Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016

Tin Công Giáo Thế Giới 20/4/2016

Filled under:




Kitô hữu mà lòng chai đá thì như kẻ mồ côi
Kitô hữu mà làm cho lòng mình chai đá và không chịu để được kéo đến gần Chúa Kitô, thì như những cô nhi không có cha. Đây là thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong bài giảng thánh lễ ban sáng ngày thứ ba 19-04, tại Nguyện đường Nhà trọ Thánh Marta.
 Casa Marta 160419
“Những người Do Thái lòng nghi hoặc, mỗi khi Chúa Giêsu mỗi khi Ngài làm phép lạ, giảng dạy trong đền thờ, hay chỉ cho con đường đến với Cha, thì họ đều chất vấn:
 ‘Ông định để chúng tôi chờ đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì nói thẳng đi.’
Câu hỏi này các kinh sư và Pharisiêu cứ lặp đi lặp lại theo nhiều cách khác nhau, câu hỏi từ những tấm lòng khép kín và đui mù trước đức tin. Như Chúa Giêsu đã nói trong bài Tin mừng ngày hôm nay, ‘các ông không tin, bởi các ông không thuộc đàn chiên của tôi.’ Ở trong đàn chiên của Chúa, là một ơn cần đến một tấm lòng mở ra.
‘Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời, và không bao giờ bị diệt vong. Không một ai lấy được chiên khỏi tay tôi.’ Vậy những con chiên này đã học được cách theo Chúa Giêsu, và rồi tin nơi Chúa ư? Không, như trong Tin mừng theo thánh Gioan đã nói, ‘Cha tôi, Đấng ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả.’ Chính Cha ban chiên cho người mục tử. Chính Cha đưa lòng chúng ta đến với Chúa Giêsu.
Sự chai đá của các kinh sư và Pharisiêu, cứ tiếp diễn đến tận đồi Golgotha. Họ thấy những việc Chúa Giêsu làm, nhưng không chịu tin Ngài là Đấng Messiah. Ngay cả sau khi Chúa Phục Sinh, họ vẫn không tin, họ bảo những người lính gác đi phao tin các môn đệ đã đánh cắp thi thể Chúa. Ngay cả cả chứng tá của những người đã thấy Chúa Kitô Phục Sinh, cũng không chạm đến được lòng của những người không chấp nhận tin này. Và hậu quả là, họ như những kẻ mồ côi chối bỏ Cha mình vậy.
Các luật sỹ này mang một trái tim khép kín, họ nghĩ họ là chủ của bản thân mình, nhưng thật ra họ là kẻ mồ côi không có liên hệ gì với Cha. Họ nói về cha ông của họ, về Abraham và các tổ phụ, nhưng đó là những nhân vật xa xôi, còn trong lòng họ vẫn là kẻ mồ côi, bởi họ không chịu để mình được kéo đến với Cha.
Ngược lại, trong bài đọc một, nhiều người dân ngoại, ở Phoenicia, Cyprus và Antioch, khi được nghe các môn đệ giảng tin mừng, đã trở lại với đức tin. Họ là những người có trái tim mở ra với Thiên Chúa. Như Barnabas, người được phái đến Antioch để xác minh chuyện này, ông không khó chịu trước sự trở lại của dân ngoại, nhưng chấp thuận và để mình được Chúa Cha kéo đến với Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta làm môn đệ của ngài, nhưng để được như thế, chúng ta phải để Chúa Cha kéo mình đến với Chúa Giêsu. Chúng ta có thể thưa lên lời cầu nguyện khiêm nhượng này: ‘Lạy Cha, xin đưa con đến với Chúa Giêsu, giúp con biết Chúa Giêsu, và Cha sẽ sai Thần Khí đến mở lòng và dẫn dắt chúng con đến với Chúa Giêsu.’
Một Kitô hữu không để Chúa Cha dẫn dắt, thì như một kẻ mồ côi. Nhưng chúng ta biết mình có một CHA có thể dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu .”
J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ Vatican Radio Eng

Đài phun nước Trebiae sẽ nhuộm đỏ để tưởng nhớ các vị tử đạo

Đài phun nướcTrebiae 160421
Ngày 29-04, Đài phun nước Trebiae, một địa điểm nổi tiếng mang tính biểu tượng của Roma, sẽ nhuộm đỏ để ghi nhận tất cả các Kitô hữu đã trao cả mạng sống của mình vì đức tin.
Sự kiện này được tổ chức Trợ giúp Giáo hội Cần giúp đỡ tài trợ với mong muốn ‘kêu gọi thế giới lưu tâm đến nạn bách hại bài Kitô giáo.
Trong một tuyên bố, tổ chức cho biết họ hi vọng khởi xướng này sẽ là khởi đầu cho một phản ứng cụ thể và lâu dài ở khắp nơi để những người đang bị bách hại trong thế kỷ XXI này sớm lấy lại được quyền tự do tôn giáo của mình.
Tổ chức cũng thêm rằng, ‘sự vi phạm mang tính hệ thống đối với quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là đối với các Kitô hữu, phải là vấn đề trung tâm của các thảo luận chung.’
Đức Giáo hoàng Phanxicô thường xuyên nói về các bậc tử đạo thời nay. Ngày 07-04 vừa qua, trong bài giảng, Đức Giáo hoàng gọi các bậc tử đạo là ‘dòng máu nuôi sống Giáo hội.’
‘Chính chứng tá của các bậc tử đạo thời nay, rất nhiều bậc tử đạo thời nay. Họ bị đuổi khỏi quê hương, bị lưu đày, bị cắt cổ, bị đàn áp, họ có can đảm để tuyên xưng Chúa Giêsu đến tận cái chết.’
J.B. Thái Hòa chuyển dịch từ CNA