Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Sự khác biệt giữa lòng bác ái và sự tương trợ

Filled under:


Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu tổ chức và hàng tỷ người thực thi lòng bác ái mỗi ngày. Chính Đức Thánh Cha đang kêu gọi thực thi lòng bác ái bằng cách quan tâm đến những người già yếu, những người bị bỏ rơi và những người neo đơn.
Các công việc bác ái đang được thực thi theo cách phổ biến nhất là hy sinh thời gian và quyên góp tiền bạc. Tuy nhiên, cách thức này chỉ là tạm thời và chưa giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Cha George Gregory Gay – Dòng Thừa Sai (Congregation of the Mission)
“Tôi đặt ra câu hỏi, hiện tại những người mà bạn giúp đỡ, có tốt hơn cách đây 10 năm khi bạn bắt đầu giúp đỡ cho họ không? Và nếu bạn trả lời không, thì thực sự đó có phải là lòng bác ái không? Đó có phải là dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa giúp đỡ người ta lớn lên trong phẩm giá của họ không? Thưa, không.”
Cha Gregory Gay đã thực thi và làm chứng cho lòng bác ái hơn 12 năm qua. Ngài nói cần có một lòng bác ái không chỉ giúp đỡ, nhưng còn đem đến một kết quả tốt hơn: sự thay đổi mang tính hệ thống.
Cha George Gregory Gay – Dòng Thừa Sai
“Làm thế nào bạn có thể giúp đỡ người ta thoát khỏi cảnh nghèo đói? Thay vì cho họ con cá, ý tưởng của chúng tôi là đưa cho họ cần câu, để họ có thể có trách nhiệm hơn với đời sống của họ.”
Thay đổi mang tính hệ thống là cách thức thiết lập nên các chính sách và chương trình, để những người nghèo, tự bản thân có thể giải quyết những khó khăn của họ. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói điều này trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng.
“Sự cần thiết phải giải quyết những nguyên nhân cơ cấu của nghèo đói là điều chúng ta không thể chờ đợi được, không chỉ vì nhu cầu có được một trật tự xã hội tốt đẹp, nhưng xã hội cần được chữa lành khỏi căn bệnh đang làm cho xã hội suy yếu đi và điều này có thể đưa đến những cuộc khủng hoảng mới.”
Để tránh cuộc khủng hoảng này, cần phải có bước đi liều lĩnh. Cha George đưa ra ví dụ. Ngài đã chứng kiến một làng thuộc nước Cộng Hòa Dominic không có nước. Khi công việc xây dựng tiến hành tốt đẹp, người dân cảm thấy đầy đủ hơn, trồng được nhiều vụ mùa và gặt hái không chỉ là lương thực nhưng là một cảm nhận sâu xa về sự tự trọng và phẩm giá.
Đây là một hành động thiết thực Đức Thánh Cha kêu gọi mọi người khắp nơi trên thể giới trong thời đại tân phúc âm hóa này, để khơi dậy không chỉ lòng bác ái, nhưng là một tinh thần của sự thay đổi mang tính hệ thống.
Chuyển ngữ: Đức Thiện SJ.

MƯỜI THỨ DÙ CÓ GIA TÀI BẠC TRIỆU
CŨNG KHÔNG MUA ĐƯỢC

Jordi Al Emany là người sáng lập một công ty tư nhân. Vừa qua, ông đã đăng một bài trên mạng xã hội, nói rằng tiền tài không phải vạn năng, có 10 thứ cho dù có gia tài bạc triệu cũng không mua được. Bài viết đã nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh trên cộng đồng mạng, mọi người đều tán thành.

Chúng ta hãy cùng xem, rốt cuộc là những điều gì mà cho dù là tỉ phú thế giới cũng không thể mua được?

1. Khỏe mạnh.
Đạt Lai Lạt ma:
Nhân loại, vì kiếm tiền mà hy sinh sức khỏe. Vì chữa bệnh mà hy sinh tiền tài. Sau đó, vì lo lắng tương lai nên không cách nào hưởng thụ hiện tại. Cứ như vậy mà không cách nào sống cho hiện tại. Khi còn sống, họ quên rằng cuộc đời là ngắn ngủi. Đến khi chết, mới phát hiện mình chưa từng một lần sống thật tốt.

2. Tình thương
Tagore:
Lúc thoát khỏi cảnh nghèo khó, chúng ta sẽ có được tiền tài của mình nhưng để có được khoản tiền này, chúng ta đã mất đi bao nhiêu thiện tâm, bao nhiêu cái đẹp và bao nhiêu sức lực chứ!

3. Niềm vui
Nhà chính trị, nhà khoa học về vật lý, điện từ, nhà phát minh Mỹ Franklin:
Tiền tài không thể khiến người ta vui vẻ, vĩnh viễn sẽ không vì trong bản chất của nó không hề tồn tại cái gọi là vui vẻ. Người có được càng nhiều, lại càng muốn nhiều hơn.

4. Chính trực
Nhà tiểu thuyết người Anh – Douglas Adams:
Lúc thật sự phục vụ người khác, điều cần thiết mà tiền tài không thể nào mua sắm hay đong đếm, đó chính là sự chân thành và chính trực.

5. Tôn trọng
Nhà triết học người Mỹ – Ayn Rand:
Tiền tài là công cụ để tồn tại, thái độ của bạn đối với công việc cũng chính là thái độ của bạn đối với cuộc đời của chính mình. Nếu công việc kiếm sống là sa đọa, bạn đã hủy diệt ý nghĩa tồn tại của chính mình. Bạn đã từng cầm qua đồng tiền bất nghĩa chưa? Đã từng vì giành thêm chút lợi nhuận mà giễu cợt người khác chưa? Hoặc là hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của mình? Vì để có thể sống qua ngày bạn đã làm những việc không nên làm? Nếu là như vậy, tiền tài cũng không mang đến dù chỉ một chút niềm vui. Đồ vật bạn mua sẽ trở thành một loại sỉ nhục mà không phải là kính trọng; là một loại căm hận mà không phải thành tựu. Như vậy, bạn sẽ cho rằng tiền tài là một loại tội ác bởi vì bạn không thể nào có được sự tự tôn từ nó.

6. Nội tâm thanh tĩnh
Doanh nhân nổi tiếng tại Mỹ – Richard M. DeVos:
Tiền tài không thể nào mua được sự thanh bình trong nội tâm, nó không thể chữa trị mối quan hệ bị xé rách, hoặc làm cho cuộc sống không ý nghĩa trở nên ý nghĩa.

7. Đạo đức
Ký giả kiêm tác giả người Mỹ – George Lorimer:
Thứ có thể mua được bằng tiền dĩ nhiên là tốt nhưng không nên quên rằng điều không thể mua được bằng tiền sẽ càng tốt hơn.

8. Giáo dục
Phóng viên kiêm tác giả người Mỹ – Neil de Grasse Tyson:
Con người không dùng sự cảm thông và chia sẻ để cảm nhận tình cảm và ý nghĩ của người khác hay những sinh vật khác trên trái đất, có lẽ giáo dục chính quy của chúng ta nên thêm vào giáo dục sự cảm thông và chia sẻ. Thử tưởng tượng, nếu giáo dục gồm có đọc, viết, toán học, cảm thông và chia sẻ, thì thế giới này sẽ không còn như cũ nữa.

9. Trí tuệ
Steve Jobs nhà sáng lập Apple:
Tôi không phải vì kiếm tiền mà quay về Apple. Thần may mắn vẫn luôn quan tâm đến tôi; năm 25 tuổi, tôi đã kiếm được tài sản 100 triệu đô-la. Lúc ấy rất rõ ràng rằng tôi sẽ không bị tiền tài nô dịch. Bởi vì tôi chắc chắn không có khả năng tiêu hết số tiền kia, hơn nữa, tôi cũng không dùng tiền tài để kiểm chứng trí tuệ của mình.

10. Giác ngộ tâm linh
Người vô danh:

Tiền tài có thể mua phòng ốc để ở nhưng không thể mua được một mái nhà ôn hòa; nó có thể mua một chiếc giường nhưng không mua được một giấc ngủ thoải mái dễ chịu; nó có thể mua một chiếc đồng hồ nhưng không mua được thời gian; nó có thể mua được quyển sách nhưng không mua được tri thức; nó có thể mua máu huyết nhưng không mua được sức khỏe.
Vì vậy, tiền tài không phải là vạn năng.