TẠI SAO TÌM “DẤU LẠ”?
Đức Giê-su bắt đầu nói: “Thế hệ này là một thế hệ gian ác; chúng xin dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được thấy dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ông Giô-na.” (Lc 11,29)
Suy niệm: Bấy nhiêu phép lạ Chúa Giê-su đã làm trước mắt họ không đủ để chứng thực cho những người Pha-ri-sêu rằng Ngài chính là Đấng Thiên Sai. Họ còn thách thức Ngài làm “một dấu lạ từ trời”. Thật không khác gì tổ tiên họ ngày xưa trong hoang địa đã “dám thử thách Chúa, dù đã thấy những việc Chúa làm” (Tv 95,9). Lời thánh vịnh than vãn: “Dòng giống này làm Ta chán ngán” cũng chưa đủ để diễn tả, Chúa còn gọi họ là “thế hệ gian ác” bởi vì sự thách đố của họ quả thật đã tái hiện cơn cám dỗ của quỷ ngày nào: “Nếu ông là Con Thiên Chúa” thì ông hãy làm những dấu lạ để khẳng định quyền lực của mình đi! Khi ví mình với Gio-na, Chúa Giê-su cho biết dấu lạ là chính Ngài sẽ phải chịu đau khổ, chịu chết và sẽ sống lại để đem ơn tha tội cho những ai có lòng sám hối.
Mời Bạn: Con người ngày nay đang đặt ra một thách thức khác. Họ đua nhau tìm kiếm “dấu lạ” không phải từ trời mà là trong việc hưởng thụ vật chất. Cuộc sống nhìn lui thì trống rỗng chán chường, nhìn tới thì bế tắc, lạc hướng, thế nhưng cơn khát “ham mới chuộng lạ” vẫn quay quắt không bao giờ thoả mãn. Ngay từ đầu mùa Chay, Hội Thánh mời gọi mỗi người bắt đầu việc canh tân từ tâm hồn mình: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” Lộ trình của việc sám hối là lần theo những dấu chỉ đường của dấu lạ Gio-na, tức là con đường thập giá của Đức Ki-tô.
Sống Lời Chúa: Nhắc nhở mọi người trong gia đình đi tham dự Sám hối và lãnh nhận Bí tích Hòa giải sốt sắng.
Cầu nguyện: Đọc kinh Ăn Năn Tội.
THÁNH GIOAN THIÊN CHÚA
SÁNG LẬP DÒNG ANH EM TRỢ THẾ
(1495-1550)
Cách đây gần hai ngàn năm, giữa cảnh núi rừng xứ Palestine Chúa
Giêsu, với vẻ mặt trang nghiêm và khả kính, đã nói với các môn đệ: "Các
con hãy yêu tha nhân như chính mình". Rồi tiếp theo là những cuốn phim
vô cùng linh động tái diễn lời Chúa. Thánh Gioan Thiên Chúa mà chúng ta
đọc hôm nay là một trong những diễn viên xuất sắc đã thể hiện lời Chúa
bằng hành động, lời nói và tư tưởng.SÁNG LẬP DÒNG ANH EM TRỢ THẾ
(1495-1550)
Thánh nhân sinh năm 1495 trong một làng nhỏ là Magiôren Nôvo bên Bồ Đào Nha. Xuất thân trong một gia đình trung lưu, nhưng Gioan đã sớm phải lìa bỏ gia đình thân yêu để đến làm mục tử cho một cha sở trong tỉnh Ôrôpêsa. Sống đời mục tử chẳng được bao lâu, Gioan lại được lệnh nhập ngũ, để tham chiến chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Sau thời gian nhập ngũ, Gioan phải đến làm ăn ở Granađa. Gioan không trở về quê cha đất tổ, vì ông bà thân sinh đã mất, hơn nữa hoàn cảnh sinh hoạt ở Granađa có phần dễ chịu hơn. Đầu tiên Gioan mở một tiệm bán sách đạo và đời. Ông chủ trương bán nhiều sách công giáo hơn sách đời. Nhiều khách hàng thi nhau đến mua sách báo công giáo, chính vì thế ông thầm nghĩ rằng mình đã được hạnh phúc truyền bá giáo lý công giáo, nhưng Thiên Chúa muốn nâng Gioan lên địa vị cao hơn. Người muốn Gioan là ánh sáng trong đêm tối, là hải đăng trên biển cả mênh mông, và là bức gương soi cho mọi người công giáo chiêm ngưỡng. Thiên Chúa đã để Gioan điên vì yêu mến Chúa và thương giúp đồng loại. Sau đó Gioan đã được hạnh phúc nghe tiếng Chúa gọi để tận hiến đời sống phục vụ Chúa, yêu mến những người bị xã hội bạc đãi.
Một buổi sớm mai đầy tinh sương và giá lạnh, Gioan một mình một bóng tất tưởi tới một thánh đường họ Phan dự lễ mừng thánh Sêbastianô. Gioan hết sức cảm động khi nghe cha Gioan Avila giảng về đời sống thánh Sêbastianô. Bài giảng của thánh Gioan Avila đã chấn động đến tận đáy lòng Gioan, đến nỗi sau khi nghe giảng, Gioan đã phải chạy ra ngoài mà kêu: "Ôi lòng nhân ái của Chúa, lạy Chúa, đức từ bi của Chúa bao la chừng nào!" Ngài chạy rảo khắp các hang cùng ngõ hẻm để tung hô lòng nhân ái Chúa. Về nhà Gioan phân phát tất cả những gì có trong nhà cho kẻ khó, xé rách và chà đạp tất cả những sách xấu trong tiệm. Đời sống của Gioan giờ đây đã thay đổi hẳn. Cánh chim bằng đã tung mây lướt gió để bay tới tuyệt đỉnh của đức thương yêu mà Chúa Giêsu đã dậy. Ngài cạo râu, mặc áo nhặm. Đêm thường ngủ úp mặt xuống đất, ngày chạy rảo khắp các phố phường để tuyên dương đức từ bi của Chúa. Một ngày kia, trên đường tới nhà thờ chính toà, Gioan đã ngã quỵ xuống đất nhưng miệng vẫn kêu: "Lạy Chúa, đức từ bi của Chúa thật bao la bát ngát". Người ta tưởng Gioan đã mất trí thật nên mang ngài tới điều trị trong một nhà thương điên. Sau một thời gian nằm trong nhà thương, Gioan được trả lại tự do. Mặc dầu phải gian lao vất vả, ngài vẫn một lòng theo đuổi gương bác ái của Chúa Giêsu. Đầu tiên Gioan đến viếng nhà thờ Đức Mẹ ở Guadalupa để xin Đức Mẹ làm trung gian bảo trợ lý tưởng của mình. Nhưng để tới nhà thờ ngài đã phải đương đầu với bao nhiêu vất vả, trời rét, không tiền của, phải đói khát. Sau cuộc hành hương Guađalupa, Gioan lại trở về ở Granađa giữa bao nhiêu tiếng chê cười của những người lân bang.
Mặc dù bị chê cười là điên, nhưng Gioan vẫn không nản chí sờn lòng, ngài nhất định thuê một ngôi nhà để dung nạp những người tàn tật, bệnh hoạn, những người bị xã hội bạc đãi. Nhưng với bàn tay trắng, Gioan làm gì để nuôi họ? Ngài phải tần tảo chạy khắp từ đô thị tới thôn quê để xin người ta giúp đỡ. Trông thấy vẻ mặt tiều tụy, cách ăn ở khắc khổ và lời nói dễ thương của thánh nhân, nhiều người động lòng trắc ẩn. Kẻ giúp công người giúp của, họ mau tay giúp thánh nhân những cái gì họ có thể để ngài đem về nuôi đoàn con mồ côi. Số bệnh nhân càng ngày càng đông, thánh nhân phải thuê những ngôi nhà rộng rãi hơn. Lo cho bệnh nhân có nơi ăn chốn ở chưa đủ, thánh nhân còn tận tâm giúp đỡ họ về phương diện thiêng liêng. Ngài thường phải đi tìm các linh mục làm lễ, giải tội cho bệnh nhân. Ngoài ra, thánh Gioan còn tiếp nhận tất cả những hành khách bị lỡ đường, không phân biệt mầu da chủng tộc. Lòng bác ái của thánh nhân luôn có đặc tính phổ quát. Ngài thường lui tới các những xóm bình khang để khuyên nhủ họ trở lại làm tôi hiền con thảo của Thiên Chúa. Mỗi khi gặp những thiếu nữ trụy lạc, thánh nhân thường than khóc khuyên họ trở lại đạo công giáo, và tìm cho họ có nơi ăn chốn ở và việc làm.
Thánh Gioan Thiên Chúa rất thương mến tha nhân, nhưng trái lại rất nghiêm khắc với mình. Trên đường bôn tẩu mà gặp những đói rét, thánh nhân sẵn sàng cởi áo đang mặc đưa cho người ta. Đôi khi ngài còn viết giấy giới thiệu cho những vị hảo tâm nuôi những người nghèo khổ lang thang nơi đầu đường xó chợ. Chúng ta có thể nói rằng thánh Gioan Thiên Chúa đã thương yêu tha nhân hơn chính mình. Bao nhiêu của cải ngài đều dùng để giúp đỡ người ta. Đối với ngài, ngài không hề nghĩ tới ngày mai vì ngày mai là của Chúa. Ngài đặc biệt tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa, một ngày kia, ngài đến nhà Hầu tước Phêrô Henriquez để xin tiền giúp đỡ. May mắn, thánh nhân gặp cả những hầu tước khác đang chơi ở nhà Hầu tước Henriquez. Các hầu tước cho thánh nhân 25 ngàn. Thánh nhân mang số tiền đó về bệnh viện để nuôi bệnh nhân. Trước đây Hầu tước Henriquez chỉ nghe nói nhiều về đức bác ái của thánh nhân mà chưa được chứng kiến một cử chỉ thương yêu nào của con người cao thượng đó, chính ngày thánh nhân mang số tiền về nhà, thì Hầu tước Henriquez, vì muốn thử đức thương yêu của Gioan, nên chờ lúc ngày tàn đêm xuống, Henriquez cải trang đến van nài với Gioan rằng: "Thưa Gioan, tôi là một quý tộc nhưng chẳng may mới bị sa cơ thất thế vì một vụ kiện. Tôi muốn xin ngài giúp tôi một số tiền để tôi có thể ăn ở tốt lành, khỏi làm phiền lòng Thiên Chúa ". Động lòng trắc ẩn, Gioan liền móc túi lấy tất cả 25 ngàn cho ông và nói: "Tôi sẵn lòng giúp ông tất cả số tiền mà tôi đang có ". Hầu tước Henriquez trở về thuật lại câu truyện cho các lãnh chúa khác. Ông rất bỡ ngỡ và thán phục đức bác ái siêu vời, cử chỉ đại lượng và lòng tin mãnh liệt của Gioan vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Ngày hôm sau, Hầu tước Henriquez trở lại bệnh viện mang trả 25 ngàn và biếu thêm thánh nhân 150 đồng tiền vàng. Từ đó ngày nào ông cũng sai người mang 150 chiếc bánh, 4 con cừu và 8 con gà làm thức ăn hằng ngày cho bệnh viện.
Thương yêu giúp đỡ những bệnh nhân trong quê hương thân yêu của ngài chưa đủ. Thánh nhân còn muốn phổ biến tình yêu của ngài đến tận cùng trái đất, và xây cất các bệnh viện trong khắp các quốc gia. Ý định của ngài đã được Thiên Chúa chấp thuận. Đến cuối đời ngài, người ta đã thấy các bệnh viện thuộc dòng ngài mọc lên như nấm trong các quốc gia: Ý, Pháp, Đức, Ba Lan Ấn độ.
Một ngày kia, thánh Gioan đến thăm một bệnh viện trong đó có một thiếu phụ bị bệnh sâu quảng ở chân mà không sao chữa được. Ngày ngày hai buổi thánh nhân đến thăm rồi dùng lưỡi liếm chính vết thương của người thiếu phụ cho tới khi bà hết bệnh.
Thời gian vẫn đều đều trôi qua, nhưng công phúc của Gioan đã sáng rực trước mặt Chúa. Và giờ đây, Gioan con người dầy dạn với phong sương, tiều tụy vì những lo lắng cho đoàn con mồ côi đã trở nên bông hoa xinh tươi trước mặt Chúa. Sau một thời gian lâm bệnh, thánh nhân biết trước mảnh đời của mình sắp chấm dứt. Gioan gọi Antôn Marin tới và căn dặn Antôn phải dưỡng dục cẩn thận những người con mồ côi. Sau đó, Gioan xuống đất, quì gối, tay cầm thánh giá và nói: " Lạy Chúa Giêsu, con xin giao phó linh hồn con trong tay Chúa ". Ngài qua đời lúc nửa đêm thứ bẩy ngày 08-03 năm 1550; hưởng thọ 55 tuổi. Xác ngài được mai táng trong nhà thờ Đức Mẹ Toàn Thắng ở tu viện các Cha hèn mọn. Sau 20 năm, các lãnh chúa, vì lòng kính thánh nhân, đã muốn cải mộ thánh nhân. Nhưng khi mở quan tài ra, ai nấy đều bỡ ngỡ vì xác thánh nhân vẫn còn nguyên vẹn. Thánh Gioan đã qua đời, nhưng ngài luôn luôn bầu cử cho mọi người ở trần gian nhất là anh em trong dòng của ngài. Sau khi qua đời, ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin nói đến một vài phép lạ minh chứng tấm lòng thương yêu của thánh nhân.
Gioan Fernandez là một trong những người bạn tâm giao với thánh nhân. Ông đã nhận được bài học quí giá là phải luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ anh em túng thiếu. Một ngày kia, ông khởi hành một chuyến đi từ Granađa đến thành Carthago. Ông mang bánh để ăn. Nhưng dọc đường, Fernandez gặp nhiều người túng thiếu ông liền mở bị đem hết các lương thực phân phát cho người nghèo. Bữa đến, bụng đói như cào mà không có gì ăn. Giữa nơi đồng không mông quạnh, ông không tìm đâu được miếng ăn lót lòng cho bớt đói. Bấy giờ thánh Gioan hiện đến với Fernandez dưới bộ dạng một lữ khách và nói: "Ông có đói không?" Fernandez trả lời: "Tôi đói lắm nhưng không có gì ăn". Gioan đưa bánh cho Fernandez ăn; vừa ăn, Fernandez quay lại cám ơn người ân nhân: "Tôi chưa hề được ăn một thứ bánh nào ngon như bánh ngài cho". Sau đó Gioan lại đưa nước cho Fernandez uống. Nước vừa chảy vào miệng Fernandez thì đã biến ra một thứ rượu ngọt và thơm tho lạ thường. Fernandez vôïi quay lại cám ơn người bạn đồng hành thì người ấy đã vội biến mất. Bấy giờ Fernandez mới nghĩ rằng đó chính là thánh Gioan đã hiện đến giúp đỡ mình.
Năm 1623, một thiếu phụ có một người con gái bị mù. Bà đã tốn kém nhiều tiền của để chữa. Nhưng sau một thời gian điều trị, các bác sĩ đều ngã lòng. Bấy giờ bà đem con đến bệnh viện thánh Gioan. Một chị trong dòng khuyên bà dâng đứa trẻ cho thánh nhân và tối hôm ấy, chị dòng cho đứa trẻ mặc chiếc áo mà chính thánh nhân đã mặc xưa. Sáng hôm sau, mắt đứa trẻ đã khỏi hẳn. Bà mẹ cảm động hân hoan chạy tới nhà thờ tạ ơn Chúa và cám ơn thánh Gioan đã chữa con mình.
Ở thành phố Cadix, có một người tên là Phanxicô Sanchez là chủ một gia đình đông con mà không có gì để nuôi chúng. Ông vào nhà thờ trong một bệnh viện thánh Gioan. Trước tượng thánh nhân, Sanchez tha thiết xin: "Lạy thánh Gioan là cha những kẻ túng thiếu, ở đây không có ai nghèo khổ đói khát như con. Nếu thánh nhân đã thương giúp những người khác thì cũng xin giúp con…". Sau khi xem lễ, Sanchez không dám về nhà vì không có gì đem về nuôi gia đình. Một mình một bóng lủi thủi ngoài đường. Nhưng đang lúc ông lang thang chưa biết đi đâu bỗng nhiên một người lạ mặt bước tới niềm nở bảo: "Này Sanchez hãy dùng số tiền này mua hai con gà mang về ăn với gia đình. Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa, Người sẽ luôn luôn giúp đỡ ông". Từ bấy giờ gia đình Sanchez sống sung túc trong niền tin tưởng và hết lòng phụng sự Chúa.
Tuy khuất bóng, nhưng lòng nhiệt thành và đức bác ái siêu vời của thánh Gioan vẫn còn sống và hành động giúp đỡ nhiều người. Đức xả kỷ, lòng bác ái và sự tin tưởng vào Thiên Chúa của thánh nhân phải là những bài học sáng ngời hướng dẫn mọi người trong muôn thế hệ.
Dòng của thánh nhân được chính thức châu phê dưới thời Đức Giáo Hoàng Phaolô V. Luật dòng căn cứ vào bốn lời khấn: sạch sẽ, vâng lời, khó khăn và thương yêu giúp đỡ bệnh nhân.
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều được hưởng công trình vĩ đại đó. Các bệnh viện vẫn tiếp tục mọc lên như nấm. Và nước Việt Nam yêu quý của chúng ta cũng được hân hạnh hưởng ánh hào quang sáng ngời của vị thánh muôn thuở. Mỗi khi đến Hố Nai, khách du lịch không thể quên một bêïnh viện đồ sộ có trang bị đầy đủ dụng cụ y khoa, hàng ngày nhiều bệnh nhân được săn sóc chu đáo không kém những bệnh viện kỳ cựu tại Sài gòn.
Có những người chết đi mà thế giới không bao giờ quên tên. Sự nghiệp của họ, từ thế hệ này qua các thế hệ khác, không bao giờ phai nhòa. Thánh Gioan Thiên Chúa là một trong những vĩ nhân đó.
Lạy Thánh Gioan là cha thương giúp kẻ túng thiếu và là bác sĩ điều trị bệnh nhân xin ban cho chúng con một đời sống xả kỷ, bác ái và tận hiến để phụng sự Chúa và xoa dịu một phần nào thương đau của anh em đồng loại Amen.
Phục Sinh
Một
linh mục Brazil thuật lại một kinh nghiệm Phục Sinh của mình như sau:
"Mỗi ngày, khi đi ngang qua một con đường ở Rio de Janeiro, tôi đều thấy
một người đàn ông còn trẻ ngồi dựa lưng vào tường, chìa tay xin ăn. Ông
ta không đi được vì đôi chân bị tật. Vì qua lại khá thường, nên sự hiện
diện và số phận của người ăn xin què quặt không làm tôi bận tâm suy
nghĩ: thế nào là không đi được".
Nhưng
một ngày kia, số phận của ông ta bỗng đánh động tâm hồn tôi mãnh liệt.
Nhất là khi dừng lại đằng xa quan sát tôi thấy có bao nhiêu người đi
ngang qua mà hình như không trông thấy ông. Tôi quyết định đến nói
chuyện và hỏi ông: "Ông có thể đứng dậy được không? Ông có muốn đi
không?". Ông ta đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn tôi dò xét và khi đọc được sự
thành thật trên khuôn mặt của tôi, ông ta nói: "Tôi luôn luôn hy vọng là
một ngày nào đó cuộc đời tôi sẽ đổi mới. Dĩ nhiên tôi sẽ đi được nhưng
chi phí mua sắm những dụng cụ quá đắt làm sao tôi với tới. Vì thế không
còn cách nào hơn là đành quên giấc mơ có thể đi được".
Nghe xong tâm sự của ông, tôi xiết chặt tay ông giã từ và hứa: "Một ngày gần đây, giấc mơ của ông sẽ thành sự thật".
Trong
bài giảng thánh lễ Chúa Nhật sau đó, tôi thuật về số phận của ông ăn
mày và đề nghị cô�ng đoàn hãy làm một cái gì để giúp ông ta. Một cuộc
lạc quyên được tổ chức và tôi vui mừng khi thấy số tiền quyên góp được
vượt quá chi phí của cặp nạn và đôi chân nhân tạo. Người hành khất càng
hân hoan hơn khi tôi báo tin mừng: ông được chuyên chở ngay đến một bệnh
viện đặc biệt và trong những tuần lễ kế tiếp, ông cố gắng tập đi đứng
một mình.
Lễ
Phục Sinh đến. Tôi đi mời ông dự lễ và dành cho ông một chỗ đặc biệt
gần bàn thờ. Trong bài giảng hôm ấy, tôi lại đề cập về ông đại ý như
sau: "Chúa Giêsu đã Phục Sinh để sống một cuộc sống mới. Ngài sẵn sàng
ban cho chúng ta thông phần vào khả năng trao tặng nhau những cuộc sống
mới. Nhờ lòng hảo tâm của anh chị em, ông bạn của chúng ta đã được ban
cho một cuộc sống mới". Nói đến đây, tôi mời ông đứng dậy để giới thiệu
ông với cộng đoàn mà kể từ nay ông đã trở nên một phần tử. Ông đứng dậy
và chống nạng đi trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy bầu khí nhà thờ lúc
ấy tràn đầy sức sống".
Tin
mừng thuật lại như sau: sau mẻ lưới đầy cá, Chúa Giêsu mời các môn đệ
cùng điểm tâm với Ngài và Ngài đã cầm lấy bánh và cá trao cho các ông
ăn. Phần các môn đệ, tuy không giám hỏi, nhưng họ biết rõ đó là Ngài.
Ðây là phương thế Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện giữa những kẻ tin vào
Ngài trải qua mọi thời đại: tự nhiên như trong một bữa ăn thân mật,
nhưng muốn cảm nghiệm sự hiện diện của Ngài, chúng ta phải noi gương
Ngài chia sẻ cho nhau tất cả những gì mình có.