YÊU NHƯ CHÚA YÊU
“Vậy anh em hãy nên hoàn thiện như cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.” (Mt 5,48)
Suy niệm: Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi ki-tô hữu đều được mời gọi nên thánh, và nên thánh như Chúa Cha trên trời là Đấng Thánh. Phương thế tuyệt hảo để đạt được sự thánh thiện đó là yêu thương; nhưng không phải bất cứ tình yêu thương nào, mà như Chúa Giê-su cho biết, phải là YÊU NHƯ CHÚA YÊU. Yêu như Chúa yêu là yêu hết mọi người không loại trừ ai; đó là yêu cả kẻ thù, là cầu nguyện và tha thứ cho những kẻ thù ghét, ngược đãi mình. Yêu như Chúa yêu là trở nên tôi tớ phục vụ anh em, là yêu mà không cần đáp trả, là hiến thân chịu chết, đền bù tội lỗi cho muôn người. Chúa Giê-su sống và chịu chết để thực hiện điều Ngài giảng dạy; Ngài đã truyền lại cho chúng ta giới răn yêu thương của Ngài, và mời gọi chúng ta thực hiện để trở nên giống Chúa, bởi vì đó chính là dấu hiệu nhận biết chúng ta là môn đệ của Ngài.
Mời Bạn: Là môn đệ của Chúa Ki-tô, chúng ta học nơi gương Ngài đã sống để thực hành giới răn yêu thương trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Yêu thương vô vị lợi, dám hy sinh cho người khác mà không cần đền ơn.
Chia sẻ: Trong tương quan với người thân cận, bạn đã sống giới răn yêu thương như Chúa dạy chưa: tha kẻ dể ta nhịn kẻ mất lòng ta… và cầu bình an cho họ…
Sống Lời Chúa: Trong cuộc sống hôm nay, bạn và tôi, chúng ta có thể đang có điều phiền lòng với ai đó: Hãy cầu nguyện cho họ; tha thứ và hòa giải với anh chị em mình để được trở nên hoàn thiện hơn trong Chúa và sống giống như Chúa.
Cầu nguyện: Đọc kinh Kính Mến.
THÁNH SÔPRÔNÊ
THƯỢNG PHỤ GIÊRUSALEM
(kh. 560-638)
Lật lại những trang sử của Giáo hội, chúng ta thấy rõ sự hợp nhất
chặt chẽ giữa Thiên Chúa và Giáo hội Người. Chính những lúc Giáo hội
phải lao đao vì nhiều kẻ thù, vì nhiều âm mưu phản bội, là lúc sự Quan
phòng của Chúa được nổi bật hơn hết: Chúa bảo vệ Giáo hội qua lời nói,
hoạt động và đời sống của các thánh. Trong những vị thánh nổi tiếng là
cột trụ nâng đỡ Giáo hội chúng ta phải kể đến thánh thượng phụ Sôprônê;
ngài có công chiến đấu với lạc giáo Nhất Ý thuyết (Monothélisme); ngài
nhiệt tâm bênh đỡ đức tin và sau hết ngài đã đóng một vai trò khá quan
trọng tại công đồng Calcêđnia.THƯỢNG PHỤ GIÊRUSALEM
(kh. 560-638)
Sôprônê sinh tại đô thành Damas vào khoảng năm 560. Cha mẹ cậu là những bậc phụ huynh đạo đức, biết lưu tâm nhiều đến viêïc giáo dục con cái. Với trí khôn thông minh và chí nhẫn nại, lại được sống trong môi trường thuận tiện về văn hoá và mỹ thuật, cậu Sôprônê học hành mau tấn tới. Nhưng cậu không hề ỷ vào sự thông minh tài giỏi của mình mà đem lòng kiêu ngạo khinh dể chúng bạn. Sôprônê có khiếu đặc biệt về môn tâm lý và luận lý học. Khi học câïu không để một vấn đề nào lơ mơ mà không hỏi giáo sư cho rõ. Phục tài của cậu giáo sư và các bạn đã tặng cậu cái tên đệm xứng đáng: "Con người suy tưởng và biện luận". Trong những năm học triết lý, Sôprônê thường lui tới tu viện thánh Têôđôsiô để nói chuyện với Chúa. Nơi đây Sôprônê gặp một ông bạn cố tri, tu sĩ Gioan Mosch (môtsơ). Nhờ những lần đi lại thường xuyên đó, sinh viên trẻ tuổi Sôprônê đã gây được nhiều thiện cảm đối với đời sống tu trì. Nhưng trước khi quyết định ơn kêu gọi, Sôprônê muốn được cùng tu sĩ đáng kính Gioan đi hành hương viếng các nơi thánh và các tu viện thời danh.
Trên con đường cát quanh co, chói loà ánh sáng miền sa mạc, hai khách hành hương vui vẻ rảo bước như quên hẳn nhọc mệt đang thấm vào xương tủy. Không quản nóng bức, họ vừa đi vừa trao đổi những quan niệm về đời sau. Trời về chiều hai người bạn cũng vừa tới một tu viện do thánh Saba xây cất. Sau đó các ngài lần lượt viếng nhiều tu viện tại Giođan, Ai Cập và sau cùng đến tận Alêxanđria. Tới đây, dù còn khoác chiếc áo người đời, Sôprônê không rời gót người bạn già, mà ngài thường gọi là "cha thiêng liêng". Sau những ngày đường thông cảm, thầy Gioan hiểu rõ hơn tâm hồn của Sôprônê. Vì thế ngay ở Ai Cập thầy đã khuyên Sôprônê nên nhất định chọn đường lý tưởng. Sôprônê nhận lời, ngài xin vào nhà tập và sau nhận áo dòng. Trong nếp sống mới như vườn hoa đầy hương, thánh nhân sung sướng bước mau trên đường thánh thiện.
Chưa khấn dòng được mấy năm tiếng nhân đức của hai thầy đã đồn thổi khắp xứ. Thánh thượng phụ thành Alêxanđria, cũng tên là Gioan, rất chú ý đến các ngài. Người truyền mời hai thầy tới giúp việc, rồøi vì nhận thấy thực lực tài đức của các vị, thánh thượng phụ đã lần lượt phong chức linh mục cho hai thầy. Hai cha đã giúp thánh thượng phụ nhiều việc truyền giáo, đáng kể hơn cả là sứ mệnh nghiên cứu và đương đầu với những mầm mống lạc giáo. Không dựa vào tài ba nhưng vào ơn Chúa và đức vâng lời tuyệt đối, các ngài đã mang lại nhiều kết qủa tốt đẹp cho đồng lúa Phúc âm.
Thời gian này, Chúa đã ban cho cha Sôprônê một ơn đặc biệt, có thể coi như một phép lạ: vì ham xem sách khuya, cha bị đau mắt. Bêïnh tình mỗi ngày một nặng, các thầy thuốc chán nản, mọi người thất vọng … Cha Sôprônê vẫn bình tĩnh, can đảm chịu bêïnh. Cha cố giữ thái độ vui vẻ vì thừa hiểu rằng thái độ của cha có thể làm đẹp lòng Chúa và xoa dịu phần nào nỗi buồn phiền đang nung nấu tâm hồn Đức thượng phụ và cha bạn Gioan. Chịu như thế ngót một năm bỗng một đêm, cha tỏ ý muốn viếng và cầu nguyện bên mồ hai vị tử đạo, thánh Syrô và thánh Gioan, ở một nhà thờ gần Biển chết. Sau 15 phút cầu nguyện, mắt cha bỗng nhiên lại sáng, không những như thường mà còn tốt hơn trước khi bị bệnh. Ơn lạ đó càng thúc đẩy cha sống đời thánh thiện hơn.
Năm 615, cha lại được tháp tùng Đức thượng phụ trong cuộc du ngoạn miền Câïn đông. Còn gì thoả mãn lòng ao ước hơn! Các ngài đến đảo Síp, quê quán của Đức thượng phụ, rồi lần lượt thăm nhiều tu viện miền Cận đông. Đánh dấu cuộc du ngoạn này, cha Sôprônê cho xuất bản cuốn sách nhỏ nhan đề: "Đồng cỏ thiêng liêng". Cha viết cuốn sách này còn dụng ý ghi lại những kỷ niệm đời sống cha Gioan, người đàn anh đáng kính, đã trút hơi thở cuối cùng tại Rôma. Theo lời di lối của cha Gioan, cha Sôprônê từ biệt Rôma đem xác ngài về nghĩa địa tu viện thánh Têôđôsiô tại Giêrusalem. Cũng tại đây cha Sôprônê nhận rõ ý Chúa muốn mình trở lại đời sống tịch liêu, chuyên việc chiêm niệm và nguyện ngắm hơn là hoạt động bên ngoài. Lợi dụng những giờ thư thả, cha Sôprônê soạn thảo nhiều ca vịnh, nhiều bản kinh và viết tiểu sử các vị thánh. Đáng kể nhất là cuốn "Luật phụng vụ" dành riêng cho các tu viện, cuốn sách mà trong bài tựa mà thánh Gioan Đamaxênô Đamscène đã hết lời khen ngợi.
Nhưng Chúa quan phòng không muốn kéo dài những ngày sống ẩn dật của cha Sôprônê. Người muốn cha đem tài sức ra vun xới đồng lúa Phúc âm đang bị quân thù tàn phá, và gieo rắc những mầm cỏ dại. Bấy giờ một số các thượng phụ và Giám mục, vì nhắm lý do chính trị hơn quyền lợi của Giáo hội, đã ngả theo bè rối, công nhận thuyết Chúa Kitô chỉ có một bản tính. Họ tưởng hành động như thế sẽ có thể bảo vệ xứ Ai Cập chống lại quân Ba tư và Ảrập. Họ vô tình đi ngược lại tín điều mà công đồng Calcêđônia (451) đã tuyên định. Hai người quan trọng hơn cả là Đức Sergiô thượng phụ Contantinô và Đức Cyrô, thượng phụ thành Alêxanđria. Hai vị này sau khi hội kiến với Hoàng đế, đã nhân danh Hoàng đế đi khắp miền trong nước kêu gọi và phổ biến thâm ý của họ qua bản tuyên ngôn "Hợp nhất tín điều ". Bản đó gồm tám mục, nhưng điều quan hệ hơn cả là công nhận Chúa Kitô có một bản tính và một ý chí. Với tài lợi khẩu và uy quyền sẵn có, hai giám mục lạc giáo đã thành công ở nhiều nơi, lay chuyển lòng tin của nhiều nhân vật cao cấp; nhưng đến một miền họ hy vọng hơn cả, thì lại chính là nơi họ bị phản kháng mãnh liệt: miền Giêrusalem, nơi đang thấm những giọt mồ hôi của cha Sôprônê. Vừa nghe, cha đã nhận thấy ngay sự sai lạc của họ. Khiêm nhường nhưng cương quyết, cha tìm mọi lý lẽ bảo toàn tín điều, và nêu lên những điểm sai nghịch với đức tin. Hiệp lực với cha có Giáo chủ thành Contantinô. Các ngài căn cứ vào những văn liệu đời các Tông đồ để viết nhiều bài minh chứng và bảo vệ tín điều Chúa Kitô có hai bản tính và hai ý chí. Công việc được tâu đến Đức Giáo Hoàng Honôriô I, Đức Giáo Hoàng công nhận tư tưởng của cha Sôprônê là hợp với đức tin. Đồng thời, các Giám mục thành Giêrusalem dâng bản tường trình và xin Đức Thánh Cha đặt cha Sôprônê làm thượng phụ thành Giêrusalem. Cha khiêm tốn vâng lời Đấng đại diện Thiên Chúa để về Giêrusalem, đem lại nhiều an vui cho đoàn chiên trung tín.
Nhận toà thượng phụ, việc đầu tiên và quan trọng hơn cả mà Đức Sôprônê lưu tâm hoạt động là bảo toàn đức tin truyền thống, tiếp tục phản kháng mọi xuyên tạc của tà giáo, nhất là bè chủ trương Chúa Kitô có môït bản tính và một ý chí. Ngài viết nhiều bản văn giá trị minh chứng rõ Chúa Kitô có hai bản tính: "Chúa Kitô vừa là Thiên Chúa, vừa là một Người thực". Những bản văn có nhiều giá trị thần học và đã được duyệt lại năm 681 sau công đồng chung lần thứ sáu. Ngài cũng soạn một bức thư dâng lên Đức Thánh Cha và gửi cho các thượng phụ miền cận đông, trình bày và chú thích việc lựa chọn các bậc tân thượng phụ. Việc làm của Đức giám mục Sôprônê mang lại nhiều kết quả tốt đẹp và ảnh hưởng sâu xa. Tuy nhiên chúng ta đừng vội tưởng ngài được yên ủi qua những thành công rực rỡ ấy! Chúa còn muốn ngài chịu đựng và chiến đấu hơn. Một điều làm thánh nhân đau lòng hơn cả là thấy kẻ nghịch của Giáo hội là hai vị thượng phụ thâm niên và tài ba: đức Sêđiô, và đức Cyrô. Các ngài biên nhiều thư tố cáo việc làm của Đức Sôprônê lên Đức Giáo Hoàng Hônôriô. Vì áp lực của Hoàng đế, và vì quá tin theo những bản báo cáo xuyên tạc có tính cách phỉnh nịnh. Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh bắt Đức Sôprônê phải thinh lặng. Nhưng nhờ ơn Chúa, Đức thượng phụ vẫn can đảm đương đầu, ngài còn viết thêm một bộ sách 600 trang trình bày những tín điều và vạch rõ những sai lạc của bè rối.
Như bị lụt vì những dòng nước ác nghiệt, hoạt động của thánh Thượng phụ không đưa lại một tiếng vang! Đức Giáo Hoàng vẫn không đổi ý định. Vì thế, để có thể chặn đứng làn sóng phản bội, Đức thượng phụ chọn một vị Giám mục nhân đức, tên là Têphanô cai quản giáo phận Đôro thuộc xứ Palestina, mang thư sang Rôma yết kiến Đức Thánh Cha.
Với tất cả niềm trung tín và khiêm tốn của một người con, Đức Giám mục Têphanô hoàn thành sứ mệnh sau bao nhiêu khó khăn. Thời gian nặng nề trôi qua. Cho đến năm 649, trong một Công đồng, Đức Giáo Hoàng Máctinô mới tuyên bố công nhận tài liệu minh giáo và hoạt động tông đồ của Đức Thượng phụ là hợp với giáo điều. Đồng thời vị đại diện Chúa Kitô cũng lên tiếng kết án sự sai lầm của lạc giáo mà Sergiô và Cyrô là những thủ lãnh ngoan cố.
Thánh Thượng phụ còn phải đương đầu với những kẻ thù khác nữa, đó là bọn người hồi giáo xâm lăng. Với quân lực hùng mạnh, họ muốn lợi dụng sự bất hoà giữa Hoàng đế Rôma và Đức Giáo Hoàng Máctinô để uy hiếp xứ Palestina. Lúc ấy vua chỉ để tâm tìm mưu phản Giáo hội hơn là nỗ lực chống lại quân xâm lăng. Theo nhiều sử gia thì vua sẵn sàng nhượng thành Giêrusalem cho quân hồi giáo. Biết thế, Đức Thượng phụ bó buộc phải ra tay bảo vệ kinh thành và che chở đoàn chiên Chúa. Ngài hô hào dân thành đoàn kết, cương quyết chống lại xâm lăng. Kết quả là sau nhiều trận giao tranh, quân thành Giêrusalem đã đẩy lui quân thù. Nhưng không bao lâu vì lực lượng quân địch quá mạnh, dân thành Giêrusalem lại bó buộc phải đầu hàng và chịu quyền bảo hộ của Ảrập. Để thoả lòng căm hờn, chính quyền Ảrập bắt giam Đức Thượng phụ Sôprônê. Ai có thể hiểu hết nỗi đau khổ nung nấu con tim thánh nhân. Vị chúa chiên nhân hiền héo hắt đứng nhìn đoàn con đau khổ không người trông nom, săn sóc. Mọi thuần phong mỹ tục, mọi kỳ công lịch sử đều tan tành dưới hành động tàn ác của dân ngoại. Trước nghịch cảnh đó, Đức Sôprônê can đảm chịu đựng, dùng đời sống khắc khổ cầu nguyện và chiêm niệm để xin Chúa yên ủi và nâng đỡ đoàn chiên của ngài. Thật suốt một đời ngài đã chiến đấu, đến những ngày cuối cùng tâm hồn lại nặng trĩu niềm ưu tư… Người ta kể lại, thánh Thượng phụ Sôprônê vì phiền muộn quá đã tắt thở năm 638. Từ đó dân thành Giêrusalem kính ngài như một vị thánh, nhất là sau công đồng Nicêa II năm 787, người ta coi ý kiến của ngài như những khoản luật căn bản.
Đời sống thánh Sôprônê quả là một lễ vật tận hiến hoàn hảo. Ngài sinh ra trong cánh đồng Phúc âm để rồi đem hết tâm lực phục vụ cho đồng lúa của Chúa. Ngài thật xứng đáng là viên đá Chúa dùng để xây đắp nhà Chúa, và đáng cho "các dân tộc muôn đời sẽ ca tụng và rao giảng đức khôn ngoan của Ngài ".
Cái Tách Thân Thương
Thánh
Phanxico Assisi, nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết: "Người nghèo
của Chúa" do văn sĩ Hy Lạp Nikos Kazantakis biên soạn, đã kể cho huynh
Lêô nghe câu chuyện như sau:
"Có
một vị ẩn sĩ nọ được nhìn thấy Chúa, nhưng không bao giờ đạt được ước
nguyện. Vẫn còn một cái gì vướng mắc trong cái nhìn khiến ông không thể
nào nhìn thấy Chúa được. Càng cố gắng đọc kinh cầu nguyện bao nhiêu,
càng ăn chay hãm mình bao nhiêu, ông càng thất vọng bấy nhiêu. Ông vẫn
không hiểu đâu là chướng ngại khiến ông không thể trông thấy Chúa được.
Thế
rồi, một buổi sáng nọ, khi vừa ra khỏi giường, ông bỗng reo hò sung
sướng, thì ra ông đã tìm ra lý do. Ðó là một cái tách uống nước nhỏ,
nhưng rất đẹp mà gia đình đã tặng cho ông. Ðây là kỉ niệm duy nhất của
gia đình mà ông cố gắng gìn giữ như một báu vật. Và dĩ nhiên, đây cũng
là của cải trần thế duy nhất mà ông còn bám víu vàọ
Không
một chút do dự luyến tiếc, vị ẩn sĩ cầm lấy chiếc tách thân yêu ném
xuống nền nhà: Từng mảnh vụn vỡ ra, từng luyến tiếc tan vỡ...
Vị ẩn sĩ ngước nhìn lên, và sáng hôm sau ông đã nhìn thấy Chúa".
Sách
xuất hành đoạn 33 từ câu 18 đến câu 23 thuật lại rằng: một hôm Môisen
thưa với Chúa rằng ông ước ao được nhìn thấy Dung Nhan Ngài. Lúc bấy giờ
Chúa mới trả lời cho Môisen: "Không ai có thể nhìn thấy Ta mà vẫn còn
sống". Liền sau đó, Thiên Chúa bảo Môisen nấp sau một tảng đá lớn để chỉ
nhìn thấy sau lưng của Ngài mà thôị
Khao
khát được nhìn thấy Chúa: đó cũng phải là ước mơ duy nhất của người tín
hữu Kitô. Chúng ta được tạo thành cho Chúa, chúng ta chỉ được yên nghỉ
khi được ngắm dung nhan Ngài mà thôi! Nhưng không ai có thể nhìn thấy
nhan Chúa mà vẫn còn sống. Ðiều đó có nghĩa là nỗi khao khát được thấy
Chúa chỉ lớn lên trong chúng takhi chúng ta biết dẹp bỏ những vướng bận
và vướng ngại trong chúng ta.... Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: của
cải chúng ta ở đâu thì tâm trí chúng ta cũng ở đó. Nếu chúng chạy theo
tiền của, danh vọng, lạc thú thì lòng trí chúng ta sẽ không muốn tưởng
nghĩ đến Chúạ
Có
chết đi cho bản thân, chúng ta mới khao khát gặp gỡ Chúa.... Thiên Chúa
cho chúng ta thấy được đằng sau lưng của Ngài, phải chăng đó không phải
là sự hiện diện và tác động của Chúa trong các biến cố và những gặp gỡ
của chúng ta với tha nhân?... Có ra khỏi chúng ta, chúng ta mới có thể
nhìn thấy bóng dáng của Chúa trong các biến cố của cuộc sống chúng ta.
Có ra khỏi chúng ta, chúng ta mới thấy được sự hiện diện của Chúa trong
người anh em của chúng tạ