Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Vì sao các chính trị gia nên đọc Thánh Kinh bởi - phanxicovn

Filled under:

Theo Linh mục Paul Valadier các sách Kinh Thánh chất chứa khôn ngoan minh triết, tri thức và kinh nghiệm, khôn ngoan này nhằm cảnh giác cho những người nắm quyền lực khỏi lạm dụng quyền của mình để trở nên độc tài.

Trong quyển sách “Khôn ngoan kinh thánh, khôn ngoan chính trị” (Sagesse biblique, sagesse politique, nxb Salvator) linh mục Dòng Tên, triết gia Paul Valadier đối chiếu thực tế chính trị của xã hội đương đại với khôn ngoan kinh thánh vượt lên khuôn khổ của các tín hữu: “Kinh Thánh chứa cả một kho tàng minh triết, chúng ta cẩn thận đứng đánh giá thấp các giá trị của nó”. Một lời mời gọi để nhận định giữa quyền lực và quyền uy và suy nghĩ về sự dấn thân về mặt chính trị để phục vụ lợi ích chung. 
Thánh Kinh dạy cho chúng ta, trong lãnh vực chính trị các thiện hướng tốt nhất có thể trở nên tệ nhất
Các chính trị gia cần đọc Thánh Kinh
Các câu chuyện của ông Nôê, của vua Đavít, vua Salomon có thể bị xem là những câu chuyện qua xưa cổ. Đó là cái nhìn biện minh cho các chính trị gia không muốn  quan tâm đến Thánh Kinh. Nếu khôn ngoan thánh kinh làm phong phú cho chính trị thì xã hội thế tục có thể tự đứng vững.
Theo Linh mục Paul Valadier các sách Thánh Kinh chất chứa khôn ngoan minh triết, tri thức và kinh nghiệm, khôn ngoan này nhằm cảnh giác cho những người nắm quyền lực khỏi lạm dụng quyền của mình để trở nên độc tài. 
Khôn ngoan thánh kinh chống lại cám dỗ trở nên độc tài
Các đề nghị của Linh mục Paul Valadier không cho rằng, trong Thánh Kinh có những lời dạy phải theo từng chữ để thay “Hiến chế hay điều chỉnh luật lệ của chúng ta”, đó là tư thế của trào lưu chính thống. Điều hữu ích cho chúng ta trong Kinh Thánh ở thế kỷ 21 này – hữu ích và gây cảm hứng – là sự “thông minh về các sự”.
Chúng ta thấy điều này trong các sách Cựu Ước và Tân Ước, nó giúp chúng ta “cảnh giác chống lại các cám dỗ liên tục, những cám dỗ của mọi thời”. Và nhất là cám dỗ của chủ nghĩa toàn trị. Đôi khi chỉ cần một chút. Linh mục Valadier nhắc lại, một lắng nghe kín đáo các trao đổi điện thoại của chúng ta thì sẽ làm dễ dàng và lối cuốn.
Khôn ngoan thánh kinh, các thất bại của con người
Ngày nay người ta thương hay dễ dàng và chế giễu tội tổ tông. Trong tác phẩm của mình, Linh mục Paul Valadier triển khai tỉ mỉ: theo cha, đây là bài học chủ yếu cho các chính trị gia của chúng ta. Đối với linh mục, điều cần thiết phải luôn giữ trong đầu, Thánh Kinh dạy cho chúng ta trong lãnh vực chính trị các thiện hướng tốt nhất có thể trở nên tệ nhất. Chính xác, linh mục cho rằng, ngược với triết lý của Thời Ánh Sáng, cho rằng các khó khăn của con người có thể vượt lên khi người công dân được giáo dục. “Nếu người cộng sản đã có thể hình dung trong một chốc, hệ thống của họ có thể sai lệch, thì có thể họ đã ít giáo điều hơn, ít độc tài hơn là họ đã độc tài”.
Linh mục Paul Valadier, triết gia, Dòng Tên, thần học gia, tác giả của nhiều quyển sách về triết lý chính trị, cha là giáo sư danh dự của Trung tâm Sèvres. Cha là chủ bút báo Nghiên cứu (Etudes) trong nhiều năm. Chuyên gia về triết gia Nietzsche, cha làm việc không ngơi nghỉ về các vấn đề luân lý chính trị, đối thoại trong xã hội chúng ta.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

“Tâm hồn người Irak bị giẫm đạp, phải vực họ dậy”


Sau khi thấy các tượng Đức Mẹ bị đập phá hàng loạt trong các nhà thờ vùng đồng bằng sông Ninivê, Đức ông Pascal Gollnisch, tổng giám đốc Tổ chức Từ thiện Đông phương đã đề nghị với các tín hữu Irak là sẽ cho họ các tượng mới. Đức ông đã đến Mossol cuối tháng 7 để đặt tượng cho các cộng đồng địa phương. 
Vì sao cha tặng 15 tượng Đức Mẹ cho các tín hữu Irak?
Các tượng Đức Mẹ này đã có ở các nhà thờ Irak từ lâu. Chúng tôi chỉ dựng lại. Lòng kính mến Đức Mẹ Lộ Đức rất mạnh ở đây, nhưng các tượng đã bị nhóm Hồi giáo ISIS hủy hàng loạt khi họ chiếm đồng bằng sông Ninivê. Tại sao? Vì nhóm Hồi giáo ISIS muốn triệt tất cả mọi dấu hiệu của sự hiện diện kitô giáo trong vùng, một hình thức diệt chủng, không những đuổi người dân mà còn hủy các biểu tượng.  Vậy mà tín hữu kitô đã ở Irak từ thuở khai sinh kitô giáo. Họ không phải là hậu duệ của các cuộc thập tự chinh, không phải là thực dân, cũng không phải là nhà truyền giáo, họ là các tín hữu kitô đầu tiên. Họ ở đây trước khi Âu châu theo kitô giáo!
Chúng tôi muốn đặt tượng Đức Mẹ Lộ Đức ở các thành phố đồng bằng sông Ninivê và thành phố Mossoul khi các thành phố này được giải phóng. Mẹ Maria sống ở Đông phương, Mẹ là hình ảnh người phụ nữ gần với người bệnh, người đau khổ trên toàn thế giới: giáo dân thấy mình nơi Đức Mẹ. Thêm nữa, người hồi giáo rất kính trọng Đức Mẹ Maria: nhiều đền thờ hồi giáo đặc biệt tôn kính Đức Mẹ ở Đông phương như ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Liban, và nam nữ tín hữu hồi giáo đến kính Đức Mẹ. 
Không có chuyện muốn tạo “bản sắc” đàng sau việc đặt tượng này nhưng là ý muốn, rằng, tín hữu kitô vùng này không muốn hận thù. 
Mẹ Maria là “nữ vương hòa bình” ...
Đúng vậy, Mẹ Maria là biểu tượng hòa bình. Các tượng này không phải là dấu hiệu hận thù nhưng là dấu hiệu của hòa bình: Không có chuyện muốn tạo “bản sắc” đàng sau việc đặt tượng này nhưng là ý muốn, rằng, tín hữu kitô vùng này không muốn hận thù. Họ khát vọng được sống chung giữa người Irak. Nhưng sẽ không đơn giản: còn quá nhiều bạo lực trong hai ngày qua vì nhóm Hồi giáo ISIS đã bị đẩy lui, việc sống chung có thể xây dựng lại được. Cần phải hoán cải tâm hồn, tâm trí nhưng tôi nghĩ đây là con đường có thể làm được. 
Vì sao cha chưa đặt tượng ở thành phố Mossoul, thành phố này được giải phóng ngày 9 tháng 7?
Chúng tôi cùng làm việc với các nhà thờ địa phương và chỉ họ mới biết lúc nào thuận tiện để đặt, vì sự hiện diện của tượng phải mang tính cách ticu chứ không phải là ngọn “cờ hiệu”.. Mười lăm tượng này đã được Giám mục địa phận Lộ Đức làm phép ở hang đá Đức Mẹ và đã được chở đi ngang Âu châu qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ để đến Irak. Không tượng nào bị vỡ khi đến nơi là cả một phép lạ! Đây là chuyến đi đầu tiên, nếu cần chúng tôi sẽ chở thêm.
Một tín hữu kitô Irak trước hết là một người Irak, họ có quyền sống bình an trong xứ của họ. Mẹ Maria, người ngẫng đầu lên, có phải đó là lời kêu gọi người tín hữu iark cũng ngẫng đầu lên?
Các tượng này là một biểu tượng nhưng dĩ nhiên nó cũng là một hành động trong tổng thể hành động. Cùng với các hành động khác trong các tổ chức công giáo như hỗ trợ tín hữu kitô xây lại nhà cửa, thiết lập lại hệ thống điện nước, tái dựng lại kinh tế để người dân có thể về sống lại trong đồng bằng sông Ninivê. Phải bảo đảm an ninh vì không phải chỉ hủy đi các hệ thống mà nhóm Hồi giáo ISIS xây ở Irak là xem như mọi chuyện đã được giải quyết. Các bạo lực có thể dấy lên.
Chuyện rắc rối nhất là các giải pháp chính trị, làm sao để các khu vực của tín hữu kitô này được quản trị đúng, không phải trong một hình thức độc lập nhưng tự lập đủ để những người này có thể sống trong xứ của họ. Một tín hữu kitô Irak trước hết là một người Irak, họ có quyền sống bình an trong xứ của họ.
Các quyền lực quốc tế có vai trò của họ, đặc biệt là nước Pháp từ lâu đã giúp các tín hữu kitô rất nhiều trong thời gian họ biệt xứ nhưng các tổ chức quốc tế như tổ chức Liên hiệp Âu châu cũng phải giúp đỡ. Phải tái xây dựng lại toàn nước Irak: tâm hồn của người Irak bị tổn thương, bị giẫm đạp, phải vực họ dậy. Vì nhóm Hồi giáo ISIS không những chỉ là cuộc chiến đấu hồi giáo hay của những người khủng bố, nhưng đó còn là nạn khủng bố man rợ, đã vứt đi các tiêu chuẩn căn bản của thế nào là văn minh. Đàng sau khía cạnh thực tiễn, là vấn đề nguyên tắc chung của các nền văn minh nhân loại. Chúng ta không thể để cho sự man rợ chiến thắng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch