Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

5 phút Lời Chúa ngày 15. 04.2017

Filled under:


SỐNG TRONG BUỔI GIAO THỜI

“Anh em phải nghĩ rằng: mình đã chết đi cho tội và đang sống cho Thiên Chúa trong Đức Kitô Giêsu.” (Rm 6,11)
Suy niệm: Nữ tu Melanie Svobodia viết rằng: “Thứ Bảy Tuần Thánh là một trong những ngày tôi thích nhất trong năm.” Chị cho rằng mọi ngày đời ta cũng giống như ngày thứ Bảy Tuần Thánh ở chỗ đều là buổi giao thời giữa những cuộc chiến đấu trần gian và hạnh phúc vĩnh cửu chưa đạt tới. Bao lâu còn sống chúng ta được kêu mời để cùng chết đi với Chúa Ki-tô cho tội và sống cho Thiên Chúa trong Đức Ki-tô. Cuộc sống chúng ta không đi từ ‘hư vô này đến hư vô khác,’ kiếp này sang kiếp khác không cùng, nhưng chúng ta có đích điểm vững chắc để hy vọng và vì niềm hy vọng đó chúng ta dám chấp nhận vượt qua mọi thử thách của cuộc sống trần gian.
Mời Bạn: Không thể sống đời Ki-tô hữu nếu không vác thập giá theo Chúa Ki-tô. Tuy nhiên đường Thánh Giá không dừng lại ở Thánh Giá, cũng không bị chôn vùi vĩnh viễn trong mộ đá, nhưng dẫn tới vầng sáng huy hoàng của ngày phục sinh.
Chia sẻ: Đức tin của tôi là những tin tưởng mù mờ hay những xác tín mạnh mẽ? Chúng ta có hay dùng “lời lẽ đức tin mà an ủi nhau” không?
Sống Lời Chúa: Những khi buồn sầu đau khổ, lo lắng, tôi nhìn lên Chúa trên Thập Giá xin Người cho tôi tin tưởng vào tình yêu của ngài và can đảm dấn thân với niềm tin mạnh mẽ như thánh Phao-lô: “Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi.”
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Đấng đã chịu an táng trong mộ đá ba ngày, xin cho chúng con sức mạnh để chúng con mang niềm vui và hy vọng sống lại đến mọi nơi.

THÁNH MACXIMÔ VÀ THÁNH ÔLYMPIAĐÊ TỬ ĐẠO
(+252)
Máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra các tín hữu. Thực thế, nơi đâu máu tử đạo đổ ra càng nhiều, nơi đó số tín hữu càng đông đảo. Vào cuối thế kỷ thứ II-III, các Hoàng đế Rôma thi đua bách hại Giáo hội, khủng bố các Kitô hữu. Các hung quân bạo chúa ấy đã không ngờ rằng: họ không tiêu diệt nổi Giáo hội, trái lại còn vô tình tăng số công dân Giáo hội lên gấp nhiều lần hơn.
Trong số các bạo vương, người ta phải kể đến Đêciô, một con người tàn bạo không kém gì bạo chúa Nêrô. Lợi dụng tình thế rối ren trong hoàng triều, Đêciô nổi dậy chống chính quyền và nhờ vây cánh mạnh, ông đã chiếm được ngôi Hoàng đế. Vừa bước lên ngai vàng, Hoàng đế Đêciô đã vội vã thảo sắc lệnh đổ máu các Kitô hữu. Đây là cuộc bách hại thứ bảy kể từ ngày thành lập Giáo hội công giáo. Một số đông vô kể các tín hữu đã can trường xưng đức tin và ngã gục trên vũng máu đào. Trong số đó người ta phải kể Macximô và Ôlympiađê.
Hai thánh Macximô và Ôlympiađê sinh tại Ba tư và thuộc dòng dõi quý tộc. Cả hai đều sống một đời sống rất lương thiện và đạo đức, đầy tình mến Chúa, yêu người. Nhưng cách sống đạo đức của các ngài đã tố giác các ngài là Kitô hữu. Thế nên các ngài đã bị bắt và điệu đến trước Hoàng đế Đêciộ
Nghe biết hai người là những Kitô hữu, Hoàng đế Đêciô không cần hỏi han gì. Trước tiên Hoàng đế truyền đánh hai ngài một trận nhừ tử với hy vọng nhờ áp lực của roi vọt sẽ ép buộc các ngài phải theo lệnh của Hoàng đế. Nhưng lòng kiên quyết cũng như chí hy sinh của các ngài chỉ làm cho Hoàng đế tức giận.
Biết không thể dùng roi vọt để đàn áp các ngài, Hoàng đế đe dọa sẽ tịch thu hết tài sản nếu các ngài không tuân lệnh mà bỏ đạo. Nhà vua tra vấn thánh Macximô và Ôlimpiađê cho biết số lượng tiền của và tài sản của các ngài có những gì và để ở đâu?
Thánh Ôlympiađê nhanh miệng trả lời:
- "Muôn tâu Hoàng đế, chúng tôi sẵn sàng chỉ cho Hoàng đế biết tiền bạc của chúng tôi ở đâu. Tâu Hoàng đế, mọi của cải, tài sản và kho tàng châu báu của chúng tôi đều được tích chứa trong tình yêu Chúa Giêsu Kitô. Chính Người và  chỉ có Người mới có quyền phân phát kho báu đích thực là nước trời; và chúng tôi sẽ không bao giờ được hưởng kho báu đó, nếu như chúng tôi không đến với Người. Còn mọi của cải trần thế hay hư nát, chúng tôi từ bỏ hết, vì coi chúng như phân bớn, nên chúng tôi không giữ của cải gì hết. Hiện giờ, chúng tôi chỉ còn sử dụng nguyên thân xác chúng tôi, mà thân xác chúng tôi lại đang ở trong tay Hoàng đế. Thế nên chúng tôi xin giao toàn quyền sử dụng thân xác chúng tôi cho Hoàng đế. Xin Hoàng đế hãy làm hết những gì Hoàng đế muốn: gông cùm, đâm chém, thiêu đốt, kìm cặp, nói tắt Hoàng đế muốn sử dụng cực hình nào chúng tôi cũng xin vui lòng chịu. Hoàng đế không có quyền gì đối với linh hồn chúng tôi. Hoàng đế không thể ngăn cản linh hồn chúng tôi bay về thiên quốc hưởng kiến Đấng sáng tạo nên chúng tôi".
Lời đáp trên lẽ dĩ nhiên là không làm cho Hoàng đế vui lòng, vì nó không làm thỏa mãn ham muốn của Hoàng đế. Nhà vua truyền tăng thêm cực hình cho bõ tức. Thế là lý hình thi đua nhau đánh đập các thánh, đánh mỏi tay cũng không sao làm cho các ngài nao núng, than van. Sau đó các ngài bị tống giam vào ngục thất.
Hôm sau, lý hình dẫn các thánh ra pháp trường, trói lại đặt nằm trên giường sắt. Chúng rắc than hồng chung quanh và trên thân xác các thánh; rồi chúng bắt các thánh lăn mình trên than cháy đỏ. Cực hình tuy dữ dằn, nhưng ơn Chúa luôn nâng đỡ các thánh khiến các thánh không than trách, cầu cứu. Trái lại các thánh còn van xin lý hình đừng buông tha các ngài: "Các bạn thân mến, các bạn cứ tiếp tục công việc các bạn đang làm, đừng vì nhọc nhằn mà các bạn buông tha chúng tôi".
Những lời khẩn khoản trên khác nào như đổ thêm dầu vào lửa giận của Hoàng đế Đêciô. Vua căm tức đến thâm gan tím ruột trước lòng kiên nhẫn phi thường của các thánh. Không biết gì hơn để cưỡng ép các thánh theo ý mình, Hoàng đế trao toàn quyền hành hạ các thánh cho viên sĩ quan hầu cận quý danh Vitelliô để trả thù cho Hoàng đế. Sĩ quan trẻ tuổi này còn độc ác hơn Hoàng đế nhiều. Ông truyền lấy búa giáng vào đầu các thánh cho tới chết.
Yên lặng để cầu nguyện vì nêu cao lòng tin anh dũng, hai chiến sĩ đã êm ái trút linh hồn trong tình yêu Chúa như "hạt nước tan trong chén rượu". Hôm đó là ngày 15-4-252.
Lòng vô nhân đạo của Vitelliô càng tỏ rõ hơn trong hành động bỉ ổi dưới đây. Ông không cho phép các Kitô hữu chôn xác thánh. Ông truyền vứt xác thánh ra đường để cho loài muông cẩu mặc sức cắn xé. Nhưng lạ thay, bầy chó đông đảo chỉ đứng vây quanh xác thánh; thay vì cắn xé, chúng lại thi nhau kêu la ầm ĩ tỏ vẻ thương tiếc.
Xác hai thánh nằm phơi giữa đường suốt năm ngày mà không một con vật nào dám chạm tới. Đến sau, hai ông Abdon và Sennen lợi dụng đêm tối đến lấy trộm xác hai thánh, bí mật an táng tại nhà ông. Công việc bác ái đáng ghi nhớ đó đã được Chúa trả công bội hậu. Chỉ sau một thời gian ngắn, cả hai ông Abdon và Sennen đã được Chúa cho chịu chết vì danh Chúa. Ta hãy xin hai thánh Macximô và Ôlympiađê bầu cử cho chúng ta biết đặt tình yêu Chúa trên của cải trần gian. Vì "Chúa là tất cả, được Chúa là được tất cả và mất Chúa là mất tất cả" (G.P)

Hoàng Tử Tí Hon

Trong một chuyện ngắn mang tựa đề "Hoàng tử tí hon', văn hào Pháp Saint Exupery cókể lại chuyện như sau: Máy bay trục trặc, ông đã phải đáp xuống giữa sa mạc Sahara. Sáng hôm sau, khi thức dậy, ông thấy có một cậu bé luẩn quẩn bên cạnh mình. Cậu bé cứ nài nỉ ông vẽ cho cậu một con cừụ
Viên phi công đành phải chiều theo ý của cậu bé. Nhưng con cừu đầu tiên ông vẽ được lại là một con cừu già nua. Không vừa ý, ông lại tiếp tục vẽ. Nhưng kết quả chỉ là một con cừu bệnh hoạn. Không biết cách nào làm vừa lòng cậu bé, ông mới vẽ một cái họp với nhiều lỗ xung quanh và nói với cậu: "Con cừu đang ở trong cái hộp này bé ạ".
Viên phi công ngạc nhiên vô cùng, bởi vì ông vừa giait thích thìcậu đã reo lên: "Ðây chính là điều mà cháu đang chờ đợi.... Xem kìa, con cừu đang ngủ". Nhờ một cái hộp như thế, cậu bé tha hồ tưởng tượng theo ý thích của nó. Nó còn tin rằng cái hộp này quả thực là hữu ích vì con cừu mà nó chưa bao giờ thấy vẫn có nơi trú ngụ.
Trong cuộc sống của chúng ta, có lẽ cũng có nhiều điều tương tự xảya như thế. ngay trong Giáo Hội của chúng ta, cũng xảy ra nhiều điều như thế.
Có lẽ lắm khi chúng ta cũng xin Chúa Giêsu hãy vẽ cho chúng ta một Giáo Hội, và Ngài đã chiều theo ý của chúng ta. Ngài đã vẽ cho chúng ta một Giáo Hội. Ngài đã để lại cho chúng ta nhiều yếu tố về Giáo Hội của Ngài. Giáo Hội ấy chẳng khác nào một bức tranh mà các màu sắc được phân tán rải rác khắp nơi.... Nơi đây, ngài bảo rằng Giáo Hội của Ngài là Ánh Sáng muôn dân. Nơi khác nữa, ngài lại loan báo rằng Giáo Hội đó như một cây vĩ đại có thể dùng làm chỗ cho chim trời đến đậụ
Dĩ nhiên ai trong chúng ta ai cũng biết rằng Giáo Hội không phải là Ðức Giáo Hoàng, Giáo Hội không phải là tòa thánh Vatican. Giáo Hội lại càng không phải là một vị giám mục hay các linh mục... Giáo Hội của Ðức Kitô là một thực tại gồm những con người, nhưng lại vượt lên trên những con ngườị
Bổn phận của mỗi người Kitô chính là vẽ lại khuôn mặt của Giáo Hội. Giáo Hội đó có thực sự là Giáo Hội của Ðức Kitô hay không, Giáo Hội đó có thực sự là Giáo Hội của người nghèo hay không là tùy thuộc ở những nét điểm tô mà chúng ta dành cho Giáo Hộị