Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Đức Phanxicô theo vết chân Cha Thánh Piô năm 2018

Filled under:

Ngày 19 tháng 12 -  2017, Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết, ngày 17 tháng 3 năm 2018, Đức Phanxicô sẽ có chuyến đi mục vụ ở Pietrelcina và ở San Giovanni Rotondo, miền đông-nam nước Ý. Hai nơi này là hai nơi ở của Cha Thánh Piô Pietrelcina, Dòng Capuxinô. Cha Thánh Piô sinh năm 1887 và qua đời năm 1968.
Ông Greg Burke, giám đốc văn phòng báo chí cho biết, chuyến đi Pietrelcina nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 100 năm Cha Thánh Piô nhận năm dấu thánh. Chuyến đi San Giovanni Rotondo là để kỷ niệm 50 năm ngày Cha Thánh Piô qua đời. Cha Thánh Piô là vị thánh rất được người dân Ý yêu mến.
Gặp các tu sĩ Dòng Capuxinô
Sáng 17 tháng 3, Đức Phanxicô sẽ rời Vatican bằng trực thăng lúc 7 giờ sáng để đến Pietrelcina một giờ sau đó. Ngài sẽ đến viếng thăm nhà nguyện Năm Dấu Thánh trước khi nói chuyện với các tín hữu có mặt tại đây. Sau đó ngài sẽ đến gặp cộng đoàn các tu sĩ Dòng Capuxinô và giáo dân.
Lúc 9 giờ sáng, ngài sẽ rời Pietralcina bằng trực thăng để đến San Giovanni Rotondo 30 phút sau đó. Lúc 10 giờ, ngài sẽ đến khoa ung thư nhi của bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza do Cha Thánh Piô thành lập. Lúc 11 giờ ngài sẽ dâng thánh lễ ở quảng trường của nhà thờ Cha Thánh Piô. Ngài sẽ rời San Giovanni Rotondo lúc 12 giờ 45 và về Vatican vào khoảng 13h45.
Linh mục giải tội thu hút giáo dân
Tên thật của Cha Thánh Piô là Francesco Forgione, ngài là tu sĩ Dòng Capuxinô và là người giải tội không biết mệt mỏi, ngài để cả đời của mình để cứu các tâm hồn. Ngài sinh năm 1887 ở Pietralcina, năm 17 tuổi ngài vào Dòng Capuxinô và được thụ phong linh mục năm 1910, ngài vào tu viện San Giovanni Rotondo ngày 28 tháng 7 năm 1916 và ở đó suốt đời cho đến khi ngài qua đời năm 1968.
Năm 1918, ngài nhận năm dấu thánh của Chúa Kitô khi dâng thánh lễ. Ngài mang các dấu này ở tay, ở ngực và ở chân trong 50 năm vì thế không biết bao nhiêu là ký giả, bước và nhất là giáo dân, ai cũng muốn đến tìm gặp ngài.
Năm 1999 ngài được Đức Gioan-Phaolô II phong chân phước ở Vatican, ba năm sau, năm 2002 ngài được Đức Gioan-Phaolô II phong thánh.
Marta An Nguyễn dịch



Khi chúc mừng lễ Giáng Sinh truyền thống hàng năm, Đức Giáo hoàng đã nhân dịp này để xin lỗi các nhân viên Vatican: “Chúng tôi không phải lúc nào cũng làm gương tốt, tôi nói đây là trong hàng giáo sĩ, chúng tôi không phải lúc nào cũng làm gương tốt. Xin anh chị em thứ lỗi cho các gương xấu này. Chúng tôi phải xin anh chị em tha lỗi, tôi cũng vậy, tôi xin anh chị em tha lỗi vì thỉnh thoảng tôi đã có lời làm tổn thương.. .”
Ngày thứ năm 21 tháng 12 – 2017, Đức Phanxicô đã chúc lễ Giáng Sinh các nhân viên Vatican tại Hội trường Phaolô VI . Ngài nhấn mạnh đến bốn chữ quen thuộc của mình: công việc, gia đình, nói xấu và tha thứ.
Nhân dịp này, ngài khuyên các gia đình đang gặp khó khăn hãy để mình “được giúp đỡ đúng lúc”: “Tôi biết trong anh chị em có những gia đình phải xa nhau, tôi biết và tôi cùng đau buồn với anh chị em, nhưng ít nhất, anh chị em làm sao để con cái không bị đau buồn”.
Ngài khuyên họ nên đi xưng tội: “Anh chị em đừng ngại khi xin được tha thứ, nếu lương tâm anh chị em cảm thấy áy náy một chuyện gì đó”, sau đó ngài cho biết: “Hôm qua, tôi đã xưng tội vàp dịp lễ Giáng Sinh, cha giải tội đến và tôi đã được xưng tội”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch


Hàng năm Đức Phanxicô có buổi chúc lễ Giáng sinh với Giáo triều La Mã và ban quản trị trung ương của mình. Nhưng không nhất thiết các buổi chúc này ở trong vòng thân tình. Các buổi chúc của các năm trước đã cho thấy. Năm 2014, ngài đã có bài diễn văn về 15 bệnh “tâm thần thiêng liêng” và “tâm thần phân liệt hiện sinh”. Và điều này đã ghi dấu trong triều giáo hoàng của ngài.
Năm 2017, Đức Giáo hoàng dự trù phát triển vai trò của Giáo triều “ra bên ngoài” Rôma. Ngày thứ năm 21-12, ngài nhấn mạnh đến phần vụ “ngoại giao giáo hoàng” và quan hệ của Vatican với các giáo phận, không bao giờ được ở “thế cao”; quan hệ với các Giáo hội Đông phương, các giáo hội “chấp nhận tử đạo, hy sinh đời sống mình để không phủ nhận Chúa Kitô”, quan hệ với các Giáo hội kitô giáo khác, một “đường hướng không đi lui lại đàng sau”. Ngài cũng nhấn mạnh đến các quan hệ với các tôn giáo khác, không phải là “chiến lược” nhưng đối thoại “không nhập nhằng và tôn trọng các khác biệt”.
Phần kêu gọi các sứ vụ của Tòa Thánh là phần thứ nhì và dài nhất của bài diễn văn sáu trang. Phần này tiếp sau phần mở đầu và phần mở đầu không có cùng ngòi viết, ít tính kỹ thuật và trực tiếp hơn, rõ ràng là do chính Đức Phanxicô viết, tuy nhiên tóm gọn tất cả toàn văn bài diễn văn. Đoạn mở đầu này là đoạn chỉ trích kịch liệt một vài cộng sự của ngài, hiện nay cũng như trước đây. Ngài gọi họ là những người “phản trắc”, những người “lợi dụng”, đi tìm “vinh quang hảo” và các “nhóm nhỏ” đã hành động theo một “lôgic không cân bằng và thoái hóa trong các âm mưu.. .”.
Trong tinh thần hiệp thông với Chúa Kitô
Đức Phanxicô không nêu đích danh ai, nhưng rất nhiều người trong nội bộ biết đây là hồng y người Mỹ nào, người Đức nào, gần đây đã không được ngài lưu nhiệm sau khi hết nhiệm kỳ ở một chức vị cao.

Trường hợp ở đây là các hồng y Raymond Leo Burke, cựu giám chức Tòa án Tối cao và hồng y Gerhard Ludwig Müller, cựu bộ trưởng Bộ Tín lý Đức tin, bộ quan trọng nhất trong các bộ của Vatican. Cả hai đã công khai chỉ trích đường hướng của triều giáo hoàng và đã không được lưu nhiệm.
Trong bài diễn văn này, Đức Phanxicô đã chấn chỉnh về sự cần thiết phải “hiệp thông” của các cộng sự của mình – mà “đại đa số là trung thành”. Ngài nói thêm: “Điều rất quan trọng là phải vượt lên các lôgic không cân bằng và thoái hóa của các âm mưu và các nhóm nhỏ, mà trên thực tế  (dù cho các biện minh và các thiện hướng) là căn bệnh ung thư dẫn đến việc tự quy chiếu vào mình, đã thấm nhập vào trong các hệ thống của hàng giáo sĩ, đặc biệt nơi những người làm việc ở đó. Nhưng dù sao chúng ta cũng không mất niềm vui của Tin Mừng, niềm vui thông hiệp với Chúa Kitô và được hiệp thông với Ngài. Chúng ta đánh mất lòng quảng đại của đời sống thánh hiến của chúng ta”.
Đức Phanxicô cũng nêu ra một “hiểm họa” khác: “Hiểm họa của những người phản trắc đã phản bội lòng tin, hay những người lợi dụng tình mẫu tử của Giáo hội, cụ thể là những người đã được lựa chọn cẩn thận để nỗ lực cải cách, nhưng họ không hiểu được tầm cao trách nhiệm của mình – họ bị thoái hóa vì tham vọng và vinh quang hảo. Và khi họ tách xa, một cách sai lầm họ đã tự cho mình là người tử đạo của hệ thống, tử đạo của một “giáo hoàng không nắm tình hình”, của người “bảo thủ già nua” ... thay vì họ nên đọc “câu mea culpa, lỗi tại tôi” của mình.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch