Mùa Chay là thời thích hợp để nói về tội và xưng tội.
Sợ tội
Hiện nay ở Việt Nam chính quyền đang tập trung lập lại trật tự giao thông trên đường. Khác với những chiến dịch lửa rơm quen thuộc, lần này xem ra cảnh sát giao thông rất quyết tâm làm đến nơi đến chốn với những biện pháp xử phạt thật gắt gao. Giáo dục ý thức tôn trọng luật pháp với những chiến dịch ra quân rầm rộ hay với những chương trình về an toàn giao thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và ở nhà trường xem ra ít có hiệu quả, nhưng kể từ khi người lái xe vi phạm luật, dù nặng dù nhẹ, đều bị phạt và thường phạt nặng bằng tiền, bằng giam xe hoặc tịch thu xe và tịch thu bằng lái, thì người ta mới biết sợ và bắt đầu tôn trọng luật lệ giao thông.
Tôi nghĩ tới câu giáo lý đã học thời còn nhỏ về hai cách ăn năn tội: ăn năn tội cách trọn là vì lòng yêu mến Chúa mà lo buồn chê ghét tội lỗi đã phạm tới Người, còn ăn năn tội cách chẳng trọn là lo buồn chê ghét tội vì tội làm cho mình đáng bị hình phạt hoả ngục. Một đàng vì Chúa, một đàng vì mình. Tuy chưa hoàn hảo, nhưng sợ tội, ghét tội vì sợ hình phạt cũng là một điều tốt, có giá trị giáo dục. Cũng như sợ bị phạt mà tuân hành luật giao thông đã là bước đầu có thể đưa tới việc hình thành một ý thức tôn trọng luật lệ vì công ích (mà chính mình cũng được hưởng). Đây mới là mục tiêu phải nhắm tới, còn nếu chỉ vì sợ phạt thì nay mai một khi không còn cảnh sát kiểm tra gắt gao nữa, tình hình vô trật tự lại tái diễn mà thôi !
Ngày xưa, người Công giáo chúng ta thường được nghe đọc cuốn sách Gương Tội kể lại những hình phạt khủng khiếp mà người có tội phải chịu. Mục đích cuốn sách là để giúp ta thêm lòng sợ tội và tránh phạm tội. Thời đó, các linh mục giảng dạy, nhất là trong các tuần đại phúc Mùa Chay, thường tận dụng những câu chuyện như thế để đánh động giáo dân. Một việc làm hữu ích dựa vào thực tế nhưng nếu dừng lại ở đó, người ta sẽ tạo ra một loại Kitô hữu non nớt, chỉ “giữ đạo” vì sợ hãi. Một con vật bị đánh nhiều lần vì làm một điều bị chủ cấm, sẽ biết sợ và tránh tái phạm nhưng nó không bao giờ vươn tới một ý thức về tội lỗi. Trong Giáo lý Công giáo, tội không phải chỉ là vi phạm một mệnh lệnh, (tự nó vốn là một điều vô tri vô giác), nhưng tội là phạm tới chính Thiên Chúa là Đấng ra lệnh, và Người ban hành mệnh lệnh vì lợi ích của chính con người.
Trong ý thức đó, Thánh Luy vua nước Pháp đã dạy con: “Con ơi, con phải giữ mình, tránh xa mọi điều con biết là mất lòng Thiên Chúa, nghĩa là tránh xa mọi tội trọng. Thà cam lòng chịu mọi loại khổ hình còn hơn là phạm một tội trọng”. Sợ tội như thế mới là chính đáng.
Tội là một thứ bệnh
Trong Tân Ước, tội thường được ví như một căn bệnh. Bệnh tật tượng trưng cho tình trạng mà con người tội lỗi đã rơi vào: họ mù loà, bị câm, bị điếc, bị bại liệt… về mặt tinh thần. Bệnh làm hại sức khoẻ thể xác thế nào thì tội cũng đi ngược với sức khoẻ tâm hồn như vậy. Vì thế, việc chữa bệnh mà Chúa Giêsu thực hiện cũng là một dấu chỉ về hành động cứu độ của Người: Người phục hồi sức khoẻ tinh thần cho con người, tái lập tình trạng nguyên tuyền “thiêng liêng” cho họ như Thiên Chúa đã muốn từ thuở đầu. Chúa Giêsu đến trần gian như vị lương y của tội nhân (x. Mc 2,17).
Tự nhiên ai cũng sợ bệnh tật vì ai cũng muốn sống khoẻ mạnh cả. Hiện nay đang có một bệnh dịch viêm phổi do virút lạ xuất hiện tại một số nước, khiến cho cả thế giới quan tâm. Ở Hà Nội, bệnh này đã được khống chế và không lây lan ra cộng đồng. Khi bệnh mới được phát hiện, quần chúng lo sợ, tranh nhau đi mua khẩu trang. Tôi nghĩ, (theo logic Kitô giáo) đáng lý chúng ta phải sợ tội hơn sợ bệnh, dù là bệnh nan y vì linh hồn cao quý hơn thể xác, sự sống vĩnh cữu cao quý hơn sự sống tạm thời. Nhưng thực tế thường không đi theo logic.
Cũng giống như bệnh tật, tội có thứ quen thứ lạ, thứ cũ thứ mới. Sở dĩ có tội mới là vì hoàn cảnh sống thay đổi hoặc vì ý thức đạo đức con người trở nên tinh tế hơn. Công đồng Vatican II trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng nêu lên một thí dụ rất hợp thời:
“… Có người lại coi nhẹ một số luật lệ trong đời sống xã hội, chẳng hạn những luật lệ liên quan tới việc bảo vệ sức khoẻ, hoặc việc lưu thông xe cộ, bởi vì họ không nhận thức rằng do bất cẩn như thế sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của họ và của những người khác” (số 30).
Thế nhưng chắc các linh mục ngồi toà giải tội chưa hề nghe ai xưng tội lái xe ẩu gây tai nạn cho kẻ khác (?). Cũng chắc chưa có giáo dân nào xưng tội phá hoại môi trường chẳng hạn. Như Công Đồng nhận định, bản xét mình của nhiều người Công giáo vẫn loay hoay trong phạm vi của một nền “luân lý cá nhân chủ nghĩa”, ít quan tâm tới phạm vi luân lý xã hội.
Sợ đi khám bệnh
Không ít người sợ bệnh nhưng cũng rất sợ đi khám bệnh. Họ nói khám bệnh sẽ “lòi” ra “đủ thứ”. Nghĩa là họ sợ bệnh nhưng không muốn nghe nói tới bệnh, không muốn đương đầu với thực tế đáng lo ấy, trừ ra khi bệnh tật đã phát ra hiển nhiên, không thể tránh được nữa. Có khi họ nghi mình đã mắc bệnh nhưng chẳng thà “ém nhẹm” nó trong mình, nửa tối nửa sáng còn hơn là công khai nhìn nhận mình có bệnh, nhất là bệnh nan y! Một sự bình an giả dối!
Cũng thế, nhiều người rất sợ “xét mình”, nghĩa là hồi tâm nhìn vào đời sống mình cách nghiêm túc, lấy Lời Chúa soi rọi vào tâm hồn mình vì sợ Lời Chúa cật vấn mình, phê phán mình, đòi mình phải hoán cải. Họ càng sợ xưng tội hơn. Họ nghĩ bụng: Chưa chết đâu, đợi đến lúc nguy ngập rồi sẽ hay… Đôi khi không hẳn vì họ thiếu đức tin hay vì bê bối, nhưng đơn giản vì một vấn đề tâm lý khó vượt qua, nhất là đối với người đàn ông. Mùa Chay thay vì mang lại cho họ niềm vui được đổi mới thì lại làm cho họ thêm khổ tâm.
Trong mục vụ, thiết tưởng các linh mục nên giúp những người như thế dễ đến với Bí tích Hoà Giải hơn nhờ thái độ cởi mở, hoà nhã, tế nhị, hiểu biết tâm lý, thế nào cho họ cảm thấy được lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân. Linh mục phải là lương y hơn là quan toà. Tại sao ngày xưa người tội lỗi thích đến với Chúa Giêsu còn tội nhân ngày nay nhiều lúc lại sợ Giáo Hội, sợ linh mục đến thế? Không nên trả lời quá mau, quá dễ dàng. Mùa Chay không phải chỉ được lập ra cho giáo dân mà thôi nhưng cho tất cả mọi người môn đệ Chúa Giêsu.
Hiện nay ở Việt Nam chính quyền đang tập trung lập lại trật tự giao thông trên đường. Khác với những chiến dịch lửa rơm quen thuộc, lần này xem ra cảnh sát giao thông rất quyết tâm làm đến nơi đến chốn với những biện pháp xử phạt thật gắt gao. Giáo dục ý thức tôn trọng luật pháp với những chiến dịch ra quân rầm rộ hay với những chương trình về an toàn giao thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và ở nhà trường xem ra ít có hiệu quả, nhưng kể từ khi người lái xe vi phạm luật, dù nặng dù nhẹ, đều bị phạt và thường phạt nặng bằng tiền, bằng giam xe hoặc tịch thu xe và tịch thu bằng lái, thì người ta mới biết sợ và bắt đầu tôn trọng luật lệ giao thông.
Tôi nghĩ tới câu giáo lý đã học thời còn nhỏ về hai cách ăn năn tội: ăn năn tội cách trọn là vì lòng yêu mến Chúa mà lo buồn chê ghét tội lỗi đã phạm tới Người, còn ăn năn tội cách chẳng trọn là lo buồn chê ghét tội vì tội làm cho mình đáng bị hình phạt hoả ngục. Một đàng vì Chúa, một đàng vì mình. Tuy chưa hoàn hảo, nhưng sợ tội, ghét tội vì sợ hình phạt cũng là một điều tốt, có giá trị giáo dục. Cũng như sợ bị phạt mà tuân hành luật giao thông đã là bước đầu có thể đưa tới việc hình thành một ý thức tôn trọng luật lệ vì công ích (mà chính mình cũng được hưởng). Đây mới là mục tiêu phải nhắm tới, còn nếu chỉ vì sợ phạt thì nay mai một khi không còn cảnh sát kiểm tra gắt gao nữa, tình hình vô trật tự lại tái diễn mà thôi !
Ngày xưa, người Công giáo chúng ta thường được nghe đọc cuốn sách Gương Tội kể lại những hình phạt khủng khiếp mà người có tội phải chịu. Mục đích cuốn sách là để giúp ta thêm lòng sợ tội và tránh phạm tội. Thời đó, các linh mục giảng dạy, nhất là trong các tuần đại phúc Mùa Chay, thường tận dụng những câu chuyện như thế để đánh động giáo dân. Một việc làm hữu ích dựa vào thực tế nhưng nếu dừng lại ở đó, người ta sẽ tạo ra một loại Kitô hữu non nớt, chỉ “giữ đạo” vì sợ hãi. Một con vật bị đánh nhiều lần vì làm một điều bị chủ cấm, sẽ biết sợ và tránh tái phạm nhưng nó không bao giờ vươn tới một ý thức về tội lỗi. Trong Giáo lý Công giáo, tội không phải chỉ là vi phạm một mệnh lệnh, (tự nó vốn là một điều vô tri vô giác), nhưng tội là phạm tới chính Thiên Chúa là Đấng ra lệnh, và Người ban hành mệnh lệnh vì lợi ích của chính con người.
Trong ý thức đó, Thánh Luy vua nước Pháp đã dạy con: “Con ơi, con phải giữ mình, tránh xa mọi điều con biết là mất lòng Thiên Chúa, nghĩa là tránh xa mọi tội trọng. Thà cam lòng chịu mọi loại khổ hình còn hơn là phạm một tội trọng”. Sợ tội như thế mới là chính đáng.
Tội là một thứ bệnh
Trong Tân Ước, tội thường được ví như một căn bệnh. Bệnh tật tượng trưng cho tình trạng mà con người tội lỗi đã rơi vào: họ mù loà, bị câm, bị điếc, bị bại liệt… về mặt tinh thần. Bệnh làm hại sức khoẻ thể xác thế nào thì tội cũng đi ngược với sức khoẻ tâm hồn như vậy. Vì thế, việc chữa bệnh mà Chúa Giêsu thực hiện cũng là một dấu chỉ về hành động cứu độ của Người: Người phục hồi sức khoẻ tinh thần cho con người, tái lập tình trạng nguyên tuyền “thiêng liêng” cho họ như Thiên Chúa đã muốn từ thuở đầu. Chúa Giêsu đến trần gian như vị lương y của tội nhân (x. Mc 2,17).
Tự nhiên ai cũng sợ bệnh tật vì ai cũng muốn sống khoẻ mạnh cả. Hiện nay đang có một bệnh dịch viêm phổi do virút lạ xuất hiện tại một số nước, khiến cho cả thế giới quan tâm. Ở Hà Nội, bệnh này đã được khống chế và không lây lan ra cộng đồng. Khi bệnh mới được phát hiện, quần chúng lo sợ, tranh nhau đi mua khẩu trang. Tôi nghĩ, (theo logic Kitô giáo) đáng lý chúng ta phải sợ tội hơn sợ bệnh, dù là bệnh nan y vì linh hồn cao quý hơn thể xác, sự sống vĩnh cữu cao quý hơn sự sống tạm thời. Nhưng thực tế thường không đi theo logic.
Cũng giống như bệnh tật, tội có thứ quen thứ lạ, thứ cũ thứ mới. Sở dĩ có tội mới là vì hoàn cảnh sống thay đổi hoặc vì ý thức đạo đức con người trở nên tinh tế hơn. Công đồng Vatican II trong Hiến chế Vui mừng và Hy vọng nêu lên một thí dụ rất hợp thời:
“… Có người lại coi nhẹ một số luật lệ trong đời sống xã hội, chẳng hạn những luật lệ liên quan tới việc bảo vệ sức khoẻ, hoặc việc lưu thông xe cộ, bởi vì họ không nhận thức rằng do bất cẩn như thế sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng của họ và của những người khác” (số 30).
Thế nhưng chắc các linh mục ngồi toà giải tội chưa hề nghe ai xưng tội lái xe ẩu gây tai nạn cho kẻ khác (?). Cũng chắc chưa có giáo dân nào xưng tội phá hoại môi trường chẳng hạn. Như Công Đồng nhận định, bản xét mình của nhiều người Công giáo vẫn loay hoay trong phạm vi của một nền “luân lý cá nhân chủ nghĩa”, ít quan tâm tới phạm vi luân lý xã hội.
Sợ đi khám bệnh
Không ít người sợ bệnh nhưng cũng rất sợ đi khám bệnh. Họ nói khám bệnh sẽ “lòi” ra “đủ thứ”. Nghĩa là họ sợ bệnh nhưng không muốn nghe nói tới bệnh, không muốn đương đầu với thực tế đáng lo ấy, trừ ra khi bệnh tật đã phát ra hiển nhiên, không thể tránh được nữa. Có khi họ nghi mình đã mắc bệnh nhưng chẳng thà “ém nhẹm” nó trong mình, nửa tối nửa sáng còn hơn là công khai nhìn nhận mình có bệnh, nhất là bệnh nan y! Một sự bình an giả dối!
Cũng thế, nhiều người rất sợ “xét mình”, nghĩa là hồi tâm nhìn vào đời sống mình cách nghiêm túc, lấy Lời Chúa soi rọi vào tâm hồn mình vì sợ Lời Chúa cật vấn mình, phê phán mình, đòi mình phải hoán cải. Họ càng sợ xưng tội hơn. Họ nghĩ bụng: Chưa chết đâu, đợi đến lúc nguy ngập rồi sẽ hay… Đôi khi không hẳn vì họ thiếu đức tin hay vì bê bối, nhưng đơn giản vì một vấn đề tâm lý khó vượt qua, nhất là đối với người đàn ông. Mùa Chay thay vì mang lại cho họ niềm vui được đổi mới thì lại làm cho họ thêm khổ tâm.
Trong mục vụ, thiết tưởng các linh mục nên giúp những người như thế dễ đến với Bí tích Hoà Giải hơn nhờ thái độ cởi mở, hoà nhã, tế nhị, hiểu biết tâm lý, thế nào cho họ cảm thấy được lòng thương xót của Chúa đối với tội nhân. Linh mục phải là lương y hơn là quan toà. Tại sao ngày xưa người tội lỗi thích đến với Chúa Giêsu còn tội nhân ngày nay nhiều lúc lại sợ Giáo Hội, sợ linh mục đến thế? Không nên trả lời quá mau, quá dễ dàng. Mùa Chay không phải chỉ được lập ra cho giáo dân mà thôi nhưng cho tất cả mọi người môn đệ Chúa Giêsu.
Ý nghĩa của Thánh giá
Ngày nay thanh niên nam nữ không tin Chúa Giêsu cũng mang thánh
giá. Có khi thánh giá của họ còn to hơn thánh giá của đức giám mục !
Nhưng hầu như chỉ dừng lại ở ý nghĩa là món thời trang, đồ trang điểm
thôi. Họ không mang thánh giá vì niềm hãnh diện như chúng ta. Họ cũng
không có ý đeo thánh giá để diễn tả tình yêu, để bộc lộ sự khiêm nhường,
hiền lành và biểu dương ơn cứu độ của Chúa Giêsu.
Chúng
ta hãnh diện, vui mừng thực sự vì thánh giá của Chúa Giêsu trong ý
nghĩa cứu chuộc. Thánh Phaolô cũng đã từng nói lên cảm nghiệm này : "ước
chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa
chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối
với tôi, và tôi đối với thế gian"(Gl 6, 14). Thánh gi¸ trong ý nghĩa
thực sự không làm cho chúng ta vui mừng hãnh diện hoàn toàn. Chính Chúa
Giêsu ở trong vườn Cây Dầu nghĩ đến phải vác thập giá đã xin Chúa Cha :
“Lạy Cha, nếu Cha muốn xin cất chén này xa con” (Lc 22, 42a).
Tại
sao Thiên Chúa lại muốn dùng cây thập giá cắm trên mặt đất làm biểu
tượng cho tình yêu vô biên của Ngài với nhân loại ? Chính Chúa Con chịu
chết trên thập giá đã giải thích tất cả. Thập giá chỉ giá trị, chỉ là
biểu tượng của tình yêu, chỉ đem lại ơn cứu độ khi có Chúa Giêsu bị treo
trên đó. Nguồn suối ơn cứu độ và các nhân đức Kitô giáo đều phát xuất
từ thập giá Đức Kitô ; thậm chí các bí tích của giáo hội cũng chỉ được
chính thức khai mở khi cạnh sườn Chúa bị mở ra trên thập giá.
Thiên Chúa đã biến đổi dụng cụ độc ác tàn nhẫn của con người thành dụng cụ diễn tả tình yêu thương bao dung, tha thứ ; biến dụng cụ giết người thành dụng cụ giải thoát con người khỏi phải án chết đời đời ; biến dụng cụ chế nhạo của con người thành dụng cụ diễn tả chiến thắng vinh quang của Đức Kitô. Như thánh Phaolô đã nói :"Thật thế, lời rao giảng về thập giá là mt sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó lại là sức mạnh của Thiên Chúa" (1Cr 1, 18) và lời xưa chép rằng : 'đáng nguyền rủa thay mọi kẻ bị treo trên cây gỗ".
Nhìn
vào thánh giá ta thấy đau khổ bên ngoài và tình yêu Thiên Chúabên
trong, sự chết của con ngừơi và sự sống lại của Thiên Chúa, bóng tối tội
lỗi của trần gian và ánh bình minh cứu độ, sự ích kỷ của ta và sự hy
sinh của Thiên Chúa, sự kiêu căng của ta và sự khiêm tốn của Thiên Chúa,
sự bất lực của ta và sức mạnh vô song của Thiên Chúa, sự thù hận của
con người và sự tha thứ của Thiên Chúa, sự hèn hạ của ta và sự cao cả
của Thiên Chúa. Nhìn vào thánh giá ta thấy nhân tính và thiên tính của
Chúa Giêsu Kitô.
ĐTC
Gioan Phaolo II giảng (CN Lễ Lá) ngày quốc tế giới trẻ lần 16/2002 :
"Hỡi các bạn trẻ yêu quý, qua việc tham dự chăm chỉ và nhiệt tình của
các con vào việc cử hành trọng thể này, các con chứng tỏ các con không
hổ thẹn vì thánh giá. Các con không sợ thánh giá Chúa Kitô. Ngược lại,
các con yêu mến thánh giá và các con cung kính thánh giá, bởi vì thánh
giá là dấu chỉ Đấng Cứu thế chết và sống lại vì chúng ta. Kẻ nào tin vào
Chúa Giêsu chịu đóng đinh và phục sinh thì ca tụng thánh giá, như bằng
chứng chắc chắn Chúa là tình yêu” .
Trong
các nghi thức trao và vác thánh giá ở các đại hội giới trẻ thế giới
thấy các bạn vác thánh giá mt cách hăng say nhiệt thành, vui vẻ lắm. Có
bạn xắn quần áo lên vác hùng hục. Ai cũng muốn dành quyền được vác thánh
giá. Đấy chỉ là điều diễn ra trong nghi thức, còn trong thưc tế, thánh
giá trong cuộc đời có tranh nhau vác hay là đẩy cho nguời khác? Đấy là
điểm khác biệt rất lớn.
Đón
nhận màu nhiệm Chúa chịu đóng đinh và cùng chịu đóng đinh với Chúa thật
là khó khăn trong xã hội tiêu thụ và hưởng thụ ngày nay. Trong khi ấy
bóng thánh giá đã được thay thế bằng bóng tối của quyền lực, tiền của,
danh vọng, lạc thú. Con người đang hiên ngang lao mình vào bóng tối bằng
mọi giá, ngay cả lừa đảo, phản bội ngay cả với người thân yêu cuả mình.
Thậm chí sẵn sàng sát hại đứa con trọng bụng, chối bỏ và chà đạp phẩm
giá của người khác. Xã hội hôm nay cần phải được soi sáng bằng sự dẫn
đường của cây thánh giá và mầu nhiệm sự chết của Chúa Giêsu thì mới hy
vọng phá tan được những bóng tối của sự dữ ác đang hoành hành quanh ta.
Con
người ngày nay, cách riêng các bạn trẻ vẫn luôn ngại ngùng hy sinh,
gian khổ, khó chấp nhận từ bỏ, cho nên nói đến thập giá là điều có vẻ
khó đón nhận ; vì thánh giá tuợng trưng cho sự vất vả, hy sinh gian khổ,
gánh nặng đau thương, sự hiểu lầm bất công, sức nặng của tội lỗi, giới
hạn của thân phận con người. Sức tự nhiên ai cũng tìm cách tránh né.
Nhưng nếu không đón nhận thì không phải là đang yêu mến Thiên Chúa,
không phải là môn đệ Chúa. Các thánh tử đạo Việt Nam cha ông chúng ta bị
bắt bước qua thánh giá đã cương quyết từ chối. Giới trẻ ngày nay đang
bị cám dỗ chối bỏ thập giá, bước qua thập giá để bỏ đạo, chối bỏ niềm
tin ngang qua những hành động trái với lương tâm, lối sống phản đạo đức,
cách cư xử xa lạ với giáo lý tin mừng của Chúa. Cho nên, Đức hồng y Px.
Nguyễn Văn Thuận viết : "Quyết định của con theo Chúa không phải là mt
chữ ký, không phải là mt lời tuyên thệ mà thôi, nhưng là một sự dâng
hiến liên lỉ thực hiện trong cả cuộc sống".
Chiêm
ngưỡng đấng bị treo trên thập giá chúng ta đón nhận lời mời gọi của
Chúa là hãy rập theo khuôn mẫu của Ngài đã đón nhận yêu thương tha thứ
cho chúng ta. Những lời nói ý nghĩa và tuyệt vời nhất được Đức Giêsu nói
trên thánh giá. Chúng ta còn phải suy niệm và học hỏi tới cùng.
Mặt
khác của cây thánh giá chính là biểu tượng của tình yêu thương, sự hy
sinh cao cả nhất của Thiên Chúa dành cho con người. Cho nên người Kitô
hữu dựng thánh giá, vẽ thánh giá, đeo thánh giá không có nghĩa là đi tố
cáo tội ác người khác mà là để biểu dương công ơn cứu chuộc và minh
chứng tình yêu của Chúa cho mọi người biết.
Nếu
Chúa Giêsu đã bị xử tử, đóng đinh trên thập giá một cách bất công mà
Ngi không trả thù, giận dữ, không kết án người ta ; thì con cái Chúa hôm
nay cũng vậy : chúng ta sẵn sàng chịu xỉ nhục, bất công, đau khổ mà
không kêu ca, trách móc, trả thù, kết án ai cả. Điều này khó lắm. Mang
chung một số phận như Chúa Giêsu không phải là thất bại mà là mt thành
công ở mức độ cao nhất trên mọi thành công ở đời. Sự toàn thắng trên cây
thập giá của Chúa Giêsu cho thấy sức mạnh nhiệm mầu của Thiên Chúa
trong sự yếu đuối. Sự thành công của Chúa Giêsu trên thập giá cho thấy
điều phi lý trong cái nhìn bình thường của người đời. Chúa Giêsu chịu
đóng đinh vào thập giá là "quyền năng của Thiên Chúa và là sự khôn ngoan
của Thiên Chúa. Bởi vì sự điên rồ nơi Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn
loài người, và sự yếu đuối nơi Thiên Chúa thì mạnh sức hơn loài người"
(1Cr 1, 24 -25).
Dấu
chỉ và biểu tượng tình yêu qua thập giá hôm nay vẫn đang mời gọi mỗi
người chúng ta nhất là giới trẻ hãy thắp sáng lên cho đời bằng ngọn lửa
tình yêu từ cây thập giá. Hãy tiếp tục nói lời khát yêu như Chúa Giêsu
trước khi trút hơi thở.
Thánh
Anrê, giám mục nói : "Ai có thánh giá là có một kho tàng...thánh giá
vừa cao cả vừa quý báu. Cao cả vì thánh giá đã sinh ra nhiều ơn ích, bởi
lẽ Chúa Kitô càng làm nhiều phép lạ và chịu đau khổ bao nhiêu thì Người
lại càng chiến thắng lẫy lừng bấy nhiêu. Quý báu, vì thánh giá vừa là
sự đau khổ, vừa là chiến tích của Thiên Chúa. Là sự đau khổ, bởi vì
Người đã tự nguyện chết trên đó; là chiến tích, bởi vì ma quỷ đã bị
trọng thương và bị đánh bại ở đó, thần chết cũng đã bị thua cùng với nó;
then sắt hoả ngục bị đập tan và thánh giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho
toàn thế giới" (trích bài giảng của thánh Anrê, giám mục Crêta).
Thánh
giá biểu tượng tình yêu Thiên Chúa với con người, Chúa mời gọi chúng ta
dùng để trao gửi yêu thương cho nhau. Chồng hồn vợ trong ý nghĩa là
thánh giá Chúa gửi cho, cái hôn đó sao mà suớng thế ! Giuđa hôn Chúa để
trao nộp cho người ta đem đóng đinh vào thập giá, cái hôn ấy cay đắng,
phũ phàng dường nào.
Đôi
trai gái yêu nhau sắp sửa cưới hỏi hay ‘khai thác’ tài sản của nhau.
Bên nào cũng muốn biết xem người yêu của mình hiện nay có bao nhiêu vốn
riêng, càng nhiều tiền vàng càng quý. Mà không hỏi nhau xem đã có thánh
giá chưa?! Đây là vốn riêng quý giá lắm. Thánh giá bằng vàng thì còn quý
về mặt kinh tế nữa. Và quyết định lấy nhau rồi thì hãy nhớ rằng lời thề
hứa quan trọng trong lễ cưới "...hứa sẽ giữ lòng chung thuỷ với nhau
khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc mạnh
khoẻ để yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt cuộc đời". Ngày cưới
nói câu ấy sao mà ngon lành, cảm động dễ thương thế. Nói như vậy là chấp
nhận vác cây thập giá nặng vài chục kg suốt đời!
Chúng
ta là những người tin Chúa nhưng chưa chắc đã theo Chúa, vì chưa can
đảm và trung thành với thập giá Chúa trao. Làm sao dám khẳng định rằng
mình theo Chúa qua việc vác thập giá hằng ngày. Về mặt lý thuyết, khuyên
bảo người khác chịu đau khổ, bệnh nạn là vác thánh giá Chúa trao thì
nói ngon xớt. Cuộc sống êm đềm, yên vui có khi lại không nhận ra dấu
hiệu thập giá trong cuộc đời ; nên lúc thấy bóng dáng thập giá đến với
mình thì tìm cách đẩy cho người khác qua những hành động : thoái thác,
lẩn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người ta khi mình thất bại, chỉ trích
khi người khác thành công và những hành vi khác tệ hơn nữa. Làm sao
người kitô hữu hôm nay phải sống và nói được mt cách tích cực như thánh
Phaolô khi ngài viết cho tín hữu Côlôsê rằng :"Tôi vui mừng được chịu
đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Chúa Kitô còn phải chịu, tôi
xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì ích lợi cho thân thể Người là hội
thánh" (Cl 1, 24).
Sống
được như thế thì việc đón nhận và vác thánh giá mới là một vinh dự đúng
nghĩa, trở nên nhẹ nhàng và là niềm hãnh diện thực sự vì đem lại cho
anh chị em của mình sự bình an và ơn cứu rỗi.
Lm Bùi Trọng Khẩn
Lm. Nguyễn Hồng Giáo, OFM