Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Đức Phanxicô gửi thông điệp cho nhân dân Miến Điện, trước khi tới Nước này

Filled under:

Ngày 17 tháng 11, trước khi qua Miến Điện, Đức Giáo Hoàng đã gửi cho nhân dân nước này một thông điệp như sau: 

Các bạn thân mến

Khi chuẩn bị thăm viếng Miến Điện, trong một vài ngày tới, tôi muốn gửi lời chào kính và thân hữu tới toàn thể nhân dân. Tôi không thể chờ được nữa để được gặp các bạn.

Tôi tới để công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, một thông điệp của hòa giải, tha thứ và hòa bình. Chuyến thăm viếng của tôi có ý định củng cố cộng đồng Công Giáo của Miến Điện trong đức tin của họ vào Thiên Chúa và làm chứng cho Tin Mừng, vốn là Tin giảng dậy phẩm giá của mọi người nam nữ, và yêu cầu chúng ta mở rộng cõi lòng mình đón nhận người khác, nhất là người nghèo nhất và thiếu thốn nhất.

Cùng một lúc, tôi muốn được thăm viếng quốc gia vốn có tinh thần tôn trọng và khuyến khích mọi cố gắng nhằm xây dựng sự hòa hợp và hợp tác để phục vụ ích chung. Chúng ta đang sống trong một thời đại trong đó các tín hữu và người có thiện chí càng ngày càng cảm thấy việc phải phát triển sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, và hỗ trợ nhau như các thành viên của gia đình nhân loại duy nhất, vì tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa. 

Tôi biết rõ nhiều người ở Miến Điện đang hăng hái chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của tôi, tôi xin cám ơn họ. Tôi xin mỗi người các bạn cầu nguyện để những ngày tôi ở bên các bạn trở thành nguồn hy vọng và khích lệ đối với mọi người. Tôi cầu phúc

Sứ Điệp Đức Thánh Cha gửi Giáo Hội và dân nước Myanmar

  VATICAN. Hôm 17-11-2017, Đức Thánh Cha đã gửi sứ điệp cho Giáo Hội và nhân dân Myanmar mà ngài sẽ đến viếng thăm từ ngày 27 đến 30-11 tới đây.

  Trong sứ điệp, ĐTC khẳng định rằng: ”Tôi đến để công bố Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, một sứ điệp hòa giải, tha thứ và hòa bình. Cuộc viếng thăm của tôi muốn củng cố cộng đoàn Công Giáo tại Myanmar trong niềm tin của họ nơi Thiên Chúa và trong việc làm chứng tá của họ cho Tin Mừng, Tin Mừng này dạy phẩm giá của mỗi người nam nữ và đòi chúng ta phải cởi mở tâm hồn cho tha nhân, nhất là những người nghèo túng.”

”Đồng thời tôi cũng muốn viếng thăm Quốc gia Myanmar trong tinh thần tôn trọng và khích lệ mọi nỗ lực nhắm xây dựng sự hòa hợp và cộng tác trong việc phục vụ công ích. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ các tín hữu và những ngừơi thiện chí ngày càng cảm thấy cần tăng trưởng trong sự cảm thông và tôn trọng nhau, nâng đỡ nhau như những phần tử của cùng một gia đình nhân loại duy nhất. Vì tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa.”

ĐTC nói thêm rằng: ”Tôi biết nhiều người ở Myanmar đang làm việc nhiều để chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của tôi và tôi cám ơn họ. Tôi xin mỗi người hãy cầu nguyện để những ngày tôi ở với anh chị em có thể là nguồn hy vọng và khích lệ cho tất cả mọi người. Tôi khẩn cầu phúc lành an vui trên tất cả anh chị em và gia quyến. Hẹn sớm gặp lại anh chị em.”

Sáng ngày 17-11-2017 ĐTC đã tiếp kiến ĐHY Charles Bo, TGM giáo phận Yangon là giáo phận lớn nhất tại Myanmar (Rei 17-11-2017)
 


Đức Thánh Cha gửi Sứ điệp cho Hội Nghị COP-23


  VATICAN. Đức Thánh Cha kêu gọi tránh 4 thái độ tiêu cực trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề thay đổi khí hậu và xây dựng tương lai của trái đất.

  Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Hội nghị quốc tế về những thay đổi khí hậu, gọi là COP-23, nhóm tại thành phố Bonn bên Đức từ ngày mùng 6 đến 17-11-2017.

Hội nghị này tiếp nối Hội nghị COP-22 nhóm tại Paris hồi tháng 12 cách đây 2 năm để theo đuổi một giai đoạn quan trọng khác của Hiệp định Paris, đó là xác định và kiến tạo những đường hướng hành xử, những qui luật và cơ cấu tổ chức để thực sự giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu.

ĐTC nhận xét rằng ”Trong tiến trình này cần duy trì cao độ ý chí cộng tác với nhau. Nhưng rất tiếc nhiều nỗ lực tìm kiến các giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng môi trường thường bị thất bại vì những lý do khác nhau: từ việc phủ nhận vấn đề cho đến thái độ dửng dưng, cam chịu, hoặc tin tưởng mù quáng vào những giải pháp kỹ thuật. Chúng ta cần tránh rơi vào 4 thái độ xấu xa ấy, chắc chắn chúng không giúp thực hiện một sự tìm kiếm chân thành và đối thoại thành thực, hữu hiệu, về việc xây dựng tương lai trái đất của chúng ta”.

ĐTC cũng cảnh giác rằng ”chúng ta không thể chỉ giới hạn vào chiều kích kinh tế và kỹ thuật: các giải pháp kỹ thuật tuy cần thiết nhưng không đủ; điều thiết yếu và chính đáng là tích cực để ý đến các khía cạnh và những ảnh hưởng luân lý đạo đức và xã hội trong mô hình của sự phát triển và tiến bộ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”.

Trong viễn tượng này ĐTC kêu gọi quan tâm tới vấn đề giáo dục và lối sống chịu ảnh hưởng của một nền môi sinh toàn diện, có khả năng chấp nhận một quan niệm tìm kiếm chân thành và cởi mở trong đó có sự gặp gỡ của các chiều kích khác nhau theo Hiệp định Paris” (Rei 16-11-2017)



 
 G. Trần Đức Anh OP