Không phải ai cũng may mắn được lãnh nhận Thánh Thể trong không gian như nhà du hành vũ trụ của NASA, Mike Hopkins. Ông Hopkins là người mới cải đạo sang Công giáo và có đức tin rất mạnh mẽ, theo tuần san National Catholic Register.
Hành trình đến với Chúa của phi hành gia mang Thánh Thể vào không gian
Lưu trú trên Trạm không gian quốc tế (ISS) là một thách thức và vinh dự chỉ vài người ít ỏi trên thế giới được trải nghiệm (ít nhất là trong thế hệ của chúng ta). Nhà du hành vũ trụ, đại tá Không quân Mỹ Mike Hopkins thuộc nhóm những người tinh hoa nhất địa cầu từng được vinh dự này. Ông đã trải qua 6 tháng trên ISS vào năm 2013. Và dù vô cùng xúc động khi trở thành người được chọn cho một sứ mệnh không gian, có một điều ông Person không hề “để quên” ở mặt đất: Bí tích Thánh Thể của Chúa Giêsu.
Ông Hopkins đã theo đạo chưa đầy 1 năm trước khi lên đường. Sau thời gian dài chờ đợi, cuối cùng phi hành gia người Mỹ đã có thể rước lễ vào cuối năm 2012. Đối mặt với viễn cảnh phải rời xa địa cầu trong khoảng nửa năm, ông quyết định tìm hiểu xem liệu Mình Thánh Chúa Kitô có thể du hành cùng với mình vào không gian. Hóa ra điều này hoàn toàn khả thi và ông làm theo sự thôi thúc của con tim. Trao đổi với tuần san National Catholic Register, đại tá Hopkins đã chia sẻ về niềm thôi thúc muốn được nhận Thánh Thể trong không gian.
Bằng cách nào mà ông lại trở thành một nhà du hành vũ trụ muốn mang theo Mình Thánh Chúa Kitô vào không gian ?
- Vâng, đó là một câu chuyện khá dài. Tôi lớn lên là một người ngoại đạo. Tôi gặp vợ mình, Julie, ở đại học. Cô ấy là tín hữu Công giáo. Chúng tôi bắt đầu hò hẹn và cuối cùng kết hôn với nhau. Chúng tôi đồng ý nuôi dạy con theo Công giáo. Ban đầu, tôi không có ý định theo đạo, nhưng tôi cảm thấy rằng cần phải cho con cái hiểu được tầm quan trọng trong mối quan hệ với Thiên Chúa, không phân biệt rằng bạn là người Công giáo hoặc Tin Lành…
Và thế là chúng tôi đến nhà thờ thường xuyên. Các con của chúng tôi chào đời và được rửa tội theo Công giáo. Vào năm 2009, tôi được chọn làm phi hành gia. Và đó chính là mục tiêu, mơ ước gần như trọn sự nghiệp của tôi. Nên mọi thứ đều tuyệt vời, đúng không ? Chúng tôi chuyển đến Houston và gia nhập giáo xứ Trinh Nữ Vương ở Friendswood. Tôi tham gia chương trình huấn luyện cơ bản của phi hành gia từ năm 2009 đến 2011. Chúng tôi vẫn đến nhà thờ, các con trai học giáo lý và được hưởng nền giáo dục Công giáo. Và tuy vẫn thường dự lễ nhưng tôi không được rước Mình Thánh Chúa vì vẫn chưa theo đạo.
Kế đến, vào năm 2011, tôi được chỉ định tham gia vào sứ mệnh ISS. Tôi chuẩn bị lên trạm và trải qua 6 tháng trong không gian, bắt đầu vào năm 2013, nên nếu xét về khía cạnh sự nghiệp và gia đình, mọi thứ đều hoàn hảo. Tôi trở thành phi hành gia, tôi được nhận nhiệm vụ trên không gian. Gia đình của tôi thật tuyệt vời. Mọi thứ đều tốt, nhưng, đối với bản thân tôi mà nói, tôi cảm thấy như vẫn còn thiếu thốn điều gì đó.
Dần dần, tôi quyết định mình có lẽ phải trở thành tín hữu Công giáo. Tôi muốn hòa nhập nhiều hơn vào đời sống tôn giáo của gia đình mình, của vợ và con tôi. Tôi tin rằng Chúa luôn có cách đưa những người cần thiết vào cuộc sống của chúng ta. Đối với tôi, trong trường hợp này là cha Skip Negley, linh mục chánh xứ.
Vào thời điểm đó, do nhận nhiệm vụ mới, tôi buộc phải miệt mài theo các huấn luyện, có nghĩa là phải trải qua một thời gian dài ở Nga. Do vậy, tôi không thể tham gia các lớp giáo lý tân tòng. Nên vợ chồng tôi đến nói chuyện với cha Skip. Cha bảo: “Nhìn này Mike, cha sẵn sàng dạy riêng cho con mỗi khi con quay về trong 2 hoặc 3 tuần”. Mọi chuyện đã không thể nào thực hiện được hoặc đã khó khăn hơn rất nhiều nếu thiếu cha Skip.
Tôi nhớ lại một trong các cuộc gặp mặt, cha đã hỏi: “Tại sao con muốn trở thành một Kitô hữu?”. Tôi đưa ra lý do đã đề cập trước đó, rằng muốn tham gia nhiều hơn vào đời sống đạo của cả gia đình. Cha trả lời: “Mike, đó không phải là lý do để theo đạo?”. Cuộc gặp mặt này với cha Skip đã trở nên hết sức tuyệt vời đối với tôi, bởi vì tôi đã nhận được nhiều câu hỏi và lời giải đáp liên quan đến đức tin. Tôi đã theo đạo vào tháng 12.2012, và chuẩn bị lên đường vào tháng 9.2013.
Khi đã trở thành tín hữu Công giáo, tôi phải thú nhận rằng vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn, vì tôi biết rằng mình lưu trú trên không gian suốt 6 tháng. Thế là một câu hỏi bắt đầu nảy sinh: “Liệu có cách nào mang theo Thánh Thể lên vũ trụ?”. Bạn cũng biết đó, không phải là điều người bình thường có thể thực hiện được, vì bạn không thể tự ban Thánh Thể.
Một lần nữa, Thiên Chúa lại mang đến người cần thiết cho cuộc đời bạn. Phó tế Chuck Turner và cha Jim Kuczynski, người tiếp quản giáo xứ sau cha Skip, bắt đầu xin ý kiến Hội đồng Giám mục Mỹ: “Chúng tôi cần phải làm gì để Mike mang theo Thánh Thể?”. Họ làm rất nhiều chuyện để cuối cùng tôi có thể mang theo một hộp đựng Thánh Thể có 4 ô chứa, với mỗi ô chứa 6 bánh Thánh.
Tại Kazakhstan, nơi tôi sẽ lên quỹ đạo bằng tên lửa phóng, mọi việc diễn ra hoàn hảo, bởi vì mọi thứ mang vào không gian phải được ghi nhận và phân loại. Khi bạn dùng phi thuyền của Nga, mọi tư trang đều được kiểm tra, các thành viên của Cơ quan Không gian Nga mất khoảng 2 tuần để cân đo hành lý cá nhân cho chuyến bay. Tôi không thể nào từ bỏ Thánh Thể của Chúa Giêsu, nhưng người Nga quá tuyệt. Tôi cứ mang mọi vật dụng cá nhân đi kiểm tra, và giải thích về hộp bánh Thánh cũng như ý nghĩa của nó đối với mình. Họ hoàn toàn hiểu được điều đó và nói: “Tốt thôi, chúng tôi sẽ cân hộp đựng Thánh Thể để xem nặng bao nhiêu đấy, không vấn đề gì cả. Ông có thể mang theo”.
Mọi cánh cửa đã mở và tôi có thể mang theo Mình Thánh Chúa lên ISS để rước hằng tuần. Có đôi khi tôi rước lễ vào những thời khắc đặc biệt như trước 2 cuộc đi bộ trong không gian. Thật sự vô cùng hữu ích đối với tôi khi biết rằng Chúa Giêsu luôn ở cạnh mình vào thời điểm bước chân vào khoảng không vũ trụ vô tận. Và khi tôi nhận Thánh Thể vào ngày cuối cùng trên không gian ở khoang “Cupola”, nơi có cửa sổ lớn nhìn về hướng Trái đất, đó là thời khắc hết sức đặc biệt trước khi quay về nhà.
Liệu có thời điểm nào đó trong quá trình cải đạo và đặt niềm tin vào Thánh Thể, khi mà ông nhận ra rằng, “đây thực sự là Chúa Giêsu” ?
- Vâng, tôi nghĩ vậy. Tôi đã đề cập điều đó cho cha Skip, chúng tôi đã cùng trải qua thời gian trong quá trình xác nhận, giải thích được cội nguồn của Giáo hội và cách thức các vị linh mục Công giáo được truyền lại bí tích này từ thời các thánh tông đồ... Có điều gì đó khiến tôi tin vào mọi thứ liên quan đến Thánh Thể. Bởi vì khi bạn nói chuyện với một linh mục, trong trường hợp của tôi là với cha Skip, và nhận ra rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa chuyện cha được phong chức với các thánh tông đồ và Chúa Giêsu… Sự kết nối đã biến điều này thành sự thật.
NASA, một thực thể chuyên nghiên cứu khoa học, phản ứng như thế nào đối với việc cải đạo của ông, và việc ông đưa Thánh Thể vào không gian ?
- NASA thật tuyệt vời. … Họ không hề có bất kỳ do dự nào về việc tôi mang theo Thánh Thể hoặc bày tỏ đức tin của mình trên quỹ đạo. Tất nhiên, tôi ở trên ấy vì công việc, và tôi phải hoàn thành tốt công việc đó, nhưng chẳng có gì cản trở cả. Có một vài nhà du hành vũ trụ vô cùng mộ đạo. Chúng tôi thể hiện đức tin của mình. Chúng tôi không hề thực hiện điều đó trong câm lặng.
Bạn có cho rằng việc trở thành một phi hành gia hỗ trợ bạn củng cố đức tin ?
- Thật sự là có. Khi bạn trên quỹ đạo, và chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi bộ trong không gian, từ một khía cạnh nào đó về tinh thần, bạn có thể rất căng thẳng. Bạn có thể sợ hãi, nên công việc này giúp tôi củng cố đức tin của mình, bởi vì khi tôi có thể rước Thánh Thể và nhận ra rằng nếu đức tin vững mạnh, tôi không có gì phải lo sợ… Luôn nhắc nhở bản thân rằng khi có mặt trên ISS, mọi thứ đều có thể xảy ra trong tích tắc, và hậu quả có thể vô cùng tồi tệ - tôi có đức tin, mà thường xuyên nương tựa Chúa Giêsu, và nhận ra rằng Ngài đang nắm quyền kiểm soát, và tôi không phải là người làm được điều đó. Cho nên khi bạn ngồi trên tên lửa chuẩn bị phóng, hãy cầu nguyện và mọi thứ sẽ xuôi chèo mát mái.
Con trai lớn của tôi mới 7 tuổi, và tôi nói với con rằng mẹ chuẩn bị phỏng vấn một phi hành gia, bé trả lời đầy hào hứng: “Thật tuyệt cú mèo!”, và kế đến tôi nói lý do cho con rằng “Bởi vì ông ấy mang Chúa Giêsu vào vũ trụ!”. Ông đã thực hiện một sứ mệnh truyền giáo tuyệt vời. Câu hỏi cuối cùng của tôi là: Ông hình dung thiên đường là như thế nào?
- Khi tôi nghĩ về thiên đường, tôi không cho rằng đó là không gian, vì tôi đã ở đó, và tôi biết được cảm giác như thế nào. Có nhiều điểm tương đồng với cuộc sống trên đó với sự sống trên Trái đất. Chúng ta đã tạo ra môi trường nhân tạo trên kia. Chúng ta xây dựng ISS. Nó hoàn toàn giống thứ mà chúng ta đang có trên mặt đất. Các bạn có thiết bị tập thể dục, thực phẩm, những cách để chuẩn bị món ăn. Các bạn có phương tiện để xử lý chất thải. Các bạn có khoa học. Các bạn lên đó và mọi thứ rất thật. Khi tôi nghĩ về thiên đường, tôi chưa hình dung được nó sẽ như thế nào.
Lời cuối cùng tôi muốn chia sẻ là tôi cho rằng một trong những điều cần làm khi trở thành tín hữu Công giáo là phải tham gia các sự kiện của Giáo hội, các chương trình học giáo lý tân tòng. Và mỗi khi tôi có mặt trong số những con người tuyệt vời này, tôi lại nhận ra rằng đây là nơi thích hợp nhất đối với mình.
GIANG VÕ YÊN
Băng nhạc pop "Siervas" của các nữ tu
Băng nhạc pop “Siervas” – các nữ tỳ - là một băng nhạc đặc biệt với 12 thành viên là các nữ tu thuộc dòng “Các Nữ tỳ chương trình của Thiên Chúa.” Họ đến từ các quốc gia khác nhau như Nhật bản, Philippines, và chắc chắn là cả Pêru, và họ lớn lên trong những nền âm nhạc khác nhau.
Sơ Cindy người Venezuela, học ở viện âm nhạc và chơi đàn cello. Sơ Camila đến từ Pêru chỉ mới bắt đầu học chơi guitar điện tử từ một năm nay nhưng đã tỏ ra năng khiếu âm nhạc của sơ. Một trong những giọng đơn ca chính là sơ Yvonne, đã học về âm nhạc; sơ có một người chị chơi guitar bass. Sơ Andrea người Argentina viết lời bài hát, còn sơ Yvonne người Chile thì sáng tác nhạc. Khi họ viết thành một bản nhac, các nữ tu khác sẽ cùng xem và cho ý kiến để hoàn chỉnh bản nhạc.
Từ cách đây 3 năm, các nữ tu đã bắt đầu chơi nhạc như cách thức để diễn tả niềm tin và tình yêu đối với Chúa. Các chị đã đưa âm nhạc truyền cảm hứng của họ đến các quốc gia và sáng tác những bản “hit” mà các người hâm mộ của họ hát và ghi nhớ trong lòng. Nhưng dù cho âm nhạc là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ, các nữ tu chú trọng đến việc phục vụ người khác. Từ giữa tháng 1, quan tâm chính của các sơ là cố gắng giúp đỡ người dân gầy dựng lại cuộc sống sau những trận sạt lở bùn và mưa lũ đã ảnh hưởng đến khu vực nơi có tu viện của các chị. Các chị giúp 30 gia đình địa phương xây dựng lại cuộc sống sau khi nhà cửa của họ bị tàn phá nặng nề bởi nước lũ.
Thật là khó khăn cho các nữ tu để cân bằng giữa sứ vụ xã hội và đam mê âm nhạc của họ. Sơ Monica người Peru kể: “Nhóm tập dượt vào các chiều thứ hai và thứ sáu, nhưng phần lớn các sơ đều tập luyện mỗi ngày. Nhưng chúng tôi cũng đi thăm 3 nhà tù khác nhau vào một sáng trong tuần, làm việc ở trường học, với người vô gia cư và những người khuyết tật, cũng như với nhà dành cho những trẻ em có cha mẹ ở tù hoặc không thể chăm sóc các em. Chính sứ vụ hoạt động xã hội này thu hút rất nhiều nữ tu đến hội dòng. Sơ Monica giải thích: “Nhiều nữ tu đến với chúng tôi qua các hoạt động xã hội mà chúng tôi làm. Họ nhận ra họ yêu thích giúp đỡ dân chúng thế nào và họ hạnh phúc thế nào khi làm những điều này. Chúng tôi làm các việc như cung cấp quần áo, giày dép cho những người sống ở miền núi mà nhiều khi họ lạnh tới chết vì không có quần áo hay giày dép đủ ấm. Các nữ tu tương lai này tim thấy Chúa qua việc tình nguyện và muốn tham gia hơn nữa vào công việc và trở thành các nữ tu. Đó cũng là điều xẩy ra với tôi.
Bản nhạc “hít” của nhóm có tựa đề “Confia en Dios” – Tín thác vào Chúa. Bài hát nói về những thời khắc khó khăn mà con người gặp phải khi họ gặp phải những thử thách và thật là quan trọng nhớ rằng những lúc khó khăn đó đều có ý nghĩa trong kế hoạch của Thiên Chúa. Bản nhạc đã đưa nhóm “các Nữ tỳ” đến với thính giả quốc tế và họ đã được mời hát trước Thánh lễ do Đức Giáo hoàng Phanxicô chủ sự tại Mexicô tháng 2 năm ngoái (2016), với số thính giả khoảng 250 ngàn người. Sơ Monica chia sẻ cảm giác tuyệt vời khi được hát trước số khán thính giả đông như thế. Sơ không chắc là có còn cơ hội hát trước lượng khán giả đông như thế nữa không.
Nhờ các bản nhạc do các nữ tu sáng tác, nhiều người đến với các chị. Một ân nhân đã tài trợ cho các chị để làm video nhạc và phát hành CD thứ hai. Video nhạc này được quay từ một sân bay trực thăng ở trên cao, nhìn xuống thành phố Lima, thủ đô của Pêru. Trong video, các nữ tu mặc áo dòng như các sơ vẫn mang hang ngày và xem áo dòng như là motọ biểu tượng quan trọng của đức tin của họ. Sơ Monica chia sẻ: “Chúng tôi cũng lớn lên trong thế kỷ 21, nghe các thể loại nhạc khác nhau và chơi Facebook và Youtube. Vậy thì tại sao âm nhạc lại không đến từ Chúa dưới hình thức nhạc pop?” 3 thành viên của băng nhạc là các tập sinh và có 3 năm để quyết định xem cuộc sống tu trì có phải là con đường dành cho họ hay không? Người trẻ nhất trong họ chỉ mới 20 tuổi.
Các chị tin rằng chính Chúa hướng dẫn băng nhạc bao lâu họ còn thi hành sứ vụ cần thiết để phục vụ người dân trong các cộng đoàn xung quanh học. Sơ Monica khẳng định: “Tôi nhận ra là âm nhạc giúp tôi yêu kính Chúa sâu sắc hơn. Những lời nhạc là một cách diễn tả đức tin.”
Hồng Thủy, RadioVaticana / CNS
Từ cách đây 3 năm, các nữ tu đã bắt đầu chơi nhạc như cách thức để diễn tả niềm tin và tình yêu đối với Chúa. Các chị đã đưa âm nhạc truyền cảm hứng của họ đến các quốc gia và sáng tác những bản “hit” mà các người hâm mộ của họ hát và ghi nhớ trong lòng. Nhưng dù cho âm nhạc là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ, các nữ tu chú trọng đến việc phục vụ người khác. Từ giữa tháng 1, quan tâm chính của các sơ là cố gắng giúp đỡ người dân gầy dựng lại cuộc sống sau những trận sạt lở bùn và mưa lũ đã ảnh hưởng đến khu vực nơi có tu viện của các chị. Các chị giúp 30 gia đình địa phương xây dựng lại cuộc sống sau khi nhà cửa của họ bị tàn phá nặng nề bởi nước lũ.
Thật là khó khăn cho các nữ tu để cân bằng giữa sứ vụ xã hội và đam mê âm nhạc của họ. Sơ Monica người Peru kể: “Nhóm tập dượt vào các chiều thứ hai và thứ sáu, nhưng phần lớn các sơ đều tập luyện mỗi ngày. Nhưng chúng tôi cũng đi thăm 3 nhà tù khác nhau vào một sáng trong tuần, làm việc ở trường học, với người vô gia cư và những người khuyết tật, cũng như với nhà dành cho những trẻ em có cha mẹ ở tù hoặc không thể chăm sóc các em. Chính sứ vụ hoạt động xã hội này thu hút rất nhiều nữ tu đến hội dòng. Sơ Monica giải thích: “Nhiều nữ tu đến với chúng tôi qua các hoạt động xã hội mà chúng tôi làm. Họ nhận ra họ yêu thích giúp đỡ dân chúng thế nào và họ hạnh phúc thế nào khi làm những điều này. Chúng tôi làm các việc như cung cấp quần áo, giày dép cho những người sống ở miền núi mà nhiều khi họ lạnh tới chết vì không có quần áo hay giày dép đủ ấm. Các nữ tu tương lai này tim thấy Chúa qua việc tình nguyện và muốn tham gia hơn nữa vào công việc và trở thành các nữ tu. Đó cũng là điều xẩy ra với tôi.
Bản nhạc “hít” của nhóm có tựa đề “Confia en Dios” – Tín thác vào Chúa. Bài hát nói về những thời khắc khó khăn mà con người gặp phải khi họ gặp phải những thử thách và thật là quan trọng nhớ rằng những lúc khó khăn đó đều có ý nghĩa trong kế hoạch của Thiên Chúa. Bản nhạc đã đưa nhóm “các Nữ tỳ” đến với thính giả quốc tế và họ đã được mời hát trước Thánh lễ do Đức Giáo hoàng Phanxicô chủ sự tại Mexicô tháng 2 năm ngoái (2016), với số thính giả khoảng 250 ngàn người. Sơ Monica chia sẻ cảm giác tuyệt vời khi được hát trước số khán thính giả đông như thế. Sơ không chắc là có còn cơ hội hát trước lượng khán giả đông như thế nữa không.
Nhờ các bản nhạc do các nữ tu sáng tác, nhiều người đến với các chị. Một ân nhân đã tài trợ cho các chị để làm video nhạc và phát hành CD thứ hai. Video nhạc này được quay từ một sân bay trực thăng ở trên cao, nhìn xuống thành phố Lima, thủ đô của Pêru. Trong video, các nữ tu mặc áo dòng như các sơ vẫn mang hang ngày và xem áo dòng như là motọ biểu tượng quan trọng của đức tin của họ. Sơ Monica chia sẻ: “Chúng tôi cũng lớn lên trong thế kỷ 21, nghe các thể loại nhạc khác nhau và chơi Facebook và Youtube. Vậy thì tại sao âm nhạc lại không đến từ Chúa dưới hình thức nhạc pop?” 3 thành viên của băng nhạc là các tập sinh và có 3 năm để quyết định xem cuộc sống tu trì có phải là con đường dành cho họ hay không? Người trẻ nhất trong họ chỉ mới 20 tuổi.
Các chị tin rằng chính Chúa hướng dẫn băng nhạc bao lâu họ còn thi hành sứ vụ cần thiết để phục vụ người dân trong các cộng đoàn xung quanh học. Sơ Monica khẳng định: “Tôi nhận ra là âm nhạc giúp tôi yêu kính Chúa sâu sắc hơn. Những lời nhạc là một cách diễn tả đức tin.”
Hồng Thủy, RadioVaticana / CNS
Đài TBN, đài truyền hình kitô giáo đầu tiên trên thế giới
Đài TBN, đài truyền hình kitô giáo đầu tiên trên thế giới - Vùng Los Angeles gần Hollywood. Hôm nay chúng tôi đền thăm các phòng quay phim của Đài Trinity Broadcasting Network (TBN), đài truyền hình kitô giáo đầu tiên trên thế giới, phòng thâu không thua gì phòng thâu của các phim trường Hollywood. Chúng tôi được anh John tiếp đón, anh cũng làm việc trong ngành điện ảnh.
Câu chuyện của một giấc mơ thành hiện thực
Chúng tôi được ông Bob Fopma đón tiếp, ông là người điều hành Đài TBN, ông kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của đài. Trước hết đây là giấc mơ của một cặp vợ chồng: xây dựng một mạng lưới truyền hình phát đi trên khắp thế giới. Giấc mơ này bắt đầu thực hiện năm 1972: Paul và Jan Crouch bắt đầu phát các chương trình truyền hình kitô giáo trên các kênh của quốc gia. Sau một năm kinh nghiệm, thành công của các chương trình của họ dẫn họ thành lập đài riêng cho mình: Trinity Broadcasting Network có mục đích nới rộng sứ vụ rao giảng Phúc Âm qua mạng lưới truyền hình.
Chúng tôi được ông Bob Fopma đón tiếp, ông là người điều hành Đài TBN, ông kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của đài. Trước hết đây là giấc mơ của một cặp vợ chồng: xây dựng một mạng lưới truyền hình phát đi trên khắp thế giới. Giấc mơ này bắt đầu thực hiện năm 1972: Paul và Jan Crouch bắt đầu phát các chương trình truyền hình kitô giáo trên các kênh của quốc gia. Sau một năm kinh nghiệm, thành công của các chương trình của họ dẫn họ thành lập đài riêng cho mình: Trinity Broadcasting Network có mục đích nới rộng sứ vụ rao giảng Phúc Âm qua mạng lưới truyền hình.
Bên ly cà phê ông Bob giải thích cho chúng tôi nghe: “Truyền hình có mặt trong tất cả mọi nhà, đây là một phương tiện tuyệt vời để nói về đức tin, để truyền tải các giá trị kitô giáo: khi xem truyền hình, khán giả có thể ngừng lại ở một trong các chương trình của chúng tôi”.
Đi một vòng giới thiệu các phòng quay phim, ông Bob cho chúng tôi biết, khó khăn đầu tiên của hai vợ chồng ông là làm sao phát sóng liên tục 24/24. Những năm đầu tiên là làm sao đảm bảo số giờ phát hơn là đảm bảo chất lượng, chính hai vợ chồng cũng xác nhận như vậy, nhưng sáng kiến của họ được nhiều người nồng nhiệt ủng hộ. Đài nhanh chóng đảm bảo được chất lượng và phát hình rộng rãi.
45 năm sau…
Bây giờ Đài Trinity Broadcasting Network được phát trên khắp thế giới với 12 thứ tiếng, sắp tới đây sẽ có đài tiếng Pháp. Đài có 350 nhân viên ở trụ sở chính và 800 nhân viên trên toàn nước Mỹ. Đài không muốn xen kẻ các chương trình của mình với quảng cáo, họ sống hoàn toàn nhờ ân nhân, họ có 300 000 nhà hảo tâm và các đóng góp tài chánh của các nhà thờ có phát bài giảng của các mục sư của họ.
Ngoài kênh chính, Đài còn có các kênh khác, nhắm đến các đối tượng đặc biệt như Hillsong Channel cho người trẻ, Juce cho trẻ vị thành niên, và Smile cho trẻ em. Chương trình của đài: thảo luận về đức tin, nhạc đạo, phim ảnh, phim tập chọn lựa dựa trên giá trị của phim, các bài giảng của các mục sư có ảnh hưởng nhất.
Chúng tôi kết thúc chuyến thăm ở phòng điện thoại của Đài TBN phòng này mở 24/24 và do một mục sư điều hành. Mỗi ngày có 6 000 cuộc gọi đến, tất cả đều phong phú và đa dạng: đó là những lời cám ơn liên hệ đến chương trình này, chương trình kia, các chứng từ, các vấn đề về đức tin, hoặc đơn giản là các ý chỉ cầu nguyện của khán giả.
Đi một vòng giới thiệu các phòng quay phim, ông Bob cho chúng tôi biết, khó khăn đầu tiên của hai vợ chồng ông là làm sao phát sóng liên tục 24/24. Những năm đầu tiên là làm sao đảm bảo số giờ phát hơn là đảm bảo chất lượng, chính hai vợ chồng cũng xác nhận như vậy, nhưng sáng kiến của họ được nhiều người nồng nhiệt ủng hộ. Đài nhanh chóng đảm bảo được chất lượng và phát hình rộng rãi.
45 năm sau…
Bây giờ Đài Trinity Broadcasting Network được phát trên khắp thế giới với 12 thứ tiếng, sắp tới đây sẽ có đài tiếng Pháp. Đài có 350 nhân viên ở trụ sở chính và 800 nhân viên trên toàn nước Mỹ. Đài không muốn xen kẻ các chương trình của mình với quảng cáo, họ sống hoàn toàn nhờ ân nhân, họ có 300 000 nhà hảo tâm và các đóng góp tài chánh của các nhà thờ có phát bài giảng của các mục sư của họ.
Ngoài kênh chính, Đài còn có các kênh khác, nhắm đến các đối tượng đặc biệt như Hillsong Channel cho người trẻ, Juce cho trẻ vị thành niên, và Smile cho trẻ em. Chương trình của đài: thảo luận về đức tin, nhạc đạo, phim ảnh, phim tập chọn lựa dựa trên giá trị của phim, các bài giảng của các mục sư có ảnh hưởng nhất.
Chúng tôi kết thúc chuyến thăm ở phòng điện thoại của Đài TBN phòng này mở 24/24 và do một mục sư điều hành. Mỗi ngày có 6 000 cuộc gọi đến, tất cả đều phong phú và đa dạng: đó là những lời cám ơn liên hệ đến chương trình này, chương trình kia, các chứng từ, các vấn đề về đức tin, hoặc đơn giản là các ý chỉ cầu nguyện của khán giả.