Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

5 Phút cho Lời Chúa ngày 8/6/2017

Filled under:

CUỐI CÙNG CHỈ CÒN TÌNH YÊU
“Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quí hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” (Mc 12,33)
Suy niệm: Hàng trăm điều khoản trong bộ luật đồ sộ của Mô-sê cuối cùng tóm lại duy nhất một điều luật tình yêu. Sở dĩ Thiên Chúa muốn con người yêu Ngài “hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực…” vì Ngài là nguồn mạch tình yêu, và từ suối nguồn này Ngài cung cấp cho con người năng lượng vô tận để yêu thương nhau bằng tình yêu của Thiên Chúa. Mọi thứ đặc sủng đều “nhất thời,” “có ngần, có hạn,” chỉ có “đức mến là không bao giờ mất được.” “Hiện nay, đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại,” nhưng cuối cùng rồi cũng chỉ còn tình yêu (x. 1Cr 13). Mọi thứ lễ dâng, lễ toàn thiêu cũng chỉ là một thứ “hối lộ,” một thứ giả hình, nếu không có tình yêu, không thực tâm đối xử tốt với ‘người thân cận,’ người mà qua họ, ta trắc nghiệm được tình yêu của mình đối với Thiên Chúa.
Mời Bạn: Chắc bạn cũng có kinh nghiệm này là khi ta thiếu nhiệt tình trong cầu nguyện, thoáng nghi ngờ tình yêu Chúa khi Ngài chậm đáp ứng những nhu cầu của bạn… thì chúng ta cũng sẽ có những phản ứng phản cảm đối với anh chị em, nhất là những người đang cần đến bạn. Thế mới hay tình yêu có phản ứng dây chuyền; và một khi có tương quan thân thiết với Chúa, chúng ta dễ yêu người hơn là khi chúng ta không để Ngài hiện diện trong cuộc sống thường ngày của mình.
Chia sẻ: Thánh Âu-tinh nói: “Hãy yêu rồi muốn làm gì thì làm”, phải chăng Ngài chủ trương một thứ tự do phóng túng?
Sống Lời Chúa: Làm một việc phục vụ vô vị lợi với tất cả tấm lòng yêu mến.
Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.


Chân Phước Isabelle của Pháp
(c. 1270
)

Isabelle sinh trong một gia đình nổi tiếng. Anh của ngài là Thánh Louis; cha ngài, Vua Louis VIII của nước Pháp; mẹ ngài là hoàng hậu thánh thiện Blanche ở Castile.
Chính ngài cũng được ban cho nhiều tài năng đặc biệt, ngay từ nhỏ Isabelle đã có khiếu học hành. Ngài xuất sắc về tiếng Latinh và dễ dàng thấu triệt văn bản của các Giáo Phụ bằng thứ ngôn ngữ khó khăn ấy. Trong khi theo đuổi những sở thích thông thường của phụ nữ như thêu đan, ngài còn đặc biệt lưu tâm đến việc thực hiện các phẩm phục của linh mục. Mặc dù ngài rất tận tụy với gia đình -- nhất là giúp đỡ anh Louis -- bất cứ lúc nào có thời giờ rảnh rỗi ngài đều dành để giúp người nghèo và người đau yếu.
Tuy sống trong cung điện sang trọng, Isabelle lại tự ý theo đuổi đời sống của một nữ tu. Ngài ăn chay ba ngày một tuần và trong những lần ăn chay, ngài lấy các thức ăn ngon miệng để đem cho những bệnh nhân. Mọi người trong triều đình đều coi ngài là một vị thánh, một phụ nữ trong trắng và một tấm gương hy sinh đền tội.
Ao ước tận hiến cho Thiên Chúa của Isabelle được thể hiện qua lời khấn giữ mình đồng trinh bất kể những thúc giục kết hôn của gia đình, cũng như của vị giáo hoàng. Sau cùng, Isabelle đã viết thư cho Ðức Giáo Hoàng Innôxentê IV cho biết ngài đã thề giữ mình đồng trinh, và đã thuyết phục được Ðức Thánh Cha tin rằng ngài được kêu gọi sống một cuộc đời khác biệt.
Sau cái chết của mẹ ngài, Isabelle sáng lập tu viện Phanxicô lấy tên là "Ðức Khiêm Tốn của Trinh Nữ Maria" ở Longchamps, Balê. Ngài sống ở đây trong chín năm trời khổ hạnh, dù rằng chính ngài chưa bao giờ là một nữ tu. Vì chỉ muốn là một tạo vật bé mọn của Thiên Chúa, ngài từ chối chức vụ bề trên tu viện.
Khi ngài từ trần ngày 23-2-1270, người ta nghe có tiếng thiên thần ca hát. Ngài được Ðức Giáo Hoàng Lêô X phong chân phước năm 1520.

Mẹ Chúng Ta

Một ngày kia, thánh Gioan Bosco rao giảng về vinh quang của Mẹ Maria tại nhà thờ chính tòa Torino. Giữa lúc đang thao thao bất tuyệt, ngài bỗng dừng lại thinh lặng một hồi lâu rồi đặt câu hỏi với cử tọa như sau: "Ai trong anh chị em có thể nói cho tôi biết Ðức Mẹ là aỉ"
Thánh nhân phải lập lại câu hỏi đó đến ba lần mới nghe được một tiếng trả lời yếu ớt từ phía cuối nhà thờ như sau: "Thưa Cha, Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa". Thánh Gioan Bosco gật đầu nói tiếp: "Ðúng thế, Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, nhưng nói thế vẫn chưa đủ. Tôi muốn anh chị em kể hết những tước hiệu của Mẹ Maria". Liền sau đó, cử tọa liền kể ra tất cả những tước hiệu của Mẹ: Mẹ là cửa Thiên Ðàng, Mẹ là Ðấng an ủi những kẻ có tội, Mẹ là Ðấng phù trợ các tín hữu, Mẹ là Ðấng cứu chữa kẻ bệnh tật v.v...
Sau khi nghe kể hết những tước hiệu mà người ta gán cho Ðức Maria, thánh Gioan Bosco mỉm cười nóitiếp: "Ðức Maria là tất cả những gì anh chị em vừa kể ra, nhưng vẫn chưa hết. Tôi muốn noid thêm về Ðức maria....".
Chờ mãi vẫn không thấy có câu trả lời nào, thánh nhân mới nói: "Tôi xin được nói với anh chị em Ðức Maria là ai: Ngài là Mẹ chúng ta. Phải, Mẹ chúng ta. Ðó là điều đáng nói nhất về Mẹ Maria. Trên trần gian này, không ai có thể gần gũi thiết thân với chúng ta cho bằng Mẹ chúng ta, không ai yêu thương chúng ta hơn Mẹ chúng ta. Cũng thế trên Thiên Ðàng không có vị thánh nào yêu thương chúng ta và sẵn sàng lắng nghe chúng ta cho bằng Mẹ Maria....".
Chính lúc Ðức Maria đứng câm lặng dưới chân thập giá, mà Chúa Giêsu đã long trọng trối phó Ngài cho thánh Gioan và đồng thời cũng trao phó thánh Gioan cho Mẹ.
Sự sinh nở nào cũng diễn ra trong đớn đau. Chính trong niềm đau tột cùng của những giây phút đứng kề bên thập giá Chúa Giêsu mà Ðức Maria mới sinh hạ chúng ta, đã trở thành Mẹ của chúng ta. Thánh Gioan cũng tiếp nhận Mẹ trong niềm hiệp thông sâu xa vào thập giá của Chúa Giêsụ
Thập giá là nguồn ơn cứu rỗi, nhưng mãi mãi vẫn là biểu trưng của tội ác. Sự độc ác tột cùng mà người Do Thái và La Mã ngày xưa đã trút xuống trên Chúa Giêsu qua thập hình, ngày nay vẫn còn được con người tiếp diễn dưới muôn hình thức khác. Tựu trung khi con người chối bỏ chính mình, khi con người trà đạp người khác, thì đó là lúc con người dựng thêm những thập giá mớị
Thập giá vẫn luôn có mặt trong cuộc sống con người như một nhắc nhở về tội ác của mình. Kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc tử nạn của Ngài chính là cố gắng chiến đấu chống lại tội lỗị
Sứ điệp của Ðức Maria trong tất cả những lần hiện ra đều có chung một nội dung: đó là kêu gọi loài người ăn năn sám hối, cải thiện cuộc sống. Cũng như ngày xưa, đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu, Mẹ đã câm lặng nuốt từng nỗi đớn đau, ngày nay khi nhìn thảm cảnh của những người con cái đang chối bỏ lẫn nhau, đang chém giết nhau, đang đóng đinh nhau, Mẹ cũng bày tỏ một niềm đau.