Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Rio: Các lực sĩ chạy cho Chúa

Filled under:

Trong số 11 000 lực sĩ thời sự Thế vận hội Rio, Nhiều người bày tỏ đức tin kitô của mình. Từ Juan Martín Del Potro đến Usain Bolt, họ làm chứng cho sự kết hiệp với Chúa Kitô của mình.

Djokovic đấu với Del Potro
Juan Martín del Potro
Đam mê quần vợt không phải là điểm chung duy nhất của lực sĩ người Serbia Novak Djokovic, lực sĩ vô địch thế giới và là người thắng 12 trận quần vợt Grand Chelem, và lực sĩ Juan Martín del Potro, người thắng 18 trận đấu đơn trên sân ATP. Cả hai lực sĩ này đều làm chứng cho đức tin của mình. Ngày chúa nhật, lực sĩ người Argentina đã loại người đồng đội Serbia của mình trong trận đấu Thế vận, đã công khai làm chứng sự kết hiệp của mình với Giáo hội và với Đức Phanxicô. Lực sĩ đã tặng Đức Giáo hoàng chiếc vợt mà năm 2009, anh đã đánh bại Roger Federer trong trận chung kết US Open. Về phần mình, lực sĩ Djokovic kín đáo hơn khi biểu lộ đức tin của mình. Nếu anh không tự xem mình như một tín hữu gương mẫu thì anh cũng cho biết mình thuộc Giáo hội chính thống Serbia và cho biết, anh đã cầu nguyện trước khi ăn.
Usain Bolt

Usain Bolt, tên thiệt của lực sĩ là Usain Saint Leo Bolt, không phải là không có ý nghĩa. Người chạy nhanh nhất thế giới thinh lặng cầu nguyện trước mỗi cuộc thi. Sau đó anh không quên cám ơn. Sau khi thắng cuộc thi 200 mét ở Thế vận London, anh đã viết trên tài khoản Twitter của mình: “Tôi muốn cám ơn Chúa cho tất cả những gì ngài làm cho tôi, vì không có ngài, thì tất cả những chuyện này sẽ không thể làm được”.

Gabrielle Douglas

Gabrielle Christina Victoria Douglas là một nữ lực sĩ nổi tiếng ở bên kia bờ Đại Tây Dương. Có biệt danh là «con sóc bay» của bộ môn thể dục nghệ thuật Mỹ, cô là phụ nữ Phi-Mỹ đầu tiên đoạt huy chương vàng đồng đội và huy chương vàng cá nhân trong các kỳ Thế vận». Đó là năm 2012 ở London. Nữ lực sĩ 22 tuổi tin chắc tài năng của mình là từ Chúa. Tháng 6 vừa qua, cô cho tạp chí Mỹ SELF biết danh sách các bài hát ưa thích của mình. Đứng đầu bản danh sách, Gabrielle Douglas nêu lên nhóm kitô giáo Veridia, nhóm này đã cám ơn cô trên tài khoản Twitter.
David Boudia
Trong kỳ Thế vận Bắc Kinh, David Boudia đã đoạt huy chương vàng trong bộ môn nhảy cầu 10 mét. Lực sĩ người Mỹ, Texas, 27 tuổi giải thích, anh có cùng một cái nhìn về đức tin của mình và về thể thao. «Tôi có bình tâm khi tôi thực hành cái này cái kia cho vinh danh của Chúa». Anh thú nhận đã trở về với đức tin nhờ chứng tá của người huấn luyện của mình. «Tôi có nhiều câu hỏi trong  một giai đoạn khó khăn của đời tôi. Ông đã biết trả lời tất cả và đã giúp tôi khám phá Lời Chúa», lực sĩ thổ lộ trên trang beliefnet.com của Mỹ. Sự trở lại đã có một tác động trên cách anh bắt bóng không? “Tôi sống một cách khác trước các thông báo. Tôi ít chú tâm đến lời khen. Nếu tôi là người bắt bóng giỏi, tôi ca ngợi Chúa. Nếu tôi làm trượt một cú ... tôi cũng ca ngợi ngài!”

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Giữa hai lần đấu, Simone Biles tìm giờ để đi lễ

Ngoài tài năng của mình, Simone Biles có thể dựa trên Chúa
Simone Biles
Hình: Ngày 10 tháng 7-2016, Simone Biles vượt được cuộc thi đấu thể dục dụng cụ trên đất ở San José, California. © Ezra Shaw/Getty
Simone Biles là nữ lực sĩ triển vọng của Thế Vận Rio 2016 trong bộ môn thể dục nghệ thuật. Các tiết mục của cô gần như hoàn hảo và thế giới ngạc nhiên trước sự bình thản của tinh thần Olympic của cô đứng trước áp lực vô biên của các giám khảo.
Cái gì đã thúc đẩy cô để thành người giỏi nhất?
Để tìm được câu trả lời này, gần đây tờ báo Mỹ Us magazineđã lục túi xách thể thao của cô, hy vọng biết được công thức của sự thành công này. Không có gì đáng ngạc nhiên, có thể ngoài một tràng chuỗi trắng.
Simone Biles giải thích: “ Mẹ Nellie của tôi đưa tôi đi nhà thờ. Trước trận đấu, tôi không đi để cầu nguyện. Tôi cầu nguyện với Chúa khi tôi ở một mình, nhưng tôi có Chúa ở với tôi”.
“Simone lúc nào cũng thích nhảy trên bàn ghế”
Đức tin là một trong các chuyện ổn định duy nhất của cuộc sống khó khăn. Simone Biles sinh ở Ohio, con của một bà mẹ nghiện rượu và nghiện ma túy. Lúc cô lên ba, cơ quan xã hội không cho mẹ cô nuôi cô. Cô về ở với ông bà ngoại ở Texas, họ nuôi cô và em cô: «Xin gởi các cháu về tôi nuôi ... Tôi không muốn người ngoài nuôi các cháu».
Bây giờ, cô gọi ông bà là «ba, má» và đi lễ ngày chúa nhật với ông bà. Hai ông bà đã có một ảnh hưởng rất lớn trên đời cô và đã nâng đỡ cô ngay từ những ngày đầu.
Khi lên 6 tuổi, Simone Biles bắt đầu tập và từ đó cô không bao giờ ngừng. Cha mẹ nuôi để ý thấy cô thích thể thao và có tài năng. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Washington Post, họ kể «ở nhà mẹ của cô, Simone rất thích nhảy trên bàn ghế, đến mức mẹ của cô phải la, bàn ghế không phải là dụng cụ để tập thể dục thể thao!».
Khi lên trung học, cô để hết sức của mình để tập thể dục thể thao. Cô trau dồi ít nhất 32 giờ mỗi tuần, cuối cùng cô có một người huấn luyện ở nhà. Đó là một chọn lựa mà mẹ của Simone để cô chọn, bà nói: «Bất cứ con chọn như thế nào, thì mẹ cũng nâng đỡ con ... Nhưng con phải chọn, chứ không phải mẹ chọn, vì chọn lựa này sẽ thay đổi cả một đời của con».
Đức tin và gia đình
Từ khi cô dốc tâm vào thể dục thể thao, thành công đến với cô liên tục. Trong ba năm gần đây, cô đoạt được 14 huy chương thế giới về thể dục dụng cụ, trong đó có 10 huy chương vàng. Từ tháng 8-2013, cô không thua một trận tranh đua nào.
Để đạt được ở mức này, cô đã hy sinh rất nhiều, nhưng cha mẹ luôn nâng đỡ cô. Mẹ của cô cho biết: «Điều này đòi hỏi rất nhiều tận tâm và hy sinh. Chúng tôi đã bỏ hết các kỳ nghỉ hè để đi theo Simoe thi đấu. Đó là hy sinh về phần chúng tôi, vì đó là đam mê của con gái tôi. Chúng tôi sẵn sàng theo con trong từng chặng tiến trình đi của con mình».
Chúa nhật 7 tháng 8, Simone Biles đã vượt được các vòng loại: có thể cô sẽ đoạt huy chương vàng. Nhờ nền tảng vững chắc của đức tin và của gia đình, Simone Biles có tất cả lợi điểm để thành công trong các thử thách và trong cuộc sống.
Marta An Nguyễn chuyển dịch