Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời

Filled under:

Mỗi ngày chúng ta chỉ có 24 giờ để sống, mỗi ngày trôi qua cuộc đời chúng ta ngắn đi 24 giờ đồng hồ. Cho dù có sợ chết chúng ta cũng không qua khỏi cái quy luật tự nhiên của Tạo Hóa (Sinh Lão Bệnh Tử) …
Vậy chúng ta phải làm gì với những thì giờ còn lại trên thế gian này?
NHỮNG ƯỚC MUỐN CUỐI CÙNG CỦA ĐẠI ĐẾ ALEXANDER
Những ý nguyện cuối cùng của ngài Alexander Đại Đế khi sắp chết. Ngài Alexander Đại Đế cho triệu tập các quan trong triều đình đến để truyền đạt ba ý nguyện cuối cùng của mình. Ngài phán rằng:
1 – Quan tài của ngài phải được khiêng đi bởi chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất của thời đó.
2 – Tất cả các báu vật của ngài (vàng, bạc, châu báu, …) phải được rải dọc theo con đường dẫn đến ngôi mộ của ngài, và …
3 – Đôi bàn tay của ngài phải được để lắc lư, đong đưa trên không, thò ra khỏi quan tài để cho mọi người đều thấy.
Một vị cận thần của ngài, rất đổi ngạc nhiên về những điều yêu cầu kỳ lạ này, và đã hỏi ngài Alexander lý do tại sao ngài lại muốn như thế.
Ngài Alexander đã giải thích như sau:
1 – Ta muốn chính các vị ngự y (bác sĩ) giỏi nhất phải khiêng quan tài của ta để cho mọi người thấy rằng một khi phải đối mặt với cái chết, thì chính họ (là những người tài giỏi nhất) cũng không có tài nào để cứu chữa.
2 – Ta muốn châu báu của ta được vung vãi trên mặt đất để cho mọi người thấy rằng của cải, tài sản mà ta gom góp được ở trên thế gian này, sẽ mãi mãi ở lại trên thế gian này (một khi ta nhắm mắt xuôi tay từ giã cõi đời).
3 – Ta muốn bàn tay của ta đong đưa trên không, để cho mọi người thấy rằng chúng ta đến với thế giới này với hai bàn tay trắng và khi rời khỏi thế giới này chúng ta cũng chỉ có hai bàn tay trắng.
Đến cuối cuộc đời, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, kho tàng quý giá nhất trên cuộc đời này là   TÌNH   YÊU    THƯƠNG.

Đánh giá vội vàng

Một bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được gọi cho một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:
“Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào à?”
Bác sĩ mỉm cười và nói:
“Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện và tôi đã đi nhanh nhất có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi …”
“Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong căn phòng này, ông sẽ bình tĩnh được không? Nếu con trai của ông sắp chết ông có bình tĩnh nổi không?” – Cha cậu bé nói một cách giận dữ.
Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:
“Tôi sẽ nói lại những gì trong Sách Thánh viết “Chúng ta đến từ cát bụi và sẽ trở về cát bụi, may mắn là tên của Thiên Chúa” Các bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống. Hãy đi và cầu nguyện cho con trai của anh, chúng tôi sẽ làm những gì tốt nhất nhờ ân điển của Đức Chúa Trời ”
“Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như vậy” – Cha cậu bé nghĩ thầm .
Ca phẫu thuật mất khoảng vàng tiếng đồng hồ, sau đó các bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.
“Cám ơn Chúa, con trai của anh được được cứu!”
Không chờ đợi câu trả lời của người cha, vị bác sĩ đã chạy như bay ra thang máy và không quên nói vọng lại “Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá!”
“Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao?” – Cha cậu bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại.
Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:
“Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông, ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh. Ông ấy đã cứu được cuộc sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành nốt việc chôn cất con trai mình.”
“ĐẠO ĐỨC RẤT KHÓ ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẤT CỨ AI … bởi vì bạn không bao giờ biết cuộc sống của họ như thế nào và những gì họ đang trải qua”

Cho Và Nhận

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những rủi ro và bất trắc, nó gây ra biết bao đau khổ cho con người và môi trường sống của chúng ta. Thực tế ấy đòi chúng ta phải quan tâm đến nhau hơn để góp phần xoa dịu những khổ đau của nhau. Thế nhưng, vấn đề là chúng ta sẽ thể hiện điều đó như thế nào để có thể làm vơi đi những bất hạnh chẳng những cho người khác mà còn là cho chính mình nữa. Chúng ta hãy nghe kinh nghiệm của một bạn trẻ mô tả về điều kỳ diệu của sự chia sẻ, hay nói khác đi là việc cho và nhận trong cuộc sống.
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
– Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
Thật vậy, cuộc sống là một quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng. Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, đâu nhất thiết chỉ là của cải vật chất, nó có thể là một lời khuyên, một trải nghiệm, một lời nói chân tình, một ánh mắt thiện cảm, hay thậm chí là một nụ cười đôn hậu, một cái nắm tay. Những hành động chia sẻ đó thể hiện tấm lòng yêu thương của chúng ta dành cho mọi người. Và chắc chắn chúng ta cũng sẽ đón nhận được không ít những điều tuyệt vời bắt nguồn từ sự cho đi cao đẹp này.
Sự chia sẻ chúng ta dành cho nhau luôn mang lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Đôi khi chúng ta tưởng rằng khi trao tặng là chúng ta bị mất mát. Nhưng kỳ diệu thay, khi chúng ta dám mở lòng ra để cho đi, thì người đầu tiên nhận được sự cho đi của chúng ta không ai khác, lại chính là bản thân chúng ta. Thánh Phanxicô Assisi đã nói rằng: “chính lúc cho đi là khi lãnh nhận”. Thế nên, khi chúng ta biết cho đi là khi chúng ta nhận lại từ chính mình.
Hơn nữa, bất kỳ khi nào chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quí giá nhất của cuộc sống. Sự chia sẻ này chẳng những góp phần nâng đỡ, an ủi nhau, mà nó còn làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động chia sẻ xuất phát từ tấm lòng chân thành, yêu thương, sẽ đọng lại mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình, và xã hội, còn niềm đau, sự thiếu thốn, và bất hạnh sẽ vơi dần theo lớp bụi thời gian.
Nói một cách ngắn ngọn, từ cảm nhận của bạn trẻ ấy, cũng như từ chính kinh nghiệm của mỗi người chúng ta, chúng ta ngộ ra rằng: cho và nhận đều mang đến hạnh phúc. Cho không có nghĩa là mất đi, mà là lúc chúng ta nhận lại rất nhiều từ chính mình và từ người khác. Chỉ cần thật tâm, thì cho dù một hành động đơn giản nhất chúng ta trao ban cho nhau, sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc cho chính chúng ta và cho người khác vượt trên những gì chúng ta mong đợi.