Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

5 Phút cho Lời Chúa 24/3/2017

Filled under:

MẾN CHÚA TRÊN HẾT MỌI SỰ
“Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi.”
(Mc 12,30)
Suy niệm: Ngay từ điều răn thứ nhất trong Mười Điều Răn Đức Chúa Trời, bộ khung luân lý của luật tự nhiên, đã dành vị trí số một cho việc tôn thờ Thiên Chúa: “Thứ nhất: thờ phượng và kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự.” Thế nhưng trong thực tế, người ta thường viện dẫn “triết lý” có thực mới vực được đạo để biện minh cho việc mình mải mê với chuyện cơm-áo-gạo-tiền. Thiên Chúa bị đẩy dần xuống hàng thứ yếu, sau đồng tiền bát gạo, sau miếng ăn, thậm chí sau cả những đam mê dục vọng. Và nếu có chạy đến với Chúa, thì e rằng cũng chỉ nhằm mục đích cầu xin Ngài đáp ứng những nhu cầu vật chất cho cuộc sống ở đời tạm này. Lời thánh Phao-lô “Chúa của họ là cái bụng” (Pl 3,19) lắm khi nghiệm đúng theo cả nghĩa đen. Vì thế mùa Chay là dịp thuận tiện để chúng ta 'trả lại' cho Thiên Chúa vị trí cao nhất trong các mối quan tâm của mình. Như thế mới thực sự là sống như con cái của Thiên Chúa.
Mời Bạn: Bạn và tôi có biết bao nhiêu mối lo cho cuộc sống mỗi ngày. Chúng mình thường dành ưu tiên để giải quyết những vấn đề thuộc về thế gian hơn là thuộc về Thiên Chúa. Bạn làm gì để Chúa giúp Bạn thấy được điều nào là ưu tiên nhất trong ngày sống của Bạn?
Chia sẻ: Nếu có ai hỏi bạn: “Điều bạn quan tâm nhất trong một ngày sống là gì?” bạn trả lời thế nào?
Sống Lời Chúa: Mỗi sáng, khi thức giấc, hãy tâm niệm “Tiên vàn, hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa” (Mt 6,33).
Cầu nguyện: Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.


 THÁNH SIMONG HÀI NHI
TỬ ĐẠO
(1470-1473)
"Để báo thù Giêsu, Chúa người công giáo thờ, chúng ta hãy thẳng tay giết em nhỏ này…" Đó là lời tuyên bố của mấy lão già Do Thái khát máu muốn giết thánh Simong trẻ.
Simong chào đời vào cuối năm 1470 trong một gia đình túng bấn nhưng giầu nhân đức. Dưới bàn tay nâng đỡ và lòng âu yếm của ông bà Anrê và Maria, Simong được hưởng những ngày xuân đầm ấm. Mỗi khi trông thấy em nhỏ Simong với đôi má ửng hồng và cặp mắt sáng dưới vầng trán hơi rộng, ai cũng thầm nghĩ đó là bông hoa đầu mùa Chúa thưởng gia đình Anrê và Maria. Nhưng phải chăng căn nhà ẩm thấp và nghèo nàn kia, có đâu luôn luôn được chứng kiến những chuỗi ngày thơ ngây và nụ cười hồn nhiên của con trẻ nữa?
Người Do Thái đã giết Chúa Giêsu, vị lãnh tụ tiên khởi của Giáo hội, họ còn muốn tiêu diệt tất cả tín hữu của Người. Nhưng máu các thánh tử đạo càng đổ ra, nước Chúa càng hiển trị dưới trần thế. Máu tử đạo là hạt giống phát triển giáo hữu. Thánh trẻ Simong, đã phải đổ máu để minh chứng đức tin từ khi miệng còn hơi sữa. Ngài đã phải đau khổ và chết vì là một hài nhi Công giáo. Đọc truyện thánh trẻ Simong, chúng ta liên tưởng ngay đến lời ca trong ngày lễ kính các thánh tử đạo: "Những ai gieo trong đau thương sẽ gặt trong vui sướng, họ ra đi khóc lóc để gieo hạt nhưng khi về ôm bó lúa, lòng đầy hân hoan".
Trong tỉnh Trentê nằm giữa biên thùy Ý và Đức, có ba gia đình Do Thái mà những người gia trưởng là Tôbia, Angiê, Andiê và Samuen. Tuần thánh năm 1473, họ tụ tập tại nhà ông già Maisen để sửa soạn mừng lễ pascha theo tục Do Thái. Nói đến lễ Phục sinh các giáo hữu Công giáo, ai lại không cảm thấy một niềm hân hoan phấn khởi chạy trong huyết mạch: "Chúa Giêsu khải hoàn sống lại". Ngài là vinh quang của Giêrusalem, là vui mừng của Ít-ra-en và là danh thơm của Dân tộc chúng ta". (Judith XV, 10). Phải, ngày phục sinh là ngày hân hoan của chúng ta. Nhưng đối với bọn người Do Thái khát máu này, thì ngày lễ pascha, ngày ăn bánh không men cũng nhằm ngày Phục sinh của Kitô giáo là ngày phải rửa nhục, phải báo thù Chúa Giêsu, phải bách hại người công giáo và phải banh thây uống máu một trẻ nhỏ đạo công giáo.
Sau khi sửa soạn xong các món ăn, lão già Anggiê nói với các bạn: "Chúng ta đã có đủ mọi sự cần thiết rồi nhưng còn thiếu một "món ăn". Samuen hỏi lại: "Thiếu món gì?" sau khi kiểm lại họ thấy thiếu một trẻ Công giáo để cắt tiết uống máu. Samuen, Anggiê và Maisen đồng ý giao nhiệm vụ bắt một trẻ công giáo cho Tôbia.
Trong ánh nắng chập chờn của ngày tàn, tên sát nhân Tôbia vội vã cất bước sang làng bên cạnh gọi là Fossé. Từ đàng xa, hắn trông thấy một em nhỏ khôi ngô đang giỡn đùa bên đống gỗ. Em nhỏ đó chính là Simong mới lọt lòng mẹ được 28 tháng trời. Trông trước nhìn sau, không thấy ai, Tôbia lẹ chân chạy tới vui cười và vỗ về em Simong. Hắn ngồi xuống vuốt ve chân tay và mái tóc Simong. Lúc đầu em bé hơi ngạc nhiên và sợ hãi, nhưng thấy dáng điệu hồn nhiên và cử chỉ yêu mến của Tôbia, Simong tỏ vẻ bằng lòng. Con người khát máu đang tìm phương liệu kế dẫn Simong về nhà Samuen. Tay vẫn vuốt ve Simong, nhưng cặp mắt tên sát nhân luôn luôn liếc trước nhìn sau. Thấy vắng bóng người, Tôbia đứng dậy, nhẹ nhàng cầm tay Simong dẫn đi. Đi được một đoạn đường, Tôbia giơ tay giục Simong phải đi nhanh. Hắn còn lấy chân đá vào Simong. Thấy không còn được âu yếm như truớc, Simong la khóc gọi mẹ. Trong bầu không khí thinh lặng của buổi chiều tà miền thôn dã, tiếng khóc của thánh trẻ Simong dâng lên như xin Chúa tha tội cho con người sát nhân dữ tợn. Thấy em Simong la lớn, Tôbia sợ công việc bị lộ. Hắn nhanh nhẹn rút tiền ra cho Simong và lại vui cười vỗ về Simong. Đến chập tối, Tôbia đã dẫn được Simong tới nhà lão già Samuen.
Anggiê, Maisen và Samuen vội vàng chạy ra giắt em nhỏ vào nhà. Họ sung sướng vì đã có một em nhỏ công giáo để báo thù Chúa Giêsu trong tuần Phục sinh. Lão già Samuen tươi cười vỗ về Simong, lão lên giường cho Simong ăn bánh kẹo và nho chín. Bề ngoài bốn tên sát nhân tỏ ra hiền dịu với Simong, nhưng trong thâm tâm, họ là những con quỷ ăn thịt người, họ chờ đến nửa đêm sẽ ăn thịt uống máu thánh trẻ. Xưa Chúa Giêsu hiền lành nhân từ giữa bọn người Do Thái thế nào thì nay hình như Người lại muốn bộc lộ thái độ đó qua thánh trẻ Simong giữa bốn tên sát nhân Do Thái. Thánh trẻ Simong lúc này cũng đang ở trong tay quân thù như con chiên hiền lành giữa bầy sói.
Đêm về đè nặng trên khu vực thành Trentê. Mọi người đang triền miên trong giấc điệp và không gian như chìm lắng trong yên lặng. Nhưng từ trong gian nhà lão già Samuen thỉnh thoảng vẫn vọng ra những tiếng ghê rợn của đồ binh khí chạm nhau. Phải chăng những tên sát nhân đang chuẩn bị dụng cụ để hạ sát thánh trẻ Simong? Họ đốt ở giữa nhà một đống củi và âm thầm giắt em Simong tới gần. Dưới ánh lửa bập bùng, nét mặt Simong ửng hồng và khuôn mặt xinh xinh của em đã trở nên đẹp một cách hồn nhiên và trong sáng. Đôi mắt đen lánh của Simong nhìn những tàn lửa thỉnh thoảng loé lên như hàng ngàn vì sao lấp lánh dưới bầu trời. Cũng bóng lửa trong đêm tối ấy mà sao những khuôn mặt của những tên sát nhân kia trông kinh khủng lạ lùng. Giờ khắc định mệnh của thánh trẻ đã đến. Maisen bế Simong vào lòng. Những tên sát nhân khác, kẻ cởi giầy, người lột áo của thánh trẻ. Sau đó, Samuen cởi giây thắt lưng rồi kéo giây xiết chặt quanh cổ hài nhi để em khỏi la khóc. Còn Anggiê, Tôbia chia nhau kéo dài tay chân Simong. Maisen, tên sát nhân số một, cầm dao xẻo má bên phải thánh trẻ rồi đem nướng trong ngọn lửa ngay bên. Những kẻ khác lần lượt mỗi người một lần cầm dao cắt một miếng thịt và làm như Maisen.
Sau đó, họ lại lần lượt xẻo từng miếng thịt bên chân phải thánh nhân. Chưa thoả cơn giận, những tên quỷ còn dựng đứng xác thánh nhân, bắt chéo hai tay theo hình thập giá và nhạo báng. Hơn nữa họ còn cầm kim châm vào xác thánh trẻ. Máu chảy lênh láng nhuộm đỏ một phần đất. Họ đồng thanh nói: "Để báo thù Giêsu Chúa của người tín hữu công giáo, và để cho chúng phải hoảng sợ, chúng ta hãy thẳng tay giết chết em nhỏ này".
Sau hơn một giờ chịu cực hình, thánh trẻ Simong trút hơi thở cuối cùng vào nửa đêm thứ sáu tuần thánh ngày 23.3.1475, thi hành xong những thủ đoạn dã man, bọn sát nhân vất xác thánh xuống đất, họ đi đi lại lại trong nhà vui sướng vì đã trả thù được Chúa Giêsu. Đến tảng sáng thứ sáu, họ mang giấu kín xác thánh trẻ trong hầm rượu. Theo thông lệ, ngày thứ bảy Tuần thánh, những người Do Thái tới tụ tập tại đền thờ (nhà ông già Samuen). Họ mang đặt xác thánh nhân trên một chiếc bàn cho mọi người Do Thái trông thấy để hả cơn giận. Vì thấy gia đình thánh trẻ và nhiều người bà con thân thuộc đi tìm xác thánh trẻ ở gần đó, những tên sát nhân liền quẳng xác thánh trẻ xuống dòng sông bên cạnh. Sau vài tiếng đồng hồ mò dưới dòng sông, gia đình thánh trẻ đã tìm được xác thánh đầy vết thương và có kèm theo những lưới sắt để nướng thịt.
Gia đình thánh nhân đã đem nội vụ ra toà án. Những kẻ đã nhúng tay vào cuộc mưu sát thánh nhân đều bị cầm tù và bị phạt nặng. Đức Giám mục vui sướng vì được tin thánh trẻ đã chết vì Chúa Giêsu, ngài cho mai táng xác thánh trẻ trong nhà thờ thánh Phêrô một cách rất trọng thể.
Như các thánh Anh Hài xưa đã ca tụng Chúa khi còn nhỏ bé non nớt, thánh trẻ Simong cũng đã lấy chính cái chết vô tội, chứ không phải lời nói suông để chứng minh đạo Chúa. Kính nhớ thánh trẻ Simong, phải chăng Giáo hội muốn kêu gọi chúng ta nhớ lại bài học quý giá: mỗi người Kitô hữu chúng ta phải như thánh trẻ Simong biết can đảm xưng đức tin ra trong lời nói cũng như trong cách ăn ở, nhưng nhất là trong các việc làm và đời sống của chúng ta. 


Vững Niềm Tin

Vào năm 1856 các nhà khảo cổ đã thực hiện một cuộc khám phá đầy thú vị tại đồi Palatino tại thành phố Roma. Khi đào bới những lớp đất bao phủ một trại lính Roma cổ, trên vách một bức tường, họ tìm thấy một cây thập giá được một người lính nào đó dùng đinh hay mũi dao khắc vụng về vào tường. Bên cạnh là hình một chàng thanh niên giơ tay chào kính cây thập giá. Trên cây thập giá có vẽ hình một người, nhưng đầu người ấy là hình một con lừa. Dưới hai hình vẽ, người ta thấy có viết hàng chữ: Alexamenos thờ lạy Chúa của hắn.
Các nhà khảo cổ cho rằng: Có thể bức tranh đã được thực hiện vào những năm 123 đến năm 126. Nếu sự phỏng đoán về niên hiệu này là đúng thì đây có lẽ là hình vẽ thập giá cổ nhất, nhưng lại là hình thập giá bị nhạo báng, chê cười: Nếu Thiên Chúa lại chết trên thập giá thì đây là hành động yếu hèn, khờ dại như hành động của một con lừa và cả những người thờ lạy Thiên Chúa trên thập giá cũng thế.
Vào năm 1870, các nhà khảo cổ lại tìm được câu trả lời mà họ nghĩ là của một chàng thanh niên mang niềm tin Kitô tên là Alexamenos. Ở một cột trụ bằng đá dựng hình thần Mars tức là vị thần chiến tranh, người ta khám phá thấy được khắc vào đó dòng chữ: "Alexamenos vẫn vững tin".
Vâng, hình ảnh Thiên Chúa chết treo trên thập giá là một hình ảnh khủng khiếp, yếu đuối, dại khờ. Nhưng Thánh Phaolô đã biện hộ cho hành động có thể gọi được là điên rồ của Thiên Chúa như sau:
"Tiếng nói của thập giá đối với những kẻ hư hỏng là điên dại, còn đối với các người được cứu rỗi, tức là chúng ta, thì là sức mạnh của Thiên Chúa. Thật vậy, người Do Thái đòi hỏi phép lạ, người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan. Còn chúng tôi thì giảng về Chúa Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Người Do Thái cho điều đó là xấu xa, còn các người ngoại giáo thì cho là dại dột. Song với tất cả được Thiên Chúa tuyển chọn thì Chúa Kitô chịu đóng đinh là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa".