Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Ðức Thánh Cha giải thích ý nghĩa ...

Filled under:

Ðức Thánh Cha giải thích ý nghĩa
các phép lạ của Chúa Giêsu
và kêu gọi ăn chay cầu nguyện
cho hòa bình thế giới

Vatican (Vat. 4-02-2018) - Trong buổi đọc kinh truyền tin trưa chúa nhật 4 tháng 2 năm 2018, Ðức Thánh Cha Phanxicô giải thích ý nghĩa các phép lạ của Chúa Giêsu, và ngài cũng kêu gọi các tín hữu cử hành ngày ăn chay cầu nguyện 23 tháng 2 năm 2018 cho hòa bình thế giới, đặc biệt tại Cộng hòa dân chủ Congo và Nam Sudan.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, trước sự hiện diện của gần 20 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, Ðức Thánh Cha đã quảng diễn bài Tin Mừng chúa nhật thứ 5 mùa thường niên năm B (Mc 1,21-39), trong đó Thánh Sử Marco làm nổi bật tương quan giữa việc làm phép lạ của Chúa Giêsu với sự thức tỉnh đức tin nơi những người Ngài gặp.
Huấn dụ của Ðức Thánh Cha
"Tin Mừng Chúa nhật này tiếp tục mô tả một ngày của Chúa Giêsu tại Capharnaum, một ngày thứ bẩy là lễ trong tuần đối với người Do thái. Lần này Thánh Sử Marco làm nổi bật tương quan giữa hoạt động làm phép lạ của Chúa Giêsu và sự thức tỉnh đức tin nơi những người Ngài gặp. Thực vậy, qua những dấu chỉ chữa lành các bệnh đủ loại, Chúa muốn khơi dậy câu trả lời đức tin.
Ngày của Chúa Giêsu ở Capharnaum bắt đầu với việc chữa lành nhạc mẫu của thánh Phêrô và kết thúc với cảnh tượng dân chúng cả thành chen chúc trước nhà nơi Ngài trú ngụ, để mang tất cả các bệnh nhân đến. "Ðám đông, đau khổ về thể lý và những lầm than về tinh thần, có thể nói là họ họp thành môi trường cuộc sống trong đó sứ mạng của Chúa Giêsu được tiến hành, bằng những lời nói và những cử chỉ chữa lành và an ủi. Chúa Giêsu không để để mang lại ơn cứu độ trong một phòng thí nghiệm, ng;ai không giảng như trong phòng thí nghiệm, tách biệt với dân chúng: trái lại Ngài ở giữa đám đông, giữa dân chúng. Anh chị em hãy nghĩ: phần lớn đời sống công khai của Chúa Giêsu diễn ra trên đường, giữa dân chúng, để rao giảng Tin Mừng, để chữa lành các vết thương thể lý và tinh thần. Ðám đông ấy, là một nhân loại đang chịu đựng đau khổ, vất vả và các vấn đề Khác: hoạt động quyền năng, giải thoát và đổi mới của Chúa Giêsu hướng về những người ấy. Thế là giữa đám đông cho đến chiều tối, ngày thứ bẩy ấy kết thúc. Vậy Chúa Giêsu làm gì sau đó?
Trước bình minh của ngày hôm sau, Ngài âm thầm đi ra khỏi cửa thành và rút lui vào nơi riêng để cầu nguyện. Chúa Giêsu cầu nguyện. Qua đó, Ngài đưa con người và sứ mạng của Ngài tránh quan niệm háo thắng, hiểu lầm ý nghĩa các phép lạ và quyền năng thần lực của ngài. Thực vậy, các phép lạ là những dấu chỉ mời gọi câu trả lời của đức tin; những dấu chỉ luôn có lời nói đi kèm để soi sáng, và cùng nhau, dấu chỉ và lời nói, khơi lên Ðức Tin và sự hoán cải nhờ sức mạnh thần linh của ơn thánh Chúa Kitô.
Phần kết của đoạn Tin Mừng hôm nay (vv.35-39) cho thấy việc loan báo Nước Thiên Chúa, do Chúa Giêsu, tìm lại được nơi thích hợp của mình trên đường. Khi các môn đệ tìm Chúa để đưa Ngài trở lại thành thị, Chúa nói: "Các con hãy đi nơi khác, trong các làng lân cận, vì Thầy cũng phải rao giảng tại đó nữa" (v.38). Ðó là con đường của Con Thiên Chúa và đó cũng sẽ là hành trình của các môn đệ. Con đường như nơi hân hoan loan báo Tin Mừng, đặt sứ mạng của Giáo Hội dưới dấu hiệu "bước đi", chuyển động và không bao giờ là tĩnh.
Xin Ðức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta cởi mở đối với tiếng nói của Thánh Linh, Ðấng thúc đẩy Giáo Hội ngày càng cắm lều của mình giữa dân sĩ của linh hồn lẫn thể xác.
Nhắc lễ Phong chân phước Olivelli
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, Ðức Thánh Cha nhắc đến lễ phong chân phước cho thanh niên Teresio Olivelli, bị giết vì đức tin vào năm 1945, trong tại tập trung Hersbruck. Ngài nói: "Chân phước đã làm chứng cho Chúa Kitô trong tình yêu thương đối với những người yếu thế nhất và kết hiệp với hàng ngũ dài các vị tử đạo trong thế kỷ vừa qua. Ước gì sự hy sinh anh dũng của Người là hạt giống hy vọing và huynh đệ nhất là đối với người trẻ ." Cổ võ bảo vệ sự sống.
Và Ðức Thánh Cha hiệp với các Giám Mục Italia cử hành ngày Sự Sống, với chủ đề "tin Mừng sự sống, niềm vui cho thế giới".. Tôi hiệp với sứ điệp của các Giám Mục Italia và đánh giá cao cũng như khích lệ các thực tại khác nhau của Giáo Hội, bằng nhiều cách đang thăng tiến và nâng đỡ sự sống, đặc biệt là Phong trào bênh vực sự sống mà tôi chào mừng các vị lãnh đạo hiện diện ở đây, không nhiều lắm Ðiều này làm tôi quan tâm. Không có nhiều người tranh đấu cho sự sống trong một thế giới mỗi ngày người ta chế tạo nhiều võ khí hơn, và làm nhiều luật hơn chống lại sự sống và mỗi ngày người ta đi theo nền văn hóa gạt bỏ đang lan tràn, gạt bỏ những gì không dùng đến nữa, những gì làm cho người ta khó chịu. Vậy chúng ta hãy cầu nguyện để dân chúng ngày càng ý thức về việc bảo vệ sự sống trong lúc sự sống bị phá hủy và nhân loại bị gạt bỏ.
Liên đới với dân Madagascar bị bão lụt
Ðức Thánh Cha cũng bày tỏ sự gần gũi liên đới với dân chúng tại Madagascar mới bị cuồng phong nặng nề, làm cho nhiều người chết, nhiều người tản cư và thiệt hại lớn về vật chất. Xin Chúa an ủi và nâng đỡ họ.
Mời gọi cử hành ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình
Sau cùng Ðức Thánh Cha đã mời gọi mọi người tham gia ngày đặc biệt ăn chay cầu nguyện, thứ sáu 23 tháng 2 năm 2018, tuần thứ I mùa chay, cầu cho hòa bình trên thế giới. Chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho dân chúng là tại Cộng hòa dân chủ Congo và Nam Sudan đang bị nội chiến và tình trạng hàng triệu người tị nạn.
Cũng như trong các dịp tương tự, tôi cũng mời gọi các anh chị em không Công Giáo và không Kitô, tham gia sáng kiến này, theo thể thức họ thấy là thích hợp nhất.
"Cha chúng ta trên trời luôn lắng nghe các con cái của Ngài kêu lên ngài trong đau khổ và lo âu, "Xin chúa lành những tâm hồn tan nát và băng bó các vết thương của họ" (Tv 147,3). Tôi tha thiết kêu gọi để cả chúng ta cũng lắng nghe tiếng kêu ấy, và mỗi người theo lương tâm của mình trước mặt Chúa, chúng ta tự hỏi: "Tôi có thể làm gì cho hòa bình? Chắc chắn chúng ta có thể cầu nguyện; nhưng không chỉ như vậy mà thôi: mỗi người có thể cụ thế "chống lại bạo lực trong những gì tùy thuộc mình. Vì những chiến thắng đạt được bằng bạo lực là những chiến thắng giả tạo, trong khi làm việc cho hòa bình là điều mưu ích cho tất cả mọi người!"
Tại Cộng hòa dân chủ Congo, đứng trước sự kiện tổng thống Joseph Kabila tiếp tục từ chối không từ chức sau khi mãn nhiệm kỳ vào cuối tháng 12, đã có những cuộc biểu tình, đụng độ, bắt giam và chiến tranh giữa các lực lượng dân quân khiến cho ít nhất 4 triệu người phải tị nạn.
Tại Nam Sudan đang có nội chiến từ vài năm nay, làm cho ít nhất 2 triệu người tị tản cư.
Trong quá khứ, hồi tháng 9 năm 2013, Ðức Thánh Cha đã mời các tín hữu Kitô và không Kitô trên thế giới hiệp nhau cử hành buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình tại Siria.


G. Trần Ðức Anh, OP


Vatican cử phái đoàn đến Thế vận hội Olympic mùa đông

Ngay từ thời điểm bắt đầu Olympic, Vatican đã được mời tham dự một khoá họp của Uỷ ban Olympic Quốc tế khai mặt vào tuần tới trong tư cách quan sát viên, để chuẩn bị cho Thế vận hội diễn ra ở Pyeongchang, Hàn Quốc.
Vatican cử phái đoàn đến Thế vận hội Olympic mùa đông

Thứ sáu, 2/2/2018, nhật báo Toà Thánh L'Osservatore Romano loan tin rằng Đức ông Melchor Sanchez De Toca Y Alameda của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hoá sẽ dẫn đầu phái đoàn đến buổi họp, nơi dự kiến diễn ra hàng loạt cuộc gặp gỡ để quyết định các chính sách cho Olympic sắp đến. Phái đoàn Toà Thánh cũng sẽ tham dự nghi lễ khai mặt diễn ra ở Hàn Quốc vào thứ sáu tuần sau, như đã tham gia Thế vận hội ở Rio de Janeiro vào năm 2016.
 
Đức ông Sanchez bình luận rằng 22 vận động viên của Bắc Triều Tiên được mời tham dự Thế vận hội trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa hai miền Triều Tiên cho thấy "Sự ngừng bắn nhân dịp Olympic cho phép chúng ta tiếp tục hy vọng về một thế giới không có chiến tranh ."
 
Trong tinh thần hữu nghị, Đức ông Sanchez sẽ gửi tặng chủ tịch Uỷ ban Olympic Quốc tế Thomas Bach và các vận động viên Hàn Quốc những chiếc áo được may bởi đội vận động viên Vatican, vốn là các nhân viên Toà Thánh.
 
Mặc dù "không có khả năng các vận động viên của Vatican trực tiếp tham dự Olympic", nhưng những tiếp xúc với Uỷ ban Olympic Quốc tế vẫn được duy trì và sẽ tiếp nối ở Thế vận hội Olympic mùa hè diễn ra vào tháng 10 tới ở Buenos Aires, quê nhà của Đức Thánh Cha Phanxicô.
 
Theo Catholic Herald


Sáng thứ sáu 2 tháng 2 -2018, nhật báo L'Osservatore Romano loan tin Hội đồng Thế vận Quốc tế (CIO) chính thức mời Tòa Thánh tham dự ngày khai mạc Thế vận Mùa đông được tổ chức ở  Pyeongchang, Nam Hàn vào ngày 9 tháng 2 – 2018.
Phái đoàn đại diện Vatican sẽ được Đức Ông Melchor Sanchez De Toca, thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Văn Hóa dẫn đầu. Nhân vật số 3 của Hội đồng khen ngợi “phái đoàn nhỏ bé” nhưng giúp để “tiếp tục hy vọng cho một thế giới không có chiến tranh, dù có bao nhiêu là xung đột hiện nay trên thế giới”.
Đức ông Melchor Sanchez cho biết: “Lễ khai mạc Thế Vận Mùa đông sẽ tổ chức ở thành phố Pyeongchang, một thành phố chỉ cách biên giới phân chia Nam-Bắc vài cây số, một biên giới được vũ trang nhất thế giới, sẽ nói lên tính biểu tượng đặc biệt, duy nhất nhờ sự hiện diện của các lực sĩ Bắc Hàn, tham dự với các đồng nghiệp Nam Hàn của mình trong một đơn vị duy nhất”.
Trong tinh thần hữu nghị, nhân dịp này, Đức Ông Melchor Sanchez De Toca tặng các bộ áo thể thao màu đỏ, đồng phục chính thức của Đội Athletica Vaticana, Đội tuyển Lực sĩ và Thể thao của nhân viên Tòa Thánh Vatican cho ông Thomas Bầu chọn, chủ tịch Hội đồng CIO và các đại diện Thế vận của cả Nam Hàn và Bắc Hàn.
Thông Tấn xã AP cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử Tổ chức Thế vận Quốc tế đã mời Đại diện của Tòa Thánh trong vai trò và tư cách Quan Sát Viên để tham dự khóa họp vào tuần tới từ 5 đến 7 tháng 2, trước khi Đại hội Olympic diễn ra tại Pyeongchang, Nam Hàn.
Nhật báo L’Observatore cho biết: “Dù không trực tiếp tranh đấu nhưng các mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Hội đồng Thế vận Quốc tế vẫn tiếp tục duy trì, Phái đoàn Tòa Thánh sẽ tham dự Thế Vận Hội Trẻ Mùa Hè được tổ chức vào tháng 10 năm nay tại thủ đô Buenos Aires, nước Á Căn Đình – là thành phố và là quê hương của Đức Phanxicô.
Marta An Nguyễn dịch

Khi nhà biếm họa Gerhard Mester ngưỡng mộ Đức Phanxicô

Gerhard Mester là nhà biếm họa người Đức, năm 2012 ông nhận Giải thưởng nhà biếm họa tài ba nhất của các báo Đức. Trong tập sách nhỏ dành riêng cho Đức Phanxicô, ông phác họa “phong cách” Phanxicô trong các bức họa với nét vẽ tế nhị hóm hỉnh. Từ cải cách đến Ngân hàng Vatican, từ người tị nạn đến người nghèo ... Tất cả chủ đề lớn của triều giáo hoàng Phanxicô đều được đề cập ở đây. Ngoài Đức Phanxicô, ông còn vẽ cả Giáo hội! Qua các điểm đối nghịch, tác giả cho thấy ông ủng hộ Đức Phanxicô không điều kiện, ông ngưỡng mộ trên hết là đức tính khiêm tốn và tinh thần cởi mở của ngài.
Quyển sách có tên Giáo hoàng Phanxicô, nxb. Éditions des Béatitudes
“Đây là chữ đầu tiên tôi muốn nói với anh chị em: Vui! Anh chị em đừng bao giờ là người buồn, một tín hữu kitô không có quyền buồn!” Đức Phanxicô
Để minh họa câu khẩu hiệu này của Đức Phanxicô, nhà biếm họa Gerhard Mester dùng ngòi bút đẹp nhất của mình. Các bức vẽ hóm hỉnh, đẹp mắt, theo đúng với con đường Đức Phanxicô dấn thân phục vụ.
Thiện cảm, dễ cười và đầy nhân tính, quyển sách tranh màu này sẽ làm cho độc giả cười. Nó cũng cho thấy một đức tin sống trong một tinh thần vui vẻ.
Một chân dung hoàn toàn phù với Đức Giáo hoàng của chúng ta!
Tác giả Gerhard Mester sinh năm 1956. Năm 2012, ông nhận Giải thưởng nhà biếm họa tài ba nhất của các báo Đức, giải do Hiệp hội quốc gia của các nhà xuất bản Đức trao.
Marta An Nguyễn dịch