ngoài. Nhờ những bài viết trong mục “Nói Và Làm”, một số lớn những tiêu cực và bất cập trong xã hội bị dẹp bỏ. Người dân phấn khởi vui mừng. Tiếc rằng những bài viết thể loại này hiếm thấy trên báo chí, trong một xã hội hôm nay đầy nhiễu nhương, bất công và tiêu cực.
Từ nói đến làm tuy gần mà rất xa. Dư luận xã hội gần đây xôn xao trước thông tin một số cán bộ khi vừa nhận chức đã có những bài phát biểu rất hùng hồn. Lời nói của các vị này làm nức lòng cán bộ và nhân dân vì thể hiện tâm huyết với công việc được trao, với những lời hứa sẽ sống thanh liêm trong sạch trước hiện tượng tham nhũng. Tuy vậy, những lời nói có cánh ấy chẳng được lâu bền. Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ diện. Trước những tố cáo của người dân, cơ quan điều tra đã vào cuộc và đã có kết luận vị cán bộ này dùng bằng giả, nhận đất đai nhà cửa và xe cộ của người khác “biếu tặng” một cách bất minh. Đó chỉ là một trong trăm ngàn trường hợp trong xã hội chúng ta cho thấy lời nói và việc làm luôn có khoảng cách xa vời.
Cũng trong xã hội hiện nay, dường như tồn tại một tình trạng “nói mà không làm”. Những phong trào, những đợt ra quân, những bài phát biểu hùng hồn, những quyết tâm, những chiến dịch, thoạt nghe ban đầu có vẻ hùng hồn, quyết liệt, nhưng thường rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột”, “đánh trống bỏ dùi”. Hậu quả là lãng phí của công và làm dịp cho một số cá nhân trục lợi làm giàu. Đơn cử trường hợp chính quyền một quận của Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết tâm giành lại vỉa hè, quyết định này làm nức lòng người dân. Ấy vậy mà một thời gian sau, vị lãnh đạo đi dẹp đường cũng bị “dẹp” luôn do quyết định của vị cán bộ cấp cao hơn. Những việc làm nhằm tới mục đích rất tốt, nhưng không được thực hiện nhất quán và toàn bộ, thì chỉ nổi lên như bong bóng xà phòng. Và thế là, những dự định tốt đẹp ấy chỉ dừng lại ở lời nói. Phải chăng vì thế mà rừng vẫn bị phá mặc dù có những lời kêu gọi bảo vệ rừng; môi trường vẫn ô nhiễm sau một loại những chiến dịch xây dựng thành phố xanh sạch đẹp và những dự án rất tốn kém. Điều đó cho thấy, ngoài những khẩu hiệu, phải có những việc làm cụ thể để đào tạo những con người và thu phục nhân tâm.
“Nói mà không làm”, đó cũng là điều Chúa Giêsu phê phán những người biệt phái và luật sĩ. Chúa đã dùng những lời lên án rất nặng nề và gọi họ là những kẻ giả hình, vì họ nói rất hay nhưng làm chẳng bao nhiêu. Họ chỉ “cốt đè đặt gánh nặng trên vai người khác, mà không muốn đặt ngón tay lay thử” (Mt 23,4). Điều đáng chú ý, những người bị Chúa lên án là những bậc vị vọng, có uy quyền trong xã hội Do Thái. Họ cũng là những nhà lãnh đạo tôn giáo và có ảnh hưởng lớn trong dân chúng thời bấy giờ. Lời nói của họ rất có trọng lượng và uy tín đối với công chúng, vì họ được coi như những người “ngồi trên tòa ông Môisê mà giảng dạy” (x. Mt 23,2), nhưng tiếc thay, những việc họ làm ngược lại với những điều họ nói. Chúa Giêsu đã so sánh những người giả hình giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài bóng bẩy mà bên trong đầy xú khí. Người cũng gọi họ là những người mù quáng, chỉ chăm chút bên ngoài để che đậy lối sống cướp bóc và thói ăn chơi vô độ.
Một lối sống Đạo chỉ dừng ở những lời nói mà không tác động và biến đổi con tim, đó cũng là tình trạng phổ biến nơi đời sống đức tin của một số Kitô hữu hiện nay. Giáo Hội cho chúng ta nghe Lời Chúa trong các lễ nghi Phụng vụ và trong các buổi cử hành. Tuy vậy, chúng ta chưa thực sự đón nhận Lời Chúa một cách nghiêm túc, và như thế, việc thực hiện Lời Chúa còn là một việc xa vời. Người tín hữu đich thực là người biết đưa Lời Chúa vào cuộc sống hằng ngày, nhờ đó mà họ luôn cảm thấy Ngài hiện diện để hướng dẫn, như tác giả Thánh vịnh đã viết: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119, 105). Trong những sự kiện quan trọng của cộng đoàn, có những bài phát biểu bao gồm những lời lẽ rất uyên bác và khôn ngoan, những băng-rôn khẩu hiệu trích dẫn giáo huấn Lời Chúa, nhưng ít khi những lời ấy lắng đọng nơi những người tham dự. Vì vậy mà người nói cứ nói mà không đem lại hiệu quả là nơi người nghe. Những tín hữu thể loại này giống như mảnh đất đầy gai góc hoặc đá sỏi mà Chúa Giêsu đã diễn tả trong dụ ngôn “người gieo giống”. Họ nghe Lời Chúa rồi để Lời ấy bị bóp nghẹt vì những lo toan bận rộn của cuộc sống, và vì thiếu sự trân trọng và cộng tác để cho Lời ấy sinh hoa kết trái.
“Người ta chẳng bao giờ tin một người nói láo, dù nó có nói thật đi chăng nữa” (Cicero). Các Cụ ta cũng dạy: “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Một lần nói dối sẽ đánh mất uy tín biết bao năm tạo lập. Một người chân chính coi uy tín trọng hơn vàng bạc, vì thế họ thà chấp nhận thiệt thòi chứ không chịu nói hai lời. Một khi lời nói đi đôi với việc làm, chúng ta sẽ luôn an bình thanh thản trước mặt Chúa và đối với anh chị em.
Tháng 10-2017