LÀM CHO NGƯỜI: LÀM CHO CHÚA
“Hãy để của lễ lại đó, trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Mt 5,24)
Suy niệm: Người ta kể chuyện bà nọ mất con gà, nghi ngờ mấy cậu thanh niên hàng xóm bắt trộm, nên chửi ra rả từ sáng đến chiều. Nghe chuông nhà thờ, bà mặc áo dài đi lễ. Hết chửi tập một! Xong lễ, bà vội vàng về nhà, thay áo dài, để tiếp tục chửi tập hai! Câu chuyện đùa nhưng không vui này có thể đang diễn ra trong cuộc sống, mỗi khi ta tạm gác việc “ăn thua đủ” với người anh em, để đi lễ đọc kinh, và sau đó, tiếp tục chuyện hận thù trả đũa. Đối với Đức Giê-su, không phải khi gây đổ máu mới là giết người, nhưng lúc giận, ghét, mắng, chửi, là một cách nào đó ta đã “giết” người anh em, vì đã khai trừ họ ra khỏi trái tim, cuộc đời, và thế giới. Loại bỏ người khác là loại bỏ chính Chúa, vì “mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là làm cho chính Ta”.
Mời Bạn: “Cát nặng, đá nặng, nhưng cơn giận của người ngu còn nặng hơn nhiều” (ngạn ngữ Nga). Thật vậy, khi nóng giận, người khôn cũng hoá ra ngu. Đức Giê-su mời gọi bạn giải thoát mình khỏi cơn nóng giận, để lòng bạn thanh thản, nhẹ nhõm và có được sự khôn ngoan của người công dân Nước Trời.
Sống Lời Chúa: Xét mình xem lòng bạn đang giận ghét ai, để tối nay cầu nguyện cho họ, và tìm cơ hội để hoà giải trong Mùa Chay.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, chúng con hay lỗi phạm trong điều răn yêu thương, bởi vì không nhận ra Chúa nơi khuôn mặt người anh em. Xin cho chúng con sống những ngày Mùa Chay thánh với tâm tình hoà bình, cụ thể qua việc loại trừ những thái độ và hành vi giận ghét, mắng, chửi người khác. Amen.
Thánh Ðaminh Saviô
(c. 1857)
(c. 1857)
Thanh Daminh Savio Nhiều người thánh thiện dường như lại chết yểu.
Trong số đó có Thánh Ðaminh Saviô, quan thầy của các chú hội hát.
Sinh trong một gia đình nông dân ở Riva, Ý Ðại Lợi, ngay từ khi lên
bốn, mẹ ngài đã thấy cậu con trai bé nhỏ quỳ cầu nguyện trong một góc
nhà. Lúc năm tuổi, ngài là chú giúp lễ. Khi lên bẩy, ngài được Rước Lễ
Lần Ðầu. Vào ngày trọng đại ấy, ngài đã chọn phương châm: "Thà chết chứ
không phạm tội!" và ngài luôn luôn giữ điều ấy.
Quả thật, Ðaminh là một cậu bé bình thường nhưng lòng yêu mến Thiên Chúa của cậu thật phi thường.
Vào lúc 12 tuổi, Ðaminh theo học trường của Thánh Don Bosco. Qua cách
cầu nguyện của Ðaminh, mọi người trong trường đều nhận thấy cậu thật
khác biệt. Ðaminh yêu quý tất cả mọi người, và dù trẻ hơn họ, cậu cũng
lo lắng để ý đến họ. Cậu sợ rằng họ sẽ mất ơn sủng của Thiên Chúa vì tội
lỗi.
Có lần, chúng bạn đưa cho cậu xem hình ảnh đồi trụy. Vừa thoáng nhìn
thấy, cậu đã cầm lấy tờ báo xé tan ra từng mảnh và hỏi, "Thiên Chúa ban
cho chúng ta cặp mắt để nhìn những điều xấu xa như vậy hả? Các anh không
thấy xấu hổ sao ?"
Một lần khác, hai đứa con trai giận dữ lấy đá ném nhau. Thấy thế,
Ðaminh đứng vào giữa, cầm tượng thánh giá nhỏ đưa lên cao, và nói,
"Trước khi đánh nhau, mấy anh hãy nhìn vào thánh giá và nói, 'Ðức Giêsu
Kitô vô tội khi Ngài chịu chết đã tha thứ cho kẻ giết mình. Tôi là kẻ
tội lỗi, và tôi sẽ làm đau khổ Ngài khi không tha thứ cho kẻ thù.' Rồi
sau đó mấy anh hãy bắt đầu -- và hãy ném đá tôi trước!"
Hai anh kia cảm thấy xấu hổ, xin lỗi nhau và hứa sẽ đi xưng tội.
Sức khoẻ của Ðaminh rất mỏng manh, thường hay đau yếu luôn và đưa đến
biến chứng về phổi khiến cậu phải về nhà để tĩnh dưỡng. Tuy nhiên, khi ở
nhà, bệnh tình lại càng gia tăng nên đã được chịu các Bí Tích sau cùng.
Lúc ấy Ðaminh mới 15 tuổi, nhưng cậu không sợ chết. Thật vậy, cậu vô
cùng sung sướng khi nghĩ đến lúc được lên thiên đàng. Ngay trước khi
chết, cậu cố gượng ngồi dậy. Cậu nói thầm vào tai cha mình, "Giã biệt
bố." Rồi bỗng dưng mặt cậu tươi sáng với nụ cười rạng rỡ. Cậu kêu lên,
"Con đang nhìn thấy những điều kỳ diệu!" và trút hơi thở cuối cùng.
Chính Thánh Don Bosco là người viết lại tiểu sử của Ðaminh Saviô.
Ðaminh Saviô được phong thánh năm 1954. Trong buổi lễ phong thánh,
Thánh Giáo Hoàng Piô X đã nói, "Một thiếu niên như Ðaminh, là người cố
gắng giữ mình sạch tội từ khi rửa tội cho đến khi chết, quả thật là một
vị thánh."
Lời Trích
Thánh Ðaminh Saviô thường nói, "Tôi không làm được những điều trọng
đại. Nhưng tôi muốn tất cả những gì tôi làm, ngay cả những gì nhỏ nhặt
nhất, là để vinh danh Thiên Chúa ."
Gieo Gió Gặt Bão
Ðêm
17/5/1987, một chiến đấu cơ do Pháp chế tạo đã được Iraq sử dụng để
phóng đi hai hỏa tiễn Exocet cũng do Pháp chế tạo. Không rõ do tính toán
hay tai nạn, hai hỏa tiễn này đã đâm bổ xuống hàng không mẫu hạm Satark
của Mỹ đang đậu trong vùng vịnh Ba Tư. 37 người Mỹ đã vong mạng trọng
vụ ấy!
Người
Ả Rập thường nói: "Kẻ thù của kẻ thù của tôi là bạn tôi". Có lẽ người
Mỹ và nhiều nước Tây phương cũng xử sự theo châm ngôn ấy. Trong cuộc
chiến kéo dài 8 năm của Iran và Iraq, đa số các nước Tây phương kể cả
Liên Xô đều đứng về phía Iraq.
Liên
Xô là nước cung cấp cho I raq nhiều vũ khí nhất. Từ giữa năm 1983 đến
năm 1988, Iraq đã mua của thế giới một số vũ khí trị giá khoảng 34 tỷ Mỹ
kim. Cùng với chiến xa T-72 và hỏa tiễn Scud-B, Liên Xô là nước đã bán
cho thế giới đến 50% khí giớị
Ðể
đổi lấy dầu của Iraq, Pháp đã bán cho nước này số khí giới trị giá
khoảng 16 tỷ Mỹ kim. Ngày nay, 133 chiến đậu cơ Mirage F.I và hỏa tiễn
Exocet mà Iraq đã đưa vào cuộc chiến ở vùng vịnh Ba Tư đều do Pháp cung
cấp.
Năm
1984, Hoa Kỳ đã tái lập ngoại giao với Iraq và loại Iraq ra khỏi sổ
những nước chuyên gây các cuộc khủng bố trên thế giới. Sự tín nhiệm của
Hoa Kỳ đối với Iraq cũng khiến cho những nước Tây phương khác như Tây
Ðức cung cấp cho Iraq chuyên viên, kỹ thuật và nguyên liệu nhờ đó Iraq
đã có thể chế tạo các vũ khí hóa học và nguyên tử.
Vô
tình hay hữu ý, các nước Tây phương đã củng cố cho nền độc tài của
Sađam Hussein và đưa ông đến cuộc thách thức hiện nay. Một nhà chính trị
người Iraq hiện lưu vong tại Pháp đã nói như sau: "Chúng tôi đã lên
tiếng về chế độ độc ác của Hussein. Nhưng đó chỉ là tiếng kêu trong sa
mạc. Vì bức tường của những lợi lộc kinh tế, chúng tôi đã không được
lắng nghe. Kết quả cho thấy là một nhà độc tài như ong được nuôi trong
tay áo, nay đang hiện nguyên hình thành một quái vật".
Câu
chuyện trên đây có thể giúp chúng ta rút ra một bài học về những hậu
quả mà người ta phải gánh chịu về những việc làm của mình. Chúng ta vẫn
thường nói: "Gieo gió thì gặt bão"... Các nước Tây phương ngày nay hẳn
phải đấm ngực để chịu đựng cơn bão táp mà chính họ là người đã đóng góp
vào để tạo nên. Khí giới do Tây phương cung cấp ngày nay đã quay lại
chống họ.
Thánh Phaolô trong thư gửi cho giáo đoàn Galata đã kêu gọi chúng ta, thay vì gieo trong xác thịt, hãy gieo trong thần khí.
Gieo
trong xác thịt tức là gieo rắc hận thù, chết chóc, là nuôi dưỡng ích
kỷ, là gây đố kỵ, chia rẽ: những hạt giống ấy chỉ nảy nở bằng cây của
tang thương, đau khổ và hủy diệt cho chính mình cũng như cho người khác.
Gieo
trong thần khí chính là sống quảng đại, phục vụ, hòa nhã, yêu thương,
cảm thông, nhẫn nhục, tha thứ... Hạt giống của thần khí có thể là hạt
giống nhỏ bé và âm thầm như hạt cải, nhưng sẽ trở thành cây to lớn.
Không có một nghĩa cử nào, dù nhỏ mọn đến đâu, mà không mang lại hoa
trái Bình An cho tha nhân và cho chính bản thân.
Chiến
tranh trên quy mô thế giới, chiến tranh giữa nước này với nước nọ,
chiến tranh trong cùng một quốc gia: Ở mọi quy mô, chiến tranh nào cũng
là cơn bão táp mà chính con người tự góp gió để thổi lên.
Nơi nào có bất hòa, thì nơi đó có chiến tranh. Nơi nào lợi lộc được đặt lên trên mọi giá trị khác, thì nơi đó đã có chiến tranh.
Người
môn đệ của Ðức Kitô, Nguyên Ủy của Hòa Bình, luôn được mời gọi để xây
dựng Hòa Bình và Hòa Bình chớm nở khi con người bắt đầu gieo trồng hạt
giống của Yêu Thương.