KHÔNG BAO GIỜ TUYỆT VỌNG
“Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” Đức Giê-su bảo : “Anh hãy chỗi dậy, vác chõng mà đi!” Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi được. (Ga 5,7-8)
Suy niệm: Trước mặt người bại liệt là một vùng trời tối, tối cả tương lai. Đã bao lần anh muốn thoát khỏi số phận nghiệt ngã, nhưng căn bệnh cứ trì kéo đeo đẳng anh. Mỗi lần anh xuống được hồ nước thì cơ hội lành bệnh lại vụt mất. Đã ba mươi tám năm nay, anh đã mòn mỏi, tuyệt vọng, cam chịu số phận rồi chăng? Cuộc trở lại của anh đã quá muộn màng chăng? Dường như Chúa Giê-su đợi đến lúc này để khơi lại cho anh niềm hy vọng, lúc mà theo như Bossis kinh nghiệm: “Khi tình hình đã tuyệt vọng xét theo nhân loại, thì đó chính là lúc hy vọng Ki-tô giáo bắt đầu”. Đối với Chúa Giê-su, không có cuộc hoán cải nào là quá muộn màng. Ngài luôn luôn mong chờ tội nhân sám hối, cho họ bắt đầu lại cuộc sống mạnh mẽ như một tạo vật mới. Chỉ muộn màng khi tội nhân chưa đặt mình đối diện với Thiên Chúa, Đấng Thánh Thiện, dù họ đã có nhận thấy quá khứ lỗi lầm của mình.
Mời Bạn: Mùa Chay là mùa Ki-tô hữu hoán cải, thay đổi đời sống trở về với Chúa. Bao nhiêu lần bạn đặt mình đối diện với Chúa và xin ơn tha thứ? Bạn có quyết tâm nào cho những ngày sắp tới?
Chia sẻ: Đối diện với Chúa có cần thiết cho việc sám hối của Ki-tô hữu không?
Sống Lời Chúa: Dành thời gian trong ngày này xét mình, xin lỗi Chúa và chọn ngày lãnh bí tích Hoà giải.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con hôm nay thực sự trở lại với Chúa, chuyển hướng cuộc đời theo lời Chúa dạy, chọn Chúa làm lẽ sống đời con.
THÁNH TUTILÔ
(+ 913)
Tutilô sống vào cuối thế kỷ thứ chín đầu thế kỷ thứ mười. Ngài được
giáo dục tại đan viện Bênêđictô của thánh Gal. Hai người bạn cùng lớp
với ngài vừa được phong chân phước. cả ba lần lượt trở thành những đan
sĩ tại đan viện nơi họ đã một thời cùng nhau cắp cách đến trường.(+ 913)
Thánh Tutilô là người có nhiều tài khéo. Ngài là thi sĩ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nhà hùng biện và kiến trúc sư. Ngài cũng là một công nhân cơ khí nữa.
Tài năng nổi bật nhất của ngài là âm nhạc. Ngài có thể chơi tất cả các loại nhạc cụ được các đan sĩ biết tới trong Phụng vụ. Ngài và người bạn của ngài là chân phước Notkơ đã sáng tác những cung bậc âm điệu cho bài đáp ca Phụng vụ. Trong tất cả những tác phẩm của Tutilô, chỉ còn sót lại ba bài thơ và một bài thánh ca. Thế nhưng, ngày nay, người ta vẫn còn tìm thấy các bức vẽ và các tác phẩm điêu khắc của ngài trong nhiều thành phố của Châu Âu. Các bức vẽ và các tác phẩm điêu khắc được coi như đồng nhất với thánh Tutilô, vì ngài luôn luôn để lại trên những tác phẩm của mình một câu châm ngôn thích hợp.
Nhưng không phải vì các tài năng kiệt xuất của mình mà Tutilô được tôn phong hiển thánh. Ngài là người khiêm tốn chỉ muốn sống cho Thiên Chúa. Ngài biết tôn vinh Thiên Chúa bằng việc sơn vẽ, chạm trổ và sáng tác nhạc. Tutilô được tôn phong là "Thánh" vì đã khéo dùng đời sống mình để ca ngợi và yêu mến Thiên Chúa. Thánh nhân qua đời năm 915.
Ðem Lại Một Chút Bầu Trời
Ngày
kia, tại miền Nam Trung Quốc, một em bé gái tiều tụy, đói rách và mang
bệnh phong hủi bị dân chúng sinh sống trong một làng nhỏ dùng gậy gộc và
gạch đá xua đuổi ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Giữa
cảnh hỗn loạn ấy, một nhà truyền giáo xông ra ẵm em bé lên tay để bảo
vệ em khỏi những trận đòn và khỏi bị những viên gạch, những hòn đá ném
bừa bãi vào tấm thân bé bỏng của em.
Thấy có người mang em bé đi, dân làng mới chịu rút lui, nhưng miệng vẫn còn gào thét: "Phong hủi! Phong hủi!".
Với
những dòng nước mắt lăn tròn trên đôi má, lần này là những giọt nước
mắt vui mừng chứ không phải là những giọt lệ sầu đau, em bé hỏi vị cứu
tinh của mình: "Tại sao ông lại lo lắng cho tôỉ". Nhà truyền giáo đáp
lại: "Vì Ông Trời đã tạo dựng cả hai chúng ta và cũng vì thế con sẽ là
em bé gái của ta và ta sẽ trở nên người anh của con".
Suy
nghĩ hồi lâu, em bé cất tiếng hỏi: "Con có thể làm gì để tỏ lòng biết
ơn cứu giúp của ông?". Nhà truyền giáo mỉm cười đáp: "Con hãy trao tặng
lại cho những kẻ khác tình yêu này càng nhiều càng tốt".
Kể
từ ngày ấy cho đến 3 năm sau khi em bé tắt hơi thở cuối cùng, em đã vui
vẻ băng bó các vết thương của các bệnh nhân khác, đút cơm cho họ và
nhất là em tỏ ra dễ thương và yêu mến tất cả mọi người trong trại. Lúc
từ giã cõi đời, em bé chỉ lên tròn 11 tuổi và các bệnh nhân đã từng
chung sống với em kháo láo với nhau: "Bầu trời nhỏ bé của chúng ta đã về
trời".
"Ngươi
hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và
hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh chị em như chính mình".
Chúng
ta cố gắng áp dụng luật trên với niềm xác tín rằng: với những cử chỉ
yêu thương nho nhỏ, với sự trao nhau một nụ cười, một lời thông cảm, một
sự tha thứ, với những hành động chia cơm sẻ áo, dù chỉ là một ly nước
lã, với các lần thăm viếng các bệnh nhân: nấu cho họ tô canh, chén cháo,
quét nhà, giặt giũ quần áo cho họ v.v... là chúng ta mang một chút thực
tại Nước Trời đến trong xã hội trần thế.