Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

TỪ VÔ THẦN TỚI CHỨC LINH MỤC

Filled under:

Sinh trưởng trong một gia đình Do Thái giàu có ở Pháp vào năm 1814, Alphonse Ratisbonne trở nên thành viên trong công ty tài chính lớn của người chú. Lúc đầu, Ratisbonne là một người Do Thái bình thường, nhưng khi người anh gia nhập Công giáo và trở thành linh mục, cơn giận dữ tiềm ẩn nổi dậy trong Ratisbonne.

Ratisbonne viết: “Khi anh tôi trở thành người Công giáo và trở thành linh mục, tôi khủng bố anh ấy bằng những cơn giận dữ liên tục. Chúng tôi hoàn toàn tách biệt; tôi ghét anh ấy lắm, nhưng anh ấy vẫn tha thứ cho tôi”.

Hơn nữa, sự ghét bỏ này lây sang cả những người Công giáo khác, Ratisbonne giải thích rằng “điều đó khiến tôi tin rằng người Công giáo cuồng tín, và tôi ghét họ”.

Điều này ảnh hưởng niềm tin của Ratisbonne, và Ratisbonne không tin Thiên Chúa. Ratisbonne bận rộn theo đuổi những điều thuộc thế gian để quan ngại về niềm tin Do Thái giáo và ghét cay ghét đắng Công giáo khiến anh ta xa lánh mọi hình thức tôn giáo.

Cuối cùng, Ratisbonne cảm thấy cõi lòng trống vắng, trước tiên anh tìm cách chữa lành qua hôn nhân. Anh đính hôn với một người cháu (con của anh chị em), nhưng vì cô ấy còn nhỏ tuổi nên phải trì hoãn đám cưới. Trong lúc chờ đợi, Ratisbonne quyết định đi du lịch cho khuây khỏa, chứ chẳng có mục đích gì.

Anh tới Naples và ở đó khoảng một tháng. Sau đó anh tới Malta, nhưng vì đi sai tàu nên anh tới Rôma. Tại đây, anh tình cờ gặp người bạn cũ.

Một hôm, khi đến thăm người bạn đó, Ratisbonne gặp một người mới gia nhập Công giáo tên là Theodore de Bussieres, người này biết người anh là linh mục của Ratisbonne. Thay vì ghét người này, Ratisbonne lại vui vẻ trò chuyện với người này vì sự hiểu biết của người này.

Sau đó, Ratisbonne lại đến thăm Bussieres. Họ bàn luận sôi nổi về đạo Công giáo, và Bussieres đã đặt cược với Ratisbonne.

Bussieres trao cho Ratisbonne một mẫu ảnh Đức Mẹ Ban Ơn (Miraculous Medal) và bảo đeo vào, nói rằng rất có hiệu quả. Bussieres bảo Ratisbonne sáng tối hãy đọc kinh “Hãy Nhớ” (Memorare), đó là lời nguyện của Thánh Bernard de Clairvaux cầu xin với Đức Mẹ.

Mới đầu Ratisbonne nhất định không chịu đeo ảnh Đức Mẹ, nhưng rồi anh đã bằng lòng đeo vào cổ và hằng ngày đọc kinh “Hãy Nhớ”. Anh nghĩ rằng cũng chẳng hại gì, và có ý chứng minh sự lố bịch của Công giáo.

Ratisbonne vẫn giữ đúng theo thỏa thuận, đó là sớm tối đọc kinh “Hãy Nhớ”. Một hôm, anh đến thành phố cùng với Bussieres, họ dừng chân tại Nhà thờ Saint Andrea delle Fratte. Ratisbonne vào nhà thờ thấy có vẻ đầy ánh sáng kỳ lạ. Anh nhìn lên bàn thờ, nơi có ánh sáng phát ra, và anh nhìn thấy Đức Mẹ, hình dáng y như trong ảnh Đức Mẹ Ban Ơn.

Anh đã bật khóc khi ra ngoài nhà thờ, tay nắm chặt anh Đức Mẹ Ban Ơn. Vài ngày sau, anh gia nhập đạo Công giáo. Sau khi trở về Paris, cô gái đính hôn của anh rất ngạc nhiên và quyết từ hôn. Sau đó, Ratisbonne xin vào Dòng Tên và trở thành linh mục.

Câu chuyện trở lại của Lm Alphonse Ratisbonne về sau đã ảnh hưởng Thánh Maximilian Kolbe, thúc giục ngài thành lập “Đạo Binh Đức Mẹ” (Militia Immaculatæ) và tin vào ảnh Đức Mẹ Ban Ơn. Ngài xác tín rằng Đức Mẹ giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn đưa nhân loại đến với Đức Kitô.

Lạy Thánh Mẫu Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.

PHILIP KOSLOSKI
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)


Năm lời khuyên để đưa trẻ vị thành niên về với Chúa


Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tuổi từ 10 đến 17 là tuổi trẻ vị tiền nhiệm quyết định xa nhà thờ. Làm sao giúp con chúng ta sống đức tin trong giai đoạn ‘chết’ này của đời chúng?
Rất nhiều người trong chúng ta còn run khi nghĩ đến tuổi vị thành niên: chọn lựa áo quần kỳ quặc, quan hệ bạn bè lung tung, áp lực muốn thay đổi thế giới nhanh chóng, cảm xúc lên xuống thất thường. Chúng ta cũng phải chấp nhận đó là giai đoạn của những thay đổi lớn, chúng ta chín chắn một cách phi thường. Giai đoạn của biến đổi đáng kể và phi thường này cũng là giai đoạn lý tưởng để gieo hạt giống của một quan hệ trưởng thành và đích thực với Chúa.
Gần đây Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Mục vụ Tông đồ của Mỹ (Center for The Applied Research in the Apostolate, CARA) đã công bố kết quả cuộc tìm tòi để hiểu vì sao và như thế nào người trẻ đã rời Giáo hội. Gần hai phần ba số người bỏ đức tin công giáo cho biết họ bỏ ở lứa tuổi 10 đến 17 tuổi. Chỉ có 13% cho biết có thể sẽ có một ngày họ trở lại với nhà thờ.
Từ nhiều năm nay tôi là giáo lý viên của lớp 4, các cha mẹ học sinh tuổi vị thành niên luôn hỏi tôi một câu hỏi: làm thế nào để đưa đức tin chao đảo của con chúng tôi để chug có một đức tin được trưởng thành?
  1. Đầu tiên là làm gương
Bạn sẽ gặp khó khăn khi khuyến khích đức tin và việc thờ phượng nơi con mình nếu bạn không duy trì đời sống thiêng liêng riêng của mình. Vậy bạn phải cầu nguyện mỗi ngày và thẳng thắn nói với Chúa về các niềm vui, nỗi buồn và các khó khăn của bạn. Bạn có nhiệm vụ lớn lao là hướng dẫn con mình trong cuộc sống cũng như trên con đường đức tin, vì thế bạn phải xin Chúa giúp bạn. Và đừng bỏ qua người bạn đời của mình, bạn thảo luận thường xuyên với người bạn đời, cùng chia sẻ trách nhiệm hướng dẫn con cái.
Cùng ngồi xuống và suy nghĩ với nhau cách sâu đậm về đức tin trong gia đình, cùng nhau đọc Thánh Kinh mỗi tuần một lần, ngừng lại ở các đoạn tâm đắc và chép lại dán trên tủ lạnh.
  1. Mỗi người phải cảm thấy mình sống trong đức tin
Thiếu thích thú là một trong các trở ngại lớn trên con đường đức tin của trẻ vị thành niên. Trẻ con có thể gặp khó khăn khi hiểu bối cảnh của một vài đoạn trong Sách Thánh hoặc khó nhận diện mình trong các bài giảng dành cho người lớn, khi các em có đời sống cá nhân và thiêng liêng của tuổi vị thành niên.
Bạn có thể giúp con cái dễ hiểu Thánh Kinh hơn, bằng cách nhấn mạnh một vài đoạn Thánh vịnh để các em có thể cầu nguyện tùy theo hoàn cảnh, theo lúc thuận tiện. Kể cho các con nghe các câu chuyện về tình bạn khi chúng ở một mình, câu chuyện các thánh cũng bị thất bại khi chúng cần lên tinh thần, đọc những đoạn vui khi chúng cần cười! Cho chúng thấy các bài đọc này có thể có một chỗ trong cuộc đời của chúng.
Đặt các câu hỏi mở về ngày học hành, về các khó khăn, về những gì các con nghĩ về các chuyện thời sự. Rồi nghe câu trả lời của các con. Hỏi các con, Chúa Giêsu sẽ hành động như thế nào trong hoàn cảnh này. Nếu các con cởi mở nói chuyện, bạn có thể chia sẻ các kinh nghiệm của mình hay một đoạn Thánh Kinh.
  1. Khuyến khích các con tham gia vào các nhóm cùng tuổi
Dù bạn muốn tiếng nói của mình và tiếng nói của Chúa là những tiếng nói rót vào tai chúng thì bạn cũng hiểu là tiếng nói của bạn bè cùng lứa tuổi hay các người lớn có uy tín cũng đóng một vai trò đáng kể trong đời của các cháu. Thay vi cứ chống lại tác động của ảnh hưởng bên ngoài, bạn hãy cùng hợp tác với chúng. Một cái nhìn mới đôi khi đưa chúng ta ra khỏi tính tự đủ và thức tỉnh lương tâm ngủ êm của chúng ta.
Khuyến khích con cái tham gia vào một lớp, một nhóm ở nhà thờ. Khuyến khích chúng đi tĩnh tâm nhóm. Hãy tin tưởng vào các nhóm trên mạng! Đồng ý ngầm để con cái giữ riêng cho mình các thảo luận về đức tin cùng với các bạn cùng nhóm, các thầy cô, các bạn của cháu. 
  1. Chấp nhận một mức độ tự do diễn tả nào đó
Các lời cầu nguyện là cá nhân, vì thế bạn nên để cho các con tự do phát triển cách cầu nguyện riêng tư của chúng. Cho chúng biết có nhiều hình thức cầu nguyện khác nhau, chẳng hạn hát thánh ca và để chúng chọn những gì chúng thích!
Nên đi ra khỏi thói quen bình thường, đi đến một nhà thờ mới, xem cách cầu nguyện, hát thánh ca của các nhóm sắc dân khác nhau, gặp gỡ thêm người mới. Đề nghị các con so sánh và nói lên ý kiến của chúng về các hình thức cầu nguyện, thờ phụng khác nhau. Chúng ta tất cả đều đã đi qua các giai đoạn khác nhau trong đời sống thiêng liêng, nên chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy các cháu có thể đi từ cách cầu nguyện theo truyền thống qua cách cầu nguyện theo thời bây giờ. Chúng cũng có thể thích các bài hát mới hoặc các bài thánh ca cổ điển gregoria. Như thế bạn có thể hiểu vì sao một trẻ vị thành niên bất thường lại có thể thích được!
Bạn càng hướng dẫn con cái theo cách mà gia đình cầu nguyện và mừng các ngày lễ tôn giáo thì các con bạn sẽ nghiêng về các sinh hoạt này. Để các con điều khiển buổi cầu nguyện, chọn bài đọc, chọn bài hát, hay có sáng kiến để tổ chức một ngày lễ truyền thống như ngày lễ Giáng Sinh.
  1. Khuyến khích cho
Một trong các cách hay nhất để hướng dẫn con cái tác động của đức tin trên thế giới này là làm các việc tốt lành và tạo sợi dây liên hệ chặt chẽ với môi trường xã hội. Thay vì che chắn không cho con cái thấy sự đau khổ của những người thiếu thốn thì bạn để chúng chứng kiến một phần sự đau khổ này, để chúng cảm nhận cần phải giúp đỡ. Đối với trẻ vị thành niên cũng như đối với chúng ta, đắm mình trong nhu cầu riêng và vấn đề riêng của mình thì ... khỏe hơn, nhưng phải cho con cái một cái nhìn khác, dĩ nhiên là tùy theo độ tuổi của chúng.
Hợp tác với một tổ chức từ thiện, có thể chúng sẽ có một niềm say sưa mới, thậm chí có thể hiểu vai trò của mình trong chương trình hoạch định của Chúa. Nếu cùng làm các việc này với các bạn của bạn là điều rất tốt, vì chúng ta cùngchia sẻ kinh nghiệm, cùng thay phiên nhau đưa đón con và trẻ con có dịp kết tình thân với nhau.
Chúng ta luôn nhớ lại câu chuyện của Thánh Mônica, mẹ của Thánh Âugutinô. Bà quá đau khổ vì con bỏ đức tin và không nghe lời bà. Bà nhận được lời khuyên khôn ngoan: “Nói ít với Âugutinô về Chúa nhưng nói nhiều với Chúa về Âugutinô .” Nhờ lời cầu nguyện của mẹ, thánh Âugutinô trở thành người tín hữu sốt sắng mà lời của ngài ngày nay vẫn còn được đọc rất nhiều.
Lời cầu nguyện của Thánh Mônica đã mang lại hoa trái như vậy thì lời cầu nguyện và các cố gắng yêu thương của bạn cũng sẽ thành tựu trên con cái của các bạn!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch