Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Suy tư về ngày cùng tận của thế giới và cũng là ngày cuối cùng của mỗi người chúng ta.

Filled under:


Suy tư về ngày cùng tận của thế giới và cũng là ngày cuối cùng của mỗi người chúng ta.

Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng (17-11-2017) tại nhà nguyện Marta.

Đoạn Tin mừng thuật lại cuộc sống bình thường của những người nam nữ trước đại hồng thủy và trong thời ông Lot. Họ ăn uống, mua bán, cưới vợ lấy chồng …, nhưng rồi ngày Thiên Chúa tỏ hiện đến và mọi sự đều thay đổi. Giáo hội, Mẹ của chúng ta, muốn mỗi người chúng ta suy nghĩ về chính cái chết của mình.

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với sự bình thường đều đặn của cuộc sống, giờ giấc, công việc, nhiệm vụ, nghỉ ngơi và chúng ta nghĩ rằng cuộc sống thì luôn luôn như thế. Nhưng rồi một ngày, Chúa Giêsu sẽ gọi chúng ta “hãy đến!”. Với một số người, tiếng gọi của Chúa sẽ là bất ngờ, còn đối với những người sau một thời gian dài nằm bệnh, chúng ta không biết có bất ngờ đối với họ không. Tiếng gọi của Chúa sẽ đến. Tiếng Chúa gọi sẽ là một sự ngạc nhiên, nhưng rồi sẽ có một ngạc nhiên khác của Chúa, đó là sự sống đời đời. Bởi thế, Giáo hội trong những ngày này nói với chúng ta: dừng lại một tí, dừng lại để suy nghĩ về cái chết.

Ngày nay việc tham dự các đám tang, hay ngay cả đi đến đất thánh (nghĩa trang), đôi khi trở thành một biến cố xã hội. Người ta đi đến đó, nói chuyện với những người khác, trong một số trường hợp người ta còn ăn uống. Nó trở thành dịp hội họp gặp gỡ thêm, để không phải suy nghĩ. Ngày hôm nay, Giáo hội và Thiên Chúa, với sự tốt lành của mình, nói với mỗi người chúng ta: Hãy dừng lại, dừng lại, không phải mọi ngày sẽ luôn như hôm nay. Đừng trở nên quen thuộc với suy nghĩ rằng cuộc sống hôm nay sẽ là vĩnh cửu. Sẽ có một ngày bạn sẽ bị mang đi, người khác sẽ ở lại, bạn sẽ bị mang đi, bạn sẽ bị mang đi và đi với Thiên Chúa. Hãy nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta sẽ có kết thúc. Nghĩ như thế là điều tốt.

Nó là điều tốt vì ví dụ, trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới, chúng ta có thể suy nghĩ: Hôm nay có thể là ngày cuối cùng, tôi không biết, nhưng tôi sẽ làm công việc thật tốt. Và chúng ta làm tốt như thế, trong các mối liên hệ trong gia đình hay khi chúng ta đi khám bệnh.

Suy nghĩ về cái chết không phải là một sự tưởng tượng tồi tê.Tồi tệ hay không, tùy thuộc ở tôi, tôi nghĩ đến nó như thế nào. Nhưng nó sẽ đến, cái chết sẽ đến. Và ở đó sẽ là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, và điều này sẽ là nét đẹp của cái chết. Nó sẽ là cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, sẽ là Chúa đến gặp, sẽ là Ngài nói: “hãy đến, hãy đến, kẻ được Ta chúc phúc, hãy đến với Ta.”

Khi Chúa gọi thì sẽ không còn thời giờ để sắp xếp mọi vấn đề của chúng ta. Đức Thánh Cha kể lại điều một linh mục đã kể với ngài: Một ngày kia tôi gặp một linh mục, hơn kém 65 tuổi, vị linh mục đó không cảm thấy khỏe. Linh mục đó đi khám bệnh và bác sĩ nói: “Xem kìa, sau khi khám bệnh, cha có bệnh này. Đây là một điều xấu nhưng có lẽ chúng ta đang trong thời gian để chặn bệnh này lại. Nếu nó không dừng lại, chúng ta sẽ chữa cách khác và nếu nó không hết, chúng ta sẽ bắt đầu bước đi và tôi sẽ đồng hành với cha cho đến phút cuối.” Kết thúc câu chuyện, Đức Thánh Cha khuyến khích: Chúng ta cũng thế, chúng ta cùng đồng hành với nhau trên con đường này, chúng ta làm tất cả nhưng luôn luôn hướng về lúc đó, về ngày mà Thiên Chúa sẽ đến để đưa tôi đến với Ngài. (REI 17/11/2017)





Con người bình thường, Tình yêu phi thường

Thiên Chúa sử dụng những người có lòng nhiệt thành và khiêm nhường
       Linda đã rất vui mừng khi cô biết rằng việc thăng chức của cô vào một bộ phận mới tại nơi làm việc đã được phê chuẩn. Cô không chỉ nhận được khoản tiền lương cao hơn, nhưng cô sẽ làm việc cho một trong những nhà quản lý được ngưỡng mộ nhất trong công ty của cô.
     Jim đã được biết đến là người chăm chỉ và có khả năng bình tĩnh trước những áp lực, nhưng anh cũng có tiếng là một người giám sát tốt bụng và biết quan tâm người khác. Cô dễ dàng ổn định được công việc mới và bắt đầu thích thú môi trường tích cực, ổn định trong bộ phận của mình. Cô không thường xuyên nhìn thấy Jim, nhưng dường như anh luôn hạnh phúc và bình an.
      Một vài tháng sau đó, Linda đã bắt đầu một cuộc trò chuyện bất ngờ với Jim vào một buổi chiều thứ Sáu muộn ở văn phòng. Cô rất ngạc nhiên khi có thể trò chuyện với anh cách dễ dàng. Chẳng mấy chốc trong cuộc trò chuyện, chủ đề tôn giáo đã xuất hiện, và Jim bắt đầu chia sẻ công khai về đức tin của mình. Anh đã nói về việc anh đã tham dự buổi cầu nguyện hàng tuần tại giáo xứ của anh và buổi cầu nguyện đã giúp anh có một kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa cách đây vài năm – một kinh nghiệm đưa đức tin của anh lên một mức độ tình yêu hoàn toàn mới mẻ đối với Chúa Giêsu. Linda, một người xa rời đạo Công Giáo, đã bị lôi cuốn bởi câu chuyện của Jim và đã đến buổi cầu nguyện vài lần.
     Giống như Jim, Linda nhận thấy mình thay đổi khi cô nghe những câu chuyện của những người khác trong buổi cầu nguyện và khi cô bắt đầu cầu nguyện hàng ngày. Chồng cô và các con cô cũng thấy sự thay đổi này. Cô bắt đầu mỉm cười dễ dàng hơn. Cô kiên nhẫn hơn với con cái và dễ dàng hơn với những người xung quanh. Cô bắt đầu đi tham dự Thánh lễ và thậm chí còn thuyết phục được chồng tham dự cùng cô. Không lâu sau, cả gia đình cô đã trở lại với Giáo hội.
Liệu Linda và gia đình cô sẽ ở đâu hôm nay nếu cô không có cuộc trò chuyện với Jim? Có lẽ cô sẽ làm mới đức tin của mình bằng một số cách khác, mà cũng có thể không. Nhưng rõ ràng là lời chứng của Jim đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Linda.
     “Hãy sử dụng con, Lạy Chúa”. Mỗi ngày chúng ta có cơ hội để dẫn dắt mọi người đến gần Chúa Giêsu hơn, hoặc dẫn họ xa Ngài hơn, hoặc không quan tâm gì đến họ và như thế chúng ta chẳng có ảnh hưởng gì đến họ. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có tin rằng chúng ta có thể có ảnh hưởng như vậy hay không. Mỗi lời nói và mỗi hành động của chúng ta có thể là một cơ hội khác để làm chứng cho Chúa Giêsu. Nếu bạn làm cho nó thành một điểm để chứng tỏ đức tin của bạn thông qua hành động của lòng tốt, thông qua sự kiên nhẫn, và thông qua một thái độ bình an, bạn sẽ có một tác động tích cực. Cửa sẽ mở ra và cơ hội mới sẽ đến với bạn. Điều cần thiết là có một trái tim sẵn sàng và một lời cầu nguyện đơn giản: “Lạy Chúa, xin hãy sử dụng con”.
     Thiên Chúa Sử dụng Những Con Người Không Hoàn Hảo. Thật dễ dàng để nghĩ rằng Thiên Chúa không bao giờ có thể sử dụng những người như chúng ta. Chúng ta nhìn vào những người như Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Giuse, Thánh Phêrô và Thánh Gioan và kết luận rằng đức tin của chúng ta không đủ mạnh. Chúng ta so sánh chúng ta với cuộc sống anh hùng, đạo đức của các ngài và chúng ta nản lòng.
Nhưng Kinh Thánh nói với chúng ta về việc Chúa đã sử dụng cả những người có khả năng và không có khả năng, những người xứng đáng và không xứng đáng, những người đặc biệt và những người bình thường. Chẳng hạn, Abraham có thể tự coi mình là quá già, Giêrêmia phản kháng rằng ông còn quá trẻ. Giacóp là một người mưu mô. Môsê khó khăn về nói năng và Ghíp ôn thì yếu đuối và sợ hãi. Đavít là một kẻ sát nhân và Mathêu là một người thu thuế. Ngay cả Thánh Phaolô vĩ đại đã cống hiến đời mình để bắt bớ chính Giáo Hội ban sơ mà Chúa Giêsu đã khởi xướng. Tất cả đều có những khuyết điểm, nhưng Thiên Chúa đã sử dụng tất cả.
      Vấn đề quan trọng không phải là họ đến từ đâu hoặc họ đã làm gì. Hoàn hảo không phải là một sự đòi hỏi. Không có được tài năng phi thường, tương giao tốt hay giàu có. Thánh Phaolô đã cho chúng ta một tiêu chuẩn cần có nếu chúng ta muốn phục vụ Thiên Chúa: Không nhiều người trong chúng ta đã khôn ngoan theo tiêu chuẩn của người phàm, không nhiều người có uy quyền, không nhiều người sinh ra đã là cao quý. Song những gì thế gian cho là khờ dại thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kể khôn ngoan, và thế gian cho là yếu kém thì Thiên Chúa đã chọn để hạ những những kẻ hùng mạnh, những gì thế gian cho là hèn mạt, không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có và Thiên Chúa đã chọn người yếu thế và Thiên Chúa đã chọn người thấp hèn và bị khinh thường trong thế giới (1Cr1, 26-28).
     Thiên Chúa Sử dụng Người khiêm tốn. Điều đó chẳng phải là một sự mỉa mai sao? Phaolô là một người thông minh, có ảnh hưởng và quyền lực, nhưng ở đây Ngài nói rằng Thiên Chúa không chọn những người như ngài. Làm sao là có thể như thế được?
    Phaolô đưa ra câu trả lời trong bức thư gửi tín hữu Philípphê: “Tôi đã đạt được những gì tôi có, những gì tội cho là có lợi thì nay vì Đức Kitô tôi cho là thiệt thòi. Vì Ngài, tôi đành mất tất cả và tôi coi tất cả như rác rưởi, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không nhờ sự công chính của riêng tôi, sự công chính do luật Môsê mang lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Kitô” (Pl3, 7-9).
     Phaolô đã dùng những ân điển của mình – nền giáo dục, khả năng viết và khả năng nói của ngài trong suốt thời gian ngài làm tông đồ. Nhưng ngài cũng gọi chúng là rác rưởi nếu ngài thấy rằng chúng đang khiến ngài tự mãn về chính mình hoặc nếu chúng khiến ngài nghĩ ngài tốt hơn và thông minh hơn mọi người khác.
    Phaolô biết rằng có một mục đích tốt đẹp nhưng lại có ranh giới giữa sự tin tưởng vào Đức Kitô và sự tin tưởng vào chính mình. Ranh giới ấy được gọi là sự khiêm tốn. Sự khiêm tốn không phải là từ chối khả năng và ân ban của chúng ta. Nhưng đó là một sự ý thức rằng ân ban của chúng ta là những món quà đến từ Thiên Chúa. Khiêm tốn là biết rằng Thiên Chúa đã tin tưởng trao ban cho chúng ta những tài năng để chúng ta có thể sử dụng chúng mà mang lại vinh quang cho Chúa và chăm sóc cho dân Người.
    Kế hoạch Ba bước. Chúa Giêsu đang tìm kiếm những người bình thường muốn làm những điều phi thường cho Ngài. Ngài sẵn sàng bỏ qua những khuyết điểm và yếu đuối của chúng ta miễn là trái tim chúng ta đặt đúng chỗ. Ngài biết rằng khiêm tốn là chìa khóa để vượt qua những tội lỗi của chúng ta – Sự khiêm tốn cho phép Chúa Thánh Thần uốn nắn và là sức mạnh giúp chúng ta chống lại sự cám dỗ và tội lỗi. Ngài biết rằng nếu chúng ta hướng tới sự khiêm tốn, chúng ta sẽ từ từ thay đổi. Hành vi hướng ngoại của chúng ta sẽ phản ảnh mong muốn bên trong của chúng ta để cho Chúa sử dụng chúng ta cho vương quốc của Ngài.
     Vậy làm sao chúng ta có thể là một Giáo hội ngước mắt lên thiên đường và nói: “Hãy sử dụng con, lạy Chúa”? Vì thế, Thánh Phaolô đưa ra một kế hoạch ba bước.
     Trước hết, thánh Phaolô yêu cầu chúng ta hãy làm theo gương của Chúa Giêsu và vét rỗng chính mình” (Pl2, 5-7). Nghe thì thấy ghê gớm, nhưng thánh Phaolô cô đọng nó thành một cách tiếp cận đơn giản: đừng “đòi hỏi” sự “ngang bằng với Thiên Chúa”. Hãy nhớ rằng bạn thuộc về Chúa chứ không phải chính mình. Hãy thú nhận rằng bạn cần phải làm theo mệnh lệnh của Ngài chứ không phải làm theo ham muốn của riêng bạn. Vét rỗng chính mình có nghĩa là nói với Chúa “Cảm ơn Chúa vì tất cả những ân huệ mà Chúa đã trao cho con. Con muốn sử dụng những ân huệ này để xây dựng những người thân yêu của con và Giáo Hội của Ngài. Con muốn vét rỗng mình khỏi bất cứ sự tự hào hay bất cứ suy nghĩ nào dẫn con đến sự tự tin vào chính mình”.
    Thứ hai, thánh Phaolô yêu cầu chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,11). Ngài yêu cầu chúng ta nhớ rằng Chúa Giêsu là Chúa còn chúng ta thì không. Lặp lại lời tuyên xưng này mỗi ngày sẽ giúp chúng ta nhớ sự khiêm tốn quý giá như thế nào. Nó sẽ giúp chúng ta nhớ rằng chúng ta cần Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta bởi vì Ngài là Đấng Cứu Độ và là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta. Ngài có những lời ban sự sống mà chúng ta cần phải lắng nghe. Điều đó dường như là nhỏ bé, nhưng lời tuyên xưng đức tin ngắn gọn này sẽ giúp chúng ta giữ Chúa Giêsu luôn ở vị trí trước nhất trong tâm trí chúng ta.
      Cuối cùng, thánh Phaolô yêu cầu chúng ta “hoàn thành” ơn cứu độ của chúng ta (Pl2, 12). Điều này có nghĩa là hãy trung thành với lời cầu nguyện hàng ngày để chúng ta có thể trải nghiệm tình yêu cứu độ của Ngài. Điều đó có nghĩa là cố gắng hết sức để duy trì tình yêu của mình suốt ngày sống của chúng ta để chúng ta không tự hào hay phạm tội cách nào. Nó có nghĩa là quay lại với Chúa trong sự sám hối khi chúng ta rơi vào cám dỗ để Ngài có thể “cứu độ” chúng ta nhờ lòng thương xót của Ngài.
     Nếu chúng ta có thể thực hành ba bước này, chúng ta sẽ thấy mình trở nên khiêm tốn hơn. Chúng ta sẽ dần dần trở nên quan tâm đến người khác hơn chính bản thân mình. Và như Thánh Phaolô nói, chúng ta sẽ bắt đầu tỏa sáng như những ngôi sao giữa thế giới tối tăm (Pl 2:15).
    Được Tạo Dựng Cho Tình yêu. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng chúng ta là “công trình của Thiên Chúa, công trình ấy được tạo thành trong Đức Giêsu Kitô cho những công việc tốt lành mà Thiên Chúa đã chuẩn bị trước” cho chúng ta thực hiện (Ep2,10). Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa chỉ định làm những điều đặc biệt cho Ngài. Mỗi người trong chúng ta đã được tạo dựng để nâng mọi người lên chứ không phải để đè họ xuống, để trao ban tình thương và lòng thương xót chứ không chỉ lãnh nhận.
     Mục đích của Thiên Chúa đã được xây dựng trong DNA[1] tâm linh của chúng ta. Ngài đã dựng nên chúng ta để yêu thương, phục vụ và để được Ngài sử dụng. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ không được bình an cho đến khi chúng ta khám phá ra ơn gọi của chúng ta là gì. Vì vậy, đừng chờ đợi cho đến khi chúng ta hoàn hảo. Hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa, con yếu đuối và tội lỗi, nhưng con sẵn sàng. Con muốn được Ngài sử dụng. Con muốn phục vụ sứ mệnh của Giáo Hội”.
 Theo The Word Among Us
Chuyển ngữ:  Nhóm Học viện và Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương