Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

5 Phút cho Lời Chúa ngày 29/12/2017

Filled under:

MỘT LẦN ĐƯỢC ẴM CHÚA HÀI NHI
 Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giê-su đem con tới để chu toàn tập tục, thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay và chúc tụng Thiên Chúa. (Lc 2,27-28)
Suy niệm: Để được một lần ẵm lấy Chúa Giê-su Hài Nhi, vị tiên tri già Si-mê-on đã phải chờ đợi suốt cả một đời người đằng đẵng, mà là một cuộc đời công chính và đạo đức. Chắc hẳn đền thờ Giê-ru-sa-lem phải là nơi ông thường xuyên lui tới, bởi vì Con Thiên Chúa sẽ xuất hiện ở nơi nao nếu không phải là nơi chính nhà của Cha Ngài? Rồi còn nữa, một lần gặp Đức Ki-tô, lập tức ông đã nói tiên tri, làm chứng cho Ngài. Và bạn có thấy không, được bồng ẵm Chúa Hài Nhi ông tràn trề mãn nguyện và không thể không thốt lên lời chúc tụng tạ ơn:“Giờ đây xin để tôi tớ Chúa ra đi bình an, vì chính mắt con đã thấy ơn cứu độ…”?
Mời Bạn: Chúng ta phải học mẫu gương của cụ Si-mê-on thật nhiều trong cách chúng ta rước Chúa Giê-su Thánh Thể: – Cụ chuẩn bị cả đời để được ẵm Chúa một lần; còn tôi dọn lòng thế nào mỗi khi rước Chúa? – Được ẵm Chúa, cụ sung sướng như đạt được hạnh phúc nhất đời và tạ ơn Chúa bằng những tâm tình sốt sắng; còn tôi đã cám ơn sau khi rước Chúa thế nào? – Vừa gặp Đức Ki-tô, ngay lập tức cụ đã loan báo về Người; còn chúng ta đã bắt đầu loan báo Tin Mừng Đức Ki-tô chưa nhỉ?
Chia sẻ: Điều gì đánh động tâm hồn bạn nhất trong cách cụ Si-mê-on trông đợi và đón tiếp Chúa Hài Nhi?
Sống Lời Chúa: Trong tuần bát nhật giáng sinh, bạn đi lễ ngày thường và rước lễ sốt sắng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đến viếng thăm hồn con, và làm cho cõi lòng khô khan nguội lạnh của con được ấm lên bằng tình yêu mến Chúa nồng nàn.

THÁNH TÔMA BÉCKÊ
GIÁM MỤC TỬ ĐẠO

Nếu đã có những bậc vua chúa dựa vào sức mạnh của mình để lấn áp quyền lợi của Giáo hội, thì Giáo hội cũng không thiếu những vị chúa chiên đã không lùi bước trước những cái chết để tranh đấu bênh vực Giáo hội.
Mặc dầu có nhiều ngòi bút thiên lệch đã vô tình hay hữu ý gán ghép cho thánh Tôma những nhận xét sai lạc. Họ có dã tâm muốn làm lu mờ hào quang nhân đức và đời sống đầy ảnh hưởng của ngài. Nhưng họ đã lầm vì người đời vẫn nói: "Hữu xạ tự nhiên hương". Hơn nữa, Thiên Chúa đâu đành để cho đầy tớ trung tín của Người bị "danh thơm mai một" vì mấy ngòi bút tấn công. Không kể việc Giáo hội đặt ngài lên bàn thờ, đã được coi là một bằng chứng vô cùng giá trị, chúng ta còn có thể đọc ở đây những lời ca tụng của hai ông Knolơ (Knowles) và Sittơ (Schlytter) là hai người trong hàng trăm văn hào đã viết về đời sống thánh nhân một cách vô tư, thành thật.
Thánh Tôma với tầm thước cao và đẹp chiếu sáng một tâm hồn bất khuất, đầy cương nghị, một tinh thần cao thượng cứ như muốn vươn lên mãi. Đôi mắt trong sáng dưới vầng trán cao rộng, biểu lộ một trí khôn xuất chúng. Nhưng đặc biệt hơn cả là đôi môi tươi che hai hàm răng trắng đều đặn của thánh nhân; chỉ thoáng nhìn, người ta đã có thể nhận ra ở đó tài hùng biện và đức dịu hiền của ngài. Thánh Tôma học rất giỏi lại có nhiều sáng kiến. Tuy nhiên, yếu tố giúp ngài chiếm được lòng người hơn cả là đức tính bình dân và quảng đại. Hơn thế, suốt mười mấy năm làm việc trong triều vua, thánh Tôma là đèn sáng chiếu rọi đức công bình giữa đám người sống trong nhung lụa. Khi cặm cụi làm việc tại hoàng cung cũng như khi lặn lội giao chiến ngoài mặt trận, thánh nhân vẫn tỏ ra là con người điềm tĩnh, nhiệt thành với bổn phận, chứ không ỷ lại, cay chua và bất nhẫn như sử gia Ch. Petit Dulaillis đã viết.
Những đức tính trên vẫn sáng ngời khi thánh nhân chịu chức linh mục và càng rạng rỡ hơn khi được Chúa ban chức Tổng Giám mục. Phải, chính nhờ những đức tính tự nhiên cao đẹp, hòa lẫn với đời sống nội tâm dồi dào ơn điển mà thánh nhân đã đủ sức chịu những cơn thử thách cam go Chúa gửi đến trong những năm cuối đời. Bằng đức tin trung kiên và lòng yêu mến chân thực, bằng tinh thần cầu nguyện và chay tịnh, thánh nhân quyết sống chết để bảo vệ quyền lợi Giáo hội. Ngài sẵn sàng từ bỏ nếp sống phú quí, bổng lộc danh vọng và quyền thế để trung thành với đức tin công giáo, chống lại chế độ quân chủ lỗi thời và những con người đế quốc cường bạo, muốn dùng sức mạnh của thế quyền để đè nén Giáo hội. Chính tinh thần bất khuất ấy đã đưa ngài đến cái chết tử đạo. Đó là đại khái những ý tưởng mà hai tác giả trên đã viết về thánh nhân. Lần dở lại gia phả dòng họ Béc-kê (Becket) người ta được biết thánh nhân thuộc dòng giống người Bắc âu là những người xét chung hoạt động, tính tình cương nghị, đôi khi đến cục cằn. Vì thế Tôma đã mang trong mình hai đặc tính căn bản của giống nòi: chỉ hăm hở hoạt động và óc thẳng thắn cương trực. Thánh nhân sinh tại Luân đôn quãng năm 1118. Thân phụ ngài là một trong những bậc vị vọng nhất của giới quý tộc và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng ở triều đình. Bù lại sự giáo dục cứng rắn của thân phụ, Tôma được hưởng thụ cách dạy dỗ khôn ngoan và hiền dịu của người mẹ đầy yêu thương. Mặc dầu mất mẹ năm 20 tuổi, Tôma cũng đã hấp thụ nơi bà hiền mẫu lòng đạo đức sâu xa, trong sạch và tinh thần bác ái hiếm có. Những đức tính ấy vẫn tiếp tục lớn lên trong tâm hồn Tôma sau này khi đã mất mẹ, nhờ sự chỉ dẫn của hai người chị đạo hạnh.
Cũng như bao chàng trai quý phái thời bấy giờ, Tôma sau khi mãn trung học, được gửi đi du học tại Pasris. Mãn học, Tôma trở về Anh quốc, nhập hàng giáo sĩ và được làm tổng bí thư toà Tổng Giám mục địa phận Cantobêri. Năm 1151, ngài lại sang Rôma nghiên cứu thêm về thần học. Sau ba năm ngài trở về và xung chức tể tướng của Henri II, vua nước Anh. Trung thành với nhiệm vụ, thánh nhân đã cải tổ đường lối cai trị trong nước theo đúng hiến pháp và tinh thần Giáo hội.
Năm 1161, Đức Tổng Giám mục Cantobêri qua đời và cuối năm sau thánh Tôma được cử lên thay thế. Trước kia là một ông quan đại thần cương trực, thì nay lên chức Giám mục, ngài càng tỏ ra cương quyết phản đối nhà vua để bênh vực quyền lợi bất khả xâm phạm và tài sản của Giáo hội. Quả thực, chỉ vì trung thành với sứ mệnh làm chúa chiên, làm tôi trung của Giáo hội, thánh Tôma đã cương quyết thu hồi lại những quyền lợi chính đáng của Giáo hội mà từ lâu các Hoàng đế Anh quốc đã cố tình lấn át. Thế là những xích mích giữa đức Tổng Giám mục và Hoàng đế dần dần bùng nổ. Hoàng đế nhất định bảo vệ thế lực nắm trong tay quyền tối cao đối với Giáo hội Anh quốc. Hậu thuẫn của vua không những có các quan chức phần đời, còn có nhiều Giám mục và linh mục hèn nhát, muốn phò vua để hưởng bổng lộc và củng cố địa vị. Trong cuộc tranh chấp ấy, nhiều lần ngài bị giam giữ, lưu đày và sau cùng phải lánh nạn sang Pháp.
Ngày 14 tháng 6 năm 1170, Hoàng đế truyền ngôi lại cho con là Henri hậu (Henri le Jeune). Buổi lễ trao phủ việt đặt dưới quyền chủ sự của Đức Tổng Giám mục thành York. Cho đó là đã báo thù được đức Tổng Giám mục thành Cantôbêri, Hoàng đế Henri II hài lòng làm hòa với thánh Tôma và cho vời ngài về nước.
Sự trở về của thánh Tổng Giám mục đã đem lại cho Giáo hội Anh quốc niềm vui mới, giáo sĩ và giáo dân tự động đến đón ngài rất đông. Tuy nhiên ngài cũng vẫn không thiếu những kẻ thù. Họ tìm hết mọi mưu kế, lợi dụng mọi dịp để có thể làm hại ngài. Có những đêm khuya, họ cho quân du đãng đeo mặt nạ xông vào phòng hạch sách ngài. Họ tuyên truyền, gây căm phẫn trong quần chúng bằng cách viết lên tường nhà những danh từ ghê rợn: "Xử tử ông Tôma". "Tôma con người phản vua, phản nước và hèn nhát vì lòng tin mù quáng". Đau khổ hơn là khi thánh Tôma phải nghe thấy những tiếng nguyền rủa trên thốt ra từ cửa miệng các tu sĩ, hay các linh mục thiếu tinh thần.
Nhưng Thánh Linh vẫn phù trợ con người công chính. Đức Tổng Giám mục không kể chi lòng ghen ghét của một số người, ngài can đảm chịu đựng hết và nhất tâm cương quyết trung thành với Giáo hội. Sống chết ngài một mực bảo vệ quyền lợi chính đáng của Giáo hội Anh quốc, và duy trì uy thế của các Đức Giáo Hoàng. Lòng can đảm ấy quả thực đã đưa ngài đến cái chết anh hùng. Ngài bị bốn tên nịnh thần hạ sát tại nhà thờ chính toà của ngài trong khi chủ sự giờ kinh chiều ngày 29 tháng chạp năm 1171.
Khi bọn thích khách tới, các linh mục chạy ra đóng cửa thánh đường, nhưng ngài mở ra và bảo: "Nhà Chúa không cần phải bảo vệ như một trại lính, vì Giáo hội Chúa, ta tự nguyện đương đầu với cái chết". Rồi với giọng oai nghiêm ngài nói với bọn thích khách khát máu, hung hăng: "Nhân danh Thiên Chúa, ta ra lệnh cho các ngươi không được hại một ai trong số những người nhà ta". Ngài quỳ gối phó dâng chính mình và đoàn chiên trong tay Chúa, Đức Mẹ, thánh Đênisiô và các thánh bổn mạng địa phận. Liền đó, ngài quì gối chịu chết vì Chúa và Giáo hội. Cho đến phút cuối cùng lúc ngã quị trên vũng máu, Đức Giám mục Tôma cũng chỉ nói to một lời: "Vinh danh Chúa Giêsu và vì quyền lợi Giáo hội, ta vui lòng chịu chết".
Xúc động vì cái chết vô tội và anh hùng của vị Giám mục dòng họ Béc-kê, Hoàng đế Anh quốc hối lỗi, xin giao hòa cùng Giáo hội. Vua truyền làm lễ quốc táng cho Đức Giám mục. Hơn thế nữa, ngay năm sau nhà vua còn hợp lực với toàn dân Anh đệ đơn xin Toà thánh phong thánh cho ngài. Nhận lời xin chính đáng của vua tôi nước Anh và đồng thời căn cứ vào nhiều phép lạ Chúa làm trên mồ thánh Giám mục, ngày 21 tháng 2 năm 1173, Giáo hội tuyên bố phong Đức Tổng Giám mục Cantobêri lên bậc hiển thánh. Từ đó khắp nước Anh, người ta nô nức kính tôn cầu khẩn và hằng năm mừng lễ kính ngài vào ngày 29 tháng 12.


Hoàng Tử Và Cậu Bé Nghèo

Văn hào Anh Mark Twain cách đây ba thế kỷ, có viết một quyển tiểu thuyết mang tựa đề "Hoàng tử và cậu bé nghèo". Chuyện kể lại tình bạn của hai cậu bé giống hệt nhau khiến người ta tưởng là sinh đôị Một trong hai cậu bé tên là Edward, hoàng tử xứ Galles. Còn Tom Canty, người bạn của vị hoàng tử, lại là một cậu bé con nhà nghèo.
Một ngày kia, hai cậu bé có một ý nghĩ ngộ nghĩnh là thay đổi địa vị xã hộị Tom vào thế chỗ của vị hoàng tử Edward trong triều đình, còn Edward thì khoác lên mình mảnh áo rách rưới và bắt đầu cuộc phiêu lưụ Cậu lang thang đầu đường xó chợ bên cạnh những người cùng cực nhất trong xã hội.
Thế nhưng một lúc nào đó, hai cậu bé cũng cảm thấy mệt mỏi với trò chơi đầy phiêu lưu này. Edward mới sực tỉnh về ngôi vị hoàng tử của mình. Trong bộ quần áo rách rưới nhơ bẩn, cậu tìm đủ mọi cách để chứng minh rằng mình là hoàng tử nối ngôi của xứ Galles. Nhưng cảnh sát đã không tin... Thế là hoàng tử Edward đành phải lặng lẽ bước vào tù vì tội giả mạo.
Giữa lúc Tom, cậu bé nghèo, sắp sửa được tấn phong làm vua, thì hoàng tử Edward xuất hiện... Không mấy chốc cậu đã được phục hồi trong ngôi vị hoàng tử của cậụ Chính nhờ kinh nghiệm của những tháng ngày làm người ăn xin, lang thang đầu đường xó chợ với những người cùng khổ, mà Edward đã trở thành một vị vua đạo đức và giàu lòng thương người.
Cũng giống như câu chuyện trên đây, Thiên Chúa đã đến giữa loài người để hoán đổi vị thế với chúng tạ Ngài mặc lấy thân xác nghèo hèn của chúng ta để chúng ta được mang lấy tước phẩm được làm con Chúạ Nhờ ân sủng của Ngài, Ngài chia sẻ với chúng ta sự sống thần linh và đón nhận trong thân xác Ngài tất cả những hệ lụy của kiếp sống khổ đau của con người.
Mang lấy trong thân xác Ngài khổ đau của nhân loại, Chúa Giêsu đã tự đồng hóa mình với từng người, nhất là những người khổ đaụ Ðồng hóa mình với những người đau khổ, Chúa Giêsu vạch ra cho chúng ta con đường để gặp gỡ Ngài: Ngài hiện diện trong những đau khổ, bé mọn nhất. Tiếp rước những người đó chính là tiếp rước Ngài.
Thiên Ðàng là một gặp gỡ triền miên với Chúa, nhưng cuộc gặp gỡ này chỉ được chuẩn bị bằng những gặp gỡ của chúng ta với tha nhân, chúng ta sẽ gặp được Chúạ Chúng ta khước từ tha nhân, chúng ta cũng khước từ chính Chúa.
Tha nhân là Bí Tích của Thiên Chúạ Chính trong tha nhân mà chúng ta phải nhận ra và yêu mến Chúa.
Nơi bàn thờ, vị linh mục đọc lại lời của Chúa Giêsu: này là Mình Ta, này là Máu Ta. Khi chỉ cho chúng ta mỗi một con người, có lẽ Chúa Giêsu cũng sẽ nói: "Này là Mình Ta.".
Thánh lễ là một cuộc gặp gỡ với Chúạ Cuộc gặp gỡ này chỉ có ý nghĩa và giá trị nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng biết nhận ra Chúa trong từng cuộc gặp gỡ với tha nhân... Xin Chúa thêm Ðức Tin để chúng ta có thể nhận ra Chúa Giêsu trong tha nhân, nhất là những người cùng khổ, bé mọn trong xã hội.