Đức Thánh Cha: Hãy sử dụng Kinh Thánh giống như điện thoại di động
Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi kinh truyền tin: tôi mong ước
rằng chúng ta sẽ sử dụng Kinh Thánh giống như điện thoại di động của
chúng ta
Đức
Thánh Cha nói rằng Lời Chúa, Kinh Thánh, phải có tầm quan trọng đối với
một Kitô hữu như chiếc điện thoại di động của anh ta.
Trong
buổi truyền tin ngày Chúa nhật, Đức Thánh Cha đã sử dụng lối so sánh
này để giải thích rằng Kinh Thánh phải không thể thiếu được.
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
“Chuyện
gì sẽ xảy ra? Chúng ta có trở lại khi chúng ta đã quên Kinh Thánh
không? Nếu các con quên di động của các con thì: ‘Ồ không! Tôi đã không
mang theo nó, tôi sẽ trở về và tìm cho ra nó’; và nếu chúng ta đọc tin
nhắn của Thiên Chúa chứa trong Kinh Thánh như cách chúng ta đọc tin nhắn
trong di động của chúng ta thì sao?”
Đức
Thánh Cha nhắc lại rằng các bài đọc ngày hôm nay chỉ ra Chúa Kitô có
thể từ khước những cám dỗ của ma quỷ là nhờ Lời Chúa. Ngài kết luận rằng
việc suy niệm dựa trên Lời là một vũ khí giúp các Kitô hữu vượt qua
những trở ngại làm cho ta xa rời Thiên Chúa.
Cho
đến ngày thứ sáu tới, đây là hoạt động trước các tín hữu cuối cùng của
Đức Thánh Cha. Vì trưa cùng ngày, ngài sẽ cùng với các bề trên của giáo
triều Rôma lên đường để bắt đầu tuần linh thao, chính xác là để suy niệm
Tin Mừng.
Giuđa và sự nguy hiểm của việc mất đức tin
Ariccia - Bài suy niệm cha Michelini gửi đến Đức Thánh Cha và
giáo triều Roma sáng ngày 08/03 có các chủ đề rất mạnh mẽ và thực tế:
“Nguy hiểm đánh mất đức tin, tự tử, sứ mạng của Giáo hội trong việc tìm
kiếm người tội lỗi.”
Trọng
tâm của bài suy niệm xoay quanh nhân vật Giuđa, một trong 12 tông đồ.
Sự phản bội của Giuđa là một biến cố gây tai tiếng và khó chịu, nhưng
Tin mừng không che dấu chuyện này. Thảm kịch cũng được tỏ rõ với sự hối
hận của Giuđa, mà theo thánh Mátthêu, ông biết mình đã phạm tội vì đã
phản bội máu người vô tội.
Giuđa và chúng ta: nguy hiểm đánh mất đức tin
Cha
Michelini đã tìm hiểu các nguyên nhân đã thúc đẩy Giuđa phản bội Chúa
Giêsu. Giả thiết thứ nhất là có một lúc nào đó, Giuđa đã mất niềm tin.
Nguy
hiểm mất đức tin khiến tất cả chúng ta phải tự hỏi: “Nếu có lẽ trong
cuộc đời chúng ta, có nhiều ngày chúng ta không bỏ rơi Chúa Kitô, sự
hiểu biết tốt nhất của chúng ta, tình yêu chúng ta, bởi một điều phù
hoa, khoái lạc, lợi lộc, an toàn, oán ghét hay trả thù? Chúng ta khó mà
biện hộ cho mình khi nói với sự ghê tởm về kẻ phản bội. Giuđa cho chúng
ta thấy chính chúng ta.”
Cha
Michelini nhắc lại kinh nghiệm của tác giả Emmanuel Carrère được thuật
lai trong sách “Vương quốc”. Ông đã tìm lại đức tin 3 năm, rồi lại mất
đức tin. Người ta thấy cuộc chiến đấu nội tâm của một người mà vào ngày
thứ 6 Tuần Thánh viết rằng ông sẽ đi dự lễ Phục sinh ngay cả nếu tôi
không còn tin vào cuộc Phục sinh của Chúa Kitô, nhưng thêm rằng: “Con
bỏ Chúa. Chúa không bỏ con.”
Giả
thiết thứ hai về sự phản bội của Giuđa: ông muốn Chúa Kitô tỏ ra mình
là Đấng Cứu Thế của Israel, đấng giải phóng, chiến sĩ và chính trị gia.
Do đó, Giuđa không còn nhìn thấy gương mặt của Giêsu Thiên Chúa nhưng là
một vị thầy Do thái, một người thầy, và Giuđa muốn buộc Ngài làm những
gì ông muốn.
Đi tìm dân ngoại và các người thu thuế trên các nẻo đường
Ý
tưởng suy niệm thứ hai mà cha Michelini gợi ý là điều gì chúng ta có
thể làm cho những người xa lìa đức tin. Cần phải đi tìm người tội lỗi.
Cha cũng đã kể lại kinh nghiệm của mình.
“Tôi
sống với một cộng đoàn những người trẻ; mỗi năm họ thực hiện 2 tuần đại
phúc (các khóa giảng trong các dịp Mùa Chay hay mùa Vọng,vv.). Tôi trêu
đùa họ bởi vì họ đi nhảy múa ca hát trên đường phố, đi vào các vũ
trường và các quán rượu. Vì là giáo sư, tự nhiên tôi không cho phép mình
làm những điều như thế và cho nên tôi đã trêu ghẹo các anh em của mình.
Và đã nhiều năm, từ khi dạy học, tôi không còn thực hiện các tuần đại
phúc. Nhưng họ biết là tôi đề cao công việc này vì thực tế là có những
người đi đến những nơi đó, nơi có những người mà chúng ta không muốn
thấy, những người trẻ thất vọng … Cho nên ngay cả nếu chúng ta không làm
công việc này, chúng ta phải biết ơn và tương trợ cho những người đi
trên các nẻo đường để tìm kiếm, như Chúa Giêsu nói, dân ngoại và những
người thu thuế.”
Cha
Michelini lưu ý là hành trình của Giuđa đã đưa ông đến chỗ tự tử sau
khi nhận ra tội của mình. Trong tác phẩm “Những cuộc đính hôn” của
Alessandro Manzoni, trình bày cuộc trở lại của một người vô danh, có ý
định tự tử cho đến khi ông nghe tiếng chuông. Trong ký ức của ông vọng
về những lời: Thiên Chúa tha thứ nhiều điều bởi một hành động thương
xót. Sau đó, người này đã gặp Đức Hồng y Federigo Borromeo và ngài tiếc
là đã không đi tìm người này trước. Đây là những trang sách mời gọi đi
tìm người tội lỗi.
Cha
Michelini cũng nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong một bài
giảng ở nhà nguyện thánh Marta khi giả thiết là các Linh mục đã xua đuổi
Giuda, ngài nói về vấn đề giáo sĩ trị: Giuda bị khước từ, kẻ phản bội
và ăn năn, không được chấp nhận bởi các chủ chăn, những người trí thức
tôn giáo với nền luân lý đạo đức được thực hành bởi lý trí của họ và
không bởi mạc khải của Thiên Chúa.
Vấn đề tự tử trong thời đại chúng ta. Giúp các Kitô hữu không bị mất đức tin
Cha
Michelini không quên nhắc đến thực tại với các vụ tự tử được trợ giúp
và các người trẻ tự tử. Cha đưa ra một câu hỏi: “Chúng ta có thể giúp
các Kitô hữu trong thời đại chúng ta thế nào để không mất đức tin, để ý
thức lại về đức tin đúng nghĩa, điều mà Tân Ước nói là đức tin vui mừng,
toàn thể, gắn kết với Chúa Giêsu, chúng ta có thể làm gì để các vụ tử
tử này không xảy ra?”
Chúa Giêsu chấp nhận để Thánh ý Chúa Cha được thực hiện
Chiều ngày 07/03, tại nhà tĩnh tâm Thầy Chí Thánh ở Ariccia, cha
Michelini tiếp tục bài suy niệm thứ 4 về đề tài “Lời cầu nguyện của
Chúa Giêsu và Chúa Giêsu bị bắt” (Mt 26,36-46).
Thi hành Thánh ý Chúa Cha
Đầu
tiên, cha Michelini so sánh hai lần cầu nguyện của Chúa Giêsu , trên
núi Tabo và trong vường Ghết-sê-ma-ni. Hai sự kiện có những tương đồng
nổi nật: Chúa Giêsu bị thử thách. Trên núi Tabor, Phêrô và hai tông đồ
Gioan và Giacôbê không hiểu ý nghĩa lời loan báo lần thứ nhất của Chúa
Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Còn trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu
vừa loan báo rằng một người sẽ trao nộp Ngài. Trong cả hai biến cố, 3
tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê đều cùng đi với Chúa Giêsu nhưng họ
không hiểu những điều đang xảy ra với Ngài.
Sự
khác biệt giữa hai biến cố: trên núi Tabo, Chúa Giêsu nghe tiếng của
Chúa Cha an ủi Ngài, nhưng ở vườn Ghết-sê-ma-ni, (trừ thánh sử Luca nói
về việc Chúa Giêsu được củng cố thêm sức trong cuộc chiến bởi các thiên
thần), không có tiếng nói nào. Ngược lại, Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha,
khi chấp nhận để Thánh ý tốt lành của Chúa Cha được thực hiện. Thánh ý
này không muốn Chúa Con phải chết, nhưng là ơn cứu độ. Chúa Giêsu đến để
cứu chuộc dân Ngài, trong đó có thế giới.
Sô phận cay đắng phải chết – hình thức mới của ơn cứu độ
Cha
Michelini nói tiếp rằng sứ vụ Chúa Cha trao phó được thực hiện trong
cái chết cay đắng và cái chết này trở thành hình thức mới của ơn cứu
chuộc, điều bây giờ đối với chúng ta là ơn cứu chuộc trong nghĩa tinh
tuyền và đơn giản. Dụ ngôn các tá điền sát nhân cũng cho chúng ta thấy
một người cha gửi con mình đến vườn nho với suy nghĩ “họ sẽ kính trọng
con mình” (Mt 21,37). Nhưng lời loan báo của Chúa Giêsu cũng như chính
Ngài đã không được đón nhận và Vương quốc Chúa Cha sẽ chuyển sang một
hình thức khác mà Chúa Giêsu được mời gọi đón nhận ở vườn Ghết-sê-ma-ni.
Như thế, tùy theo sự sẵn sàng của con người mà Chúa Giêsu có thể thi
hành sứ vụ của Ngài. Sự đóng cửa lòng của thế giới không cho phép Ngài
là hoàng tử hòa bình…. Do đó, Đấng Mêsia trở thành người bị hủy diệt. Lễ
hy sinh của Ngài trở thành hiến tế sự chết.
Chúa
Giêsu còn mời gọi các môn đệ của Ngài, như Ngài đã thực hiện ở
Ghết-sê-ma-ni, yêu Thiên Chúa với hết tâm hồn và sức lực cho đến hy sinh
mạng sống.
Suy tư
Thái
độ của chúng ta trước phiền muộn đau khổ của người xung quanh. Chúng ta
mở mắt nhìn và cầu nguyện hay chúng ta ngủ quên như 3 môn đê.
Có
phải Thánh ý Chúa đối với chúng ta giống là điều thất thường, như điều
“phải làm” bởi vì “Ai đó đã quyết định”, hay tôi thấy đó là Thánh ý tốt
lành cho tất cả.
Giả
định là Thánh ý cứu độ không thay đổi, tôi có chấp nhận rằng cách thức
mà Thánh ý được thực hiện bị điều kiện hóa, bởi vì sự toàn năng của
Thiên Chúa bị chặn đứng trước tự do của thụ tạo?
Nếu
Thiên Chúa thay đổi ý, như sách ngôn sứ Giona nói Ngài có thể hồi ý (x.
Gn 3,10), làm sao mà Giáo hội không thể thay đổi, tại sao chúng ta có
thể bám giữ sự cứng nhắc của mình?
Tìm lại hiệp nhất xung quanh Bữa tiệc ly của Chúa Giêsu
Đề tài của bài suy niệm thứ 3 trong tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha là “Bánh và thân thể, rượu và máu”
Cha Michelini chú giải đoạn Tin mừng về Bữa tiệc ly (Mt 26,20-35).
Ăn cùng nhau
Ăn cùng nhau
Bài
suy niệm khởi đi từ một yếu tố đặc trưng cho chiều kích nhân loại của
việc cùng ăn. Chúa Giêsu ngồi vào bàn cùng với 12 tông đồ. Ngồi cùng bàn
muốn nói đến cảm nghiệm nét đẹp của ở cùng với nhau và nhận cùng thứ
được chuẩn bị cho một hành động yêu thương. Theo thánh sử Gioan Tông đồ,
chính Chúa Giêsu Phục sinh cũng đã chuẩn bị thức ăn cho các môn đệ của
Ngài, bên bờ hồ Galilê (x. Ga 21,9).
Ăn uống: sự yếu đuối và tội lỗi của con người
Thức
ăn và ăn uống cũng đưa ra ánh sáng tội lỗi của con người cũng như tính
ích kỷ và sự yếu đuối của con người. Chúng ta nhớ đên biểu tượng Thánh
kinh của sự bất tuân đầu tiên xảy đến do thức ăn (St 3,1) và tội ác đầu
tiên, giết một người anh em, xảy đến do lòng ghen tức của Cain đối với
lễ vật của Aben (St 4,4). Chúng ta cũng không quên sự chia rẽ giữa các
anh em, Giacóp và Esau là bởi cơn đói (st 25,34). Chúng ta còn có thể đi
xa hơn nữa, cho đến khi đọc thông điệp Laudato si’ nói về sự ích kỷ đối
với lương thực.
Trong
thực tế, ăn uống là dấu hiệu đầu tiên của sự yếu ớt mong manh thật sự
về mặt nhân chủng học: một nhu cầu con người và yếu kém. Ăn uống trước
hết là nhận sự sống bên ngoài mình, nghĩa là nhận biết mình không độc
lập. Nói khác đi, nhận ra giới hạn của mình. Ăn cùng với người khác là
thú nhận với người khác giới hạn này của thụ tạo. Bởi lý do này, các
thiên thần trong Thánh kinh không ăn uống.”
Bữa Tiệc ly: Chúa Giêsu trao ban tất cả
Trong
bữa tiệc ly của Chúa Giêsu nổi bật yếu tố này: Giuđa trao nộp Chúa.
Nhưng Chúa Giêsu, trong đêm bị phản bội, đã không thu hồi món quà của
Ngài, đã ban tất cả những gì Ngài có thể trao: thân mình Ngài và máu
Ngài (1Cor 11).
Ngôi
Lời, Chúa Con, đã dâng hiến ngôi vị thần linh của mình, dù là Thiên
Chúa nhưng Ngài đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên
Chúa (Phil 2,6). Giờ đây Ngài trao ban chính bản tính nhân loại, là thân
xác ngài, bởi vì trong thân xác này mà Ngôi Lời đã làm người. Bằng cách
thức này, Chúa Giêsu trao ban tất cả chính mình, không giữ lại điều gì.
Ơn tha tội
Bài
học của thánh Mátthêu về bữa Tiệc ly nêu bật một điểm mà chúng ta chỉ
tìm thấy ở đây, máu đổ ra từ thập giá để tha tội lỗi. Cuối cùng, ai đọc
Tin mừng này, tìm ra ý nghĩa của tến Giêsu và có thể biết cách thức tha
tội, cách thức mà Con Thiên Chúa và cùng với Ngài, Chúa Cha và Chúa
Thánh Thần cùng thực hiện để trao ban sự sống. Như Thánh vịnh 49,8 nói,
con người không thể tự đền hay trả giá cho mình xứng hợp, chỉ Thiên Chúa
chuộc đền con người khỏi chính họ và khỏi sự dữ.
3 vấn đề suy tư
Cha
Michelini đưa ra 3 câu hỏi suy tư: thứ nhất, nói về tương quan chúng ta
với thức ăn. Xét mình với quy luật thứ 7 của thánh Inhaxio: Cần tránh
để tâm hồn chú ý đến thứ mình ăn và tránh ăn vội vã vì ngon miệng, trái
lại cần làm chủ mình, trong cách ăn cũng như trong số lượng.”
Thứ
hai: các Kitô hữu chúng ta làm sao có thể phải tìm ra sự hiệp nhất xung
quanh bàn ăn, thực hiện cùng cách thức chia sẻ của chúng ta sự chia sẻ
linh độn của cộng đoàn Corintô.
Cuối
cùng là vấn nạn về ơn tha tội. Chúng ta có thật sự ý thức rằng Chúa
Giêsu đã đổ máu Ngài ra, với chính sự sống và không chỉ với lời nói, đã
nói và đã trao ban sự tha thứ của Thiên Chúa.
(Chuyển dịch: Minh Trị, S.J., dongten.net 08.03.2017/